Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp quản lý nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên
lượt xem 5
download
Nghiên cứu về quản lý nguồn vốn ODA và nắm bắt được tầm quan trọng của việc quản lý nguồn vốn ODA trong nền kinh tế hiện nay và đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Phú Yên từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý nguồn vốn ODA được tốt hơn tạ chi nhánh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp quản lý nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ PHƯƠNG OANH GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ PHƯƠNG OANH GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ TẤN PHƯỚC Tp. Hồ Chí Minh – năm 2017
- i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự động viên, góp ý. Qua đây tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới những người góp phần cùng tôi hoàn thành luận văn tốt này. Lời đầu tiên, tôi xin chân cảm ơn trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa học này. Cảm ơn thầy cô đã hết lòng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình để tôi hoàn thành tốt bài luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Yên, đặc biệt phòng tún dụng đã tạo điều kiện và cung cấp số liệu trong quá trình nghiên cứu luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Lê Tấn Phước đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn, từ lựa chọn đề tới đến hoàn thiện bài luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đối gia đình, bạn bè tôi, những người luôn sát cánh động viên về mặt tinh thần để tôi hoàn thành luận văn này tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi Lê Thị Phương Oanh, học viên lớp cao học K26 – Phú Yên, chuyên nghành tài chính ngân hàng, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn “giải pháp quản lý nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Yên”. Là kết quả do tôi tạo ra từ việc vân dụng những kiến thức tích lũy trong quá trình học tập kết hợp với nghiên cứu thực tế dưới sự hướng dẫn của TS, Lê Tấn Phước. Số liệu được thu thập từ thực tế, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, đáng tin cậy. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Phú Yên, ngày tháng năm 2017 Tác giả Lê Thị Phương Oanh
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................. ii MỤC LỤC........................................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................1 Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận giải thích thực tiễn: Phương pháp phân tích định tính, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thông kê, so sánh. ................................................3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA .............................................................................4 1.1 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và quá trình hình thành VDB Phú Yên. ..............................4 1.1.1 Khái quát chung về VDB. .........................................................................................4 1.1.2 Khái quát chung về cơ cấu tổ chức và quá trình hoạt động VDB Phú Yên. ........7 1.2 Quản lý nguồn vốn ODA ................................................................................................13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................................................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH PHÚ YÊN .............................................................................17 2.1 Khái quát chung về nguồn vốn ODA.............................................................................17 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm nguồn vốn ODA...............................................................17 2.1.2 Phân loại nguồn vốn ODA ......................................................................................19 2.1.3 Vai trò nguồn vốn ODA ..........................................................................................21 2.2 Quản lý nguồn vốn ODA tại VDB. ................................................................................22 2.2.1 Quản lý nguồn vốn ODA củaVDB. ........................................................................22 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn ODA tại VDB. .........................24 2.3 Thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại VDB Phú Yên. .............................................25 2.3.1 Bộ máy quản lý nguồn vốn ODA VDB Phú Yên. .................................................25 2.4 Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn ODA tại VDB Phú Yên. .................................29 2.4.1 Đánh giá theo chỉ tiêu định lượng. .........................................................................29 2.4.2 Đánh giá theo chỉ tiêu định tính. ............................................................................36
- iv 2.4.3 Những kết quả đạt được .........................................................................................37 2.4.4 Những hạn chế còn tồn tại. .....................................................................................38 2.4.5 Nguyên nhân của những hạn chế. ..........................................................................39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................................................41 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-PHÚ YÊN ...................................................................................................................42 3.1 Dự báo khả năng tiếp cận nguồn vốn ODA của Việt Nam trong thời gian tới. .........42 3.2 Giải pháp quản lý nguồn vốn ODA tại VDB Phú Yên thời gian tới. ......................... 43 3.2.1 Về các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ................................................................... 43 3.2.2 Về khách hàng. ....................................................................................................... 44 3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án. ................................................................ 44 3.2.4 Tăng cường công tác thu hồi nợ, xử lý nợ. ........................................................... 45 3.2.5 Tăng cường công tác phòng ngừa nợ quá hạn..................................................... 46 3.2.6 Nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra kiểm tra, kiểm soát. ........................ 46 3.2.7 Nâng cao chất lượng công tác quản lý cán bộ...................................................... 47 3.2.8 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin .............. 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................... 48 CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TẠI VDB PHÚ YÊN ................................................................................................................................................. 50 4.1 Định hướng phát triển của VDB Phú Yên. .................................................................. 50 4.1.1 Định hướng phát triển của VDB. .......................................................................... 50 4.1.2 Định hướng phát triển của VDB Phú Yên. .......................................................... 52 4.1 Kế hoạch thực hiện các giải pháp quản lý nguồn vốn ODA tại VDB Phú Yên 2017 – 2020. 53 4.1.1 Về công tác khách hàng. ........................................................................................ 53 4.1.2 Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát. ......................................... 54 4.2 Đánh giá hiệu quả kế hoạch thực hiện quản lý nguồn vốn ODA tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Phú Yên. .......................................................................................................... 56 4.2.1 Về mặt kinh tế xã hội ............................................................................................. 56 4.2.2 Nâng cao uy tín VDB Phú Yên .............................................................................. 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................................... 57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 59 5.1 Kết luận:.......................................................................................................................... 59
- v 5.2 Khuyến nghị: .................................................................................................................. 60 5.2.1 Kiến nghị với VDB. ................................................................................................ 60 5.2.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Phú Yên. ...................................................................... 61 5.2.3 Kiến nghị với chủ đầu tư. ...................................................................................... 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 63 DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ....................................................... 66 NGUỒN VỐN ODA TẠI VDB.............................................................................................. 66
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ ngữ Tên tiếng anh Giải nghĩa viết tắt The Asian Development ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á Bank BĐTV Bảo đảm tiền vay Development Assistance ủy ban hỗ trợ phát triển của Châu DAC Committee Âu EU European Union Liên minh Châu Âu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HĐTD Hợp đồng tín dụng HSC Hội sở chính International Monetary IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế Fund Japan Bank for Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật JBIC International Bản Cooperation NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại The Organisation for tổ chức hợp tác và phát triển kinh OECD Economic Co-operation tế and Development TCKT Tài chính - kế toán TD Tín dụng TDĐT Tín dụng đầu tư TDXK Tín dụng xuất khẩu UN United Nations Liên hợp quốc United Nations UNICEF Quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc Children's Fund Vietnam Development VDB Ngân hàng Phát triển Việt Nam Bank VNN Vốn nước ngoài WB World Bank Ngân hàng Thế giới
- vii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Tên Trang 1.1 Bộ máy tổ chức của VDB 6 1.2 Cơ cấu tổ chức của VDB Phú Yên 6 2.1 Mô hình tổ chức quản lý nguồn vốn ODA tại VDB 21 Quy trình quản lý giải ngân theo hình thức ghi thu 2.2 27 ghi chi tại VDB Phú Yên Quy trình quản lý giải ngân theo hình thức kiểm soát 2.3 28 chi tại VDB Phú Yên 2.7 Cơ cấu dư nợ tại VDB Phú Yên giai đoạn 2012-2016 31 2.8 Cơ cấu nguồn tài trợ cho các dự án vay vốn ODA 32 Doanh số thu nợ các dự án vay vốn ODA cho vay lại 2.13 35 giai đoạn 2011 – 2015
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên Trang Một số chỉ tiêu về huy động vốn tại VDB Phú Yên giai 1.3 đoạn 2012-2016 8 Một số chỉ tiêu về tín dụng đầu tư tại VDB Phú Yên 1.4 giai đoạn 2012-2016 9 1.5 Một số chỉ tiêu về tín dụng xuất khẩu tại VDB Phú Yên 10 giai đoạn 2012-2016 Kết quả những hoạt động khác tại VDB Phú Yên giai 1.6 11 đoạn 2012-2016 2.4 Tổng số chương trình, dự án Chi nhánh đang quản lý 30 Quy mô và số lượng các dự án vay vốn ODA cho vay 2.5 30 lại theo lĩnh vực kinh tế 2.6 Dư nợ tín dụng qua các năm 2012-2016 31 Tình hình giải ngân các dự án vay vốn ODA cho vay 2.9 32 lại 2.10 Điều chỉnh kế hoạch giải ngân tại VDB Phú Yên 33 2.11 Quy mô, số lượng giải ngân bình quân 33 2.12 Tình hình thu nợ gốc, lãi, phí giai đoạn 2012-2016 34 Bảng số liệu nợ quá hạn các dự án ODA cho vay lại 2.16 của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 36 2012-2016
- ix
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chính trị đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. ODA như những viên gạch đầu tiên giúp Việt Nam xây dựng nền tảng để thu hút các nguồn lực khác. Trong 20 năm qua, các nhà tài trợ đã cung cấp cho Việt Nam một nguồn tài chính đáng kể, góp phần thực hiện cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế. Và Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( VDB) là cơ quan thực hiện lớn nhất hiện nay của chính phủ, với tổng gần 60% vốn ODA của chính phủ được Bộ Tài chính ủy quyền cho VDB quản lý. ODA góp phần đưa Việt Nam lên một bước tiến mới, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy nhiên, ODA không phải chỉ là một khoản vay, mà nó còn đi kèm với những điều kiện ràng buộc về kinh tế, chính trị. Bởi vậy, quản lý và sử dụng ODA sao cho có hiệu quả, để không tạo gánh nặng trả nợ về sau hoặc chịu sự chi phối của các nước cho vay đang là vấn đề được quan tâm. Bên cạnh đóng góp của các dự án ODA cho sự phát triển của kinh tế - xã hội, chính trị thì vẫn còn tồn tại yếu kém như tiến độ giải ngân, kiểm soát chi còn chậm, quá trình quản lý chưa chặt chẽ đã làm cho nợ quá hạn có dấu hiệu tăng cao. Đặc biệt, từ năm 2010 Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi từ các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam giảm rõ rệt. Nhiều nhà tài trợ đã dừng hoặc chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp, như Anh thông báo dừng cấp vốn ODA từ năm 2016, các nước Phần Lan, Na Uy đã và đang thực hiện chính sách giảm dần vốn ODA trong giai đoạn 2016 – 2020 và đối tác cung cấp gần 30% vốn ODA cho Việt Nam là Ngân hàng Thế giới (WB) tháng 7 – 2017 chấm dứt ODA ưu đãi, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay kém ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Những điều này đã
- 2 ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ODA hiện nay và uy tín của VDB đối với Bộ Tài chính. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân những hạn chế cũng như đưa ra các giải pháp để quản lý tốt nguồn vốn ODA là việc làm hết sức cần thiết cho VDB cũng như VDB Phú Yên hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài “ công tác quản lý nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Yên” là luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung. Nghiên cứu về quản lý nguồn vốn ODA và nắm bắt được tầm quan trọng của việc quản lý nguồn vốn ODA trong nền kinh tế hiện nay và đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Phú Yên từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý nguồn vốn ODA được tốt hơn tạ chi nhánh trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể. - Đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Yên. - Đề xuất giải pháp quản lý nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Yên những năm tới 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nguồn vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam - chi nhánh Phú Yên. - Về thời gian nghiên cứu: Các thông tin thứ cấp nằm trong khoảng thời gian từ 2012 – 2016. Sử dụng số liệu của Ngân hàng Phát Triển Việt Nam –chi nhánh Phú Yên.
- 3 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận giải thích thực tiễn: Phương pháp phân tích định tính, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thông kê, so sánh. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 5 chương như sau: Chương I: Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên và quản lý nguồn vốn ODA tại chi nhánh ngân hàng Phát triển Phú Yên. Chương II: Thực trạng quản lý nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên. Chương III: Giải pháp cho quản lý nguồn vốn ODA tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Phú Yên. Chương IV: Kế hoach thực hiện quản lý nguồn vốn ODA tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Phú Yên. Chương V: Kết luận và khuyến nghị.
- 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH PHÚ YÊN VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA 1.1 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và quá trình hình thành VDB Phú Yên. 1.1.1 Khái quát chung về VDB. 1.1.1.1 Sự ra đời của VDB. Ngày 10/12/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 187/CP thành lập Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính đầu tư phát triển, cấp phát vốn NSNN và vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án, mục tiêu, chương trình theo danh mục do Chính phủ quyết định hàng năm. Từ ngày 01/01/1996, Tổng cục Đầu tư phát triển còn được giao điều hành tác nghiệp Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, để huy động vốn và cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển các ngành, nghề thuộc diện ưu đãi và các vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ. Để thực hiện đường lối đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 và Trung ương 6 lần 1 khoá VIII, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và quy định: “Thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước”. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm hoạt động, bên cạnh những cố gắng để vượt qua những thách thức trong thời kỳ đổi mới, cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại, vướng mắc như cơ chế quản lý và điều hành chưa phù hợp, năng lực tổ chức điều hành, năng lực thẩm định, dự báo của Quỹ Hỗ trợ phát triển còn chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là khả năng đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư dài hạn 5- 10 năm còn hạn chế. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức tài trợ phát triển, phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính
- 5 phủ đã ký Quyết định thành lập số 108/2006/QĐ-TTg và Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Việt Nam ( VDB) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển, để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư(TDĐT) và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước, và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Trải qua hơn 10 năm hình thành và hoạt động, VDB đã từng bước phát huy vai trò là một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, trở thành một định chế tài chính quan trọng cung cấp nguồn lực tài chính cho tăng trưởng kinh tế, có những đóng góp nhất định vào sự thành công của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế và tăng trưởng kinh tế của đất nước. 1.1.1.2 Nhiệm vụ, chức năng VDB. Theo Quyết định số 1515/2015/QĐ-TTg ngày 03/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thay thế Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg, thì VDB thuộc loại ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thực hiện những chức năng, nhiệm vụ sau: Hoạt động uỷ thác và nhận uỷ thác: - Nhận uỷ thác huy động vốn, uỷ thác cho vay theo quy định; - Nhận uỷ thác điều hành hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và quỹ tài chính địa phương; - Uỷ thác cho các tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động của VDB theo quy định của pháp luật; - Uỷ thác, nhận uỷ thác cung ứng các dịch vụ tài chính -ngân hàng cho khách hàng theo quy định. Hoạt động tín dụng: - Cho vay theo chính sách tín dụng của Nhà nước, cho vay các chương trình, dự án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
- 6 - Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại ngân hàng thương mại (NHTM) theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; - vốn vay nước ngoài của Chính phủ; - Cho vay vốn ngắn hạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc Nhà nước không cấp bù chênh lệch lãi suất. Hoạt động huy động vốn: - Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam của VDB theo quy định của pháp luật; - Vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài; vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) theo quy định; -Nhận tiền gửi uỷ thác của các tổ chức trong nước và nước ngoài; -Huy động các nguồn vốn khác phù hợp quy định của pháp luật. So với các NHTM khác, VDB có sự khác biệt là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư. Do hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của luật các tổ chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước. So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, VDB hiện nay được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả. 1.1.1.3 Tổ chức bộ máy hoạt động tại VDB. Hoạt động của VDB mang tính tập trung, pháp nhân đầu mối, được tổ chức theo hệ thống và thực hiện nhiệm vụ thống nhất từ trung ương đến địa phương, các Chi nhánh VDB tại các tỉnh, khu vực là các đơn vị trực thuộc VDB hoạt động theo
- 7 cơ chế phân cấp, phân quyền. Hiện nay, hệ thống VDB có 2 sở giao dịch, 12 Chi nhánh khu vực và 30 Chi nhánh tại các tỉnh. Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức của VDB HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG CHI NHÁNH VÀ SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH KHU ĐẠI DIỆN VỰC 1.1.2 Khái quát chung về cơ cấu tổ chức và quá trình hoạt động VDB Phú Yên. 1.1.2.1 Sự ra đời và cơ cấu tổ chức VDB Phú Yên. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Yên (VDB Phú Yên) được thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01-07-2006 của Tổng Giám đốc VDB, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại hệ thống Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển Phú Yên. Cơ cấu tổ chức bộ máy và mô hình hoạt động của Chi nhánh như sau: Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức của VDB Phú Yên BAN GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Tài Hành chính Phòng Phòng Tín Phòng chính – Kế và Quản lý Tổng hợp dụng Kiểm tra Toán nhân sự
- 8 - Ban lãnh dạo: Đứng đầu Chi nhánh là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc - Phòng tín dụng: Tham mưu cho giám đốc Chi nhánh và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về cho vay TDĐT, TDXK, cho vay lại vốn ODA, bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn NHTM, cho vay doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, hỗ trợ sau đầu tư, cho vay ủy thác, cho vay xúc tiến, thực hiện chính sách khách hàng. - Phòng tổng hợp: Tham mưu Giám đốc Chi nhánh và tổ chức thực hiện các hoạt động: Xây dựng và điều hành các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh; Huy động, tiếp nhận, quản lý, điều hành và cân đối nguồn vốn tại Chi nhánh; Thẩm định, quyết định về việc cho vay, cấp bảo lãnh đối với các dự án đầu tư, thẩm định hồ sơ hỗ trợ sau đầu tư; Công tác tổng hợp, báo cáo thống kê. - Phòng kiểm tra: Tham mưu, giúp Giám đốc Chi nhánh, tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động phát sinh tại Chi nhánh, công tác pháp chế, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, phòng chống rửa tiền tại Chi nhánh. - Phòng Tài chính – Kế toán: Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh và tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, công tác kế toán, thanh toán, tiền lương, kho quỹ theo quy định của pháp luật và của VDB. - Phòng Hành chính và quản lý nhân sự: Tham mưu giúp giám đốc Chi nhánh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổ chức và cán bộ, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, hành chính – quản trị, đào tạo; Theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc và công tác an ninh, an toàn tại Chi nhánh 1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của VDB Phú Yên. - Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư ( cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư) và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng Giám đốc VDB.
- 9 - Ủy thác và nhận ủy thác cấp phát, cho vay từ các nguồn vốn của các đơn vị kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. - Quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ, vay nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư trên địa bàn. - Thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và do Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển giao. 1.1.2.3 Kết quả một số hoạt động tại VDB Phú Yên. Công tác huy động vốn Mặc dù nguồn vốn cho vay của Chi nhánh được VDB đảm bảo, điều chuyển vốn trên cơ sở kế hoạch cho vay hằng năm, nhưng để chủ động một phần nguồn vốn cho vay các dự án TDĐT và các khoản vay TDXK, Chi nhánh đã có sự nỗ lực trong công tác huy động vốn. Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Số dư vốn huy 55.409 51.912 60.662 61.041 59.304 động Tốc độ tăng (%) -5.8% -6.3% 17% 1% -2.8% Vốn có kì hạn 44.619 43.439 52.669 52.583 51.594 Tỷ trọng (%) 81% 84% 87% 86% 87% Vốn không kỳ 10.79 8.473 7.993 8.458 7.709 hạn Tỷ trọng (%) 19% 16% 13% 14% 13% Nguồn: VDB Phú Yên Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu về huy động vốn tại VDB Phú Yên giai đoạn 2012-2016 Theo bảng số liệu 1.2. số dư huy động vốn tại VDB Phú Yên năm 2012,2013 giảm nhưng có xu hướng tăng trong năm 2014, 2015 và giảm năm 2016. Kỳ hạn gửi của các khoản vốn huy động đa phần là có kỳ hạn dưới 12 tháng, chiếm trên 80%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1456 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 825 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 397 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 340 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 183 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn