Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Cô Tô tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 5
download
Bài nghiên cứu này đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý, điều hành ngân sách của huyện Cô Tô trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với công tác quản l ngân sách của huyện. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Cô Tô tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN HUY HOÀNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN CÔ TÔ TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH –––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN HUY HOÀNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN CÔ TÔ TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Dũng THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, ngày … tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Huy Hoàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Cô Tô - tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Phòng Đào tạo, Bộ phận sau đại học - Trường Đại học inh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Dũng Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều kiến qu báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học inh tế và Quản trị inh doanh - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ qu báu đó. Thái Nguyên, ngày … tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Huy Hoàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ................................................. 4 5. ết cấu của Luận văn .................................................................................... 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ................................................................................................... 6 1.1. L luận chung về quản l ngân sách nhà nước .......................................... 6 1.1.1. Ngân sách nhà nước, ngân sách cấp huyện ............................................. 6 1.1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước ............................................................ 10 1.1.3. Quản lý ngân sách cấp huyện ................................................................ 11 1.1.4. Quản l thu ngân sách Nhà nước .......................................................... 14 1.1.5. Quản l chi ngân sách Nhà nước .......................................................... 15 1.2. Nội dung quản l ngân sách cấp huyện ................................................... 16 1.2.1.Lập dự toán ngân sách huyện ................................................................. 16 1.2.2. Chấp hành ngân sách cấp huyện ........................................................... 18 1.2.3. Quyết toán ngân sách cấp huyện ........................................................... 19 1.2.4. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán ngân sách Nhà nước .............. 21 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản l ngân sách cấp huyện ........... 22 1.4. Kinh nghiệmquản lý ngân sách nhà nước, ngân sách cấp huyện trên thế giới và ở Việt Nam .................................................................................... 24 1.4.1. inh nghiệm của các nước trên thế giới ................................................ 24 1.4.2. inh nghiệm quản l ngân sách của một số địa phương của Việt Nam .... 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- v 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm quản l NSNN cho huyện Cô Tô .................................................................................................... 35 Chƣơng 2 ........................................................................................................ 37 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 37 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 37 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 37 2.2.2. Phương pháp xử l dữ liệu .................................................................... 39 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 39 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 40 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương .............................. 40 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động thu, chi ngân sách địa phương ...... 41 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN CÔ TÔ............................................................................................. 43 3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội huyện Cô Tô ..................................... 43 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 43 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 44 3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Cô Tô.............................. 45 3.2. Thực trạng công tác quản l NSNN huyện Cô Tô ................................... 47 3.2.1. Công tác lập dự toán ngân sách huyện Cô Tô ...................................... 47 3.2.2. Chấp hành ngân sách ............................................................................. 50 3.2.3. Quyết toán ngân sách nhà nước huyện Cô Tô ...................................... 59 3.2.4. iểm tra, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cô Tô .................................................................................................... 60 3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản l thu, chi ngân sách của các đối điều tra ............................................................................................................. 61 3.3.1. Công tác lập dự toán ............................................................................ 61 3.3.2. Công tác quản l việc thu NSNN .......................................................... 63 3.3.3. Công tác quản l chi ngân sách nhà nước ............................................. 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- vi 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản l ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Cô Tô ............................................................................................ 65 3.5. Nhận xét chung về công tác quản l Ngân sách nhà nước tại huyện Cô Tô ................................................................................................... 71 3.5.1. Những thành công đạt được .................................................................. 71 3.5.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân ................................................ 75 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN CÔ TÔ - TỈNH QUẢNG NINH .................. 82 4.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 .................................................. 82 4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020....................................................... 82 4.1.2. Định hướng về hoàn thiện công tác quản l NSNN cấp huyện ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 ............................................................................. 83 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản l ngân sách tại huyện Cô Tô ......... 85 4.2.1. Đổi mới công tác quản chấp hành ngân sách ........................................ 85 4.2.2. Tăng cường chất lượng công tác lập, chấp hành và quyết toán NSNN ........ 94 4.2.3. Tăng cường công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi NSNN ........ 96 4.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản l ngân sách huyện........................... 98 4.2.5. Tăng cường mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản l ngân sách huyện .................................................................. 100 4.2.6. iến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện tiêu chuẩn, định mức chi NSNN; cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN ......... 100 4.3. iến nghị ................................................................................................ 104 4.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô ......................................................................... 104 4.3.2. Nhóm giải pháp vi mô ......................................................................... 105 KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 108 PHỤ LỤC .................................................................................................... 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : ho bạc nhà nước KT - XH : inh tế - xã hội NS : Ngân sách NSĐP : Ngân sách địa phương NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách trung ương NSX : Ngân sách xã UBND : Ủy ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản XHCH : Xã hội chủ nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Dự toán thu ngân sách theo từng địa phương trong huyện ........... 47 Bảng 3.2. Lập kế hoạch dự toán chi ngân sách huyện Cô Tô ......................... 48 Bảng 3.3. Tình hình chấp hành thu ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2013 ....................................................................................... 51 Bảng 3.4. Tình hình chấp hành chi ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2013 ....................................................................................... 54 Bảng 3.5. Chi thường xuyên của huyện Cô Tô giai đoạn 2011 - 2013 .......... 56 Bảng 3.6. Thống kê mô tả các điều tra về dự toán thu ................................... 62 Bảng 3.7. Thống kê mô tả các điều tra về công tác quản l thu ngân sách nhà nước nội địa .............................................................................. 63 Bảng 3.8. Thống kê mô tả các điều tra về chấp hành chiNSNN .................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính tập trung của Nhà nước, nhưng việc thực hiện được diễn ra tại các cơ sở kinh tế, các địa phương cấp tỉnh, cấp huyện và xã. Trong những năm qua, cùng với việc chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, ngân sách nhà nước đã trở thành công cụ tài chính rất quan trọng, góp phần to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Cùng với sự đổi mới chung của đất nước và thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước cũng đã có những bước cải cách, đổi mới và đạt được một số thành tựu đáng kể; Đặc biệt là từ khi Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 với mục tiêu và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, phát triển kinh tế- xã hội; Tăng cường tiềm lực tài chính đất nước; quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia. Ngân sách nhà nước là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Ngân sách huyện, xã là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước, là công cụ để chính quyền cấp huyện, x ã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Luật ngân sách nhà nước năm 2002 là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức quản lý ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách cấp huyện, xã nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. Song thực tế hiện nay những yếu tố, điều kiện tiền đề chưa được tạo lập đồng bộ, làm cho quá trình quản lý ngân sách các cấp đạt hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mà Luật ngân sách đặt ra. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Cô Tô đã đạt được những chuyển biến tích cực trong phương thức quản l thu, chi ngân sách từ huyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2 đến xã kể từ sau khi có Luật ngân sách ra đời. Các nội dung thu được tập trung đầy đủ, kịp thời vào ngân sách. Việc sử dụng ngân sách trong các cơ quan, đơn vị công đã đi vào nề nếp đặc biệt là khi Chính phủ ban hành các Nghị định qui định về chế độ khoán biên chế và chi phí quản l hành chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Các đơn vị được giao quyền tự chủ đã chủ động trong công tác chuyên môn, cơ bản sử dụng hiệu quả kinh phí được giao. Tuy nhiên, công tác quản l và sử dụng ngân sách nhà nước của các cấp ngân sách trên địa bàn huyện Cô Tô còn bộc lộ nhiều hạn chế trong khâu tổ chức lập, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Thu ngân sách không đủ bù chi, là địa phương hưởng trợ cấp từ ngân sách tỉnh trên 95% trong khi huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển nguồn thu chưa được khai thác. Nhiều nội dung chi tiêu ngân sách còn sai chế độ, lãng phí trong chi tiêu hội nghị, chi tiếp khách không đúng đối tượng, lãng phí trong mua sắm và sử dụng tài sản công, Thủ trưởng các đơn vị được giao quyền tự chủ trình độ quản l tài chính hạn chế dẫn đến nhiều sai sót trong quản l . Mặt khác, do còn mang nặng tư tưởng bao cấp của cơ chế "xin - cho" nên nhiều ngành, nhiều cơ quan đơn vị chưa thực sự chủ động trong quản l chi tiêu tài chính, chưa phát huy được hiệu quả khi sử dụng ngân sách nhà nước. Bàn về vấn đề này thời gian qua đã có một số công trình, đề tài được nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra những giải pháp thực hiện đối với từng địa phương, từng lĩnh vực cụ thể. Đó là: tác phẩm "Đổi mới ngân sách nhà nước" của Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công Nghiệp, do NXB Thống kê, Hà Nội, xuất bản năm 1992 đã khái quát những nhận thức chung về NSNN, đánh giá những chính sách NSNN hiện hành và đề xuất giải pháp đổi mới NSNN để sử dụng có hiệu quả trong tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước; Vũ Hoài Nam (2007), "nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 3 sách địa phương tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh"; Luận văn thạc sỹ Đại học Quốc gia TP.HCM. Bàn và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Lương Ngọc Tuyền (2005), "Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua BNN"; Luận văn Thạc sỹ, Đại học inh tế TP.HCM. Tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua BNN. Công tác kiểm soát chi thực hiện kiểm soát qua BNN từ năm 2005; Tác giả Trần Hồng Hà (2006); "Quản l tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tại tỉnh Bình Thuận"; Luận văn Thạc sĩ, Đại học inh tế TP.HCM. Đề tài nêu ra thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản l tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu tại tỉnh Bình Thuận; ... Phần lớn các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đều tập trung nghiên cứu về các chính sách tài chính vĩ mô và quản lý NSNN nói chung hoặc Chính phủ và các Bộ, Ngành cũng đã có những quy định, hướng dẫn về công tác quản l tài chính công đối với từng lĩnh vực cụ thể như: Luật ngân sách nhà nước năm 2002; Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật NSNN 2002; Các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính; .... Tuy nhiên, đối với tỉnh Quảng Ninh và đặc biệt là huyện Cô Tô - địa phương khó khăn đang được Chính phủ và Tỉnh quan tâm đầu tư phát triển kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh - thì việc tăng cường quản l và sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước từ huyện đến xã chưa có công trình nào đề cập. Điều đó khẳng định tính cấp thiết cả về mặt l luận cũng như thực tiễn của việc học viên chọn đề tài " Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại huyện Cô Tô - tỉnh Quảng Ninh" làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành inh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 4 quản lý NSNN tại một địa phương đơn lẻ hoặc mới chỉ ra giải pháp quản l ngân sách áp dụng cho từng vùng, miền cụ thể. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản l ngân sách để góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội của huyện Cô Tô. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản l , điều hành ngân sách của huyện Cô Tô trong những năm qua và đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với công tác quản l ngân sách của huyện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản l thu - chi ngân sách cấp huyện và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản l thu chi ngân sách cấp huyện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh; - Phạm vi thời gian: Các dữ liệu, thông tin được sử dụng để nghiên cứu ở địa phương được thu thập chủ yếu trong 3 năm 2011 – 2013. - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản l thu chi cấp huyện như xây dựng qui trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước; thủ tục phân bổ ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; giải quyết các vấn đề an sinh xã hội... và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác này. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Đề tài góp phần hệ thống hóa được những vấn đề l luận và thực tiễn cơ bản về vấn đề NSNN và quản l thu, chi NSNN nói chung. Đồng thời đánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 5 giá được thực trạng công tác quản l thu, chi ngân sách của huyện Cô Tô trong giai đoạn vừa qua; chỉ ra những mặt mạnh, những tồn tại và nguyên nhân, là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp. - Qua nghiên cứu, đề tài đã đề xuất được những định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản l thu, chi NSNN của huyện Cô Tô, góp phần tăng thu ngân sách và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thúc đẩy quá trình phát triển T-XH nói chung của địa phương trong quá trình CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp là tài liệu giúp cho lãnh đạo, các nhà quản l của địa phương trong việc xây dựng chính sách về công tác quản l NSNN. - Các kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị liên quan và cơ quan cùng cấp có điều T-XH tương tự và cá nhân có quan tâm, là tài liệu dùng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong nhà trường, 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo Luận văn gồm 4 chương sau: Chương 1: Cơ sở l luận và thực tiễn về quản l ngân sách. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng công tác quản l ngân sách tại huyện Cô Tô Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản l ngân sách tại huyện Cô Tô - Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH 1.1. Lý luận chung về quản lý ngân sách nhà nƣớc 1.1.1. Ngân sách nhà nước, ngân sách cấp huyện 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước, hệ thống ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước (NSNN) là một phạm trù kinh tế, lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước và của hàng hóa, tiền tệ. Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực thực hiện duy trì và phát triển xã hội thường quy định các khoản thu mang tính bắt buộc các đối tượng trong xã hội phải đóng góp để đảm bảo chi tiêu cho bộ máy nhà nước, quân đội, cảnh sát, giáo dục. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của các chế độ xã hội, nhiều khái niệm về NSNN đã được đề cập theo các góc độ khác nhau. NSNN là một văn kiện lập pháp hay một đạo luật chứa đựng hay có kèm theo một bảng kê khai các khoản thu chi dự liệu cho một thời gian nào đó, là một khuôn mẫu mà các cơ quan lập pháp, hành pháp cùng các cơ quan hành chính phụ thuộc phải tuân theo (F.Baudhuin 1962). NSNN là kế hoạch thu chi tài chính hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định (Viện nghiên cứu phổ biến tri thức Bách Khoa 1998). NSNN là bản dự toán (bảng ghi) cân đối hàng năm về thu, chi cho các cơ quan chính quyền Nhà nước (M.Ivôncốp 1987). Về hình thức, các khái niệm này có sự khác nhau nhất định, tuy nhiên, chúng đều phản ánh về các kế hoạch, dự toán thu, chi của Nhà nước trong một thời gian nhất định với hình thái biểu hiện là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước và Nhà nước sử dụng quỹ tiền tệ tập trung đó để trang trải cho các chi tiêu gồm: chi cho hoạt động của bộ máy nhà nước; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 7 chi cho an ninh quốc phòng; chi cho an sinh xã hội… Trong thực tiễn hoạt động Ngân sách nhà nước là hoạt động thu (tạo thu) và chi tiêu (sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà Nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị. Đằng sau các hoạt động thu chi đó chứa đựng các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với chủ thể khác. Nói cách khác, ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế - xã hội và trong phân phối tổng sản phẩm xã hội. Thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể thành thu nhập của Nhà nước và nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thụ hưởng nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà Nước. 1.1.1.2. Ngân sách cấp huyện Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách Địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ngân sách địa phương thực hiện cân đối các khoản thu và các khoản chi của Nhà nước tại địa phương, cùng ngân sách trung ương thực hiện vai trò của ngân sách nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua việc huy động các khoản thuế theo pháp luật và sử dụng các nguồn quỹ ngân sách, thực hiện phân bổ chi tiêu, ngân sách địa phương góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế của địa phương, định hướng đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn, vùng và lãnh thổ. Theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân hiện hành ngân sách địa phương bao gồm: ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã. Trong đó, ngân sách huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện) là một bộ phận của ngân sách địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 8 phương; dự toán thu, chi ngân sách huyện được lập theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước ở cấp huyện bao gồm nhiệm vụ của cấp huyện và nhiệm vụ điều hành kinh tế xã hội của địa phương do huyện quản lý. Theo đó, chính quyền cấp huyện phải chấp hành các quy định của hiến pháp, pháp luật và sáng tạo trong việc khai thác các thế mạnh trên địa bàn huyện để tăng nguồn thu, bảo đảm chi và thực hiện cân đối ngân sách của cấp huyện. * Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện theo quy định của Luật ngân sách: - Nguồn thu của ngân sách cấp huyện gồm: + Các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%: thuế Nhà đất; thuế Tài nguyên, không kể tài nguyên thu từ dầu, khí; thuế Môn bài; thuế Chuyển quyền sử dụng đất; thuế Sử dụng đất nông nghiệp; Tiền sử dụng đất; Tiền cho thuê đất; Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ Quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương; Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; Thu từ Quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong vào ngoài nước; Thu kết dư ngân sách cấp huyện theo quy định tại điều 63 của Luật ngân sách nhà nước; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; + Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 điều 30 của Luật ngân sách nhà nước: thuế Giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 9 hàng nhập khẩu); thuế Thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành); thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí); thuế Tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước; phí xăng, dầu. + Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh. + Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 điều 8 của Luật ngân sách. - Nhiệm vụ chi của ngân sách huyện gồm: + Chi đầu tư phát triển: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản l ; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước theo quy định của pháp luật; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. + Chi thường xuyên gồm: + Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế: Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác, lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường; Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư, khoanh nuôi, bảo vệ phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Sự nghiệp thị chính: duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác; đo đạc, lập bản đồ và lưu giữ hồ sơ địa chính và các hoạt động địa chính khác; điều tra cơ bản; Các hoạt động về sự nghiệp môi trường; Các sự nghiệp kinh tế khác. + Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 10 động sự nghiệp khác do địa phương quản l ; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương); hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật; thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản l ; chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản l ; trợ giá theo chính sách của Nhà nước; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. + Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định tại khoản 3 điều 8 luật ngân sách. + Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh. + Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. + Chi chuyển nguồn ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau. 1.1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước Có những thời điểm Nhà nước thường điều hành kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính và bỏ qua các quy luật kinh tế cơ bản. Sự can thiệp đó không làm cho kinh tế của quốc gia đó phát triển được và hậu quả là kinh tế trì trệ, tệ quan liêu xa rời thực tế phát triển, trật tự xã hội không ổn định. Sự can thiệp của Nhà nước tại các quốc gia hiện nay là tôn trọng các qui luật kinh tế cơ bản, các qui luật thị trường, sử dụng triệt để các công cụ, chính sách tài chính tiền tệ và các công cụ khác để tác động vào nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển, trong các công cụ trên, công cụ đặc biệt quan trọng luôn được sử dụng là NSNN. Ngân sách nhà nước có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo các chi tiêu của Nhà nước, giúp Nhà nước có đủ sức mạnh để làm chủ và điều tiết thị trường, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; Ngân sách nhà nước là công cụ có tác động mạnh mẽ đến công cuộc đổi mới của một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn