intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Lâm Đồng

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

54
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu tình hình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán, rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng. Qua đó đánh giá thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng. Khuyến nghị các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  TRẦN THỊ BÉ HẠN CHẾ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  TRẦN THỊ BÉ HẠN CHẾ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG HẢI YẾN TP.Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Lâm Đồng” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Đà Lạt, ngày 01 tháng 07 năm 2019 Người viết Trần Thị Bé
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, các thầy cô Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt những năm tôi theo học tại trường. Đặc biệt tôi mong muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Tiến sỹ Hoàng Hải Yến, là người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng và rất kiên nhẫn hỗ trợ tôi chỉnh sửa luận văn này được hoàn thiện nhất có thể. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng mà đặc biệt là ông Nguyễn Văn Chiểu (giám đốc ngân hàng) và bà Nguyễn Thị Bích Hiền (trưởng phòng Dịch vụ khách hàng) đã tạo điều kiện bố trí và sắp xếp nhân lực để tôi có thể hoàn thành được khóa học. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người đã không ngừng động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trỉnh học tập, là nguồn động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn Đà Lạt, ngày 01 tháng 07 năm 2019 Người viết Trần Thị Bé
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG ....................................................v DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................ vi DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ............................................................................ vii TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................. viii ABSTRACT ........................................................................................................... ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .....................................................................1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài ......................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................2 1.5. Kết cấu của luận văn .....................................................................................2 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG ............................................................................5 2.1. Giới thiệu về Vietcombank Lâm Đồng ...........................................................5 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................5 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng ...............................5 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Vietcombank Lâm Đồng ..............7 2.2.1. Hoạt động huy động vốn .........................................................................7 2.2.2. Hoạt động tín dụng ..................................................................................9 2.2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ..................................................................11 2.2.4. Kết quả kinh doanh ................................................................................15 2.3. Phát hiện vấn đề nghiên cứu ........................................................................17 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH THẺ.............................................................................................20 3.1. Lịch sử hình thành và định nghĩa về thẻ ngân hàng ....................................20 3.1.1. Lịch sử hình thành thẻ ...........................................................................20 3.1.2. Định nghĩa về thẻ thanh toán .................................................................21 3.2. Rủi ro thanh toán thẻ ....................................................................................23 3.2.1. Rủi ro vĩ mô trong kinh doanh thẻ.........................................................23
  6. iv 3.2.2. Rủi ro vi mô trong thanh toán thẻ ..........................................................25 3.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh toán thẻ ..........................................28 3.3.1. Nguyên nhân của các rủi ro đối với ngân hàng .....................................29 3.3.2. Nguyên nhân các rủi ro đối với khách hàng ..........................................31 3.3.3. Hậu quả của rủi ro kinh doanh thẻ.........................................................32 3.4. Quản trị rủi ro thẻ ngân hàng ......................................................................33 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM– CN LÂM ĐỒNG.................39 4.1. Thực trạng hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng ......................................................................39 4.1.1. Giới thiệu sản phẩm thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng ...........................39 4.1.2. Thực trạng hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng ................................................................................................................40 4.2. Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Lâm Đồng ......................................................................................43 4.2.1. Rủi ro vĩ mô ...........................................................................................43 4.2.2. Rủi ro vi mô ...........................................................................................44 4.2.3. Những thành tựu và hạn chế của các biện pháp giảm thiểu rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương CN Lâm Đồng .....48 4.2.4. Nguyên nhân gây nên rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng ................................................................................................................49 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG – CN LÂM ĐỒNG ...........52 5.1. Hệ thống giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Lâm Đồng ....................................................................................................................52 5.1.1. Giải pháp đối với nghiệp vụ phát hành thẻ............................................52 5.1.2. Giải pháp đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ trên ATM .........................52 5.1.3. Giải pháp đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ trên POS/ĐVCNT ............53 5.1.4. Nhóm giải pháp đối với cơ sở hạ tầng, công nghệ ................................54 5.1.5. Giải pháp về mặt nhân sự ngân hàng .....................................................56 5.1.6 . Giải pháp liên quan đến khách hàng.....................................................56 5.2.. Khuyến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan ...............................58 5.2.1.Với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ................................................58 5.2.2. Với các Hiệp hội như Hiệp hội thẻ và Hiệp hội ngân hàng ..................58 5.3. Khuyến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương hội sở ...........................59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................61
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG CN Chi nhánh ATM Máy rút tiền tự động POS Point Of Sale TMCP Thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước DVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ ĐƯTM Điểm ứng tiền mặt NHTM Ngân hàng thương mại
  8. vi DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn Vietcombank Lâm Đồng 2016 đến năm 2018 ... 8 Bảng 2.2 . Cơ cấu dư nợ tín dụng từ năm 2016 đến năm 2018 .................................. 9 Bảng 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2016 đến năm 2018 ...................... 11 Bảng 2.4. Hoạt động bảo lãnh từ năm 2016 đến năm 2018 ...................................... 12 Bảng 2.5. Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ từ năm 2016 đến năm 2018 .... 14 Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2018 .................... 15 Bảng 3. 1. Ma trận giữa tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro....... 35 Bảng 4. 1. Số lượng từng loai thẻ phát hành tại Vietcombank Lâm Đồng ............... 41 Bảng 4. 2. Số lượng và giá trị giao dịch thẻ tại Vietcombank Lâm đồng trong giai đoạn 2015 đến năm 2018 ................................................................................... 42 Bảng 4. 3. Phần trăm lượng rủi ro phát sinh tại nội bộ chi nhánh ............................ 45 Bảng 4. 4. Tỷ lệ phần trăm nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng từ thẻ tín dụng ........... 45 Bảng 4. 5. Tỉ lệ phần trăm rủi ro thẻ giả, thẻ ăn trộm, mất thông tin thẻ ................. 47
  9. vii DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ Hình 2. 1. Số lượng thẻ thanh toán của Vietcombank .............................................. 17 Hình 4. 1. Số lượng thẻ phát hành tại Vietcombank Lâm Đồng .............................. 40 Hình 4. 2. Số lượng ATM và POS tại Vietcombank Lâm Đồng .............................. 42
  10. viii TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1/ Tiêu đề: Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Lâm Đồng. 2/ Tóm tắt: Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh thẻ giữ vai trò không thể thiếu trong việc phát triển một nền kinh tế không dùng tiền mặt, giúp giảm bớt chi phí cho xã hội. Với vai trò tiên phong trong lĩnh vực thẻ, Vietcombank nói chung và Vietcombank Lâm Đồng nói riêng luôn duy trì mức độ tăng trưởng trong việc cung ứng và sử dụng thẻ ra thị trường. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của thẻ ngân hàng cũng kéo theo nhiều rủi ro hơn cho người sử dụng. Rủi ro thẻ có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, trong mọi khâu của toàn bộ quy trình cung ứng, sử dụng cũng như thanh toán thẻ. Rủi ro thẻ bao gồm hai dạng rủi ro vĩ mô (rủi ro xuất phát từ nền kinh tế, chính sách pháp lý và hạ tầng công nghệ) và rủi ro vi mô (rủi ro xuất phát từ quy trình cung ứng, sử dụng thẻ). Trên môi trường số hóa, những hành vi này ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Do đó, để hạn chế rủi ro, cần phải kết hợp các giải pháp đồng bộ tác động tới các nhân tố khác nhau trong quy trình cung ứng, sử dụng thẻ (từ ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, khách hàng và các đơn vị chấp nhận thẻ); đồng thời cũng cần đưa ra những khuyến nghị, chính sách cụ thể cho Chính phủ và các cơ quan quản lý để giảm thiểu hơn nữa rủi ro, tạo niềm tin với người tiêu dùng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. 3/ Từ khóa: rủi ro, thẻ, VCB Lâm Đồng
  11. ix ABSTRACT 1 / Title: Limit card business risks at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade - Lam Dong Branch. 2/ Abstract: In recent years, card business has been contributing significantly to the development of a non-cash economy, helping to reduce social costs and improve the experience for customers. As a pioneer in providing card services in the market, Vietcombank in general and Vietcombank Lam Dong in particular maintain the growth rate in the supply and use of card to the market. However, along with the strong development of bank cards also entails more risks for users. Card operation risks can occur anywhere, in every stage of the card supply, use and payment process. Card risks include two types of macro risks (risks arising from the economy, legal policies and technological infrastructure) and micro risks (risks arising from the card supply and use process). In the digital environment, these actions are more sophisticated with complicated and unpredictable developments for payment service providers. In order to minimize risks in card business, it is necessary to combine synchronous solutions affecting different factors in the card supply and use process (from issuing banks and payment banks), customers and card acceptance units); At the same time, it is necessary to give specific recommendations and policies to the Government and management agencies to further minimize risks from card activities, create trust for consumers and promote non-cash payments face in Vietnam. 3/ Keywords: risk, card, VCB Lam Dong
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển với nhiều thành tựu to lớn cùng với nền kinh tế hội nhập thì phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến. Tính đến cuối Quý III/2018, 147 triệu thẻ được phát hành. 18.173 máy ATM trong cả nước với giá trị giao dịch 622.967 tỷ đồng. Số lượng thiết bị thanh toán thẻ POS là 204.503 máy với giá trị giao dịch 117.887 tỷ đồng (Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Quý III/2018). Con số này cho thấy lĩnh vực kinh doanh thẻ đem lại nguồn doanh thu lớn cho các Ngân hàng thương mại và đang được các Ngân hàng thương mại chú trọng phát triển. Các tổ chức thẻ quốc tế như Visa và Mastercard thống kê rằng mức độ rủi ro của thẻ tại Việt Nam bằng 1/3 so với mức trung bình các nước và trên thế giới.(Thời báo kinh doanh, 3/ 2018). Nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng, Vietcombank luôn tập trung phát triển sản phẩm, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng trong quá trình sử dụng thẻ. Song song với những thành tựu đạt được, Vietcombank cũng gặp phải những thách thức liên quan đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Là một cán bộ phòng Dịch vụ khách hàng của Vietcombank Lâm Đồng, với tâm huyết đóng góp cho lĩnh vực thẻ của hệ thống Vietcombank ngày một an toàn và hiệu quả, tôi chọn đề tài: "Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng”. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu tình hình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán, rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng. Qua đó đánh giá thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng.
  13. 2 Khuyến nghị các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng. Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng rủi ro hiện nay liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng như thế nào? Những giải pháp nào để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Lâm Đồng? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2018. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về rủi ro và công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện nghiên cứu. Thông qua các bản báo cáo của Vietcombank Lâm Đồng trong khoảng thời gian 2016 - 2018. Tác giả sẽ phân tích các tác nhân thường xuyên gây ra rủi ro thẻ tại Ngân hàng TMCP để từ đó đưa ra định hướng, giải pháp, kiến nghị phù hợp. Nghiên cứu cũng thực hiện thu thập số liệu, dữ liệu về hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng cũng như những thông tin về định hướng chiến lược và những chính sách liên quan của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp. 1.5. Kết cấu của luận văn Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. Chương 1 trình bày về sự phát triển của thẻ, rủi ro trong việc sử dụng thẻ, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn. Chương 2: Xác định vấn đề rủi ro knh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng. Tại Chương này, Luận văn sẽ bàn về định hướng phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt và sự phát triển thanh toán thẻ tại Việt Nam. Theo đó, nêu bật
  14. 3 lên những định hướng nổi bật và những cố gắng của Nhà nước cũng như của các cơ quan quản lý tại Việt Nam trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, đặc biệt trong đó chú trọng phát triển thanh toán thẻ (gồm hạ tầng thanh toán thẻ và lượng thẻ thanh toán trên thị trường). Đồng thời, Chương 2 cũng sẽ nêu sơ lược về vị thế của Vietcombank trên thị trường thanh toán thẻ với tư cách là một trong những ngân hàng tiên phong trong thanh toán thẻ tại thị trường. Tuy nhiên, khi lượng giao dịch thẻ càng lớn thì rủi ro cũng sẽ nhiều hơn. Điều này là lý do để luận văn chú trọng vào nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Chương 3: Cơ sở lý thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro kinh doanh thẻ. Chương 3 nêu tổng quan về các tài liệu và cơ sở lý thuyết về rủi ro hoạt động thẻ từ lịch sử hình thành thẻ thanh toán, định nghĩa về thẻ ngân hàng, nêu chi tiết về quy trình cung ứng và sử dụng thẻ thanh toán như giao dịch tại ATM, giao dịch tại POS. Rủi ro thẻ có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào trong toàn bộ quy trình trên (rủi ro vi mô) hoặc xuất phát từ những vấn đề vĩ mô hơn như rủi ro về mặt kinh tế - xã hội, rủi ro về mặt pháp lý hoặc rủi ro về hạ tầng công nghệ (rủi ro vĩ mô). Chương này cũng sẽ nêu về những hậu quả mà những rủi ro này đem lại. Từ đó, đưa ra cơ sở lý thuyết về quản trị, hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ của ngân hàng. Chương 4: Thực trạng rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Lâm Đồng. Chương 4 đi sâu hơn vào việc phân tích những nhân tố dẫn tới rủi ro trong hoạt động cung ứng và sử dụng thẻ tại bản thân Vietcombank Lâm Đồng xét từ các yếu tố gồm: Yếu tố từ phía ngân hàng bao gồm: Quy trình cấp phát thẻ, quy trình xét duyệt ĐVCNT, nhân sự, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và công tác quản lý của ngân hàng. Yếu tố khách quan bao gồm: cơ sở pháp lý, khách hàng và ĐVCNT. Việc phân tích này sẽ làm cơ sở để chỉ ra những mặt còn tồn đọng và những nhân tố dễ xảy ra rủi ro và cần tập trung giải quyết. Chương 4 mô tả kỹ hơn về thực trạng hoạt động thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Lâm Đồng thông qua việc đưa ra các số liệu, thông tin về số lượng thẻ phát hành và dịch vụ thẻ đang cung ứng tại toàn hệ thống Vietcombank nói chung và tại Vietcombank Lâm Đồng nói riêng. Bên cạnh đó,
  15. 4 Chương 4 đã đưa ra số liệu về rủi ro trong hoạt động thẻ đang diễn ra tại Vietcombank Lâm Đồng và một số giải pháp mà chi nhánh đã thực hiện để giảm thiểu, hạn chế rủi ro thẻ xảy ra tại chi nhánh. Đồng thời, chương này cũng đánh giá những mặt được và chưa được trong công tác phòng chống rủi ro thẻ tại chi nhánh Lâm đồng làm cơ sở đưa ra các giải pháp về sau. Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng. Chương này tập trung đưa ra các khuyến nghị giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng trên cơ sở phân tích các thực trạng ở Chương trên. Các khuyến nghị được đưa ra theo các cấp bậc khác nhau: Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý ngành ngân hàng là NHNN; Đối với Vietcombank Hội sở và Vietcombank Lâm Đồng. Kết luận chương 1 Chương 1 giới thiệu lý do lựa chọn đề tài, trong đó nhấn mạnh tính cấp thiết của việc nghiên cứu, hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ trên thị trường ngân hàng Việt Nam nói chung và tại Vietcombank nói riêng. Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu, tác giả tiếp tục đi sâu tìm hiểu các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu. Trong đó, mục tiêu nghiên cứu được xác định là tỉm hiểu tổng quan lý luận về thẻ thanh toán, rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng, qua đó khuyến nghị các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng. Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, tác giả xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đồng thời đưa ra phương pháp nghiên cứu để thực hiện hiệu quả các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Cuối cùng, tác giả trình bày kết cấu của luận văn với 5 chương.
  16. 5 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG 2.1. Giới thiệu về Vietcombank Lâm Đồng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Lâm Đồng sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế hết sức đa dạng với một hệ thống ngân hàng lớn mạnh góp phần gia tăng sức hút của môi trường đầu tư tỉnh nhà. Được thành lập từ năm 2004, Vietcombank Lâm Đồng đã không ngừng phát huy những thế mạnh vốn có của hệ thống và luôn đi tiên phong trong việc triển khai cung ứng nhiều sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại, có chất lượng tốt tại địa phương; qua đó đáp ứng được sự mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Trải qua 15 năm hoạt động, Vietcombank Lâm Đồng đã có những bước tiến vượt bậc, khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu, có uy tín cao, là một thương hiệu mạnh với nhiều đóng góp tích cực. Song song với nỗ lực phát triển thị phần và đồng hành vượt khó cùng doanh nghiệp, công tác nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ ngân hàng, bảo đảm an ninh - an toàn trong hoạt động cũng được Vietcombank Lâm Đồng đặc biệt chú trọng. Năm 2018, Chi nhánh Vietcombank Lâm Đồng là một trong sáu chi nhánh có mức độ rủi ro hoạt động thấp nhất trong hệ thống Vietcombank. 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng 2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm Với hơn 15 năm từ thời điểm bắt đầu thành lập, Vietcombank Lâm Đồng đã và đang đóng góp cho sự ổn định và phát triển của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và kinh tế đất nước nói chung, qua đó phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
  17. 6 Trong những năm trở lại đây, hòa nhập cùng xu thế nền tảng công nghệ số, Vietcombank đã và đang định hướng phát triển theo hướng mục tiêu ngân hàng số. Với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, Vietcombank thời gian qua đã liên tục phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng. 2.1.2.2. Đặc điểm thị trường Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ, gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Nam Bộ là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường tiềm năng to lớn. Từ lâu, Lâm Đồng đã có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái với các tỉnh trong vùng. Các chi nhánh và phòng giao dịch của Vietcombank tại Lâm Đồng đều đặt tại những vị trí thuận lợi gần các trục đường chính, trung tâm thương mại nên khả năng tiếp cận khách hàng của Vietcombank tại Lâm Đồng cũng rất tốt. Bên cạnh đó, với sự quan tâm và đầu tư của tỉnh, hiện nay số lượng trung tâm thương mại cũng tăng mạnh, đây chính là cơ hội để Vietcombank đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển thẻ và mạng lưới thanh toán thẻ trên địa bàn. 2.1.2.3. Đặc điểm nhân sự Hiện nay, dân số của Lâm Đồng vào khoảng 1,5 triệu người trong đó số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng gần 70% nên nguồn nhân lực của Lâm Đồng thời gian qua khá tốt. Bên cạnh đó, với sự phát triển lớn mạnh của tỉnh, hiện nay số lượng các sinh viên đại học từ Hồ Chí Minh chuyển về làm việc cũng đang dần gia tăng. Trên địa bàn hiện có 4 trường đại học gồm Đại Học Đà Lạt, Đại học Yersin, Đại học Kiến Trúc TP Hồ Chí Minh cơ sở tại Đà Lạt và Đại học Tôn Đức Thắng Cơ Sở Bảo Lộc. Về cơ bản, nguồn nhân lực này đủ để cung cấp cho tỉnh nhà, đặc biệt là nguồn nhân lực cấp cao.
  18. 7 Nguồn lao động hiện nay đáp ứng đủ nhu cầu lao động tại các ngân hàng trên địa bàn Lâm Đồng, một phần bởi các nghiệp vụ tại chi nhánh đã được giản lược đi nhiều và tập trung hóa hơn về hội sở, một phần là các học sinh được đào tạo bài bản ở Hồ Chí Minh, Vinh...cũng đã mạnh dạn chuyển vào làm việc và sinh sống tại Lâm Đồng. Đối với Vietcombank hiện nay khoảng 65% nhân sự trên toàn tỉnh Lâm Đồng có bằng cử nhân đại học, chuyên ngành tài chính kế toán, quản trị kinh doanh hoặc ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu nhân sự cho Vietcombank. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Vietcombank Lâm Đồng 2.2.1. Hoạt động huy động vốn Dưới sự định hướng của Hội sở chính, Vietcombank Lâm Đồng luôn chú trọng tìm kiếm và mở rộng thêm khách hàng nguồn vốn, bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động cho vay. Cơ cấu tài sản Nợ-có được ổn định, giữ vững an toàn, hiệu quả. Nguồn vốn được Vietcombank Lâm Đồng huy động qua các nguồn đa dạng: từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính. Bên cạnh đó, cơ chế huy động vốn tại chi nhánh rất linh hoạt, tạo nền tảng cơ sở để nguồn vốn tăng trưởng tương xứng với mức tăng trưởng của tài sản. Từ đó, bảo đảm nguồn vốn phục vụ nhu cầu không chỉ ngắn hạn mà còn cả nhu cầu nguồn vốn trung dài hạn trong nền kinh tế. Cuộc đua huy động vốn luôn là vấn đề được các tổ chức tín dụng quan tâm và luôn trở thành cuộc chiến cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi số lượng ngân hàng ngày càng nhiều và chính sách lãi suất các đối thủ đưa ra hết sức hấp dẫn. Vietcombank phải đối mặt với những khó khăn thử thách nhất định trong việc cạnh tranh thu hút nguồn với với các đối thủ, điển hình là các ngân hàng quốc doanh khác như Vietinbank, BIDV và Agribank… Tuy nhiên, với cơ chế chính sách huy động hợp lý, phù hợp trong từng thời kỳ, Vietcombank Lâm Đồng đã không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phát triển thêm các sản phẩm tiền gởi, các gói tiết kiệm lãi suất cạnh tranh, tăng cường tìm kiếm, mở rộng mạng lưới khách hàng và địa bàn hoạt động… từ đó kết quả gặt hái liên
  19. 8 quan đến hoạt động huy động vốn tại Vietcombank Lâm Đồng trong những năm vừa qua hết sức khả quan và đáng ghi nhận. Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn Vietcombank Lâm Đồng 2016-2018 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số %tăng/ Số %tăng/ tiêu tiền trọng tiền trọng tiền trọng tiền giảm tiền giảm Nguồn 4.81 100 5.1 100 6.72 100 1.55 vốn huy 353 7% 30% 2 % 65 % 2 % 7 động Phân theo kỳ hạn: Ngắn 384 3.9 4.97 80% 77% 74% 128 3% 997 25% hạn 9 77 4 Trung, 1.1 1.74 963 20% 23% 26% 225 23% 560 47% dài hạn 88 8 Phân theo cơ cấu: Huy động thị 3.03 4.3 5.10 1.30 63% 84% 76% 43% 770 18% trường 1 38 8 7 cấp I Huy động thị 1.78 1.61 24% 37% 827 16% -954 -54% 787 95% trường 1 4 n cấp II (Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank ) Qua bảng 2.1 cho thấy, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh trong 3 năm qua tăng hơn 40% từ 4.812 tỷ đồng vào năm 2016 lên 6.722 tỷ đồng năm 2018. Trong đó nguồn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn, năm 2016
  20. 9 là 3.031 tỷ đồng (chiếm 63%), năm 2017 là 4.338 tỷ đồng (chiếm 84%), năm 2018 là 5.108 tỷ đồng (chiếm 76%). 2.2.2. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng giữ vai trò rất quan trọng và mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Vietcombank Lâm Đồng trong những năm vừa qua. Do đó, ban lãnh đạo Vietcombank Lâm Đồng đã hết sức chú trọng và đầu tư trong hoạt động cấp tín dụng nhằm mang lại sự an toàn và hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt thành tích nổi bật cụ thể trong 3 năm gần đây Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng từ năm 2016 đến năm 2018 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 tiêu 2017/2016 2018/2017 Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số %tăng/ Số %tăng/ tiền trọng tiền trọng tiền trọng tiền giảm tiền giảm Tổng 2625 100% 3665 100% 3765 100% 1040 40% 100 3% dư nợ Theo loại hình cho vay: Tín dụng 1706 65% 1924 52% 2065 55% 218 13% 141 7% ngắn hạn Tín dụng trung 919 35% 1741 48% 1699 45% 822 89% -42 -2% và dài hạn Theo tiền tệ:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2