intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là khái quát cơ sở lý luận, những quy định trong linh vực kế toán công ở Việt Nam nói chung và kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng. Từ đó có những nhận định làm tiền đề cho những đề xuất thay đổi cần thiết hệ thống pháp lý. Đánh giá thực trạng áp dụng kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu từ đó nhận định những nhược điểm, hạn chế mà chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu còn tồn tại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------- TRẦN HOÀNG TÂM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2013
  2. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------- TRẦN HOÀNG TÂM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU Ở VIỆT NAM Chuyênngành: Kếtoán Mãsố: 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Võ Văn Nhị TP. Hồ Chí Minh, năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu riêng với sự cố vấn và hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học. Đề tài này nghiên cứu dựa trên các số liệu và kết quả khảo sát một cách trung thực. Tác giả luận văn Trần Hoàng Tâm
  4. Mục lục Nội dung Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ Mở đầu Chương 1: Tổng quan về hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp .................................................................................................... 1 1.1. Kế toán và hệ thống kế toán ............................................................................ 1 1.1.1. Bản chất và vai trò của kế toán ................................................................ 1 1.1.1.1. Bản chất kế toán: ................................................................................. 1 1.1.1.2. Vai trò của kế toán: ............................................................................... 3 1.1.2. Hệ thống kế toán - các bộ phận cấu thành hệ thống kế toán ..................... 4 1.2. Hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN............................................. 7 1.2.1. Đặc điểm hoạt động của đơn vị HCSN .................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN..................... 10 1.2.2.1. Đặc điểm về pháp lý ........................................................................... 10 1.2.2.2. Về đối tượng kế toán ........................................................................... 13
  5. 1.2.2.3. Về nguyên tắc kế toán: ........................................................................ 13 1.2.2.4. Đặc điểm về đối tượng sử dụng: ......................................................... 14 1.3. Chuẩn mực kế toán công quốc tế và một số kinh nghiệm đối với kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam ....................................................... 16 1.3.1. Tổng quan chuẩn mực kế toán công quốc tế........................................... 16 1.3.1.1. Định nghĩa: ...................................................................................... 16 1.3.1.2 Danh mục các chuẩn mực kế toán công quốc tế................................. 18 1.3.2. Những khác biệt giữa chuẩn mực kế toán công quốc tế và những quy định kế toán công ở Việt Nam ............................................................................. 19 1.3.3. Tình hình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế ở các nước ............ 21 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: ..................................................... 24 1.3.4.1. Hệ thống pháp lý .............................................................................. 24 1.3.4.2 Tổ chức nghiên cứu kỹ và sâu hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống kế toán công ở Việt Nam ............. 24 1.3.4.3. Cải cách hành chính và quản lý tài chính ở các dơn vị thuộc lĩnh vực công .............................................................................................................. 25 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 25 Chương 2: Thực trạng hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam hiện nay ............................................................................... 27 2.1. Giới thiệu tổng quát các loại hình đơn vị hành chính sự nghiệp .................... 27
  6. 2.1.1. Phân loại: ............................................................................................. 27 2.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu: .................................................. 29 2.1.3. Cơ chế quản lý tài chính ........................................................................ 29 2.2. Chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị SN có thu ở VN hiện nay ................. 35 2.2.1. Hệ thống chứng từ kế toán: .................................................................... 36 2.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán: ................................................................... 36 2.2.3. Hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán: .............................................. 37 2.2.3. Hệ thống báo cáo tài chính:.................................................................... 38 2.3. Tình hình thực hiện kế toán ở các đơn vị SN có thu hiện nay ........................ 39 2.3.1. Khảo sát thực tế ..... 39 2.3.1.1. Đối tượng khảo sát, phạm vi khảo sát và phương pháp khảo sát: ...... 39 2.3.1.2. Nội dung khảo sát: ........................................................................... 41 2.3.1.3. Kết quả khảo sát: .............................................................................. 42 2.3.2. Đánh giá hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ...... 64 2.3.2.1. Ưu điểm ........................................................................................... 64 2.3.2.2. Nhược điểm, hạn chế và nguyên nhân .............................................. 65 2.3.2.2.1. Đối với nguyên tắc kế toán: ........................................................... 65 2.3.2.2.2. Đối với hệ thống chứng từ kế: ....................................................... 67
  7. 2.3.2.2.3. Đối với hệ thống tài khoản kế toán: ............................................... 68 2.3.2.2.4. Đối với hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán: ......................... 72 2.3.2.2.5. Đối với hệ thống báo cáo tài chính: ............................................... 73 2.3.2.2.6. Kiểm soát và đánh giá chất lượng thông tin kế toán:...................... 75 2.3.2.3. Nguyên nhân .................................................................................... 76 2.3.2.3.1. Nguyên nhân khách quan: ............................................................. 76 2.3.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................. 77 Kết luận chương 2......................................................................................... 78 Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở VN hiện nay ............................................................ 79 3.1. Các quan điểm hoàn thiện ............................................................................. 79 3.1.1. Phù hợp với môi trường pháp lý và đặc điểm hoạt động: ....................... 79 3.1.2.Đảm bảo nhu cầu thông tin để tăng cường tính tự chủ trong quản lý tài chính. .................................................................................................................. 80 3.1.3. Nâng cao tính minh bạch thông tin để phù hợp với yêu cầu hội nhập và chuẩn mực kế toán công quốc tế. .................................................................... 80 3.2. Các giải pháp hoàn chỉnh .............................................................................. 81 3.2.1 Các giải pháp nền ................................................................................... 81 3.2.1.1. Giải pháp liên quan đến các văn bản pháp lý ................................... 81
  8. 3.2.1.1.1. Luật Ngân sách Nhà nước: ............................................................ 81 3.2.1.1.2. Luật kế toán: ................................................................................. 82 3.2.1.1.3. Chuẩn mực kế toán công ............................................................... 83 3.2.1.2. Giải pháp liên quan đến cơ chế quản lý và quy chế chi tiêu nội bộ. .. 86 3.2.1.2.1. Cơ chế quản lý .............................................................................. 86 3.2.1.2.2. Quy chế chi tiêu nội bộ ................................................................. 87 3.2.2. Các giải pháp cụ thể:.............................................................................. 88 3.2.2.1. Giải pháp về hoàn thiện nội dung thông tin kế toán ......................... 88 3.2.2.2. Giải pháp về quy trình thực hiện kế toán .......................................... 88 3.2.2.2.1.Hệ thống đầu vào ......................................................................... 88 3.2.2.2.2. Hệ thống xử lý............................................................................... 89 3.2.2.2.2.1. Hệ thống tài khoản ................................................................... 90 3.2.2.2.2.2 Hệ thống sổ kế toán ................................................................... 95 3.2.2.2.3. Hệ thống đầu ra - Hệ thống báo cáo tài chính ................................ 96 3.2.2.3. Giải pháp về người làm kế toán và bộ máy kế toán ........................ 102 3.2.2.4.Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin .................................... 102 3.2.2.5. Giải pháp về kiểm soát và đáp ứng chất lượng thông tin kế toán. ... 102 3. 3. Các kiến nghị có liên quan ......................................................................... 103
  9. 3.3.1 Quốc hội và chính phủ .......................................................................... 103 3.3.1.1. Quốc hội: ...................................................................................... 103 3.3.1.2. Bộ tài chính .................................................................................... 103 3.3.1.3. Bộ chủ quản .................................................................................. 104 3.3.1.4. Kiểm toán nhà nước ....................................................................... 104 3.3.2. Các đơn vị sự nghiệp có thu: ............................................................ 105 Kết luận chương 3: ............................................................................................ 105 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục: Phụ lục 01: Sự thay đổi so với hệ thống tài khoản hiện hành và bảng hệ thống tài khoản đề xuất Phụ lục 02: Thay đổi, điều chỉnh nội dung tài khoản Phụ lục 03: Biểu mẫu chứng từ chỉnh sửa Phụ lục 04: Hệ thống BCTC đề nghị áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu Phụ lục 06: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 07: Danh sách các đơn vị được khảo sát
  10. Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Chữ viết tắt Nội dung HCSN Hành chính sự nghiệp KBNN Kho bạc nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước HTTK Hệ thống tài khoản CMKT Chuẩn mực kế toán BCTC Báo cáo tài chính TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định WTO World Trade Organization International Public Sector Accounting IPSAS Standards
  11. Danh mục các bảng Bảng 2.1: Lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp Bảng 2.2: Các văn bản pháp lý chi phối hoạt động kế toán tại đơn vị sự nghiệp Bảng 2.3: Một số đặc tính của chứng từ kế toán Bảng 2.4: Tình hình sử dụng chứng từ điện tử tại các đơn vị sự nghiệp Bảng 2.5: sự phù hợp của HTTK kế toán toán hiện hành với các đơn vị sự nghiệp Bảng 2.6: Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Bảng 2.7: hình thức kê toán Bảng 2.8: Tổ chức hệ thống sổ kế toán Bảng 2.9: Nhận định về hệ thống sổ kế toán Bảng 2.10: Đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính Bảng 2.11:Chất lượng thông tin BCTC Bảng 2.12: Đặc điểm hệ thống BCTC Bảng 2.13: Nhu cầu sửa đổi, bổ sung hệ thống BCTC Bảng 2.14: Xây dựng hệ thống sổ kế toán Bảng 2.15: quan điểm xây dựng hệ thống BCTC
  12. Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 2.1: Vị trí đại lý của các đơn vị sự nghiệp Biểu đồ 2.2: Loại hình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp Biểu đồ 2.3: hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đơn vị sự nghiệp Bảng 2.2: Các văn bản pháp lý chi phối hoạt động kế toán tại đơn vị sự nghiệp Biểu đồ 2.4: nhu cầu của đơn vị sự nghiệp so với hệ thống chừng từ hiện hành Bảng 2.3: Một số đặc tính của chứng từ kế toán Biểu đồ 2.5: Sự cần thiết sửa đổi hệ thống chứng từ kế toán Biểu đồ 2.6: Sự cần thiết sửa đổi HTTK Biểu đồ 2.7: Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán Biểu đồ 2.8: Hướng dẫn ghi chép, phản ánh vào HTTK kế toán
  13. LỜI MỞ ĐẦU ------------ 1. Sự cần thiết của đề tài Các đơn vị HCSN nói chung và các đơn vị sự nghiệp có thu với vai trò là đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý hành chính, xã hội và tạo ra các loại dịch vụ công để phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Và hoạt động của đơn vị HCSN bao trùm lên mọi vùng miền, lĩnh vực và thuộc mọi cấp độ quản lý của nhà nước. Với vai trò như thế việc cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng các nguồn lực được giao tại đơn vị là hết sức quan trọng. Đây cũng chính là mục tiêu chung của kế toán tại đơn vị. Hiện nay các đơn vị sự nghiệp có thu tại Việt Nam thực hiện kế toán theo quyết định số 19 do Bộ Tài chính ban hành và các thông tư hướng dẫn cụ thể giúp cho các đơn vị thực hiện tốt công tác kế toán. Qua đó cung cấp những thông tin cơ bản và cần thiết cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, do tính đặc thù về tổ chức, đặc điểm hoạt động và xã hội hóa ngày càng cao, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu ngày càng được mở rộng về quy mô và đa dạng (hoạt động SXKD, dịch vụ,..). Nhưng công tác kế toán của tại các đơn vị sự nghiệp có thu lại chịu sự chi phối của nhiều quy định khác nhau. Ngoài chế độ kế toán dành cho các đơn vị HCSN, các đơn vị còn chịu sự chi phối của những quy định về luật ngân sách nhà nước, chế độ kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước…..Mặc dù có rất nhiều quy định và thông tư hướng dẫn nhưng công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu vẫn còn nhiều hạn chế, trở ngại trong việc ghi nhận thông tin, soạn thảo và trình bày báo cáo tài chính, đặc biệt là báo cáo tài chính tổng hợp. Với hệ thống biểu mẫu BCTC khá nhiều, tuy nhiên những báo cáo này vẫn chưa thể phảnánhđược một cách chi tiết bức tranh toàn cảnh về tình hình của đơn vị.Hơn nữa, việc tổng hợp báo cáo của các đơn vị trực thuộc cũng là một trở ngại lớn trong bối cảnh hoạt động ngày càng đa dạng. Việc có nhiều hạn chế đã gây không ít khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp có thu trong việc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Điều này làm cho các đơn vị sự nghiệp có thu khôngthể
  14. đạt được một cách tốt nhất mục tiêu chung của công tác kế toán. Qua đó công tác quản lý các cấp cũng sẽ gặp nhiều hạn chế, trở ngại, khó khăn trong việc ban hành các chính sách kinh tế nói chung và các hoạt động phục vụ xã hội nói riêng của các đơn vị sự nghiệp có thu. Trong thời gian qua cũng đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp với mục đích tìm ra các giải pháp hữu tích trong việc sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp theo quy định hiện hành. Điển hình một số nghiên cứu như: Với đề tài nghiên cứu khoa học “định hướng cho việc hợp nhất chế độ kế toán doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp” (năm 2009 của tác giả PGS.TS Võ Văn Nhị), tác giả đã có một định hướng trong việc hợp nhất giữa hai chế độ kế toán doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp. Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác lập những cơ sở hữu ích trong việc sửa đổi hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành. Luận văn thạc sĩ “Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế để hoàn thiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Việt Nam (tác giả Nguyễn Thị Tố Hoa, năm 2009), đã có sự đánh giá một cách tổng thể chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo các nội dung khác nhau để nhận diện hững hạn chế vốn có từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện theo hướng tiếp cận và vận dụng chuẩn mức kế toán công quốc tế Luận văn thạc sĩ “Thiết lập hệ thống tài khoản và báo cáo tài chính trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào đơn vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam” ( năm 2010, tác giả Nguyễn Chí Hiếu) một lần nữa tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế trong việc hoàn thiện các bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp. Luận văn cũng đã đạt được những kết quả tích cực trong việc đề cuất các giải pháp mang tính thiết thực. Bên cạnh đó cũng còn khá nhiều đề tài, luận văn, tham luận nghiên cứu về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách chi tiết tổng thể các bộ
  15. phận cấu thành và chê độ kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu mà chỉ là những nghiên cứu một cách tổng quát hoặc là những nghiên cứu về một bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Do đó vẫn chưa có được sự đồng bộ cũng như sự phù hợp một cách tốt nhất trong các giải pháp hoàn thiện cho toàn bộ hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Từ thực tế này và trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm hoạt động, môi trường pháp lý và công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu, cho thấy cần phải có những giải giáp nhằm giúp cho việc công tác kế toán tại các đơn vị này tốt hơn để đạt được những mục tiêu trong hoạt động của đơn vị và công tác quản lý các cấp. Vì vậy tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam” nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức công tác kế toán và công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Với tính cấp thiết của đề tài, luận văn hướng đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam. Với định hướng này, luận văn sẽ tập trung vào các mục tiêu sau đây: + Khái quát cơ sở lý luận, những quy định trong linh vực kế toán công ở Việt Nam nói chung và kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu nói riêng. Từ đó có những nhận định làm tiền đề cho những đề xuất thay đổi cần thiết hệ thống pháp lý. + Đánh giá thực trạng áp dụng kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu từ đó nhận định những nhược điểm, hạn chế mà chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu còn tồn tại + Xác định các giải pháp nhằm định hướng cho việc hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam. Từ đó đề ra các biện pháp cụ thể có thể áp dụng để hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam
  16. Trên cơ sở những nghiên cứu và những kết quả đạt được, luận văn có thể góp phần trong việc xây dựng những giải pháp hữu ích trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu hệ thống kế toán áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam theo quy định hiện hành và hệ thống pháp lý liên quan. Bên cạnh đó, nghiên cứu một cách tổng quát về chuẩn mực kế toán công quốc tế và tình hình áp dụng 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện việc nghiên cứu hệ thống kế toán của các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam xoay quanh các vần đề chủ yếu sau đây: Nghiên cứu hệ thống lý luận chung về hệ thống kế toán khu vực công áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu Nghiên cứu tổng quát về hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế Nghiên cứu thực trạng về việc áp dụng hệ thống kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam thông qua khảo sát, nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tạp chí, .... Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu của đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng trong việc tổng hợp các tài liệu, dữ liệu về cơ sở lý luận về kế toán, kế toán liên quan đến các đơn vị sự nghiệp có thu. Tổng hợp dữ liệu thu được thông qua khảo sát thực tế với bảng câu hỏi đã được thiết kế với các loại thang đo khác nhau. - Phương pháp phân tích: Được sử dụng để phân tích những dữ liệu, tài liệu phù hợp với đối tượng nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp của cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt
  17. Nam hiện nay. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện. - Phương pháp đối chiếu so sánh: Được sử dụng để đối chiếu, so sánh hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu với chuẩn mực kế toán quốc tế, với các hệ thống văn bản pháp lý của các lĩnh vực khác có liên quan. - Phương pháp thống kế: thực hiện thống kê dữ liệu khảo sát và phân tích dữ liệu thành các biểu đồ, các bảng biểu thể hiện kết quả khảo sát làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp Chương 2: Thực trạng hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu ở Việt Nam hiện nay Ngoài kết cấu 3 chương của luận văn còn các các phụ lục để minh họa cho nội dung tương ứng ở các chương
  18. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC ĐƠN VỊ HCSN. 1.1. Kế toán và hệ thống kế toán: 1.1.1. Bản chất và vai trò của kế toán: 1.1.1.1. Bản chất kế toán: Có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của kế toán và điều này ảnh hưởng đến việc phát triển các lý thuyết về kế toán Tuy nhiên ở mọi cách tiếp cận thì kế toán luôn luôn được xác định là một hệ thống cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức nhất định để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau. Qua đó, có thể thấy bản chất của kế toán được mô tả như sau: - Kế toán là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận được gắn kết mật thiết với nhau trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, cùng vận hành trong một hệ thống - Kế toán là một hệ thống đặc trưng riêng của từng tổ chức cụ thể, nhất định với cơ cấu tổ chức và vận hành hệ thống phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của tổ chức đó. - Kế toán là một hệ thống thông tin cung cấp những thông tin có tính hệ thống và tổng hợp về các hoạt động kinh tế - tài chính, một trong những nội dung hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Hơn nữa những thông tin mà kế toán cung cấp phải có tính hữu dụng cho các đối tượng sử dụng ở bên trong đơn vị nhằm thực hiện các chức năng quản trị và cho các đối tượng bên ngoài có thể hiểu và đánh giá đúng tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của đơn vị nhằm thực hiện các quyết định kinh doanh. Các đặc điểm trên cho thấy kế toán luôn luôn có sự vận động, phát triển không ngừng để tự hoàn thiện nhằm đảm bảo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng như tính đa dạng của các đối tượng sử dụng. Hơn thế nữa, kế toán là một quá trình tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhằm đảm bảo cho các hoạt động của đơn vị hoạt động một cách ổn định. Vì vậy, cũng có thể thấy rằng kế toán vừa có chức năng thông tin
  19. 2 vừa có chức năng kiểm tra, giám sát. Với 2 chức năng này kế toán không chỉ phản ánh được tình hình tài sản, sự vận động tài sản cũng như tình hình tài chính của đơn vị mà còn kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Chức năng thông tin thực hiện thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin về tài sản và sự vận động của nó cũng như cung cấp thông tin về hoạt động của tổ chức một cách thường xuyên, liên tục, toàn diện để phục vụ nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau. Thông tin của kế toán được tổng hợp, phân loại và xử lý theo một nguyên tắc thống nhất được pháp luật công nhận và do vậy nó có tính pháp lý và trung thực Chức năng kiểm tra thực hiện xem xét, đối chiếu và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị theo yêu cầu quản lý và việc chấp hành luật pháp, chấp hành nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị. Những quy định, nguyên tắc kế toán và yêu cầu của kế toán chức năng kiểm tra phải được thực hiện đồng thời với quá trình phản ánh các nghiệp vụ phát sinh nhằm mục đích đảm bảo các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đi đúng hướng và đúng mục đích. Và căn cứ vào tính chất của thông tin và đối tượng nhận thông tin thì kế toán được phân biệt thành kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán tài chính thực hiện viêc cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động của một tổ chức để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài đơn vị. Kế toán quản trị thực hiện công việc cung cấp thông tin về quá trình hình thành, phát sinh doanh thu và chi phí thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phục vụ cho yêu cầu quản lý trong nội bộ đơn vị. Kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo thông tin cung cấp phản ánh được các sự kiện đã, đang và sắp xảy ra trong hoạt động của đơn vị Từ một số vấn đề lý luận trên, có thể nói rằng kế toán là khoa học và nghệ thuật trong viêc ghi nhận, thu thập, đánh giá giá trị tài sản của một tổ chức và qua đó cung cấp những thông tin về nguồn hình thành và sự vận động của tài sản trong
  20. 3 các tổ chức (bao gồm cả các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận và các tổ chức phi lợi nhuận).. Khi nghiên cứu kế toán dưới góc độ là một hệ thống thông tin trong hệ thống quản lý thì đó là một khoa học về quá trình thu thập thông tin, xử lý, tổng hợp và chuyển tải thông tin thông qua một hệ thống các phương pháp mang tính đặc thù. Còn khi nghiên cứu kế toán dưới góc độ là một công cụ quản lý thì đó là một nghệ thuật vận dụng công cụ này vào điều kiện cụ thể về môi trường pháp lý và kinh doanh trong hoạt động của một tổ chức để tạo ra những thông tin có tính hữu ích cao cho các đối tượng sử dụng. Tuy nhiên cần khẳng định rằng dù nghiên cứu kế toán dưới khía cạnh khoa học hay nghệ thuật thì khi bàn đến bản chất của kế toán đều phải xác định rằng kế toán có hai chức năng là chức năng thông tin và chức năng kiểm tra. Hai chức năng này gắn kết với nhau trong quá trình thực hiện công tác kế toán và tạo cho kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quản lý hoạt động kinh tế nói chung và quản lý hoạt động của từng đơn vị kế toán nói riêng. 1.1.1.2. Vai trò của kế toán: Kế toán có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin đối với đơn vị kế toán và các đối tượng khác có liên quan có nhu cầu sử dụng thông tin. Đó là các nhà quản trị của bản thân doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài như cổ đông, nhà đầu tư, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (các cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính). Đối với mỗi đối tượng khác nhau vai trò của thông tin được cung cấp cũng khác nhau và có thể chia làm 2 nhóm đối tượng sử dụng là nhóm các đối tượng bên trong (đơn vị kế toán) và nhóm các đối tượng bên ngoài. Đối với các đối tượng bên trong đơn vị kế toán: Kế toán là công cụ quản lý giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; là công cụ quản lý quan trọng đối với nhà quản trị ở các cấp độ khác nhau trong bản thân doanh nghiệp để thực hiện quá trình quản lý và điều hành đơn vị theo mục tiêu chung. Kế toán cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoạn, từng thời kỳ và là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp. Kế toán cung cấp thông tin cho các nhà quản trị trong việc liên kết các quá trình quản lý với
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0