intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng ngành hàng nhựa bao bì của Công ty cổ phần sản xuất nhựa Duy Tân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

106
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đánh giá thực tiễn hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân; đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng ngành hàng nhựa bao bì của Công ty cổ phần sản xuất nhựa Duy Tân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VẠN AN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG NHỰA BAO BÌ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT NHỰA DUY TÂN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VẠN AN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG NHỰA BAO BÌ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT NHỰA DUY TÂN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHƯỚC MINH HIỆP TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Vạn An
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 4 1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng ................................................................................ 4 1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng ............................................................................... 4 1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ...................................................................... 6 1.2 Các yếu tố trong quản trị chuỗi cung ứng ........................................................... 13 1.2.1 Hoạch định......................................................................................................... 15 1.2.2 Cung ứng nguyên vật liệu .................................................................................. 15 1.2.3 Sản xuất ............................................................................................................. 16 1.2.4 Giao hàng........................................................................................................... 16 1.2.5 Thu hồi hàng ...................................................................................................... 16 1.3 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng ...................................................................... 16
  5. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG NHỰA BAO BÌ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT NHỰA DUY TÂN .................................................................................................................. 18 2.1 Tổng quan về ngành nhựa Việt Nam ..................................................................... 18 2.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân ....................................... 20 2.3 Thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty .................................... 27 2.3.1 Sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng ............................................................................ 27 2.3.2 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng ngành hàng nhựa bao bì tại Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân .............................................................................................. 28 2.4 Đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng......................................................... 47 2.4.1 Những kết quả đạt được ..................................................................................... 47 2.4.2 Những mặt còn hạn chế ..................................................................................... 49 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị chuỗi cung ứng tại công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân .............................................................................................. 51 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG NHỰA BAO BÌ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT NHỰA DUY TÂN ................................................................................. 53 3.1 Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2015-2020 ....................................... 53 3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp ....................................................................................... 53 3.3 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng ngành hàng nhựa bao bì của Duy Tân ......................................................................... 54 3.3.1 Giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạch định ........................................................ 54 3.3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng vật tư ................................................. 56
  6. 3.3.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động sản xuất ............................................................ 57 3.3.4 Giải pháp hoàn thiện hoạt động giao hàng .......................................................... 57 3.3.5 Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý hàng trả về ........................................... 57 3.4 Kiến nghị .............................................................................................................. 58 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ B2B: Khách hàng tổ chức (Business to Business) B2C: Khách hàng tiêu dùng (Business to Customer) BOM: Định mức vật tư (Bill of material) ERP: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiêp (Enterprise Resource Planning) JIT: Quản lý sản xuất tức thời (Just In Time) KPI: Chỉ số đo lường hiệu suất (Key Performance Indicator) Lead Time: Thời gian thực hiện đơn hàng MOQ: Sản lượng đặt hàng tối thiểu (Minimum of quantity) MRP: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (Material requirements planning) R&D: Nghiên cứu và phát triển (Research and Develope) SC: Chuỗi cung ứng (Supply Chain) SCM: Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) TQM: Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management)
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Doanh thu từ năm 2010-2013 của Duy Tân ................................................ 25 Bảng 2.2: So sánh sản lượng dự báo và nhu cầu thực tế một số khách hàng lớn giai đoạn tháng 04 – tháng 09 năm 2014 ................................................................... 30 Bảng 2.3: Thống kê điều chỉnh nhu cầu tuần của Kinh Doanh .................................... 33 Bảng 2.4: Những sản phẩm không đáp ứng lịch giao hàng do thiếu keo 2 quý đầu năm 2014 .......................................................................................................... 40 Bảng 2.5: Nhu cầu xe giao hàng tuần 23 ..................................................................... 45 Bảng 2.6: Nhu cầu xe giao hàng tuần 24 ..................................................................... 45
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình một dây chuyền cung ứng sản phẩm ............................................... 5 Hình 1.2: Mô hình tổ chức chuỗi cung ứng theo chức năng ........................................ 10 Hình 1.3: Mô hình tổ chức chuỗi cung ứng trong thời kỳ quá độ ................................ 11 Hình 1.4: Mô hình tổ chức chuỗi cung ứng hợp nhất từng phần .................................. 12 Hình 1.5 Mô hình tổ chức chuỗi cung ứng hợp nhất ................................................... 13 Hình 1.6: Mô hình hoạt động chuỗi cung ứng tổng quát ............................................. 14 Hình 2.1: Sản lượng nhựa Việt Nam giai đoạn 2000-2010 (đơn vị: nghìn tấn) ............ 18 Hình 2.2: Các nước cung cấp chính nguyên liệu nhựa cho Việt Nam .......................... 19 Hình 2.3: Các nhà cung cấp chính máy móc và thiết bị sản xuất nhựa cho Việt Nam.. 20 Hình 2.4: Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân ................................................... 21 Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân ............................. 24 Hình 2.6: Một số khách hàng chiến lược trong nước của Công ty Duy Tân ................ 26 Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức khối Chuỗi Cung Ứng của Duy Tân...................................... 27 Hình 2.8: Quy trình hoạch định nguồn lực của Duy Tân ............................................. 29 Hình 2.9: Kết quả thống kê về độ chính xác về dự báo của Thái Lan .......................... 31 Hình 2.10: Quy trình tạo định mức vật tư cho sản phẩm của Duy Tân ........................ 34 Hình 2.11: Quy trình lập kế hoạch vật tư của Duy Tân ............................................... 37 Hình 2.12: Quy trình lập kế hoạch mua hạt nhựa của Duy Tân ................................... 39 Hình 2.13: Quy trình đánh giá nhà cung ứng .............................................................. 41 Hình 2.14: Quy trình triển khai sản xuất tại Duy Tân.................................................. 43
  10. Hình 2.15: Quy trình triển khai lịch giao hàng tại Duy Tân ........................................ 44 Hình 2.16: Quy trình giải quyết khiếu nại khách hàng tại Duy Tân ............................. 47 Hình 3.1: Mô hình tổ chức Chuỗi cung ứng đề nghị tại Duy Tân ................................ 55
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng từ cuối 2008 đến nay và có thể kéo dài đến hết năm 2015. Ngoài ra các doanh nghiệp phải đối mặt với sự xâm nhập của các tập đoàn lớn ở thị trường trong nước. Trước thực tế đó, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tái cấu trúc lại hoạt động, xem xét lại chiến lược và mô hình hoạt động của mình, tiến hành cũng cố lại toàn bộ hệ thống quản lý như: hệ thống khách hàng, tình hình sử dụng nhân sự hay tất cả các chi phí trong quá trình hoạt động của hệ thống, tất cả phải được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Trong những quy trình cần xem xét và củng cố hệ thống quản lý thì việc xem xét lại quá trình quản lý chuỗi cung ứng là vô cùng qua trọng, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động và uy tín của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn này. Chuỗi cung ứng không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau từ đầu vào đến đầu ra của doanh nghiệp. Do đó, chuỗi cung ứng là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược đến hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược. Hiện nay ở Việt Nam có rất ít doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và được đánh giá cao trong khu vực vì hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến việc xây dựng chuỗi cung ứng. Hoạt động của doanh nghiệp còn mang tính riêng lẻ, chưa liên kết chặt chẽ với nhau, chi phí sản xuất còn cao. Để hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả và hạn chế được những yếu kém thì các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình. Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân hiện là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhựa tại Việt Nam, với hơn 25 năm kinh nghiệm, Duy Tân không ngừng vượt qua những thách thức, biến động của dòng chảy kinh tế thị trường để vươn
  12. 2 đến những tầm cao mới. Mục tiêu của công ty luôn hướng đến sự hoàn thiện trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng. Ngành hàng bao bì nhựa dành cho các khách hàng tổ chức là một trong những ngành hàng chủ lực của Duy Tân, ngành hàng này đang chứng kiến sự tham gia ồ ạt của nhiều tập đoàn nước ngoài lớn và một số khách hàng của Duy Tân đã bắt đầu chuyển sang đặt hàng từ các công ty này. Vì vậy, công ty cần phải xem xét, hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của mình để hướng đến sự hoàn hảo của tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, giữ vững và phát triển thị phần của công ty. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG NHỰA BAO BÌ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT NHỰA DUY TÂN” để thực hiện luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu của đề tài Đánh giá thực tiễn hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân. Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân. 3. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng 4. Phạm vi nghiên cứu Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính: tiến hành thảo luận nhóm với một số cán bộ công nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân về các nội dung quan trọng trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty.
  13. 3 Nghiên cứu định lượng: tiến hành khảo sát các khách hàng của công ty bằng bảng câu hỏi, sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để đánh giá và rút ra các ưu nhược điểm quản trị chuỗi cung ứng của Công ty. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. Thu thập số liệu: - Dữ liệu sơ cấp: từ cán bộ quản lý của Công ty thông qua bảng câu hỏi. - Dữ liệu thứ cấp: các số liệu, báo cáo tình hình hoạt động của Công ty giai đoạn 2010-2013. Xử lý số liệu: số liệu được xử lý trên phần mềm Excel. 6. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng ngành hàng B2B tại Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng ngành hàng B2B tại Công ty Cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân. Kết luận
  14. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP Chương 1 sẽ trình bày khái quát cơ sở lý luận chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, lịch sử hình thành và phát triển, các thành phần cũng như lợi ích của chuỗi cung ứng mang lại cho doanh nghiệp. 1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng 1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng: - Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. (Nguồn: Hồ Tiến Dũng, 2009, trang 381). - Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường. (Nguồn: Lambert et al, 1998). - Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng. (Nguồn: Chopra Sunil and Meindl, 2001). - Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng. (Nguồn: Ganesham et al, 1995).
  15. 5 Hình 1.1: Mô hình một dây chuyền cung ứng sản phẩm (Nguồn: An Approach towards overall supply chain efficiency – Hai Lu & Yirong Su, 2002, trang 08). Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng, nói chung đều mô tả chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau, trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Chuỗi này được bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệu thô và người tiêu dùng là mắc xích cuối cùng của chuỗi. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Ví dụ một chuỗi cung ứng bắt đầu với các doanh nghiệp khai thác nguyên liệu từ đất - chẳng hạn như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và lương thực – và bán chúng cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu. Các doanh nghiệp này, đóng vai trò như người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ các nhà sản xuất linh kiện, họ sẽ tiếp tục chế biến vật liệu này thành các vật liệu thích hợp (như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm đã kiểm tra). Đến lượt
  16. 6 mình, các nhà sản xuất linh kiện phải đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng của họ - nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng. Đầu ra của quá trình này là các linh kiện hay các chi tiết trung gian (như dây điện, vải, mạch in, những chi tiết cần thiết...). Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng (các công ty như IBM, General Motors, Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm hoàn thành, bán chúng cho người bán sỉ hoặc nhà phân phối, để rồi những thành viên này sẽ bán chúng lại cho nhà bán lẻ, những người thực hiện sứ mệnh đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này bao hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng. 1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng 1.1.2.1 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là hoạch định, thiết kế, kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. (Nguồn: Hồ Tiến Dũng, 2009). Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các mối quan hệ bên trên và bên dưới, với nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp giá trị khách hàng cao nhất với chi phí thấp nhất tính cho tổng thể chuỗi cung ứng. (Nguồn: Martin Christopher, Logistics and Supply Chain Management, 1992). Trong “Strategis Logistic Management”, James R. Stock và Douglas M. Lamber định nghĩa rằng: “Quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp nhất các quy trình hoạt động kinh doanh chủ yếu từ ngươi tiêu dùng cuối cùng cho đến những nhà cung ứng đầu tiên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, thông tin, từ đó gia tăng giá trị cho khách hàng và các cổ đông”.
  17. 7 1.1.2.2 Phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối Kênh phân phối là một thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trong marketing: - Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng. - Là một nhóm tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động phân phối làm cho sản phẩm/dịch vụ ở trạng thái sẵn sàng để khách hàng có thể mua sắm và tiêu dùng một cách thuận tiện. - Là dòng chảy của sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay người tiêu dùng. Kênh phân phối là một bộ phận của chuỗi cung ứng. Do đó, nói đến kênh phân phối là nói đến hệ thống bán hàng hòa, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. 1.1.2.3 Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng với quản trị logistics Theo quan điểm “7 right” thì Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng số lượng, đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho đúng khách hàng. Logistics là quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, logistics là một phần của chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến khách hàng. Hay nói khác đi rằng: quản trị logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu lực, hiệu quả hoạt động vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ từ điểm đầu đến điểm tiêu thụ cuối cùng với mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó, theo nghĩa rộng, quản trị logistics là quản trị chuỗi cung ứng. Theo nghĩa hẹp, nếu chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong và phân phối ra bên ngoài thì logistics chỉ là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng.
  18. 8 1.1.2.4 Lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng Trong suốt những năm 1950 và 1960, các công ty của Mỹ áp dụng công nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến sản xuất, trong khi ít chú ý đến việc tạo mối quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc thiết kế quy trình và tính linh hoạt, hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm. Thiết kế và phát triển sản phẩm mới diễn ra chậm chạp, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lực nội bộ, công nghệ và công suất.Tồn kho tăng cao trong sản xuất do các nhà máy tăng tồn kho để máy móc hoạt động thông suốt và ổn định dòng nguyên vật liệu. Trong những năm 1960 và 1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII) được phát triển, sự quan trọng của quản trị hiệu quả nguyên vật liệu càng được nhấn mạnh. Sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho các phần mềm kiểm soát tồn kho ngày càng hiệu quả, góp phần làm giảm đáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền thông nội bộ về nhu cầu của các chi tiết cần mua cũng như nguồn cung. Những năm 1980 được xem là thời kỳ nền móng cho quản trị chuỗi cung ứng. Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên được sử dụng phổ biến trên nhiều báo chí của Mỹ. Cạnh tranh thị trường khốc liệt vào đầu những năm 1980 đã buộc các nhà sản xuất phải tìm cách cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng mức độ phục vụ khách hàng. Các hãng sản xuất áp dụng Just In Time và chiến lược quản trị chất lượng toàn diện TQM nhằm cải thiện chất lượng, nâng cao hiệu suất và cải thiện thời gian giao hàng. Tồn kho nguyên vật liệu giảm hơn trước khiến các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích và tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược giữa nhà cung cấp – người mua – khách hàng. Để giải quyết những thách thức đang gia tăng vào đầu những năm 1990, các nhà sản xuất bắt đầu mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp có chất lượng cao, nổi tiếng và được chứng nhận. Ngoài ra, các hãng sản xuất còn yêu cầu các nhà cung cấp tham gia
  19. 9 vào việc phát triển sản phẩm mới, đóng góp ý kiến nhằm cải thiện dịch vụ, chất lượng và hạ chi phí chung. Doanh số của các doanh nghiệp sản xuất tăng nhờ vào sự cải tiến chất lượng, phân phối và thiết kế sản phẩm, cũng như giảm chi phí. Nhiều đối tác chiến lược giữa nhà cung cấp – người mua đã thành công. Vào cuối những năm 1990, quản trị chuỗi cung ứng trở nên phổ biến hơn, được xem là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các nhà quản trị bắt đầu nhận thức sâu sắc hơn về sự khác biệt giữa logistics và quản trị chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng mới được nhìn nhận như là hoạt động hậu cần bên ngoài doanh nghiệp. Khi áp dụng quản trị chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp bắt đầu hiểu được sự cần thiết phải tích hợp tất cả các quy trình kinh doanh then chốt giữa các bên tham gia trong chuỗi, cho phép chuỗi cung ứng hoạt động thống nhất. Cách thức tổ chức chuỗi cung ứng thay đổi tương ứng với lịch sử phát triển của nó. Dưới đây là một số mô hình tiêu biểu.
  20. 10 Mô hình theo chức năng: phổ biến ở những năm 70 và 80, cho đến ngày nay còn nhiều doanh nghiệp vẫn còn sử dụng mô hình này Hình 1.2: Mô hình tổ chức chuỗi cung ứng theo chức năng (Nguồn: “Strategic Supply Chain Management”- Chapter 3: Design your organization for performance, page 108)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1