Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Thị Tố Nga
lượt xem 5
download
Trên cơ sở thực trạng hoạt động rửa tiền trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cùng với những nguy cơ rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn tập trung đưa ra các giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Thị Tố Nga
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THỊ TỐ NGA GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do hình thành đề tài Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động ngân hàng không những chịu các áp lực về kinh tế mà còn chịu áp lực ngày càng gia tăng của các tội phạm liên quan đến hoạt động ngân hang, trong đó có tội phạm rửa tiền. Ngoài việc phải đối phó với các khoản tiền bất hợp pháp được tẩy rửa trong nước, hiện nay hệ thống nhân hang Việt Nam đang phải đối phó với nguy cơ từ các tổ chức tội phạm quốc tế sử dụng Việt Nam như nơi rửa tiền của các hoạt động bất hợp pháp. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 về phòng, chống rửa tiền và Nghị định này tập trung chủ yếu trong lĩnh vực ngân hang. Điều này thể hiện quyết tâm chống rửa tiền của Việt Nam trong bối cảnh hệ thống thanh tra, giám sát ngân hang còn yếu, tình trạng tham nhũng diễn ra tinh vi, mức độ sử dụng tiền mặt cao và các luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn. Tuy nhiên, với những hạn chế của khung pháp lý cho hoạt động phòng, chống rửa tiền cùng những thách thức cho ngành ngân hang Việt Nam trước thềm hội nhập đòi hỏi Nhà nước và ngành ngân hang phải nhanh chóng có giải pháp để đương đầu với vấn nạn rửa tiền và thực hiện chống rửa tiền có hiệu quả cao nhất. Đây chính là lý do để hình thành Luận văn này với nội dung nghiên cứu tập trung vào “Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam” xoay quanh chủ yếu ba vấn đề chính đó là: hoàn thiện khung pháp lý phòng, chống rửa tiền, tạo lập môi trường kinh tế thích hợp và chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở thực trạng hoạt động rửa tiền trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cùng với những nguy cơ rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn tập trung đưa ra các giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với mục tiêu chính là đưa ra các giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là hoạt động
- 2 rửa tiền, hoạt động phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam và phạm vi nghiên cứu được tập trung vào hệ thống ngân hang Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã kết hợp phương pháp phân tích lý thuyết các văn bản, tài liệu và sử dụng phương pháp thống kê số liệu có lien quan đến hoạt động rửa tiền dể tiến hành phân tích những nguy cơ dẫn đến hoạt động rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Luận văn tập trung đưa ra các giải pháp để phòng chóng rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Các giải pháp được đưa ra trong Luận văn tập trung vào ba mảng chính là: hoàn thiện khung pháp lý về phòng, chống rửa tiền, tạo lập môi trường kinh tế thích hợp để hạn chế nạn rửa tiền,và chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ cho cuộc chiến chống rưa3 tiền. Các giải pháp này được phân loại phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành, đó là nhóm giải pháp về phía Nhà nước, về phía ngân hang Nhà nước và về phía các ngân hang thương mại. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước mang tính chất dài hạn nhằm tạo lập một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và một môi trường kinh tế thích hợp. Nhóm giải pháp về phía Ngân hang Nhà nước và các ngân hang thương mặi được sử dụng trong ngắn hạn như những công cụ tác nghiệp và có thể được vận dụng ngay. Tuy nhiên việc xem xét và lựa chọn giải pháp nào còn tuỳ thuộc vào tình hình thực tế và đặc điểm riêng có của từng ngân hang. 6. Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn gồm ba phần: Phần 1: Phần mở đầu giới thiệu đề tài nghiên cứu và trình bày sơ lược về nội dung nghiên cứu. Phần 2: Nội dung nghiên cứu của đề tài,bao gồm ba chương: - Chương 1: Khái quát về hoạt động rửa tiền và phòng,chống rửa tiền - Chương 2: Hoạt động rửa tiền và phòng,chống rửa tiền tại Việt Nam - Chương 3: Giải pháp phòng,chống rửa tiền qua hệ thống ngân hang Việt Nam Phần 3:Phần kết luận chung qua quá trình nghiên cứu.
- 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN 1.1. Khái quát về hoạt động rửa tiền Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới mẻ, nó cũng xưa như chính tội ác. Từ ngàn xưa, nhũng kẻ phạm tội đều tìm mọi cách che giấu nguồn gốc của các đồng tiền tội ác nhằm xoá sạch dấu vết các hành động tội phạm của họ. Ngày nay, do sự bành trướng của nạn tham nhũng tại nhiều quốc gia, nạn buôn bán mà tuý và buôn lậu vũ khí trên toàn cầu với doanh số mỗi năm ước lượng đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đô la Mỹ, thêm vào đó là các tổ chức khủng bố quốc tế với khả năng tài chính và nhu cầu cung cấp tiền cho mạng lưới khủng bố trên toàn thế giới rất lớn đã khiến cho việc rửa tiền trở thành một dịch vụ béo bở cho một thị trường ngày càng rộng lớn. Hoạt động rửa tiền ngày càng trở nên tinh vi hơn, khéo léo và với kỹ thuật cao cấp hơn. Không những nó giúp cho những “ông trùm” thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật, ngang nhiên trở thành những ông chủ giàu có, lương thiện mà còn tạo điều kiện cho việc phát triển các mạng lưới khủng bố tại nhiều quốc gia, mang lại những hậu quả khó lường đối với vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế. Do đó, rửa tiền đang là một mối đe dọa nguy hiểm đặt ra cho toàn thế giới, đòi hỏi sự hợp tác cũng mang tính chất toàn cầu của các quốc gia trên thế giới nhằm ngăn chặn hiểm họa này. Hiện nay và trong tương lai gần, nền kinh tế Việt Nam sẽ hội nhập sâu hơn vào hệ thống tài chính thế giới. Điều này đặt ra nhiều thách thức trong việc xây dựng pháp luật, kiểm soát tài chính và nhất là các công cụ để chống rửa tiền có hiệu quả. Sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu sẽ làm cho hệ thống tài chính của Việt Nam đối mặt nhiều hơn nữa các hành vi rửa tiền ở cấp độ tinh vi hơn. Đây là một trở ngại và thách thức đáng kể trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Việc nhận thức được những tác hại nghiêm trọng từ hoạt động rửa tiền và xây dựng khung pháp lý trong phòng, chống rửa tiền là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
- 4 1.1.1. Khái niệm rửa tiền Trên thế giới có rất nhiều khái niệm rửa tiền với những phạm vi và mức độ khác nhau. Theo Liên Hiệp Quốc, dựa vào công ước Vienna (1988) và công ước Palermo (2000), khái niệm rửa tiền được nhiều quốc gia đồng thuận nhất là “Việc sử dụng (nghĩa là với bất cứ hình thức nào của cả hành động cho và nhận) bất cứ tài sản nào mà nó được cho là có nguồn gốc từ hoạt động hoàn toàn hay một phần của phạm tội mà có hoặc từ hoạt động che đậy, trá hình nhằm giúp đỡ người phạm tội đó thoát khỏi pháp luật”. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): “Rửa tiền là quá trình chuyển đổi qua nhiều giai đoạn khoản tiền kiếm được từ những hoạt động bất hợp pháp hoặc tội phạm để nó có vẻ được phát sinh từ các quỹ hợp pháp”. Theo quan điểm của các nhà tội phạm học: “Rửa tiền là hoạt động mà bọn tội phạm tiến hành để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của những đồng tiền tội lỗi. Hoạt động rửa tiền là hành vi hợp thức hoá những khoản tiền thu được từ hoạt động tội phạm”. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 do Chính phủ ban hành thì khái niệm rửa tiền được định nghĩa như sau: “Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây: - Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có; - Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có; - Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thực sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có”.
- 5 1.1.2. Nguồn gốc của tiền “bẩn” Mục đích của hoạt động rửa tiền là tạo ra một khoảng cách xa nhất giữa tài sản bất hợp pháp và chủ sở hữu những tài sản đó. Hình thức biểu hiện lợi nhuận có được ban đầu thông thường là tiền, cũng có thể gọi đây là tiền “bẩn”. Sau các giai đoạn chuyển đổi để hợp pháp hoá, tiền “bẩn” sẽ có các hình thức biểu hiện khác như: thẻ tín dụng, bất động sản, các khoản đầu tư hợp pháp, ... Nguồn gốc của tiền “bẩn” thường từ các hoạt động sau: - Buôn lậu ma túy, vũ khí, mại dâm và các loại hàng hoá bị cấm mua bán, trao đổi như rượu, thuốc lá, … - Tiền tham nhũng, nhận hối lộ; - Tiền có do lợi dụng chức vụ, địa vị trong bộ máy nhà nước để biết trước các thông tin về chủ trương, chính sách, qui hoạch, ... nhằm trục lợi; - Tiền có được do mua bán nội gián trên thị trường chứng khoán, mua bán lòng vòng; - Tiền của các tổ chức tội phạm có được do làm tiền giả, tống tiền, tổ chức đánh bạc; - Tiền có được do hoạt động chuyển giá giữa các công ty thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ - con hoặc tiền có được do trốn thuế. Nhìn chung các hình thức biểu hiện lợi nhuận của hoạt động rửa tiền bao gồm những lợi ích kinh tế của hoạt động rửa tiền mang lại được quy là “sản phẩm của tội phạm” (Theo Công ước Strasbong 1990 của Hội đồng Châu Âu). 1.1.3. Đối tượng tham gia vào hoạt động rửa tiền Đối tượng tham gia vào hoạt động rửa tiền bao gồm những cá nhân và pháp nhân tham gia vào quá trình rửa tiền với mong muốn hợp pháp hóa tiền và tài sản có được từ hoạt động tội phạm và sử dụng tài sản đó. Chủ sở hữu những khoản tiền cần tẩy rửa bao gồm những cá nhân và tổ chức đã thực hiện các hành vi tội phạm về ma túy, tài chính, tham nhũng, lừa đảo, mại dâm, buôn bán vũ khí,...
- 6 Có thể xếp những người rửa tiền làm bốn nhóm: Nhóm thứ nhất, những người buôn lậu (ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp…); Nhóm thứ hai, những người tham nhũng; Nhóm thứ ba, những người muốn tránh thuế; Nhóm thứ tư là các tổ chức khủng bố. Tất nhiên, các nhóm trên không hoàn toàn biệt lập, tham nhũng, tội phạm và kinh doanh bất chính có nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau và tiếp sức cho nhau. Ví dụ, các quan chức thì cần có người để rửa tiền tham nhũng, tiền nhận hối lộ, người rửa tiền này có thể là tội phạm chuyên nghiệp hoặc công ty ma. Ngược lại, tội phạm và doanh nghiệp cũng thường đút lót các quan chức tham ô để làm ngơ cho các hoạt động kinh doanh phi pháp, trốn thuế. Ở một số nước có hệ thống chống rửa tiền nghiêm khắc và hoàn chỉnh như Mỹ và cộng đồng Châu Âu thì đối tượng hoạt động rửa tiền khá rộng. Ngoài những cá nhân, pháp nhân có hành vi rửa tiền một cách trực tiếp, nhân viên ngân hàng vô ý hay cố ý tiếp tay cho hành vi rửa tiền qua ngân hàng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì vậy, luật Ngân hàng các nước này quy định: mọi nhân viên ngân hàng khi tiếp nhận các khoản tiền gửi lớn đều phải có nghĩa vụ yêu cầu khách hàng khai báo nguồn gốc tiền, chủ sở hữu thực, ... phục vụ thông tin phòng, chống rửa tiền. Nhân viên nào không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên, nếu phát hiện ra các khoản tiền bất hợp pháp, cơ quan pháp luật hoàn toàn có thể truy tố họ về một trong các tội rửa tiền vì mất cảnh giác, không thực hiện nghĩa vụ quy định cho dù họ không biết đây là tiền có nguồn gốc tội phạm và như vậy, họ cũng bị quy kết tham gia vào quá trình rửa tiền. 1.1.4. Độ lớn của rửa tiền trong nền kinh tế Việc đo lường mức độ rửa tiền của một quốc gia như thế nào nhằm đánh giá tính nghiêm trọng khi có nhu cầu phân tích lại là một vấn đề không đơn giản. Có nhiều cách đo lường trực tiếp hoặc gián tiếp để ước lượng số lượng tiền được rửa ở một nền kinh tế nào đó. Ta có thể xem xét hai cách tiếp cận như sau:
- 7 Thứ nhất là cách tiếp cận vĩ mô. Đây là cách đo lường phổ biến vào những năm 1980, họ ước lượng hoạt động của kinh tế ngầm chiếm bao nhiêu phần trăm của GDP và thông qua đó phỏng đoán mức rửa tiền. Công cụ thường dùng là quan sát sự dịch chuyển bất thường nhu cầu xã hội theo thời gian, hoặc là sự tăng vọt hay giảm thuế đột ngột. Cách tiếp cận thứ hai là tiếp cận vi mô. Cách này thường ước lượng gộp thông qua các hoạt động tội phạm được phát hiện, các kênh thông tin đường phố (street knowledge). Thông thường thì các thống kê mức độ rửa tiền công bố với một biên độ dao động khá rộng tính bằng phần trăm GDP. Chẳng hạn như những kết quả công bố gần đây của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF 1 , số lượng tiền được rửa ở Úc khoảng 4% - 12% GDP, ở Đức là 2% - 11%, ở Ý là 10% - 33%, Nhật là 4% - 15%, Anh là 1% - 15% và ở Mỹ là 4% - 33%. Ở Việt Nam chưa có một công bố thống kê chính thức nào về hoạt động rửa tiền cũng như độ lớn của nó trong nền kinh tế. Tuy nhiên một nghiên cứu công bố gần đầy về hoạt động không chính thức của kinh tế Việt Nam làm chúng ta lo ngại. Nghiên cứu của Stoyan 2 và cộng sự cho rằng hoạt động phi chính thức của Việt Nam vào năm 2001 vào khoảng 50% GDP và có xu hướng tăng dần hàng năm. Trong đó, các hoạt động phụ của hộ gia đình ở nông thôn chiếm 24%, hoạt động kinh doanh và dịch vụ không khai báo ở thành thị là khoảng 10,5% và hoạt động không khai báo khác là 10%. Như vậy chúng ta thấy dù ít hay nhiều thì hoạt động rửa tiền ở Việt Nam có thể tồn tại và nếu tính quy đổi theo tỷ lệ phần trăm nào đó đối với hoạt động kinh tế ngầm theo nghiên cứu của Stoyan nêu trên thì Việt Nam cũng có cơ sở quan tâm và nghiên cứu đến chủ đề này khá phức tạp và khó đo lường này. 1.2. Quy trình rửa tiền Một quy trình rửa tiền tiêu biểu thông qua hệ thống ngân hàng thường bao gồm 3 giai đoạn sau: 1 Peter J. Quirk, “Money Laundering: Muddying the Macroeconomy”, IMF Working Paper 96/66. 2 Stoyan Tenev và cộng sự, Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh ở VN, 2003, NXB Thông tấn.
- 8 - Đầu tư phân tán (Placement). - Phân tán lòng vòng (Layering). - Hợp nhất (Intergration). 1.2.1. Đầu tư phân tán (Placement) Đây là thuật ngữ nói lên việc phân phối nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp vào trong hệ thống tài chính mà không gây ra sự chú ý của các định chế tài chính và của các cơ quan chức năng. Các tội phạm rửa tiền có thể thực hiện đầu tư phân tán bằng cách chia các khoản tiền bẩn thành nhiều khoản tiền nhỏ dưới mức quy định - theo đề xuất của tổ chức chống rửa tiền quốc tế mức quy định là 15.000 USD hoặc 10.000 EUR - và thường được thực hiện ở những ngân hàng có các quy chế kiểm soát nội bộ yếu kém, hoặc là những ngân hàng có uy tín thấp. Thậm chí các tội phạm rửa tiền còn thực hiện một cách hoàn hảo các kế hoạch của mình bằng cách chuyển tiền vào những tài khoản của những đối tác mà những hóa đơn thu tiền của các đối tác này sẽ không bao giờ có các hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng. 1.2.2. Phân tán lòng vòng (Layering) Đây là thuật ngữ nói lên một quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch tài chính phức tạp nhằm mục đích che đậy các nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp để cuối cùng chúng quay trở lại và trở nên “sạch” hơn. Các kỹ thuật phân tán thông thường là cho vay lại (loan-backs) và tính giá cao (double invoicing): Việc cho vay lại (loan backs) được thực hiện bằng cách các tội phạm rửa tiền sẽ chuyển tiền ra nước ngoài, thường trực tiếp vào những ngân hàng dễ dãi (bank secrecy haven). Cần lưu ý rằng trong giai đoạn này, người chuyển tiền và người thụ hưởng chỉ là một người. Sau đó, họ sẽ tìm cách vay lại từ chính các ngân hàng dễ dãi này, và đương nhiên đồng tiền đi ra từ ngân hàng đã trở nên “sạch”. Kỹ thuật này được thực hiện khá dễ dàng ở những quốc gia chưa thực sự quan tâm đến hoạt động rửa tiền và lúc này sẽ rất khó kiểm soát được các tài khoản này. Đối với việc tính giá cao (double invoicing), tội phạm rửa tiền sẽ mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ nước ngoài với giá trị trên hóa đơn cao hơn nhiều lần so với giá trị
- 9 thực. Khi chuyển tiền thanh toán, các đồng tiền “bẩn” được đưa vào hệ thống ngân hàng một cách hợp pháp và trở nên “sạch” ở nước ngoài. Ngoài ra, các giao dịch tài chính tinh vi như tham gia vào thị trường tài chính thứ cấp gắn liền với việc sử dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến như Internet banking cũng gây khó khăn cho hoạt động điều tra. 1.2.3. Hợp nhất (Integration) Đây là thuật ngữ nói lên giai đoạn cuối cùng của việc rửa tiền, là việc tái phân phối trở lại vào nền kinh tế các nguồn tiền không thể lần ra dấu vết được nữa. Giai đoạn này được tiến hành thông qua hàng loạt các hành vi tiêu dùng xa hoa lãng phí, đầu tư bất động sản, các chi tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp và đầu tư tài chính. Việc đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng giá trị đồng tiền phạm tội, trộn lẫn đồng tiền hợp pháp và bất hợp pháp, đây cũng là công đoạn khó khăn để có thể xác định hành vi cấu thành tội phạm. Ngoài ra, hành vi rửa tiền cũng có thể được thực hiện không thông qua ngân hàng như: - Bất động sản; - Chứng khoán, các công cụ phái sinh; - Thuê mua tài chính; - Bảo hiểm; Nếu xét về mặt không gian, hành vi rửa tiền thể hiện dưới 5 trường hợp: - Trường hợp 1: các nguồn tiền “bẩn” được tẩy rửa và sử dụng ngay trong nước. Đây là quá trình rửa tiền trong đó số tiền bất hợp pháp được thu, được rửa cũng như được tái đầu tư qua hệ thống tài chính của nước đó. - Trường hợp 2: lượng tiền “bẩn” có nguồn gốc trong nước, sau đó chuyển ra nước ngoài để rửa trong hệ thống tài chính khác và cuối cùng đem trở lại lưu thông trên thị trường trong nước. - Trường hợp 3: tiền “bẩn” được tạo ra ở nước ngoài, được tẩy rửa ở đó hay một nước khác và cuối cùng được đầu tư cho các nước đang phát triển.
- 10 - Trường hợp 4: số tiền được rửa và rút ra khỏi hệ thống tài chính của một quốc gia đang phát triển để sử dụng ở nơi khác, không quay lại đầu tư cho quốc gia đó. - Trường hợp 5: lượng tiền sau khi rửa được chuyển vào một quốc gia đang phát triển nhưng không phải để đầu tư mà được lưu thông tản mạn, tiêu thụ khắp nơi. 1.3. Các phương thức rửa tiền Các phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất phong phú đa dạng, gắn liền với khe hở trong hệ thống pháp luật mỗi nước, nhất là pháp luật hình sự, pháp luật về tài chính, ngân hàng ... Từ thực tiễn phòng chống rửa tiền của nhiều nước có thể mô tả các phương thức, thủ đoạn của tội phạm rửa tiền như sau: - Rửa tiền qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt, đây là phương thức rửa tiền truyền thống và chủ yếu của bọn tội phạm, như đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác để tiêu thụ. - Rửa tiền thông qua việc mua vàng, kim cương, … là những tài sản gọn nhẹ, có giá trị cao, có thể mua đi bán lại ở mọi nơi, mọi thời điểm trên thế giới. Đây là phương thức rửa tiền được bọn tội phạm sử dụng nhiều nhất do cách thức đơn giản, dễ thực hiện, nhưng lại dễ bị cơ quan điều tra phát hiện. - Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu. Bọn tội phạm sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua tín phiếu, trái phiếu ... làm cho đồng tiền nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định với mỗi nước. Sau đó, người gửi tiền có thể rút ra toàn bộ gốc và lãi hoặc rút một phần, biến số tiền đó thành tiền hợp pháp. - Rửa tiền thông qua hoạt động đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp. Hiện tượng này thường xảy ra ở những quốc gia đang phát triển, có nhu cầu vốn đầu tư để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường tài chính ở các quốc gia này kém phát triển, khả năng quản lý kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm rửa tiền phát triển. - Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”. Tại một số nước, hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đắt đỏ mà lại quan liêu. Do đó, trong cộng đồng những người nước ngoài tại các quốc gia này tồn tại hệ thống ngân hàng không
- 11 chính thức gọi là ngân hàng “ngầm”. Hệ thống ngân hàng ngầm này hoạt động và luân chuyển tài chính như các ngân hàng chính thức nhưng với chi phí dịch vụ rẻ hơn, bí mật hơn các ngân hàng hợp pháp. Các ngân hàng ngầm có đại diện ở nhiều nước khác nhau để thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nước này sang nước khác hoặc từ thành phố này sang thành phố khác trong cùng một quốc gia. Sự hoạt động của ngân hàng này chủ yếu dựa trên niềm tin giữa ngân hàng và bạn hàng nên thủ tục giấy tờ gọn nhẹ. Bọn tội phạm lợi dụng nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng này đã đem tiền đến gửi và yêu cầu nhận lại ở một thành phố khác. Những địa chỉ cần nhận tiền tẩy rửa thông thường là những quốc gia khao khát đầu tư tài chính nhưng ít quan tâm đến nguồn gốc đồng tiền, việc thanh toán qua ngân hàng chưa phải là yêu cầu bắt buộc và phổ biến, hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền chưa nghiêm. 1.4. Ảnh hưởng của hoạt động rửa tiền đến nền kinh tế Về mặt phát triển kinh tế, khối lượng tiền rửa sẽ có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế qua ba kênh chính như sau. Thứ nhất là làm xói mòn hệ thống tài chính; thứ hai là làm giảm hiệu quả của khu vực kinh tế chính thức và thứ ba là tác động đến khu vực kinh tế nước ngoài bằng cách bóp méo giá cả và làm chệch hướng các dòng vốn quốc tế. Rửa tiền sẽ làm suy yếu sự phát triển của hệ thống tài chính bằng hai lý do. Lý do thứ nhất, rửa tiền làm xói mòn chính bản thân nội tại của các tổ chức tài chính. Điều dễ dàng nhận thấy mối quan hệ nguy hiểm giữa hành vi rửa tiền và cán bộ phụ trách của các tổ chức tài chính. Một số lượng tiền có nhu cầu được rửa càng cao thì tính nguy hiểm càng lớn thông qua các hành vi tham nhũng và các tìm kiếm đặc lợi khác. Điều này làm thiên lệch các quyết định đầu tư tài chính và dẫn đến giảm hiệu quả của hệ thống tài chính ở cấp vi mô lẫn vĩ mô. Lý do thứ hai, ở các nước đang phát triển, lòng tin của khách hàng đối với hệ thống tài chính là một yêu cầu quan trọng để phát triển hệ thống này qua thời gian, và như vậy, bất cứ một tín hiệu nào mà khách hàng cho rằng những định chế tài chính là gian lận hoặc tiếp tay cho hoạt động gian lận này đều có thể làm suy sụp niềm tin và có thể làm tổn hại đến cả hệ
- 12 thống. Trong tình trạng tồi tệ, khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra vì công chúng sẽ cư xử theo hiệu ứng tâm lý bầy đàn hoặc rút vốn hàng loạt nếu lòng tin này không còn. Bên cạnh tác động đến hệ thống tài chính, rửa tiền còn tác động tiêu cực trực tiếp đến tăng trưởng của khu vực kinh tế chính thức. Rửa tiền sẽ làm chệch hướng và phân bổ nguồn lực trong khu vực chính thức kém hiệu quả. Theo các báo cáo rửa tiền, phần lớn lượng tiền này được đem đi đầu tư ở những khu vực xem như là “vô trùng” để đảm bảo tính an toàn hơn là suất sinh lợi. Những khoản đầu tư này không những chỉ tạo ra ít hiệu suất cho nền kinh tế mà nó chệch hướng cung và cầu tự nhiên của khu vực chính thức. Thường thì trong khu vực bất động sản, các hoạt động nghệ thuật, đồ cổ, nữ trang và các ngành ô tô đắt tiền được giới rửa tiền quan tâm. Những dấu hiệu bất thường về cung hoặc cầu trong xã hội thường là do các hoạt động bất chính gây ra, và rửa tiền là một hoạt động quan trọng tạo nên sự mất cân đối trong xã hội này. Việt Nam có thể cho chúng ta một dấu hiệu khác thường về bất thường cung cầu trong lĩnh vực bất động sản. Giá bất động sản cao xấp xỉ bằng Nhật Bản, trong khi đó thu nhập thì chỉ bằng 1/20, nghiêm trọng hơn là bất động sản đa số đã có chủ nhưng hầu như lại ít sử dụng thực sự. Trong một nghiên cứu chuẩn bị cho Báo cáo giao dịch và Trung tâm phân tích của Úc 3 , tổ chức tư vấn dịch vụ Jonh Walker đã sử dụng mô hình Input – Output phân tích kịch bản tác động của việc rửa tiền. Trong một kịch bản trung hoà nhất cho thấy tác động ròng như sau: 1 tỷ đô la của tiền rửa làm giảm đi khoảng 1,13 tỷ giá trị sản lượng, 609 ngàn thu nhập và 25 việc làm. Đây là một tác động thật sự lớn, và thực tế ở các nền kinh tế lớn số tiền được rửa là nhiều hơn chứ không phải dừng lại như kịch bản đã phân tích. Rửa tiền cũng có tác động lên khu vực nước ngoài. Có hai tác động kinh tế chính của việc rửa tiền lên khu vực nước ngoài đối với một nền kinh tế là làm giảm đầu tư nước ngoài và bóp méo giá cả ngoại thương. Việc rửa tiền phần lớn dính líu đến các hoạt động tham nhũng và điều này dẫn đến những khuyến khích sai lệch 3 IMF, International Financial Statistics, “Australia”, 3.2002
- 13 trong danh mục đầu tư hoặc lựa chọn đầu tư nước ngoài. Chính sự phân bố sai lệch này trong ngắn hạn làm giảm và nản lòng các dòng vốn đầu tư chính thức và hiệu quả. Kết quả này trong dài hạn làm nền kinh tế không tiếp thu được tác động lan tỏa của đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như công nghệ, kỹ năng lao động, kiến thức và cả các kênh phân phối quốc tế… điều mà đáng lý ra các nước đang phát triển rất cần đến để bắt kịp các nước phát triển. Ngoài việc làm phân bổ sai lệch danh mục đầu tư, các hoạt động rửa tiền thông qua hoạt động xuất và nhập khẩu sẽ làm bóp méo giá cả ngoại thương. Về mặt lý thuyết, nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại và với số lượng lớn có thể dẫn đến làm thay đổi cơ cấu kinh tế đất nước và tạo ra sự cân bằng giả tạo. Một lúc nào đó, việc rửa tiền hoàn tất hoặc rút ra khỏi một nước đột ngột với số lượng lớn có thể dẫn đến khủng hoảng tiền tệ hoặc khủng hoảng ngân hàng, chưa kể đến những hệ quả như thay đổi tỉ giá hối đoái thực và làm mất cân bằng giữa khu vực hàng ngoại thương và phi ngoại thương. Ngoài những ảnh hưởng về phân bố nguồn lực, hoạt động rửa tiền sẽ là sai lệch các thống kê kinh tế và như vậy sẽ làm cho việc đưa ra các chính sách kinh tế, nhất là chính sách tiền tệ sẽ không thể đúng liều lượng và hữu hiệu được. Và điều quan trọng hơn hết chính là rủi ro về danh tiếng cho quốc gia nếu không kiểm soát được vấn nạn rửa tiền tại quốc gia mình. 1.5. Các biện pháp phòng, chống rửa tiền 1.5.1. Lực lượng đặc nhiệm trong lĩnh vực tài chính (FATF) Vào năm 1989 các nước G-7 đã thành lập lực lượng đặc nhiệm trong lĩnh vực tài chính, FATF (Financial Action Task Force). FATF được xem như là một công cụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống rửa tiền. Tổ chức này tập trung vào các lĩnh vực sau: - Truyền bá các thông điệp về phòng, chống rửa tiền cho các quốc gia trên toàn thế giới; - Theo dõi việc thực thi các khuyến nghị trong phòng, chống rửa tiền do chính FATF ban hành;
- 14 - Xem xét và công bố những xu hướng biến đổi của hành vi rửa tiền và đưa ra các biện pháp để đối phó với vấn nạn này. Năm 1990, FATF đã cho phát hành 40 khuyến nghị phòng, chống rửa tiền. Đây là những biện pháp cơ bản nhất và được ứng dụng rộng rãi trong phòng, chống rửa tiền. Đến năm 2001, sau sự kiện 11 tháng 09, FATF đã cho ban hành 8 khuyến nghị đặc biệt về phòng, chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Đây được xem là các chuẩn mực quốc tế được biết đến với tên gọi là FATF 40+8. Đến ngày 22/10/2004, khuyến nghị đặc biệt thứ 9 được ban hành với tên gọi là Cash Couriers. Các đề xuất này là tập hợp các quy định toàn diện về phòng, chống rửa tiền cho các chính phủ, các cơ quan lập pháp và hành pháp, các định chế tài chính và các tổ chức kinh doanh nói chung. FATF có nhiệm vụ đánh giá, giám sát các biện pháp chống rửa tiền, theo dấu các hoạt động rửa tiền ở các quốc gia thành viên và không phải là thành viên tổ chức này. Hiện nay có hơn 130 quốc gia và lãnh thổ - đại diện cho khoảng 85% dân số thế giới và khoảng 90% đến 95% sản lượng kinh tế toàn cầu - đã thực hiện những cam kết chính trị để thực hiện các khuyến nghị của FATF. Việt Nam vẫn chỉ mới là quan sát viên chứ chưa phải là thành viên chính thức của FATF. FATF còn có một nhiệm vụ nữa là công bố danh sách những nước và vùng lãnh thổ không cam kết hoặc không hưởng ứng tích cực chống lại nạn rửa tiền. Ngay khi bản danh sách này được công bố lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2000, 15 nước và lãnh thổ trong danh sách không hợp tác đã nhanh chóng hành động để thực hiện những khuyến nghị của FATF. Đây là một trong những cảnh báo cho những quốc gia nào không có thiện chí trong các nỗ lực hợp tác quốc tế chống lại rửa tiền và khủng bố và tất nhiên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới của các quốc gia không phải thành viên này cũng sẽ gặp phải những trở ngại tương xứng. 1.5.2. Các khuyến nghị của FATF Các khuyến nghị của FATF gồm có 40 khuyến nghị về phòng, chống rửa tiền và 9 khuyến nghị đặc biệt về hoạt động rửa tiền với việc tài trợ cho khủng bố. Bốn mươi khuyến nghị phòng, chống rửa tiền đề cập đến những vấn đề như sau:
- 15 Thứ nhất, các khuyến nghị đề cập đến hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền như phạm vi của tội phạm rửa tiền (khuyến nghị 1 và 2), các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phòng, chống rửa tiền (khuyến nghị 3). Thứ hai, các khuyến nghị đưa ra các biện pháp ngăn ngừa rửa tiền và tài trợ cho khủng bố bao gồm: - Các biện pháp nhận biết khách hàng và lưu giữ thông tin được chi tiết hóa từ khuyến nghị thứ 4 đến khuyến nghị thứ 12. - Báo cáo các giao dịch đáng ngờ, từ khuyến nghị 13 đến khuyến nghị 16. - Các biện pháp để ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố. Các biện pháp này nằm trong các khuyến nghị từ 17 đến 20. - Các biện pháp dành cho các quốc gia không tuân thủ đầy đủ các khuyến nghị của FATF (khuyến nghị 21 và 22). - Các quy định và sự giám sát (khuyến nghị 23, 24, 25) Thứ ba, các biện pháp được đưa ra cho các cơ quan công quyền trong cuộc chiến chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố, bao gồm: - Các quy định về quyền lực và nguồn lực của các cấp có thẩm quyền, được nêu trong các khuyến nghị từ 26 đến 32. - Sự minh bạch của các quan chức và các thỏa thuận, khuyến nghị 33 và 34. - Vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền, khuyến nghị 35. - Sự trợ giúp pháp lý lẫn nhau và vấn đề dẫn độ tội phạm rửa tiền (các khuyến nghị từ 36 đến 39). - Khuyến nghị 40 là các hình thức hợp tác khác. Ngoài 40 khuyến nghị trên, FATF còn đưa ra 9 khuyến nghị đặc biệt liên quan đến rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. 1.6. Hoạt động rửa tiền và kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền trên thế giới 1.6.1. Hoạt động rửa tiền trên thế giới Rửa tiền không phải là một hiện tượng mới. Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết “rửa tiền” hơn ba ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, hoạt động này đã bùng nổ với quy mô toàn cầu, gây nhiều hậu quả
- 16 nghiêm trọng về mặt kinh tế và xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nhiều xì-căn-đan rửa tiền, dính líu đến các quan chức cao cấp, đã gây khủng hoảng chính trị ở một số quốc gia. Gần đây hơn, liên hệ giữa tiền bẩn và các hoạt động khủng bố đã trở thành quan tâm hàng đầu của các cơ quan công lực. Bản báo cáo điều tra về tội phạm kinh tế quốc tế năm 2003 của Pricewaterhouse Coopers (PWC) dựa trên 3.600 cuộc phỏng vấn tiến hành tại 50 quốc gia trên thế giới cho thấy tội phạm kinh tế đang tăng mạnh, cứ ba doanh nghiệp được hỏi, có một doanh nghiệp là nạn nhân của tội phạm kinh tế. Báo cáo cũng cho thấy công ty càng lớn, khả năng bị tội phạm kinh tế “thăm viếng” càng cao, không có lĩnh vực nào là an toàn trước các loại tội phạm kinh tế nhưng rủi ro cao nhất rơi vào lĩnh vực tài chính như ngành ngân hàng và bảo hiểm. Nguồn tiền bẩn thường đến từ nhiều hoạt động tội phạm. Tuy nhiên, hiện rất khó để đưa ra con số tổng của hoạt động rửa tiền khi nó diễn ra ngoài số liệu thống kê kinh tế thông thường. FATF và Liên hợp quốc dự đoán hiện có khoảng 1,5 nghìn tỷ USD bị rửa trên thế giới mỗi năm. Số tiền trên chiếm 2 % - 5 % GDP của toàn thế giới. Hoạt động rửa tiền ngoài khối ngân hàng còn được thực hiện ở các giao dịch ngoại hối, môi giới chứng khoán và kinh doanh chứng khoán, buôn bán kim loại quý hiếm. Ngay cả những nơi như quán bar, nhà hàng, casino, công ty thương mại, kinh doanh ôtô, bất động sản, kinh doanh đồ cổ, các công ty bảo hiểm ... cũng có những hoạt động rửa tiền. Một nguồn tin của Hãng tin Reuters (được báo Tuổi Trẻ đưa lại) chỉ ra rằng, hàng năm trên thế giới có gần 150.000 công ty bình phong (công ty ma) được thành lập trên khắp thế giới. Tiền bẩn được chuyển qua các công ty này và đến hơn 60 “thiên đường tài chính” lên đến hàng tỷ USD. Theo Tổ chức phi chính phủ Oxfam, số tiền này nhiều gấp sáu lần chi phí cần cho giáo dục cơ bản ở những nước đang phát triển và nhiều gấp ba lần chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe cơ bản. Trong những năm 1970 người ta chỉ thấy có 25 quốc gia được xem là “thiên đường tài chính”, thì hiện nay con số này đã vọt lên đến 63 và khoảng phân nửa trong số đó là những quốc gia hoặc lãnh thổ nằm dưới quyền bảo hộ của Anh hoặc là các quốc gia
- 17 thuộc địa cũ. Chỉ riêng ở Anh, số tiền bị chảy máu ra ngoài dao động ở mức 36 - 123 tỷ euro. Công nghiệp rửa tiền lại được thêm nhiều “cú hích” do các thay đổi về thể chế và chính sách tài chính cũng như những tiến bộ về công nghệ trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết mọi quốc gia đều nới lỏng kiểm soát ngoại hối, nhất là từ đầu thập kỷ 1990. Ở nhiều nước, việc đổi nội tệ ra ngoại tệ, và ngược lại, là hoàn toàn tự do. Đi xa hơn, nhiều quốc gia đã chính thức sử dụng chung một thứ tiền (trường hợp đồng euro), hoặc công nhận USD hay EUR như là nội tệ bán chính thức của họ. Nhờ thế, một lượng tiền (sạch hay bẩn) khổng lồ có thể được chuyển từ nước này sang nước khác trong nháy mắt, ngoài tầm kiểm soát của cơ quan công lực. Thứ hai, tiến độ mở cửa kinh tế ở hầu hết các nước đã tăng vọt, nhất là từ 10 - 15 năm gần đây. Các thị trường tài chính (đặc biệt là vốn) trở nên thông thoáng hơn. Số lượng tiền lưu hành toàn cầu đã tăng gấp ba (từ 6.800 tỷ USD năm 1990 lên đến 19.900 tỷ năm 2005), mức độ phức tạp cũng tăng lên. Hiển nhiên, càng nhiều loại hình dịch vụ tài chính thì càng lắm cơ hội và cách thức để chuyển tiền phi pháp, hoặc đưa tiền bẩn vào luồng tiền sạch. Thứ ba, cạnh tranh thu hút vốn ngày càng kịch liệt giữa các nước, các công ty phát hành chứng khoán, các ngân hàng và các loại định chế tài chính trung gian khác. Đây cũng là sự kiện làm những người rửa tiền thích thú vì họ biết rằng sớm muộn gì cũng có ngân hàng, hay các công ty chứng khoán, sẵn sàng nhận tiền của họ mà không cần biết nguồn gốc tiền ấy. Thứ tư là tác động của cuộc cách mạng thông tin. Ở rất nhiều nước, ngân hàng là lĩnh vực đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào ứng dụng sớm và nhanh nhất. Những thành quả của cuộc cách mạng thông tin đã được những người rửa tiền lợi dụng triệt để, trong khi đó, ở lĩnh vực này, các cơ quan công lực tỏ ra chậm chạp hơn nhiều, nhất là khi họ cần phối hợp giữa nhiều địa phương hay xuyên quốc gia. Cuối cùng, phải kể đến những lối rửa tiền mới, sử dụng internet. Những trang web “đen” như trang sex, cờ bạc, cá cược... thường được dùng để rửa tiền vì các cơ quan công lực khó có thể truy ra tiền ấy từ đâu đến và vào tay ai.
- 18 Tại châu Á, khó khăn để chống nạn rửa tiền là các khoản quỹ “tiền lậu” ở các nước mọc lên dày đặc theo các kênh khác nhau. Thị trường tài chính khu vực ngày càng được sáp nhập và liên kết nhiều thành viên hơn thì khả năng rửa tiền của bọn tội phạm càng lớn, trong hoạt động này gồm cả các tổ chức khủng bố. Mỗi ngày số tiền luân chuyển khắp thế giới về châu Á lên tới nhiều tỷ USD và việc kiểm soát để biệt lập đâu là đồng tiền “bẩn” hay tiền “sạch” quả là rất khó. Ngoài ra, các tổ chức tội phạm hiện cũng rất tinh vi. Chúng rửa tiền dựa trên những công nghệ mới mà các chuyên gia gọi là “hệ thống tài chính di động”. Hệ thống này hoạt động ngầm rất khó phát hiện nhờ có sự móc ngoặc của nhiều mắt xích khác nhau. Có một điều trớ trêu là, nhiều doanh nghiệp khi kinh doanh hợp pháp thì không thành công, nhưng khi bên bờ phá sản thì lại móc ngoặc được với các tổ chức rửa tiền để hoạt động. Số doanh nghiệp này hiện nay tồn tại không phải là nhỏ, nhất là trong thời điểm cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng. Mới đây, các chuyên gia về tiền tệ của ngân hàng Trung ương Singapore đã ra lời cảnh báo rằng, nếu hoạt động rửa tiền không được kiểm soát tốt thì nó sẽ có tác động rất xấu tới hoạt động kinh doanh của khu vực. Hiện nay, rửa tiền và các hoạt động khủng bố trong lĩnh vực tài chính đang gia tăng mạnh ở châu Á. Để đạt được mục đích đưa ra, bọn tội phạm đã không ngần ngại móc nối với nhau để có bằng được đồng tiền bẩn. Khi có đồng tiền bất hợp pháp trong tay, chúng cho xây dựng các công ty ảo. Các công ty này khi hoạt động sẽ tác động xấu tới môi trường kinh doanh. Nguy hiểm hơn, bọn tội phạm còn sử dụng đồng tiền bẩn vào việc tài trợ cho các hoạt động phạm pháp như: khủng bố, buôn bán ma tuý, buôn lậu, ... Một thông báo mới đây của tổ chức Liên Hiệp Quốc cho thấy, số tiền bẩn đã được bọn tội phạm sử dụng vào mục đích khủng bố, tống tiền ngày càng lớn và quy mô hoạt động của chúng ngày càng dày đặc hơn. Trong thời gian gần đây, cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã tăng cường đưa ra các hệ thống giám sát chống rửa tiền ở nhiều nước ở châu Á và Singapore được xem là nơi điển hình để chống lại loại tội phạm này. Một điều cần thấy rõ là, khi hoạt động tài chính của một quốc gia bị tổn thương thì khả
- 19 năng kiểm soát giá trị của đồng tiền sẽ gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài có thể gây ra những cuộc khủng hoảng nhẹ về kinh tế. Vì vậy, chống rửa tiền làm trong sạch hệ thống tài chính là nhiệm vụ của mỗi quốc gia. 1.6.2. Kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền tại một số nước trên thế giới 1.6.2.1. Kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền tại Mỹ Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họ đều phải tuân theo. Một trong những đạo luật quan trọng nhất liên quan đến phòng, chống rửa tiền là Luật bí mật ngân hàng (BSA) năm 1970 và những quy tắc của nó. Mục đích của BSA là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế … bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính phải lưu giữ những chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD. Sau đó luật được sửa đổi cho phép Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các cuộc điều tra. Một số luật quan trọng khác trong việc phòng, chống rửa tiền tại Mỹ gồm Luật quản lý toàn diện tội phạm năm 1984, Luật quản lý rửa tiền năm 1986, Luật chống sử dụng ma tuý năm 1988, Luật chống rửa tiền Annunzio-Wylie năm 1992. Những luật và quy định về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền. Luật chống rửa tiền quy định nghĩa vụ của tất cả các đối tượng, từ các cá nhân đến các tổ chức khi phát hiện có sự tham gia vào bất kỳ hoạt động rửa tiền nào và là căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản liên quan đến hoạt động rửa tiền. Việc không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền của các nhân viên của các tổ chức tín dụng có thể dẫn tới bị phạt dân sự và hình sự. Về mặt dân sự, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt tới 100.000 USD cho việc cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữ chứng từ của BSA. Về mặt hình sự, người vi phạm có thể bị phạt tiền tới 250.000 USD, 5 năm tù hoặc cả hai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn