intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc: chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015; và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM ---------------- BOUNTHAVONGXIN KEOTAPHET GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM ---------------- BOUNTHAVONGXIN KEOTAPHET GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNNGÀNH DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỒNG THỊ THANH PHƯƠNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
  3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ................. 3 1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC, TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. ..................................................................................... 3 1.1.1Vị trí ..................................................................................................... 3 1.1.2 Vị trí, vai trò của du lịch tỉnh Chăm pa sắc, trong sự phát triển kinh tế Miền Nam..................................................................................................... 4 1.1.3 Mục tiêu phát triển ngành ................................................................... 7 1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH ............................ 9 1.2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 9 1.2.1.1 . Vị trí địa lý: .............................................................................. 9 1.2.1.2. Khí hậu: .................................................................................... 10 1.2.1.3. Tình hình đất đai ....................................................................... 10 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tỉnh Chăm pa sắc ................................ 11 1.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................... 18 1.2.3.1. Về kinh tế .................................................................................. 18 1.2.3.2. Dân số và dân tộc ..................................................................... 21 1.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ............................................. 22 1.2.4.1. Cơ sơ hạ tầng kỹ thuật .............................................................. 22 1.2.4.2. Cơ sơ hạ tầng xã hội ................................................................. 23 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH DULỊCH………………………………….………………………………...24 1.3.1. Các yếu tố bên ngoài…..…………………………………….....24 1.3.2. Yếu tố bên trong………………………………………………..26
  4. 1.4.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG KHU VỰC……………...……………………………….……….27 1.5.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ĐƢỢC TỪ VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CÁC NƢỚC TRONG KHU VỰC…….29 Tóm tắt chương 1…………………………………………………………………..30 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2010 ..................................................................................................... 31 2.1. VỀ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHỦ YẾU 31 2.1.1. Khách du lịch ..................................................................................... 31 2.1.1.1 Khách du lịch quốc tế: ............................................................... 33 2.1.1.2 Khách du lịch nội địa: ............................................................... 35 2.1.2. Doanh thu các ngành du lịch và cơ cấu GDP các ngành kinh tế Chăm Pa Sắc. .......................................................................................................... 36 2.1.2.1. Doanh thu du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2002-2010. ..... 36 2.1.2.2. Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế trong tỉnh ....................... 38 2.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .............................................. 39 2.1.3.1 Cơ sở lưu trú .............................................................................. 39 2.1.3.2 khu du lịch, khu vui chơi giải trí ................................................ 40 2.1.4 Lao động ngành du lịch ....................................................................... 40 2.2 KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH................................................................................................... 42 2.2.1 Khai thác tài nguyên du lịch ............................................................... 43 2.2.2 Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch ............................................. 44 2.3 VỀ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ......................................................... 46 2.3.1 Thu hút đầu tư du lịch ......................................................................... 46 2.3.2 Đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng du lịch ................................................ 46 2.3.3 Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ............................................ 47
  5. 2.4. TỔ CHỨC KINH DOANH DU LỊCH ......................................................... 48 2.5. XÚC TIẾN, QUẢNG BÁ DU LỊCH ............................................................. 50 2.6. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ................................................................. 51 2.7. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH .................................................................................................. 52 2.8. ĐÁNH GIÁ CHUNG...................................................................................... 55 2.8.1. Những thành tựu đạt được ................................................................. 55 2.8.2 Những tồn tại, hạn chế ........................................................................ 56 2.8.3. Nguyên nhân tồn tại ........................................................................... 57 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 59 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2015 ..................................................................................................... 60 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ........................................ 60 3.1.1.Những cơ hội và thuận lợi ......................................................................... 60 3.1.1.1.Trên bình diện quốc tế. ................................................................ 60 3.1.1.2.Trong nước................................................................................... 60 3.1.1.3. Trong tỉnh ................................................................................... 61 3.1.2. Những khó khăn và thách thức ................................................................. 62 3.2.QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NAM 2015 ..................................................................................................... 63 3.2.1 Các quan điểm phát triển ........................................................................... 63 3.2.1.1Mục tiêu chung .................................................................................. 64 3.2.1.2Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 65 3.2.1.3Các chỉ tiêu cụ thể ............................................................................. 66 3.3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2015 .............................................................................................................. 68 3.3.1 Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch ....................... 68 3.3.1.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: ........................................ 68
  6. 3.3.1.2 Nhóm giải pháp về quy hoạc, kế hoạch: ...................................... 69 3.3.1.3 Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý: ........................................... 69 3.3.1.4 Nhóm giải pháp về môi trường: .................................................. 70 3.3.1.5 Nhóm giải pháp về liên kết với cộng đồng địa phương. .............. 70 3.3.1.6 Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng cáo ................................ 71 3.3.1.7 Nhóm giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường ....................... 72 3.3.1.8 Nhóm giải pháp về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. ........ 73 3.3.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ............................ 73 3.3.3. Tăng cườg công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá về du lịch và mở rộng tiềm kiếm thị trường ........................................................................................... 75 3.3.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc. ............................................................................................... 75 3.3.3.2 xây dựng các chiến lược về sản phẩm và thị trường để mở rộng và tìm kiếm thị trường ....................................................................................... 75 3.3.4 Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệm vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch ....................................................... 77 3.3.5 Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư...................................................... 78 3.3.5.1. Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ..................... 78 3.3.5.2 Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch ........................................... 78 3.3.5.3 Có chính sách, giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch. .... 78 3.3.6. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch và tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp ............................................. 79 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................... 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 81 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 81 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 82
  7. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đối với việc phát triển du lịch là một hướng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng. Ngành Du lịch đã tạo ra hàng ngàn việc làm cho xã hội và góp phần vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng mối giao lưu hợp tác quốc tế, làm tăng sự hiểu biết, thân thiện và quảng bá nền văn hóa của đất nước. Tỉnh Chăm Pa Sắc là một tỉnh có tài nguyên du lịch đa dạng, nơi đây còn lưu lại di sản văn hóa vô cùng phong phú. Bên cạnh đó miền đất này được thiên nhiên ưu đãi tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng hòa quyện với quần thể di tích lịch sử văn hóa đã làm cho tỉnh Chăm Pa Sắc thêm quyến rũ. Là một Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế du lịch, đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn. Thế nhưng, thực tế lại cho thấy, du lịch Chăm Pa Sắc chưa có khởi sắc đáng kể tương xứng với tiềm năng vốn có, thương hiệu du lịch Chăm Pa Sắc đang dần mai một. Việc tìm ra một hệ thống các giải pháp cho phát triển du lịch Chăm Pa Sắc là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có đưa du lịch Chăm Pa Sắc tương xứng với vị trí là trung tâm du lịch quan trọng Miền Nam của quốc gia. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015 ” làm luận văn cao học. 2. Mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
  8. 2 Đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc: chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015; và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015. 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Ngành du lịch tỉnh Chăm pa sắc. - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2006 đến 2010. 2.3. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp,… 2.4. Kết cấu luận văn: Tên của luận văn “Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2015”. Ngoài lời mở đầu, kết luận và các phụ lục, danh mục, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương như: Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC Chương 2: THỰC TRANG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2010 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2015
  9. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC 1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC, TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 1.1.1. Vị trí Tỉnh Chăm Pa Sắc địa hình rất phong phú về thiên nhiên và về mặt văn hóa, được thể hiện bản hành chánh đất đai nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Tỉnh Chăm Pa Sắc vị trí ở cực Nam của đất nước có biên giới giáp với nhiều tỉnh và các quốc gia như: phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Sa LaVan, phía Đông giáp với tỉnh Xê kong và Atapư, phía Nam giáp với Vương quốc CamPuChia, phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan. Tỉnh Chăm Pa Sắc là tỉnh lớn thứ 3 của nước có dân số hơn 6 trăm ngàn người. có diện tích chiếm 15.410 km2. Vị trí địa lý chia thành 2 khu vực thiên nhiên rõ rệt như: khu vực đồng bằng và khu vực cao nguyên. Tỉnh Chăm Pa Sắc là trung tâm quan hệ về mặt kinh tế đối với 4 tỉnh miền Nam của CHDCND Lào và còn có vai trò chủ đạo về mặt kinh tế. ngoài ra tỉnh Chăm Pa Sắc còn là trung tâm văn hóa chủ yếu của đất nước, có vị trí địa lý phong phú về mặt thiên nhiên và di tích lịch sử. Tỉnh Chăm Pa Sắc là nơi có nhiều di tích cổ truyền và là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Lào. Cụ thể là thác nước Ly phí, Khonpapheng, xem cơ cấu cảng thời kỷ pháp ở Hóa kon – Donđệt, xem cá mập, cá phù hộ ( Bảo hộ ) về thiên nhiên dưới Mê Kông, dưới Lyphí, VânKham vùng Huyện khống. Thác Phásuam, huyện Ba – chiêng – chă – lơn – súc, Thác Tatphan, có vách đá cao, xung quanh là rừng rậm thuộc huyện Pak xong, rừng Bolivên,
  10. 4 tham quan các công trình kiến trúc chùa cổ huyện Pakse, và tham quan chùa ở định núi Xa Đậu huyện Phon Thông. Khu di tích cổ nổi bật là điện Vat Phu, xem huyện cổ xưa, Thủ đô Sêt thá pù lă thuộc huyện Chăm Pa Sắc, núi ASá và hàng động đá cổ tích thuộc huyện Păthumphon, tháp sámphang, tháp nhà đá có chạm trổ kỳ công thuộc huyện Sú ku ma. Lễ hội gồm có hội đua thuyền ở dòng Xê Đôn huyện Paksê, lễ hội hang động nhà đá huyện Pathumphon. Đặc sản là cây ăn quả không có hóa học ở huyện Pak xong, huyện Bachiêng, Gà nướng, Cơm lam, Canh gà với trứng kiến đỏ trong lễ hội Văt Phu, cá tươi ở thác nước Khonpapheng huyện Khống, các cô gái Lào mặc váy quàng khăn có hoa tay tát hợp thời trang hiện nay. 1.1.2. Vị trí, vai trò của du lịch tỉnh Chăm pa sắc, trong sự phát triển kinh tế Miền Nam. Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia: là ngành góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua việc thu ngoại tệ, đóng vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Nếu chúng ta so sánh cơ cấu ngành trong GDP của một số quốc gia tiêu biểu chúng ta có thể thấy rõ quốc gia nào có tốc độ phát triển du lịch càng cao thì tỷ trọng giá trị các ngành nông nghiệp, công nghiệp càng giảm dần. Đối với ngành du lịch chính phần tiêu dùng của khách du lịch là giá trị đóng góp cho nên kinh tế trước tiên là giá trị tiêu dùng của khách du lịch, thứ 2 là giá trị thu được từ các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, thứ 3 là các giá trị thu được từ việc vận chuyển khách đến các địa điểm du lịch.
  11. 5 Khi du khách chi tiêu cho ngành du lịch của nước sở tại thì giá trị chi tiêu đó được coi là giá trị nhập khẩu, ngược lại những dịch vụ một nước cung cấp cho du khách từ các quốc gia khác đến thăm được coi là giá trị xuất khẩu. Từ những khái niệm trên, người ta thống kê và tính toán được mức đóng góp của ngành du lịch vào GDP của một quốc gia rất to lớn.  Ngành du lịch đối với việc phát triển các lĩnh vực kinh tế: Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, giữa du lịch và các ngành kinh tế khác có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau nhưng vẫn mang tính độc lập tương đối của nó. Các ngành kinh tế khác phát triển tạo tiền đề quan trọng cho ngành du lịch và ngược lại du lịch phát triển sẽ là đòn bẩy, là ngòi nổ kéo các ngành khác phát triển theo.  Du lịch đối với các ngành nghề sản xuất - xuất khẩu: Trong quá trình sản xuất đã tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết sản phẩm, việc xuất khẩu lại gặp khó khăn do vấn đề cạnh tranh và bảo hộ mậu dịch nên người ta đang tìm phương cách để giải quyết. Một trong những lối ra đó là xuất khẩu tại chỗ bằng việc mở cửa du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế đến thăm là một trong những phương thức để xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ bằng các cửa hàng miễn thuế tại sân bay, cửa khẩu, trung tâm thương mại.  Du lịch với đầu tư: để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng các quốc gia cần có nhiều vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, và cơ sở vật chất chuyên ngành cho du lịch như khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi...Các quốc gia kém phát triển hầu hết đều thiếu cả về vốn lẫn chất xám; vì vậy việc kêu gọi thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch là cần thiết và thích hợp cho cả hai bên; đặc biệt là
  12. 6 thu hút các tập đoàn du lịch, khách sạn xuyên quốc gia trên thế giới đầu tư vào ngành du lịch.  Du lịch với giao thông vận tải: Giữa giao thông vận tải và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ tác động hỗ tương lẫn nhau. Với khối lượng khổng lồ khách du lịch quốc tế và du lịch nội địa đi lại trên thế giới hàng năm đã đem lại nhiều tỷ Đôla thu nhập cho các công ty cung ứng du lịch, cho các hãng vận tải hàng không - đường biển ...và tất nhiên tăng cả nguồn thu cho ngân sách các quốc gia. Giao thông vận tải phát triển tốt đã trở thành động lực thúc đẩy người đi du lịch nhiều hơn. Chúng ta có thể thấy được trên thế giới những quốc gia hoặc lãnh thổ nào có mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh hiện đại, những phương tiện vận tải tiên tiến thì ở đó ngành du lịch phát triển mạnh.  Du lịch với viễn thông - tin học: Ngày nay, viễn thông là ngành cơ sở hạ tầng vô cùng quan trọng của nền kinh tế. Đối với du khách, đặc biệt là du khách từ các nước công nghiệp hóa, dịch vụ viễn thông cần như không khí đối với cuộc sống nên viễn thông là dịch vụ tiện ích không thể thiếu được trong quá trình tham quan du lịch. Đối với đơn vị cung ứng du lịch, viễn thông còn là phương tiện cần thiết trong việc tổ chức, quản lý, kinh doanh và thực hiện chương trình du lịch. Trên góc độ vĩ mô, viễn thông phát triển đã thúc đẩy mối quan hệ giao thương giữa các quốc gia, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư quốc tế, làm cho các cộng đồng xa xôi được xích lại gần nhau và thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển. Với công nghệ thẻ thông minh và mạng lưới Internet toàn cầu giờ đây du khách và các nhà cung ứng dịch vụ du lịch như: hãng lữ hành, khách sạn, hãng hàng không... có thể liên hệ với nhau trực tiếp tận nhà để giải quyết mọi vấn đề cho chuyến đi (đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay...).
  13. 7  Du lịch và các ngành nghề khác: Đối với thuế, ngày nay du lịch là một trong những ngành chủ lực đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách của các quốc gia. Ngành du lịch đóng góp vào ngân sách quốc gia thông qua thuế gián thu đánh trên người tiêu dùng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Giữa ngành du lịch và thuế có mối quan hệ tác động qua lại, thuế suất cao hay thấp tác động ngay đến hoạt động kinh doanh của ngành du lịch. Nếu nhà nước có chính sách thuế không thích đáng đối với ngành du lịch sẽ khuyến khích du khách tìm kiếm những điểm đến khác để đi du lịch. Du lịch và các ngành Hải quan, Công an, Ngoại giao cũng có mối quan hệ vô cùng khắng khít. Chính nhân viên của những ngành này là những người mà du khách tiếp xúc trước tiên hoặc sau cùng khi đi đến tham quan một quốc gia khác. Để thu hút du khách, ấn tượng ban đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng là thái độ, cách đổi xử của cán bộ viên chức trong quá trình xin duyệt thủ tục xuất - nhập cảnh, khai báo thủ tục hải quan ở các cửa khẩu sẽ tạo lập hình ảnh ban đầu khó quên trong lòng du khách. Trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng có xu thế cải tiến rất mạnh các mối quan hệ giữa các yếu tố ngành du lịch, để thực hiện định hướng phát triển ngành du lịch góp phần vào tăng trưởng kinh tế, thu thút khách du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, ví dụ lịch tỉnh Chăm Pa Sắc giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Lào. 1.1.3. Mục tiêu phát triển ngành Trong bối cảnh đất nước mới mở rộng cửa, du lịch trở thành một ngành kinh tế non trẻ và đang từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước. Trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đã đề xuất 4 quan điểm phát triển có tính đột phá cho ngành du lịch của tỉnh, bao gồm:
  14. 8 - Chiến lược phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lược, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; - Cần đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết về ngành kinh tế du lịch cho nhân viên trong ngành; - Cần phối hợp và mọi nguồn lực, mọi ngành cùng hỗ trợ cho phát triển du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa và song song với việc mở rộng, gia tăng nguồn khách quốc tế; - Phát triển du lịch cần có sự hợp tác từ cộng đồng người dân trong khu vực du lịch, do đó cần có biện pháp nâng cao dân trí và nhận thức của cộng đồng. Thực tế phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc trong giai đoạn đến năm 2010 cho thấy các quan điểm và mục tiêu trên là phù hợp với chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hiện nay, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Chăm Pa Sắc trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, phản ánh tinh thần của Nghị quyết Tỉnh ủy, góp phần đưa du lịch Chăm Pa Sắc đạt được những thành tựu đáng khích lệ về kinh tế, văn hóa và xã hội. Cụ thể là góp phần nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, tăng cường cơ sở vật chất cho Tỉnh, nâng cao trình độ dân trí và nhận thức cộng đồng đối với du lịch, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường qua đó khả năng cạnh tranh của ngành du lịch cũng như của từng doanh nghiệp du lịch từng bước được nâng lên, hình ảnh tốt đẹp về Chăm Pa Sắc ngày càng có ấn tượng sâu sắc đối với du khách. Đặc biệt sau khi Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ IX, đã được định hướng đến năm 2015 là nâng cao hiểu quả hoạt động của các ngành kinh tế về mọi mặt, tăng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với phương hướng
  15. 9 phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020, sẽ đột phá xóa đói giảm nghèo để trở thành nước đang phát triển. Sau khi định hướng phát triển kinh tế dịch vụ - du lịch giai đoạn 2005 - 2010 của Tỉnh Chăm pa sắc, ngành du lịch của Tỉnh đã phát huy tổng hợp mọi nguồn lực, mọi ngành nghề…phát triển từng bước thể hiện được vai trò của một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành liên vùng và có tính xã hội hóa cao, thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng và miền nam Lào nói chung. 1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1.Vị trí địa lý: Tỉnh Chăm Pa Sắc nằm ở phía Nam của CHDCDN Lào diện tích ở đường vĩ tuyến thứ 13•c 55’(phút)-16•c 22’(phút) Bắc và đường kính tuyến thứ 105•c 13’ và 106•c 55’ Đông. Tỉnh Chăm Pa Sắc có diện tích 15.410.500 ha và có biên giới giáp với tỉnh và các nước láng giềng như:  Phía Bắc giáp với tỉnh Salavan dài 140 km  Phía Nam giáp với tỉnh Xiêng Tanh Vương quốc Campuchia dài 135 km  Phái Tây giáp với tỉnh Xê Kong – At Ta Pư dài 180 km  Phía Đông giáp với tỉnh U Bôn Vương quốc Thái Lan dài 233 km Tỉnh Chăm Pa Sắc chia thành 2 khu vực phát triển, vùng đồng bằng chiếm 74% vùng núi chiếm 26% và có sông Mê Kông chảy qua chia thành 2 khu vực phía Đông 5 huyện, phía Tây có 4 huyện và có một huyện trong nằm phía tây nhưng vẫn thuộc quan lý hành chính của phía đông.
  16. 10  Vùng Đông bằng: là vùng phù hợp với việc trồng lúa các cây lương thực và chăn nuôi, có diện tích tất cả 1.134.500 ha, cao 75-120 m. khí hậu có tính chất khô nhưng mùa mưa thì ấm ướt, nhiệt độ trung bình 27•c số lượng nước mưa trung bình 2279 mm/năm.  Vùng núi có diện tích 406500 ha có chiều cao 400-1284 m, nhiệt độ trung bình 20 - 21•c, số lượng nước mưa 3500 mm/năm, ấm áp 80%. Tỉnh Chăm Pa Sắc có vị trí rất quạn trong, nó có sự ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. 1.2.1.2.Khí hậu: Chăm Pa Sắc là khí hậu nhiệt đới có 2 mùa như mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 6) và mùa hè (từ tháng 7 đến cuối tháng 9). Do vị trí của tỉnh chia thành hai vùng nên khí hậu hai vùng khác nhau như: Vùng cao nguyên có c c nhiệt độ trung bình 20˚ - 21˚ , nóng nhất trong tháng 4 và lạnh nhất trong tháng 1. Lượng mưa trung bình của năm biến đổi từ 3,000 mm3 đến 4,000 mm3 có độ ẩm 80%. Vùng đồng bằng có nhiệt độ 27˚C, nóng nhất trong tháng 4 - 5 và lạnh nhất trong tháng 1. Lượng mưa trung bình trong năm là 2,279 mm3. Do điều kiện khí hậu như vậy, lượng khách du lịch đến tham quan Chăm Pa Sắc nhiều nhất trong mùa đông vì mùa này có điều kiện đi lại rất thuận lợi cho khách du lịch. 1.2.1.3.Tình hình đất đai: Thế mạnh của tỉnh, ngoài truyền thống cần cù của người dân, còn có tài nguyên phong phú và hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội tương đối phát triển. 1.2.1.4. Tài nguyên đất: Tỉnh có diện tích 15.415.000 ha. Trong đó đất sản xuất có 567.000 ha bằng 37%. diện tích toàn bộ đến nay đã sử dụng 145.97 ha bằng 26% của diện tích sản xuất được. sử dụng vào trồng trọt 139.986 ha, trong đó cây lúa
  17. 11 87.663ha; trồng cà phê 29.142ha; trồng cây công nghiệp 17.954 ha; cây kinh tế 6.998 ha sử dụng cho chăn nuôi và xây dựng cơ sở hạ tầng. Phần diện tích còn lại là rầy, bãi cỏ tranh, lau lách, diện tích bỏ hoang. 1.2.1.5. Tài nguyên rừng: Trong toàn tỉnh có 895.500 ha rừng, chiếm 58% diện tích của tỉnh trong đó rừng nguyên sinh Quốc gia 3 khu vực có diện tích 88.950 ha; Rừng bảo hộ có có 4 khu vực có diện tích 169.300 ha; Rừng sản xuất diện tích có 1120.800 ha; Rừng đã cải tạo có diện tích 120.000 ha; Rừng kiết có diện tích 67.760 ha; Rừng trồng mới có diện tích 6.998 ha và rừng khác có 19.981 ha. 1.2.1.6. Tài nguyên nước: Tỉnh Chăm Pa Sắc có nhiều sông suối, có nước quanh năm như : Xê đôn, suối Bằng Liêng, suối Tô Mộ, sông Mê Kông chảy dọc từ Bắc đến Nam dài hơn 200 km, dân cư sinh sống dọc hai bên bờ sông gồm có 8 huyện đồng bằng dựa vào dòng sông này để làm ăn, sinh sống quanh năm. 1.2.1.7. Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Chăm Pa Sắc có loại khoáng sản như:  Mỏ muối có một điểm tại huyện Pa – thum – phon.  Mỏ đất sét có 2 điểm tại huyện Pa – thum – phon.  Mỏ đồng có 5 điểm, tại huyện Sú – khum – ma 2 điểm; Huyện Chăm Pa Sắc có một điểm; Huyện Phôn – thong 1 điểm và huyện Xa – na – sôm – bun một điểm.  Mỏ Bô ốc xít có một điểm tại huyện Pak – song.  Mỏ đá Pa – Cô – Đít 1 điểm tại huyện Pa – thum – phon.  Mỏ A Mê Tít có một tại Mương Khổng.  Mỏ Than – bùn có 2 điểm tại huyện Pa – thum – phon. 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tỉnh Chăm Pa Sắc
  18. 12 Tỉnh Chăm Pa Sắc có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và đặc sắc, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Mặc dù diện tích của tỉnh không lớn lắm nhưng tỉnh Chăm Pa Sắc chứa đựng một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú như: vùng 4.000 đảo (nơi này nằm trong sông Mê Kông có nhiều hòn đảo gần nhau có 4.000 hòn đảo, vì vậy gọi khu vực này là vùng 4.000 đảo), đền Vat Phu thuộc di sản văn hoá thế giới, và những làng nghề văn hoá khác. Trong đó đặc biệt tỉnh Chăm Pa Sắc có di sản văn hoá thế giới, đã được UNESCO công nhận là đền Vat Phu Chăm Pa Sắc, có niên đại từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 14. Đây là công trình lưu giữ nghệ thuật độc đáo duy nhất ở Lào, có sức thu hút cao đối với loại hình du lịch tham quan và tìm hiểu nghiên cứu lịch sử .  SỰ PHÂN BỐ TÀI NGUYÊN DU LỊCH: Địa hình của tỉnh Chăm Pa Sắc có cả đồng bằng và cao nguyên, còn có sông Mê kông chạy qua từ Bắc đến Nam. Dựa vào quy hoạch phát triển khu du lịch sở du lịch Chăm pa sắc, đã chia cảnh quan ra 4 nhóm du lịch, 1 nhóm là khu nằm trong vùng cao nguyên và 3 nhóm nằm trong khu đồng bằng Chăm Pa Sắc (Xem phụ lục 2). 1.) Khu du lịch cao nguyên Boraven: Huyện Pak song hay gọi là Dong Borlaven, có mức cao 1.500 m từ mặt biển. Là núi lửa cũ từ ngàn năm nên có đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, mưa nắng thuận hòa. Cao nguyên Boraven là một vùng lý tưởng để trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su, canh ki na và các loại cây có quả khác. Trên cao nguyên này có nhiều khu rừng rậm quanh năm xanh tốt, nơi đây có những loại thú rừng miền Nam Lào, đặc biệt là hươu, nai. Cao nguyên này còn là nơi trữ nước và nguồn nước của các sông nhỏ như: Chăm pi, Bằng Liêng... Do vị trí địa lý của khu vực này đã làm cho khu vực này trở thành khu du lịch nổi tiếng của tỉnh về
  19. 13 việc nghỉ dưỡng, tham quan trong nhiều nơi như: núi Thevada, thác Phan, Thác Pha Suam, Thác Nhuong... có thể đi lại trong ngày từ trung tâm của tỉnh tới các khu du lịch này. 2) Khu du lịch Pakse: Khu du lịch này gồm 3 huyện của tỉnh như huyện Pakse, huyện Phôn – thong và huyện Xa – na – sôm – bun. Pakse là tỉnh lỵ của tỉnh và các trung tâm các nhóm du lịch. Pakse là huyện cũ từ xa xưa, lớn nhất trong tỉnh, có môi trường cảnh quan đẹp. Pakse chia thành hai phần do sông Xê đôn chạy qua và gặp sông Mê Kông ở trung tâm của huyện. Có thể nhìn thấy như hình chữ T, đầu chữ T là sông Mê Kông chân chữ T là sông Xê đôn làm cho Pakse có quảng cảnh đẹp trong môi trường thuận lợi của các cơ sở hạ tầng, ngôi chùa cổ lớn, ngôi nhà cổ của Pháp. Ngoài ra, các cơ sở dịch vụ ăn uống, lưu trữ, dịch vụ công nghệ thông tin, trung tâm kinh tế thương mại phần lớn là ở Pakse. Phôn – thong có sông Mê Kông làm biên giới với huyện Pakse và Xanasomboun, có nhiều núi nhỏ đặc biệt là núi Salau nằm dài theo sông Mê Kông đối diện với huyện Pakse. Núi Salau có lịch sử từ lâu. Salau là tên gọi từ một truyện cổ tích nổi tiếng của Lào, trong chiến tranh với Pháp trên núi này là nơi làm sân bay nhỏ của Pháp. Còn có ngôi chùa cũ, mới tìm ra, hiện nay chùa này đang được xây dựng lại. Khi đứng ở ngôi chùa này chúng ta có thể ngắm tất cả các phong cảnh đẹp của huyện Pakse. Còn bên bờ của sông Mê Kông đang được xây dựng các khu Resort. Xa – na – sôm – bun có vị trí nằm ở phía trái của sông Mê Kông, đặc biệt là có vườn quốc gia Xiengthong. Vườn quốc gia này có dãy núi cao dạo theo bờ sông Mê Kông là núi Khong. Núi Khong là núi cao gồm có các cây xanh các loại. Trên đỉnh núi này có một cột đá lớn từ một trăm ngàn năm qua có hình khác lạ so với cột đá bình thường, được tạo từ tự nhiên người dân gọi là Hin Khong. Ngoài Hin Khong còn có nhiều cột đá khác có hình con rùa, cái
  20. 14 nấm và còn nhiều cột đã có hình lạ khác; đặc biệt còn có cột đá của dân tộc Khơ Me, Do khu vực này nằm ở vị trí cao phù hợp với việc tham quan nghỉ ngơi, cắm trại của đoàn sinh viên thanh niên để nghiên cứu khoa học, buổi chiều có thể nhìn thấy mặt trời lặn rõ rệt là hình ảnh đẹp tuyệt vời cho du khách. 3) Khu du lịch Khống: Khu du lịch này nằm ở cực Nam của tỉnh giáp với Vương Quốc Campuchia. Sông Mekong chạy qua đã làm khu vực này có nhiều hòn đảo lớn nhỏ (có tới bốn ngàn hòn đảo). Theo người Lào gọi chổ này là " Siphandon" vùng 4.000 đảo. Đảo lớn nhất là đảo Khống dài 24 km rộng 8 km số dân sinh sống khoảng 10.000 người. Còn đảo Khon và đảo Deth, hai đảo này vừa là khu du lịch sinh thái vừa là khu du lịch lịch sử. Trong thời chiến tranh với Pháp để đi lại qua hai đảo này người Pháp đã làm cầu và đường xe lửa, nơi đây cũng là xu thế du lịch hấp dẫn của du khách nước ngoài. Cách đảo Khon khoảng mấy cây số xuống phía Nam, chỗ giáp với Campuchia vũng sâu của sông Mê Kông là khu trú ẩn của cá heo Mê Kông. Do có nhiều hòn đảo đã làm cho dòng chảy của sông Mê Kông hẹp qua các hòn đá trở thành nhiều thác nước. Đặc biệt là thác Khonphapheng có độ cao 15 m, là thác nước lớn nhất của nước CHDCDN Lào và trong khu vực Đông Nam Á, thác Somphamith có độ cao hơn thác Khonphapheng nhưng hẹp hơn. Hai thác này là khu du lịch thu hút được nhiều khách du lịch. 4) Khu du lịch Chăm Pa Sắc : Chăm Pa Sắc là tên gọi của huyện. Khu du lịch này bao gồm ba huyện nằm ở hai bờ của sông Mê kong. Bên trái là huyện Pathoumphon có vườn quốc gia Xepian, làng Phapho và làng Khiet Ngong có nghề nuôi voi từ xa xưa. Ngày xưa người ta nuôi voi để cúng lễ cho ông vua nhưng bây giờ người ta làm phương tiện đưa du khách lên núi Asa, một di tích lịch sử. Bên phải của sông Mê kong gồm ba huyện có nhiều hòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2