Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế tài chính và vốn luân chuyển tối ưu - Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục đích của bài viết này là nghiên cứu sự tồn tại của mức vốn luân chuyển tối ưu hoặc mức vốn luân chuyển mục tiêu cho các công ty sản xuất ở Việt Nam, và liệu các công ty có theo đuổi mục tiêu này hay không. Cũng xem xét các tác động của các hạn chế tài chính. Với mục đích này, tác giả đã sử dụng mẫu của các công ty niêm yết của Việt Nam, từ các ngành khác nhau, trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2017.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế tài chính và vốn luân chuyển tối ưu - Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN HOÀI NAM HẠN CHẾ TÀI CHÍNH VÀ VỐN LUÂN CHUYỂN TỐI ƯU: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN HOÀI NAM HẠN CHẾ TÀI CHÍNH VÀ VỐN LUÂN CHUYỂN TỐI ƯU: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM Chuyên Ngành : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (Hướng ứng dụng) Mã Số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG ĐỨC NAM TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. TÁC GIẢ Trần Hoài Nam
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN SUMMARY OF THESIS CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................1 1.3 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .....................................................................2 1.4 Đóng góp của đề tài...............................................................................................2 1.5 Bố cục của đề tài ...................................................................................................3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................................................................................................4 2.1 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................4 2.1.1 Vốn luân chuyển ............................................................................................4 2.1.2 Quản trị vốn luân chuyển ...............................................................................6 2.1.2.1 Quản trị khoản phải thu .......................................................................8 2.1.2.2 Quản trị hàng tồn kho ........................................................................10
- 2.1.2.3 Quản trị tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn .....................................16 2.1.2.4 Quản trị khoản phải trả người bán ....................................................24 2.2 Các nghiên cứu trước đây về quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả công ty .....25 2.2.1 Nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và giá trị công ty ...........................................................................................................................25 2.2.2 Nghiên cứu trước đây về đầu tư vốn luân chuyển và các hạn chế tài chính 34 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................37 3.1 Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................37 3.2 Các mô hình hồi quy và các biến được sử dụng .................................................38 3.2.1 Các mô hình hồi quy được áp dụng .............................................................38 3.2.1.1 Mô hình ước lượng bình phương bé nhất thông thường (Pooled Ordinary Least Squares Model) ....................................................................38 3.2.1.2 Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) .............................39 3.2.1.3 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model) ...................39 3.2.1.4 Phương pháp biến đổi công cụ (Instrumental Variables Methodology) ................................................................................................39 3.2.1.5 Mô hình GMM (Generalized Methods of Moments) ....................40 3.2.2 Các biến được áp dụng trong bài nghiên cứu ..............................................41 3.2.2.1 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) .................................................41 3.2.2.2 Quy mô (Size) ...................................................................................43 3.2.2.3 Đòn bẩy (Leverage)...........................................................................43 3.2.2.4 Dòng tiền (Cash flow) .......................................................................44 3.2.2.5 Lợi nhuận (Profitability) ...................................................................44
- 3.2.2.6 Tài sản hữu hình (Asset tangibility) ..................................................45 3.2.2.7 Cơ hội tăng trưởng (Growth opportunity).........................................45 3.2.2.8 Chu kỳ tiền mặt trung bình của ngành (Median industry cash cycle) .......................................................................................................................46 3.2.3 Các hạn chế tài chính (Financial Constraints) .............................................48 3.3 Lựa chọn mô hình nghiên cứu và các bước thực hiện nghiên cứu .....................49 3.3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu .....................................................................49 3.3.2 Trình tự các bước thực hiện nghiên cứu : ....................................................53 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................55 4.1 Thống kê mô tả....................................................................................................55 4.2 Ma trận tương quan và đa cộng tuyến .................................................................56 4.2.1 Ma trận tương quan ......................................................................................57 4.2.2 Kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................................58 4.3 Các kiểm định .....................................................................................................58 4.3.1 Kiểm định phương sai thay đổi ....................................................................58 4.3.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan ...........................................................59 4.4 Kết quả phân tích hồi quy với mô hình OLS, FEM, REM và GMM .................60 4.4.1 Hồi quy mô hình OLS ..................................................................................60 4.4.2 Hồi quy mô hình FEM .................................................................................61 4.4.3 Hồi quy mô hình REM ................................................................................61 4.4.4 Kiểm định Hausman mô hình FEM và REM ..............................................62 4.4.5 Hồi quy mô hình GMM ...............................................................................62 4.5 Kiểm tra độ vững giá trị chuyển đổi trung bình bằng độ lệch. ...........................66
- CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................71 5.1 Kết quả nghiên cứu .............................................................................................71 5.2 Hạn chế của đề tài ...............................................................................................72 5.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PAPER GỐC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATN Tài sản cố định hữu hình - Asset Tangibility CCC Chu kỳ luân chuyển tiền mặt – Cash Conversion Cycle CFLW Dòng tiền - Cash Flow DIO Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho - Days Inventory Outstanding DPO Kỳ thanh toán cho nhà cung cấp - Days Payable Outstanding DRO Kỳ thu tiền khách hàng - Days Receivable Outstanding FEM Mô hình tác động cố định – Fixed Effects Model GMM Phương pháp Generalized Methods of Moments GRWT Tốc độ tăng trưởng - Growth Opportunity HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ICB Phân ngành theo chuẩn ICB - Industry Classification Benchmark IV Biến công cụ - Instrumental Variables LEV Đòn bẩy tài chính – Leverage MED Chu kỳ tiền mặt trung bình của ngành - Median Industry Cash Cycle NTC Chu kỳ thương mại thuần – Net Trade Cycle OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất - Ordinary Least Squares PRF Lợi nhuận – Profitability REM Mô hình tác động ngẫu nhiên – Random Effects Model ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – Return On Assets ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – Return On Equity SIZE Quy mô của công ty – Size VIF Hệ số phóng đại phương sai – Variance Inflation Factor WCM Quản trị vốn luân chuyển – Working Capital Management
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Tóm tắt các nghiên cứu trước đây ...........................................................31 Bảng 3.1 : Tổng hợp các biến được sử dụng.............................................................47 Bảng 3.2 : Các biến đo lường hạn chế tài chính .......................................................49 Bảng 4.1 : Thống kê mô tả các biến ..........................................................................55 Bảng 4.2 : Biến trung bình trong mỗi ngành.............................................................56 Bảng 4.3 : Ma trận tương quan giữa các biến ...........................................................57 Bảng 4.4 : Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ...............................................................58 Bảng 4.5 : Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình .......................................59 Bảng 4.6 : Kết quả kiểm định tự tương quan mô hình ..............................................59 Bảng 4.7 : Kết quả mô hình OLS ..............................................................................60 Bảng 4.8 : Kết quả mô hình FEM .............................................................................61 Bảng 4.9 : Kết quả mô hình REM .............................................................................61 Bảng 4.10 : Kiểm định Hausman ..............................................................................62 Bảng 4.11 : Kết quả mô hình GMM .........................................................................63 Bảng 4.12: Bảng tổng hợp kết quả mô hình..............................................................63 Bảng 4.13 : Chuyển đổi trung bình CCC cho công ty có độ lệch âm và dương .......68 Bảng 4.14 : Giá trị chuyển đổi trung bình của CCC cho bốn nhóm công ty ............69
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1 : Tỷ trọng các ngành trong mẫu quan sát ...................................................38 Hình 3.2 : Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC-Cash Conversion Cycle).................42 Hình 4.1 : Biểu đồ độ lệch khỏi trung vị của bốn nhóm công ty ..............................67
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài : “Hạn chế tài chính và vốn luân chuyển tối ưu: bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết Việt Nam” Tóm tắt đề tài : Mục tiêu nghiên cứu : Mục đích của bài viết này là nghiên cứu sự tồn tại của mức vốn luân chuyển tối ưu hoặc mức vốn luân chuyển mục tiêu cho các công ty sản xuất ở Việt Nam, và liệu các công ty có theo đuổi mục tiêu này hay không. Cũng xem xét các tác động của các hạn chế tài chính. Với mục đích này, tác giả đã sử dụng mẫu của các công ty niêm yết của Việt Nam, từ các ngành khác nhau, trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2017. Phương pháp nghiên cứu : Bài viết sử dụng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt làm thước đo vốn luân chuyển ròng và dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Vietstock được phân tích theo mô hình bảng động điều chỉnh từng phần để kiểm tra ứng xử theo mục tiêu xác định. Kết quả : Kết quả thực nghiệm cho thấy không có bằng chứng về ứng xử theo mục tiêu có hệ thống của vốn luân chuyển đối với các công ty sản xuất Việt Nam. Kết quả vẫn đúng ngay cả sau khi chia mẫu thành bốn nhóm theo dấu hiệu và độ lớn của độ lệch. Kết quả tiếp tục cho thấy rằng thiếu xu hướng theo đuổi mục tiêu không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm khác nhau của công ty vì vậy dường như nó là một đặc điểm có tính hệ thống giữa các công ty ở Việt Nam. Kết luận và hàm ý : Có ít các nghiên cứu quản lý vốn chuyển cho các nền kinh tế mới nổi, đối mặt với một số hạn chế tài chính, hạn chế so sánh các kết quả. Các nghiên cứu sau này nên thực hiện để xác nhận các kết quả.
- Các kết quả hàm ý rằng mặc dù có thể tồn tại vốn luân chuyển tối ưu, các công ty của nền kinh tế mới nổi không thể chủ động theo đuổi mục tiêu này vì một số hạn chế tài chính và cân nhắc về quản lý. Nghiên cứu đóng góp cho nguồn tài liệu ít ỏi hiện có về hành vi theo mục tiêu của quản lý vốn luân chuyển trong các công ty sản xuất Việt Nam, đại diện cho nền kinh tế mới nổi điển hình phải đối mặt với một số hạn chế tài chính. Từ khóa: Vốn luân chuyển, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, lợi nhuận công ty, hạn chế tài chính.
- SUMMARY OF THESIS Title : “Financial Constraints and optimal working capital : the evidence from the case of Vietnam listed Firms” Abstract : Purpose : The purpose of this study is to investigate the existence of an optimal or target level of working capital for the Viet Nam manufacturing firms, and whether firms intensely follow the target or not. Considering also the effects of financial constraints. For this purpose, we used a sample of Viet Nam listed firms, from different industries, between the period of 2013 and 2017. Methodology : The study uses cash conversion cycle as a measure of net working capital and the data was collected from the Vietstock database and it was analysed under partial-adjustment dynamic panel models to test its target-following behavior. Results : The empirical results show that there is no evidence of systematic target-following behavior of working capital for the Viet Nam manufacturing firms. The results hold true even after dividing the sample into four groups depending on the sign and magnitude of deviation. The results further show that lack of target- following tendency is not quite influenced by varying firm-specific characteristics and, therefore, seems to be a systematic feature across firms in Viet Nam. Conclusion and implications: Scarcity of such working capital management studies across emerging economies, facing several financial constraints, limits the comparison of findings. Future studies should be conducted to confirm the results. The findings imply that even though an optimal working capital might exist, emerging market firms may not be able to actively pursue it on account of several financial constraints and managerial considerations.
- The study contributes to the scant existing literature on the target-following behavior of working capital management in the Viet Nam manufacturing firms, representing a typical emerging market facing several financial constraints. Key words : Working capital, Cash conversion cycle, firms’ profitability, financial constraints.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Quản trị vốn luân chuyển luôn là vấn đề được các giám đốc tài chính quan tâm vì nó có tác động lớn đến thành quả hoạt động của công ty. Hiểu biết về tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển và ảnh hưởng của nó lên khả năng sinh lời có thể giúp nhà quản trị tìm được chiến lược quản trị vốn luân chuyển sao cho tối ưu vì nó giúp công ty phản ứng nhanh chóng và kịp thời với biến động của thị trường. Ở Việt Nam, quản trị vốn luân chuyển là một chủ đề không quá mới, vấn đề này đã và đang được xem xét hằng ngày trong các quyết định của giám đốc tài chính các công ty. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả quản trị công ty trong đó có quản trị vốn luân chuyển lại trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt từ góc độ nhà quản trị doanh nghiệp. Chính vì thế tác giả chọn đề tài “Hạn chế tài chính và tối ưu vốn luân chuyển từ các thị trường mới nổi bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết Việt Nam”, để nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển lên hiệu quả công ty và phân tích ảnh hưởng của hạn chế tài chính lên mối quan hệ này. Từ đó nghiên cứu này sẽ giúp cho nhà quản trị hoạch định và quản trị vốn luân chuyển một cách tối ưu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự tồn tại của mức vốn luân chuyển tối ưu hoặc mức vốn luân chuyển mục tiêu cho các công ty sản xuất ở Việt Nam, và liệu các công ty có theo đuổi mục tiêu này hay không. Cũng xem xét các tác động của các hạn chế tài chính. Với mục đích này, tác giả đã sử dụng mẫu của các công ty niêm yết của Việt Nam, từ các ngành khác nhau, trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2017. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm quản trị vốn luân chuyển đạt mức
- 2 tối ưu để gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Với mục tiêu nghiên cứu này các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là : - Quản trị vốn luân chuyển ảnh hưởng như thế nào lên hiệu quả công ty ? - Hàm ý có tồn tại mức vốn luân chuyển tối ưu mà tại đó gia tăng hiệu quả hoạt động cho các công ty Việt Nam hay không ? - Hạn chế tài chính ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động của công ty ? 1.3 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 485 công ty phi tài chính đang niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán là Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2013-2017, số liệu được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán, bảng cân đối kế toán, các chỉ số tài chính của các công ty từ trang www.finance.vietstock.vn. Dựa vào nguồn dữ liệu trên tác giả sử dụng Phương pháp GMM - Generalized Method of Moments 2 bước với sự hỗ trợ từ phần mềm Stata 13.0, để tìm hiểu tác động của quản trị vốn luân chuyển lên hiệu quả công ty dưới những điều kiện hạn chế tài chính khác nhau tại các doanh nghiệp Việt Nam. 1.4 Đóng góp của đề tài Đề tài quản trị vốn luân chuyển đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, Ở Việt Nam nghiên cứu về quản trị vốn luân chuyển khá phổ biến, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển lên hiệu quả công ty, có rất ít nghiên cứu xem xét tác động của hạn chế tài chính lên mối quan hệ này như thế nào? Bài nghiên cứu này sử dụng Phương pháp GMM - Generalized Method of Moments 2 bước để kiểm soát vấn đề nội sinh, hiện tượng tự tương quan, phương sai
- 3 thay đổi, nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển với hiệu quả công ty và tác động của hạn chế tài chính lên mối quan hệ này ở các doanh nghiệp Việt Nam. 1.5 Bố cục của đề tài Đề tài bao gồm 5 chương : Chương 1 : Giới thiệu đề tài, trong phần này tác giả sẽ nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu cũng như đóng góp của đề tài và bố cục của đề tài. Chương 2 : Tổng quan lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây, trong đó tác giả định nghĩa về khái niệm quản trị vốn luân chuyển, các thành phần của quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả công ty. Trình bày các nghiên cứu trước đây về quản trị vốn luân chuyển, hiệu quả công ty. Chương 3 : Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, trong phần này tác giả giới thiệu về dữ liệu và chi tiết phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, mô tả các biến độc lập, biến phụ thuộc của mô hình. Chương 4 : Kết quả và bàn luận, tác giả sử dụng Phương pháp GMM - Generalized Method of Moments 2 bước để xác định sự tồn tài mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả công ty của Việt Nam và xem xét ảnh hưởng của hạn chế tài chính lên mối quan hệ này. Chương 5 : Kết luận, trong phần này tác giả đưa ra kết luận của bài nghiên cứu, những hạn chế của đề tài, và hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Vốn luân chuyển Vốn luân chuyển được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả. Vốn luân chuyển theo nghĩa rộng là giá trị toàn bộ tài sản ngắn hạn, là những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn luân chuyển chuyển hóa qua tất cả các dạng tồn tại từ tiền mặt đến tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt (Guthman, H.G. & Dougall, H.E., 1948). Vốn luân chuyển là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và tiềm lực của một doanh nghiệp, có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp đó. Để tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm giữ một lượng vốn luân chuyển nhất định. Chính vì vậy quản trị vốn luân chuyển là vấn đề luôn được các nhà quản trị đặc biệt quan tâm. Những công ty với vốn luân chuyển dương nghĩa là có tài sản ngắn hạn nhiều hơn nợ ngắn hạn và có thể sử dụng phần thặng dư từ tài sản ngắn hạn để hoàn thành những cam kết về tài chính và nghĩa vụ đối với cổ đông. Phần chênh lệch dương này là một yếu tố rất quan trọng cho việc duy trì sự phát triển của bất kỳ một công ty. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét lại khi công ty có mức vốn luân chuyển cao vì vốn khá cao nằm ở những tài sản ngắn hạn, số vốn này không thể giúp công ty gia tăng giá trị cũng như thực hiện những dự án đầu tư mới tiềm năng để mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty. Ngược lại, những công ty có vốn luân chuyển âm có nghĩa là nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn. Điều này có nghĩa là công ty không đủ vốn để trang trải cho những khoản nợ ngắn hạn. Đa số các công ty sẽ rơi vào tình trạng khó khăn khi vốn
- 5 luân chuyển bị âm và đây là lúc mà công ty có tiềm lực trong tương lai vẫn có thể sẽ phá sản nếu họ không tích cực quản trị vốn luân chuyển một cách hiệu quả. Có một số cách đánh giá hiệu quả của vốn luân chuyển. Phương pháp truyền thống là dùng tỉ số thanh khoản, chẳng hạn tỷ số thanh toán ngắn hạn hoặc tỷ số thanh toán nhanh. Hạn chế của những tỷ số này là thông tin cung cấp quá tổng quát, không thể hiện nhiều thông tin chi tiết về vốn luân chuyển.Vì vậy, những thước đo như Chu kỳ thương mại thuần (NTC-Net Trade Cycle) hoặc Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC-Cash Conversion Cycle) thường được ưa thích hơn, vì nó phản ánh đầy đủ các thành phần của vốn luân chuyển. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC-Cash Conversion Cycle) là khoản thời gian các nguồn vốn được đầu tư vào vốn luân chuyển, hoặc khoản thời gian giữa việc thanh toán tiền vốn luân chuyển và thu tiền bán hàng từ vốn luân chuyển. Chúng ta sẽ bàn về Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC-Cash Conversion Cycle) trong phần sau. Chu kỳ thương mại thuần (NTC-Net Trade Cycle) chỉ ra số ngày bình quân tiền được giữ dưới dạng khoản phải thu, tồn kho và khoản phải trả, nghĩa là số ngày mà công ty cần phải tài trợ vốn luân chuyển (H. Shin, L. Soenen, 1998). Bằng việc tính toán Chu kỳ thương mại thuần (NTC-Net Trade Cycle) , công ty có thể dễ dàng ước tính nhu cầu vốn luân chuyển cần tài trợ thêm nhằm đẩy nhanh tăng trưởng doanh số. Vốn luân chuyển được phân loại thành : + Vốn luân chuyển thường xuyên : là nguồn vốn có nhu cầu thường xuyên trong kỳ hạch toán ngắn hạn (thường trong khoảng một năm). Đây là nguồn vốn nhu cầu tối thiểu cho sản xuất-kinh doanh của một doanh nghiệp. + Vốn luân chuyển thay đổi : là vốn nhu cầu vốn tăng thêm ở các thời điểm khác nhau trong năm do tính chất sản xuất theo mùa của một số doanh nghiệp (chằng hạn như thủy sản hoặc chế biến nông sản)
- 6 2.1.2 Quản trị vốn luân chuyển Quản trị vốn luân chuyển là một trong những lĩnh vực ít được nghiên cứu nhất trong tài chính doanh nghiệp. Quản trị vốn luân chuyển cố gắng duy trì sự cân bằng giữa các thành phần của vốn luân chuyển và cung cấp hỗ trợ quan trọng cho doanh thu hoặc dòng tiền qua các giai đoạn thời gian của các công ty (Afrifa, G.A., 2016). Các công ty có thể giảm chi phí tài chính hoặc mở rộng quỹ bằng cách giảm thiểu số tiền bị giữ lại trong tài sản ngắn hạn (Hill, M.D., Kelly, G.W. and Highfield, M.J. , 2010). Ngược lại, một mức tài sản ngắn hạn cao trang bị cho công ty để đối phó với các tình huống như biến động giá đầu vào, dự trữ chi phí hàng tồn kho và xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng việc cung cấp tín dụng thương mại cao hơn (Petersen, M.A. and Rajan, R.G. , 1997). Do đó, những nỗ lực quản lý được yêu cầu để đạt được sự cân bằng và quyết định đúng mức yêu cầu vốn luân chuyển. Vốn luân chuyển được quản lý tối ưu có thể đạt được sự đánh đổi giữa rủi ro và hiệu quả nhằm tối đa hóa giá trị của công ty (Smith, K.V. , 1973); (Smith, K.V., 1980); (Deloof, M. , 2003); (Howorth, C. and Westhead, P., 2003); (Wasiuzzaman, S., 2015). Quản lý hợp lý vốn luân chuyển là quan trọng đối với bất kỳ công ty nào và hơn thế nữa đối với các công ty hoạt động ở các nền kinh tế mới nổi. Các công ty trong các nền kinh tế này thường nhỏ hơn, phát triển tự nhiên và khả năng tiếp cận hạn chế vào thị trường vốn và tài chính cho các quỹ dài hạn. Hơn nữa, các nền kinh tế mới nổi được đặc trưng bởi lãi suất cao hơn, quản trị doanh nghiệp kém, bất ổn chính trị lớn hơn, phân phối tài sản không đồng đều và thị trường tài chính chính thống kém phát triển. Do đó, các công ty thường có xu hướng dựa vào các nguồn tài trợ nội bộ như vốn luân chuyển (Allen, F., Chakrabarti, R., De, S. and Qian, M., 2012). Kết quả sau khi tự do hóa và toàn cầu hóa nhanh chóng, các công ty ở các nền kinh tế này phải đối mặt và tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ những công ty mạnh hơn từ các nền kinh tế phát triển. Do đó, việc các công ty này quản lý vốn luân chuyển một cách thận trọng trở nên cấp bách hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn