intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên văn phòng Công ty TNHH DAMCO Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện sẽ giúp phân tích, đánh giá thực trạng động lực làm việc của nhân viên văn phòng tại công ty TNHH DAMCO Việt Nam. Từ đó giúp doanh nghiệp có chính sách nâng cao động lực làm việc kịp thời, tạo cho nhân viên làm việc một cách hăng hái, nhiệt tình nhất. Thông qua đấy, công ty có được tài sản “con người” tốt nhất, nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường ngành logistic đầy khốc liệt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên văn phòng Công ty TNHH DAMCO Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG UYÊN PHƯƠNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG CÔNG TY TNHH DAMCO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG UYÊN PHƯƠNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG CÔNG TY TNHH DAMCO VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh hướng ứng dụng Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS TRẦN KIM DUNG TP. HỒ CHÍ MINH – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Kim Dung và sự hỗ trợ giúp đỡ của các lãnh đạo, đồng nghiệp tại công ty TNHH DAMCO Việt Nam. Các nguồn dữ liệu trích dẫn, các số liệu sử dụng và nội dung trong luận văn này là trung thực. Đồng thời tôi cam kết rằng kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Không có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo đúng quy định Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 10 năm 2017 Người thực hiện Trương Uyên Phương
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ Danh mục các từ viết tắt Danh mục các phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1 1. Giới thiệu lý do chọn đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 5. Ý nghĩa của nghiên cứu ...............................................................................................5 6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DAMCO VIỆT NAM VÀ NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ ....................................................................................7 1.1 Tổng quan về công ty TNHH DAMCO Việt Nam ................................................7 1.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển.......................................................7 1.1.2 Nhiệm vụ và chức năng kinh doanh ....................................................................8 1.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý ...................................................................................8 1.1.4 Các sản phẩm và dịch vụ ...................................................................................10 1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh .........................................................................13 1.1.6 Tình hình nhân lực của công ty TNHH DAMCO Việt Nam ............................15 1.2 Nhận diện vấn đề tại công ty TNHH DAMCO Việt Nam hiện nay ..................17 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................................20 CHUƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.........................21 2.1 Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động ...............................21 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................21
  5. 2.1.2 Vai trò của việc tạo động lực làm việc cho người lao động..............................24 2.1.3 Các học thuyết liên quan đến động lực làm việc ..............................................25 2.1.4 Một số nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho người lao động ....................31 2.1.5 Đặc điểm ngành logistics và vấn đề nhân lực ngành logistics hiện nay ...........37 2.2 Mô hình nghiên cứu sơ bộ .....................................................................................39 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam......................................................................................42 2.3.1 Mô hình nghiên cứu chính thức .......................................................................42 2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam .....................................................................................48 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................................51 CHUƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG CÔNG TY TNHH DAMCO VIỆT NAM ....................52 3.1 Thực trạng động lực làm việc cho nhân viên văn phòng của công ty TNHH DAMCO Việt Nam..........................................................................................................52 3.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam ....................................................................55 3.2.1 Phân công bố trí công việc và ghi nhận thành tích ...........................................55 3.2.2 Chính sách đào tạo và thăng tiến.......................................................................58 3.2.3 Chính sách đãi ngộ (tiền lương, thưởng, phúc lợi, trợ cấp) ..............................60 3.2.4 Mối quan hệ trong tổ chức ................................................................................64 3.2.5 Sự tự chủ trong công việc .................................................................................66 3.2.6 Văn hóa doanh nghiệp .......................................................................................68 3.2.7 Điều kiện làm việc.............................................................................................69 3.2.8 Đặc điểm công việc ...........................................................................................70 3.3 Đánh giá chung .......................................................................................................72 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................................75 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG CÔNG TY TNHH DAMCO VIỆT NAM .................................76
  6. 4.1 Định hướng phát triển của công ty .......................................................................76 4.1.1 Mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty ....................................................76 4.1.2 Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực .....................................................................77 4.2 Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc ..................................................................77 4.2.1 Giải pháp về “ Phân công bố trí CV và ghi nhận thành tích” ..........................77 4.2.2 Giải pháp về “Chính sách đào tạo và thăng tiến” ............................................84 4.2.3 Giải pháp về “Chính sách đãi ngộ (tiền lương, thưởng, phúc lợi, trợ cấp)” ....89 4.2.4 Giải pháp về “Mối quan hệ trong tổ chức” .......................................................90 4.2.5 Giải pháp về “Sự tự chủ trong công việc” .......................................................91 4.2.6 Giải pháp về “Văn hóa doanh nghiệp” ..............................................................93 4.2.7 Giải pháp về “Điều kiện làm việc” ..................................................................93 4.2.8 Giải pháp về “Đặc điểm công việc” .................................................................94 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................................95 KẾT LUẬN ......................................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của DAMCO .................................................. 14 Bảng 1.2 Nguồn nhân lực của DAMCO Việt Nam chia theo nhóm tuổi và giới tính .... 15 Bảng 1.3 Nguồn nhân lực của DAMCO Việt Nam chia theo trình độ và lĩnh vực chuyên môn ................................................................................................................................. 16 Bảng 1.4 Tỉ lệ phần trăm (%) nhân viên không muốn đi làm tại công ty ...................... 19 Bảng 1.5 Số lượng nhân viên văn phòng nghỉ việc trong 3 năm (2014-2016)............... 19 Bảng 2.1 Các nhân tố duy trì và động viên..................................................................... 28 Bảng 2.2 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam ..................................................................... 46 Bảng 2.3 Bảng thống kê các yếu tố của mô hình nghiên cứu ......................................... 48 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về Động lực làm việc ........................................................... 53 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát về Phân công bố trí CV và ghi nhận thành tích ................... 56 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát về Chính sách đào tạo và thăng tiến .................................... 59 Bảng 3.4 Kết quả khảo sát về Chính sách đãi ngộ ( lương, thưởng, phúc lợi, trợ cấp) .. 63 Bảng 3.5 Kết quả khảo sát về Mối quan hệ trong tổ chức .............................................. 65 Bảng 3.6 Kết quả khảo sát về Sự tự chủ trong công việc ............................................... 67 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát về Văn hóa doanh nghiệp .................................................... 69 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát về Điều kiện làm việc .......................................................... 70 Bảng 3.9 Kết quả khảo sát về Đặc điểm công việc ........................................................ 71 Bảng 3.10 Bảng tổng hợp điểm trung bình của các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam ....................................... 74 Bảng 4.1 Lịch trình thực hiện việc tuyên dương, khen thưởng ...................................... 80 Bảng 4.2 Các hạng mục giải thưởng và dự trù kinh phí trích trong 1 quý ..................... 81 Bảng 4.3 Tiêu chí đánh giá các giải thưởng ................................................................... 82 Bảng 4.4 Lịch trình đào tạo nhân viên mới .................................................................... 86 Bảng 4.5 Đề xuất chương trình đào tạo trong 1 năm ..................................................... 88
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của tập đoàn A.P.Moller-Maersk tại Việt Nam... …..8 Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của DAMCO Việt Nam................................................... 9 Hình 2.1 Các cấp bậc của nhu cầu Maslow (1943) ........................................................ 26 Hình 2.2 Thuyết hai nhân tố của Herzberg ..................................................................... 28 Hình 2.3 Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom .................................................................. 30 Hình 2.4 Mô hình Kenneth S.Kovach (1987) ................................................................. 32 Hình 2.5 Mô hình T. Velnampy (2009) .......................................................................... 33 Hình 2.6 Mô hình Islam và Ismail (2008) ...................................................................... 34 Hình 2.7 Mô hình Romeo Adams (2007) ....................................................................... 35 Hình 2.8 Mô hình Lê Thị Bích Phụng và Trần Kim Dung (2011) ................................. 36 Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu sơ bộ ............................................................................... 42 Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu chính thức ..................................................................... 45 Hình 3.1 Ma trận mức độ nghiêm trọng và quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty DAMCO ............................................... 74 Hình 4.1 Quy trình kế hoạch đào tạo đề xuất ................................................................. 87
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp ĐLLV Động lực làm việc CV Công việc Gross Domestic Product ( tổng sản phẩm GDP quốc nội NV Nhân viên QĐ Quyết định Đơn vị đo của hàng hóa tính bằng TEU container tiêu chuẩn 20ft TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  10. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Dàn bài câu hỏi nghiên cứu định tính Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 3: Kết quả phỏng vấn chuyên gia Phụ lục 4: Kết quả khảo sát Phụ lục 5: Bảng khảo sát hàng quý của công ty TNHH DAMCO Việt Nam Phụ lục 6: Đề xuất bảng đánh giá nhân viên mới sau đào tạo tổng quát Phụ lục 7: Đề xuất bảng đánh giá đào tạo nghiệp vụ theo từng khách hàng Phụ lục 8: Đề xuất bảng đo lường khối lượng công việc của công việc tạo hóa đơn đỏ thu tiền nhà máy Phụ lục 9: Đề xuất tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên nhóm Solution Operation năm 2018 Phụ lục 10: Đề xuất xác định nhu cầu đào tạo của nhân viên Phụ lục 11: Một số ý kiến của nhân viên công ty TNHH DAMCO Việt Nam
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay đã có một sự thay đổi lớn về nhận thức của người quản lý đối với người lao động trong doanh nghiệp. Nếu như trước đây người lao động được xem như là chi phí đầu vào thì hiện nay người lao động được xem như tài sản, là huyết mạch của một tổ chức, là một lợi thế cạnh tranh mà tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm, có vai trò chi phối, quyết định sự phát triển thịnh vượng, bền vững và sự thành bại của doanh nghiệp. Đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư mang lại hiệu quả và bền vững nhất, nhất là trong xu thế hội nhập, cạnh tranh quốc tế đầy khốc liệt, môi trường đầy thách thức và nhiều biến động như ngày nay. Hiện nay, việc thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng của các tổ chức không chỉ bởi động lực biểu hiện cho sức sống, sự linh hoạt mà còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức. Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ nhân viên phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và động lực làm việc. Thông qua động lực làm việc của nhân viên, một tổ chức có thể dành được lợi thế cạnh tranh nhờ vào năng suất làm việc cao hơn và chất lượng phục vụ khách hàng được nâng cao. Động lực làm việc là một khía cạnh của chiến lược phát triển và quản lý nguồn nhân lực (Champion Hughes, 2001) và chương trình tạo động lực làm việc được xem là một phần không thể tách rời của chiến lược nguồn nhân lực ( Roman Zámecnik, 2013). Vậy làm thế nào để có thể thúc đẩy được động lực làm việc cho nhân viên, duy trì nguồn nhân lực nhiệt huyết, làm việc với hiệu quả cao nhất luôn là câu hỏi được ban giám đốc, nhà lãnh đạo quan tâm và bỏ nhiều công sức để tìm được câu trả lời. Nắm bắt và nhận định được tầm quan trọng của nhân viên và việc tạo động lực cho họ thì công ty TNHH DAMCO Việt Nam – một công ty logistics của Đan Mạch thuộc tập đoàn Maersk nổi tiếng rất quan tâm, chú trọng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực của mình nói chung và hoạt động tạo động lực làm việc cho nhân viên nói riêng. Một mặt để tạo ra lợi thế cạnh tranh về mặt con người, mặt khác có thể giúp nhân viên công ty nâng cao năng suất làm việc cũng như gắn kết lâu dài với công ty. Vì với tình trạng hiện nay, theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam
  12. 2 trong giai đoạn 2016 - 2020, chỉ tính riêng ngành Logistics ở Việt Nam hiện nay cần thêm khoảng gần 20,000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn. Nhu cầu nhân sự của ngành đang ngày càng bỏ xa khả năng cung cấp của thị trường . Đối mặt với thực trạng trên, công ty TNHH DAMCO Việt Nam luôn đặt ra câu hỏi làm thế nào để thu hút và quan trọng hơn hết là giữ chân cũng như tạo động lực làm việc tốt nhất cho nhân viên đang làm việc tại công ty. Đặc điểm nhân sự tại công ty TNHH DAMCO Việt Nam thì theo số liệu lấy từ phòng nhân sự thì có đến hơn 50% nhân viên từ độ tuổi 22 đến dưới 25 tuổi, 30% nhân viên từ 25 đến 30 tuổi. Số tuổi trung bình của nhân viên công ty còn khá trẻ nên công ty rất năng động, nắm bắt nhanh xu thế của thời đại, làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vì tuổi đời cuả nhân viên còn trẻ nên họ có nhiều lựa chọn khác bên ngoài, họ sẽ “nhảy việc” nếu như không được công ty đãi ngộ cũng như tạo động lực đúng cách. Theo khảo sát công ty được thực hiện định kì hàng quý thì trong quý 1/2017 có 21.7% nhân viên nói họ không muốn đi làm nữa trong khi quý 4/2016 con số này chỉ là 16.9%. Không dừng lại ở đó theo số liệu thống kê từ phòng nhân sự thì tỉ lệ nghỉ việc của công ty năm 2016 là 10.33% so với năm 2015 là 8.42% và theo kết quả khảo sát của phòng nhân sự đối với nhân viên nghỉ việc thì khoảng 60% lý do nghỉ việc nhân viên là do mất và giảm sút động lực làm việc, phân chia công việc không đồng đều giữa các nhân viên, mức lương không như mong muốn,… Chính vì vậy, người viết đã tiến hành thực hiện đề tài “Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam”. Hy vọng qua luận văn này, một phần nào đánh giá đúng thực trạng động lực làm việc của nhân viên văn phòng công TNHH DAMCO Việt Nam và giúp lãnh đạo tìm được chìa khóa để taọ được động lực cho nhân viên, giữ được nhân viên giỏi, trẻ trung, năng động và tăng năng suất làm việc, khách hàng sẽ hài lòng hơn với chất lượng dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó còn giúp công ty thu hút được người giỏi trong bối cảnh khan hiếm nhân lực ngành logistics cũng như các mối quan hệ trong công ty ngày càng gắn bó tạo nên sức mạnh, mang đến thành công cho công ty. Ngoài ra nghiên cứu còn giúp phục vụ chiến lược phát triển lâu dài của công ty.
  13. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu như sau: - Mục tiêu nghiên cứu tổng quát : Tìm ra các giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam. - Mục tiêu nghiên cứu cụ thể :  Đánh giá thực trạng các yếu tố hiện tại của công ty ảnh hưởng đến động lực làm việc, xác định nguyên nhân động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam và mức độ quan trọng của từng yếu tố.  Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:  Thực trạng động lực làm việc của nhân viên văn phòng tại công ty TNHH DAMCO Việt Nam là như thế nào?  Các nhân tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc cuả nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam.  Làm thế nào để nâng cao động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam. - Đối tượng khảo sát : Nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam - Thời gian khảo sát : tháng 8-9 năm 2017 - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH DAMCO Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nguồn dữ liệu cuả nghiên cứu  Dữ liệu thứ cấp: Các thông tin thu thập được từ các tài liệu, website, nguồn tài liệu nội bộ của công ty TNHH DAMCO Việt Nam.
  14. 4  Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn sâu, phỏng vấn nguời lao động qua bảng câu hỏi khảo sát, lấy ý kiến từ cấp lãnh đạo công ty. - Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính : nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức  Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện bằng việc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu nhằm xem xét các yếu tố tạo động lực của mô hình nghiên cứu đề xuất đã đầy đủ và hợp lý chưa để điều chỉnh các yếu tố cho hợp lý với công ty TNHH DAMCO Việt Nam.  Nghiên cứu chính thức: thực hiện bằng việc thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi khảo sát nhân viên văn phòng tại công ty TNHH DAMCO Việt Nam, thực hiện thống kê mô tả, xác định thứ tự quan trọng, mức độ đạt được của các yếu tố tạo động lực làm việc. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu thứ cấp thu thập được. - Phương pháp thu thập thông tin:  Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm  Phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm gồm 7 nhân viên ở chức vụ quản lý trở lên và 3 nhân viên nòng cốt nắm giữ công việc quan trọng.  Thời gian thực hiện : tháng 8 năm 2017  Địa điểm phỏng vấn: Phòng Lotus công ty TNHH DAMCO Việt Nam. Điạ chỉ: 54-56 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp điều tra bảng hỏi : Việc thu thập số liệu thông tin trong nghiên cứu được thực hiện qua điều tra bằng bảng hỏi khảo sát đối với nhân viên văn phòng đang làm việc tại công ty TNHH Việt Nam. Cỡ mẫu điều tra là 120 người được chọn theo phương pháp thuận tiện. - Quy trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các bước:  Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu.  Bước 2: Nhận diện vấn đề nghiên cứu.  Bước 3: Tập hợp các cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu cũng như các nghiên cứu trước liên quan. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ cho đề tài.
  15. 5  Bước 4: Thực hiện nghiên cứu thông qua thảo luận, phỏng vấn nhóm để điều chỉnh mô hình phù hợp với công ty TNHH DAMCO Việt Nam.  Bước 5: Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam (mô hình nghiên cứu chính thức).  Bước 6: Thực hiện khảo sát (đối tượng khảo sát là nhân viên có chức vụ quản lý trở lên và nhân viên).  Bước 7: Xử lý số liệu, phân tích chỉ ra thực trạng động lực làm việc của nhân viên văn phòng tại công ty TNHH DAMCO Việt Nam.  Bước 8: Đề xuất giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam. Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Người viết tự tổng hợp 5. Ý nghĩa của nghiên cứu Nguồn nhân lực đối với bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Để nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, năng suất lao động của nhân viên cao thì bất kì tổ chức nào cũng cần phải có đội ngũ nhân viên mạnh. Ngoài trình độ chuyên môn, đạo đức thì vấn đề động lực làm việc là một trong những nhân tố quyết định năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên. Đề tài được thực hiện sẽ giúp phân tích, đánh giá thực trạng động lực làm việc của nhân viên văn phòng tại công ty TNHH DAMCO Việt Nam. Từ đó giúp doanh nghiệp có chính
  16. 6 sách nâng cao động lực làm việc kịp thời, tạo cho nhân viên làm việc một cách hăng hái, nhiệt tình nhất. Thông qua đấy, công ty có được tài sản “con người” tốt nhất, nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường ngành logistic đầy khốc liệt. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH DAMCO Việt Nam và nhận diện vấn đề. Trong chương 1, nghiên cứu giới thiệu tổng quan về công ty TNHH DAMCO Việt Nam và nhận diện một số vấn đề ở công ty để đưa ra sự cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài này. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trong chương này, nghiên cứu tìm hiểu một số khái niệm về động lực, các lý thuyết động lực làm việc cũng như tìm hiểu một số nghiên cứu trước đây. Đề xuất mô hình cho bài nghiên cứu tại công ty TNHH DAMCO Việt Nam. Người viết thực hiện phỏng vấn, thảo luận để rút ra được nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc, đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức. Chương 3: Nghiên cứu thực trạng động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam Trong chương 3, người viết đánh giá thực trạng động lực làm việc của nhân viên của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam, đánh giá mức độ quan trọng của những nhân tố đó. Chương 4: Giải pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên văn phòng công ty TNHH DAMCO Việt Nam Ở chương 4, người viết đề xuất giải pháp thúc đẩy động lực làm việc trên cơ sở mục tiêu, phương hướng của đơn vị và thực trạng động lực làm việc hiện nay của công ty.
  17. 7 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DAMCO VIỆT NAM VÀ NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ Chương 1 giới thiệu tổng quan về công ty TNHH DAMCO Việt Nam đồng thời tác giả cũng nêu lên hiện trạng nguồn nhân lực tại công ty trên cơ sở đó nhận diện vấn đề nghiên cứu. 1.1 Tổng quan về công ty TNHH DAMCO Việt Nam 1.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH DAMCO Việt Nam chính thức được thành lập với tên pháp nhân DAMCO từ ngày 1 tháng 10 năm 2017, trước thời điểm này thì DAMCO hoạt động như là một thương hiệu của công ty TNHH Maersk Việt Nam. Công ty TNHH Maerk Việt Nam là công ty kinh doanh vận tải biển, dịch vụ logistics và giao nhận vận tải được cấp phép hoạt động với 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam kể từ giữa năm 2005, là mái nhà chung của các đơn vị kinh doanh những mảng dịch vụ khác nhau gồm có Maesk Line, APM-Sai Gon shipping, Safmarine, MCC và DAMCO. Tiền thân của công ty TNHH Maersk Việt Nam chính là văn phòng đại diện của công ty Maersk Sealand thuộc tập đoàn A.P.Moller – Maersk có trụ sở chính tại Đan Mạch. Văn phòng đại diện được thiết lập tại Việt Nam mà chính xác là tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1991 chuyên cung cấp dịch vụ vận tải đường biển. Maersk Sealand đã được đổi tên thành Maersk Line kể từ sau khi có sự kết hợp giữa Maersk Sealand và P&O Nedlloyd vào năm 2005. Tiếp theo sau Maersk Sealand, Maersk Logistics cũng đã xuất hiện tại Việt Nam cũng với chức năng là văn phòng đaị diện của Maersk Logistics Singapore Pte. Ltd, được thành lập theo giấy phép do Bộ thương mại cấp ngày 30/07/1999, chuyện cung cấp các giải pháp giao nhận vận tải bao gồm cả vận tải đường biển và hàng không, quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ kho bãi, khai thuê hải quan cũng như đóng ghép container hàng lẻ… dựa trên thế mạnh then chốt vận tải đường biển của Maersk Sealand. Vào năm 2005, Maersk Logistics đã tiếp quản Damco Sea & Air cùng thời điểm với việc mua lại tập đoàn P&O Nedlloyd, được thành lập vào năm 1988 nhưng hoạt
  18. 8 động độc lập hoàn toàn về tổ chức văn phòng và mạng lưới đại lý. Maersk Logistics trước khi tiếp quản DAMCO Sea & Air cũng đã cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hải với tên DSL Star Express từ năm 2001. Nhưng chỉ từ tháng 7/2001, dịch vụ giao nhận vận tải của Maersk Logistics với tên gọi DSL Star Express đã chính thức được sáp nhập cùng với Damco Sea & Air hình thành nên tên thương mại DAMCO. Việc sáp nhập này trên cơ sở kế thừa lịch sử lâu dài của cả hai công ty phục vụ khách hàng trong lĩnh vực giao nhận hàng hải, hàng không và các dịch vụ đường bộ như vận chuyển container, thanh lý hải quan và quản lý chứng từ. Từ năm 2007, tên DAMCO chính thức thay thế cho Maersk Logistics Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động của tập đoàn A.P.Moller-Maersk tại Việt Nam Nguồn: Công ty TNHH DAMCO Việt Nam, 2017 1.1.2 Nhiệm vụ và chức năng kinh doanh DAMCO là công ty giao nhận vận tải, cung cấp các dịch vụ phù hợp và giải pháp chuỗi dây chuyền cung ứng với yêu cầu riêng biệt để thõa mãn nhu cầu đa dạng của tất cả khách hàng. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý Công ty có 3 văn phòng được đặt tại: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh. Văn phòng chính ở Việt Nam là ở thành phố Hồ Chí Minh Tại văn phòng Hồ Chí Minh, công ty có năm bộ phận chức năng là: SCM (Supply Chain Management – Quản trị chuỗi cung ứng), WND ( Warehouse & Distribution – Bộ phận kho bãi và phân phối), OCE ( Ocean – Bộ phận vận tải đường
  19. 9 biển), AIR ( Bộ phận vận tải hàng không), VAS ( Value Added Service – Bộ phận dịch vụ nội địa). Cả 5 bộ phận hoạt động hỗ trợ cho nhau. Ngoài ra các bộ phận này sẽ nhận được sự hỗ trợ của các bộ phận khác: Nhân sự, Công nghệ thông tin, Quản trị văn phòng, Tài chính Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của DAMCO Việt Nam Nguồn: Công ty TNHH DAMCO Việt Nam, 2017  Hoạt động chính: đây là những hoạt động tạo ra dịch vụ có giá trị đối với khách hàng (cắt giảm chi phí cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường mà khách hàng đang phục vụ, cắt giảm được lượng hàng tồn kho…).  SCM (Supply Chain Management – Quản trị chuỗi cung ứng): quản lý các nhà cung cấp của khách hàng, bao gồm các công việc như quản lý và xử lý đơn hàng trên hệ thống, theo dõi và gửi thông tin về hàng hóa cho khách hàng kiểm tra, gửi bộ chứng từ ngoại thương cho khách hàng, giải quyết các khiếu nại của khách hàng.  WND (Warehouse & Distribution – Bộ phận kho bãi và phân phối ): bao gồm các hoạt động như vận chuyển hàng đến trung tâm phân phối hoặc kho, nhận hàng tại
  20. 10 nhà máy nhận hàng và xếp hàng trong kho, làm thủ tục xuất hàng, giao hàng cho nhà vận chuyển.  OCE ( Ocean – Bộ phận vận tải đường biển) : bán cước đường biển và phụ trách những khách hàng nhỏ lẻ  AIR ( Bộ phận vận tải hàng không ) : bán cước hàng không  VAS (Value Added Service – Bộ phận dịch vụ nội địa): cung cấp dịch vụ vận tải nội địa bằng xe tải, khai thuế hải quan.  Hoạt động hỗ trợ : Các hoạt động này có nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động chính thực hiện  Tài chính: các hoạt động liên quan đến việc quản lý các khoản phải thu, phải trả, tiền mặt, báo cáo và làm việc với cơ quan thuế, kiểm toán, huy động và sử dụng nguồn vốn hợp lí, hoạch định dòng tiền…  Nhân sự : các hoạt động liên quan đến việc lên phát triển nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, xây dựng các chế độ lương – thưởng, phúc lợi  Công nghệ thông tin: bộ phận này chịu trách nhiệm về hệ thống cơ sở hạ tầng về mạng, phát triển các phần mềm, hỗ trợ nhân viên sử dụng hệ thống, đảm bảo an toàn và an ninh cho toàn bộ hệ thống.  Quản trị văn phòng : các hoạt động liên quan đến việc bảo trì và sửa chữa văn phòng, cung cấp văn phòng phẩm cho các bộ phận, thực hiện các hoat động phục vụ cho việc đón và tiếp khách hàng, chuẩn bị việc đi công tác của nhân viên… 1.1.4 Các sản phẩm và dịch vụ Với khẩu hiểu: “DAMCO là công ty giao nhận vận tải, cung cấp các dịch vụ phù hợp với yêu cầu riêng biệt để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của tất cả khách hàng”, DAMCO đã và đang thực hiện những dịch vụ gồm:  Quản lý chuỗi cung ứng cho các khách hàng chỉ định : - Theo dõi đơn hàng cho khách hàng. Nếu như hãng tàu chỉ làm việc trên đơn vị container thì DAMCO làm việc trên đơn vị nhỏ nhất, số lượng từng chủng loại hàng của từng đơn hàng. - Quản lý chứng từ ngoại thương như kiểm tra độ chính xác giúp khách hàng có đủ các thủ tục thông quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2