Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La
lượt xem 15
download
Luận văn "Hoàn thiện quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La" với mục tiêu nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý quỹ và quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân nói riêng; đánh giá thực trạng và kết quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2017; phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------ TRẦN THỊ NGỌC HÀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN CỦA TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------ TRẦN THỊ NGỌC HÀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN CỦA TỈNH SƠN LA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH HẢI HÀ NỘI, NĂM 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn: “Hoàn thiện quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, số liệu trong luận văn do cán bộ nghiệp vụ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La cung cấp và kết quả thu thập từ các nguồn tài liệu tin cậy đã được công bố trung thực và có nguồn gốc rõ ràng./. Hà Nội, tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Ngọc Hà
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Hoàn thiện quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La” tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của nhiều tập thể, cá nhân. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại, các thầy, cô trong trường và cán bộ quản lý Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Thanh Hải - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và các ý kiến đóng góp quý báu hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi còn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các đồng nghiệp tại địa điểm nghiên cứu. Nhân dịp này xin được gửi sự cảm ơn tới tập thể Thường trực, các đồng chí trong Ban điều hành quỹ, cán bộ Hội Nông dân tỉnh Sơn La và các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này./. Hà Nội, tháng 10 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Ngọc Hà
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ...................................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài..........................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................................................ 5 3.1. Mục tiêu.................................................................................................................................... 5 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .................................................................................................. 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 5 4.1. Đối tượng: ..............................................................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................................................ 6 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................................... 6 5.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu................................................................................... 7 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.......................................................................... 7 7. Kết cấu luận văn ......................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.............. 9 VỀ QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN ........................................................................ 9 1.1. Tổng quan về Quỹ Hỗ trợ nông dân.................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm.............................................................................................................................. 9 1.1.2 Quá trình hình thành, bản chất, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ........................................ 9 1.1.3. Đặc điểm và nguyên tắc hoạt động ................................................................................ 14 1.1.4. Vai trò ..................................................................................................................................16 1.2. Quản lý nhà nước về Quỹ Hỗ trợ nông dân ...................................................................167 1.2.1. Khái niệm............................................................................................................................ 16 1.2.2 Sự cần thiết của quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân......................................19 1.2.3. Nội dung quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân ......................................................................... 20 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân ............................................. 26 1.3.1. Bộ máy quản lý và chất lượng cán bộ...........................................................................27 1.3.2. Cơ chế, chính sách và sự phối hợp các bên liên quan................................................27 1.3.3. Trang thiết bị và công nghệ thông tin............................................................................. 28 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và bài học rút ra cho Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La .................................................................................................................................28 1.4.1 Kinh nghiệm một số địa phươn trong quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân ....................2828 1.4.2 Những bài học có thể tham khảo cho hoạt động quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La...................................................................................................................................31
- iv CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN CỦA TỈNH SƠN LA.........................................................................................................................................33 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La........................................................ 33 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên tỉnh Sơn La ........................................................................................ 33 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Sơn La............................................................................... 35 2.2. Tình hình quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La ............................................. 38 2.2.1 Về tổ chức hoạt động, bộ máy.......................................................................................... 38 2.2.2 Kết quả công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La .............................. 43 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QHTND của tỉnh Sơn La ................................. 62 3.3.1 Bộ máy quản lý và chất lượng cán bộ............................................................................. 62 3.3.2 Cơ chế - chính sách và sự phối hợp hoạt động với các bên liên quan...................... 64 3.3.3 Các hoạt động chỉ đạo, trang thiết bị công nghệ thông tin ......................................... 67 2.4. Đánh giá về công tác quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân........................................................ 68 2.4.1. Kết quả đạt được................................................................................................................ 68 2.4.2 Những tồn tại, hạn chế ....................................................................................................... 82 2.4.3 Nguyên nhân của các tồn tại............................................................................................. 83 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN CỦA TỈNH SƠN LA ..................... 85 3.1. Phương hướng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La.................................... 85 3.1.1. Định hướng chung............................................................................................................. 85 3.1.2. Mục tiêu...............................................................................................................................86 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La.......................... 87 3.2.1. Hoàn thiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huy động vốn............................. 87 3.2.2. Hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ quản lý, điều hành Quỹ -Thực hiện nghiêm túc quy trình và nghiệp vụ tín dụng ............................................................................................... 88 3.2.3. Quản lý thu hồi vốn........................................................................................................... 89 3.2.4. Hoàn thiện về bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ....................................................................................................................................89 3.2.5. Hoàn thiện hoạt động kiểm tra, giám sát đảm bảo hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân an toàn và hiệu quả ................................................................................................ 92 3.2.6. Coi trọng công tác thi đua, biểu dương, khen thưởng. ................................................ 93 3.3 Một số kiến nghị..................................................................................................................... 93 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 01 PHỤ LỤC 02
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành BQ : Bình quân BĐH : Ban điều hành CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá DN : Doanh nghiệp GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HĐND : Hội đồng nhân dân HND : Hội nông dân HTND : Hỗ trợ nông dân HVND : Hội viên nông dân HTX : Hợp tác xã KT-XH : Kinh tế xã hội MTTQ : Mặt trận tổ quốc NNNDNT : Nông nghiệp, nông dân, nông thôn NSNN : Ngân sách Nhà nước QHTND : Quỹ Hỗ trợ nông dân TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân XD NTM : Xây dựng nông thôn mới
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp tỉnh Sơn La…….…....39 ình 3.2: Sơ đồ BCH các cấp của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La……………….…..41 ình 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hội Nông dân tỉnh Sơn La……………………….......…42 Bảng 3.1: Tổng nguồn vốn của quỹ tính đến ngày 31/12/2017…………………………..42 Bảng 3.2: Nguồn vốn quỹ HTND các cấp của tỉnh quản lý tính đến ngày 31/12/2017…43 Bảng 3.3: Kết quả huy động vốn quỹ HTNDcủa tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2017……48 Bảng 3.4: Mức phí vay từ quỹ HTND tỉnh Sơn La, giai đoạn 2015-2017…………...….52 Bảng 3.5: Tình hình cho vay vốn quỹ HTND của tỉnh Sơn La từ 2015-2017……….….53 Bảng 3.6: Hoạt động cho vay vốn theo hình thức sản xuất……………...………….……56 Bảng 3.7: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2015-2017…………….………...……….…. 57 Bảng 3.8 Kết quả hoạt động thu quỹ HTND tỉnh Sơn La, 2015-2017….…….………...58 Bảng 3.9: Tình hình chi của quỹ HTND tỉnh Sơn La, 2015-2017……………………......60 Bảng 3.10: Đánh giá về bộ máy quản lý quỹ HTND của cán bộ quỹ……………….……..64 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của QHTND tỉnh Sơn Bảng 3.11: La…………………………………………………………………………..…..65 Bảng 3.12: Đánh giá về cơ chế hoạt động quỹ HTND tỉnh Sơn La của cán bộ quỹ….…...66 Bảng 3.13: Đánh giá về sự phối hợp với các bên liên quan với quỹ HTND tỉnh……..…...67 Đánh giá của người dân về công tác quản lý của quỹ HTND từ năm 2015 - Bảng 3.14: 2017…………………………………………………………………………....69 Bảng 3.15: Đánh giá của HVND về quản lý, kiểm tra và giám sát quỹ HTND tỉnh……....72 Bảng 3.16: Đánh giá của cán bộ Quỹ về hoạt động kiểm tra, giám sát………………........74 Bảng 3.17: Đánh giá về công tác quỹ từ phía hộ nông dân …………………………….…75
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong nông dân, tạo điều kiện cho hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam góp phần thực hiện các chương trình kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp - nông thôn, Quỹ hỗ trợ nông dân Việt Nam đã được thành lập ngày 26/7/1995 và chịu sự quản lý, điều hành của Trung ương Hộii Nông dâni Việt Nam. Đây được coi là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - Tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân cụ thể hóa vai trò, nhiệm vụ của mình bằng các hoạt động cụ thể, gắn liền với lợi ích hợp pháp của hội viên. Cụ thể hóa chủ trương trên, Ngày 29 tháng 4 năm 1996 Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành quyết định số 737/QĐ-UB về việc lậpQuỹ Hỗ trợ nông dân với mục tiêu hỗ trợ, gắn kết nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đưa kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào cải thiện bộ mặt nông thôn trong tình hình mới. Để nâng cao hiệu quả quản lý, Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La yêu cầu sử dụng Quỹ phải lồng ghép được với các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ và dạy nghề khác của tổ chức Hội. Đó là các họat động tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; cung ứng phân bón, thức ăn chăn nuôi chậm trả và các vật tư nông nghiệp khác; dạy nghề nông nghiệp cho ihội viên. Nguồn vốn Quỹ HTND cũng được sử dụng như một công cụ làm thay iđổi ivề nhận thức tư duy sản xuất của hội viên, nông dân từ làm ăn nhỏ lẻ, manh mún
- 2 tiến tới liên kết, hợp tác với nhau qua các hình thức kinh tế tập thể. Tăng cường liên kết từ mô hình nhỏ, đơn giản như tổ, nhóm nông dân cùng sở thích, tổ hợp tác, chi hội nghề nghiệp đến hợp tác xã, thậm chí hình thành doanh nghiệp do nông dân góp cổ phần… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La đang bộc lộ những hạn chế trong công tác quản lý như: Về cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động: Hệ thống tổ chức, quản lý điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân chưa hoàn thiện cả về pháp nhân, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ. Việc phân công quản lý, điều hành Quỹ, tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn chưa thống nhất. Về vận động xây dựng quỹ ở cấp cơ sở còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn số vốn của QHTND các cấp trông chờ kinh phí từ nguồn ngân sách chuyển sang; Các xã trên địa bàn tỉnh Sơn La đều xây dựng Quỹ nhưng mới chỉ đạt con số khiêm tốn. Nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của nông dân rất lớn nhưng số tiền được vay quá ít. Nguồn vốn vận động ủng hộ còn hạn chế nên quỹ chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu vay vốn của nông dân trong tỉnh..; Cơ chế chỉ đạo, quản lý và điều hành, kiểm tra giám sát hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân chưa thực sự rõ ràng và thống nhất ở các cấp Hội... Xuất phát từ thực trạng trên để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, học viên chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý kinh tế nhằm cung cấp cơ sở khoa học trong việc hoàn thiện và nhân rộng mô hình quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân góp phần nâng cao hiệu quả của Quỹ Hỗ trợ nông dân dưới góc độ của đơn vị làm công tác quản lý.
- 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của nhiều tác giả và tập thể tác giả liên quan đến công tác xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn… có thể kể một số công trình như: Luận án “Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa hoàn thành vào năm 2009. Dựa vào khung lý thuyết về tấn công đói nghèo của Ngân hàng thế giới và phương pháp đánh giá chính sách đói nghèo, luận án đã tiến hành đánh giá chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Luận án tiến sĩ “Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2020” củaTS. Lê Kiên Cường tập trung vào phân tích thực trạng các tổ chức tài chính vi mô đã rút ra một số kết luận đáng chú ý trong công tác tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo. Luận án tiến sĩ “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” của TS. Hà Quang Trung năm 2014 đã chỉ ra cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách về tín idụng cho người nghèo, nâng mức vay cao hơn, thời hạn cho vay dài hơn để phù hợp với yêu cầu sản xuất của người dân. TS. Chu Tiến Quang (2005), Huy động và sử dụng vốn các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn - Thực trạng và giải pháp. Đây là một công trình nghiên cứu bước đầu của nhóm cán bộ thuộc Ban chính sách phát triển kinh tế nông thôn, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương phối hợp với một số cộng tác viên nghiên cứu, tổng hợp, khảo sát thực tiễn về tình hình huy động và sử dụng nguồn lực đất đai, lao động và vốn phục vụ cho phát triển sản xuất Nông nghiệp và kinh tế nông thôn những năm gần đây.
- 4 Phát triển Tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, chủ biên Nguyễn Kim Anh và nhóm tác giả (2010). Công trình nghiên cứu đã đưa ra được cái nhìn tổng thể về tài chính vi mô Việt Nam, những thuận lợi khó khăn trong giai đoạn phát triển trước mắt, và những đề xuất cho các hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô theo hướng chuyên nghiệp hóa. GS.TS. Lê Quốc Quý – Phó Giám đốc Học viện chủ biên (2012): “Chính sách xóa đói và giảm nghèo thực trạng và giải pháp”, tài liệu đưa ra vấn đề đói nghèo, thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công cuộc đổi mới, chống đói nghèo, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực thi chính sách xóa đói, giảm nghèo, từ đó đề xuất định hướng và mục tiêu, cơ chế và chính sách, những giải pháp để xóa đói, giảm nghèo cho giai đoạn phát triển tiếp sau. Hoàng Thị Bích Loan, Đinh Phương Hoa “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 30 năm đổi mới” Khái quát lại thực trạng của Nông nghiệp nông dân nông thôn nước ta trong 30 năm theo cơ chế mới, đánh giá những thành tựu đạt được, phân tích nguyên nhân của tồn tại yếu kém và đề xuất những biện pháp phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Nguyễn Sinh Cúc (2013), “Tổng quan nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 25 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa VI)”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 6. Bên cạnh những công trình nghiên cứu có tính chất chuyên sâu, còn có các báo cáo của Trung ương Hội, các tỉnh, thành phố. Báo cáo tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện “Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân” tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015, báo cáo cáo đã nêu ra những tác động tích cực, hiệu quả của Quỹ đối với hội viên, nông dân, đề
- 5 ra mục tiêu thực hiện “Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân” tỉnh Sơn La giai đoạn 2016– 2020. Qua tham khảo và nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về phát triển kinh tế inông nghiệp, nông thôn về xoá đói giảm nghèo… Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp về quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La. Xuất phát từ thực tế nêu trên và tình hình thực tế về quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân đây là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm của các cấp, các ngành trong công tác xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động, những tồn tại và nguyên nhân để đề xuất hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý quỹ và quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân nói riêng; Đánh giá thực trạng và kết quả hoạt động của Quỹ Hỗ itrợ nông dân tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2017; Phân tích inhững nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La; Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý Quỹi Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
- 6 - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tổ chức và hoạt động quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La trong thời giani2015 - 2017. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên toàn bộ 11 huyện, 01 thành phố có tổ chức Quỹ Hỗ trợ nông dân. - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý Quỹ HTND; thực trạng công tác quản lý Quỹ HTND và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu + Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, số liệu về kết quả hoạt động của quỹ, số liệu về tình hình thực hiện các hoạt động của các địa bàn nghiên cứu, số liệu so sánh các địa phương. Những số liệu này được kế thừa từ văn phòng thống kê Tỉnh, huyện; số liệu cũng được kế thừa từ các báo cáo nghiên cứu có liên quan, các ấn phẩm, tài liệu hội thảo, báo cáo tổng kết hoạt động của Quỹ, nguồn internet... + Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp bao gồm các số liệu về đánh giá của người dân, của các cấp quản lý Quỹ về tình hình hoạt động của quỹ, tính hiệu quả và hạn chế trong tổ chức điều hành Quỹ. Những đánh giá của người dân về quản lý quỹ được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn. Những ý kiến nhà quản lý được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp. Ý kiến của chuyên gia sẽ được tổng hợp và phân tích lồng ghép. + Phỏng vấn cá nhân
- 7 Đây là công cụ sử dụng bảng hỏi gợi ý đã được chuẩn bị sẵn, các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng rẽ phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn. Phỏng vấn trực tiếp cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lý Quỹ i Hỗ trợ i nông i dân cấp huyện, cấp xã. Đồng thời phỏng vấn hộ nông dân đã được sử dụng quỹ hỗ trợ này để phát triển kinh tế gia đình. 5.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu * Phương pháp thống kê, so sánh: Lấy kết quả hoạt động mới so sánh qua các năm. So sánh với các huyện trong tỉnh để có đánh giá cụ thể. * Phương pháp phân tích: Số liệu sau khi khảo sát được tổng hợp, phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel theo các mục tiêu nghiên cứu: phân tổ, tính tỷ lệ, vẽ biểu đồ… Cụ thể: Với các thông tin tổng hợp từ bảng hỏi, chúng tôi tiến hành mã hóa và thực hiện tính toán trên Excel để có được những chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Quỹ Hỗ trợ nông dân ra đời, hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra của Ban Thường vụ Trung ương Hội về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội, gắn các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tuyên truyền vận động nông dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong các hoạt động tư vấn dịch vụ, hỗ trợ vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, thu hút hội viên nông dân vào tổ chức Hội, thông qua đó xây dựng tổ chức Hội các cấp ngày càng vững mạnh. Luận văn đi nghiên cứu, phân tích được tác động, kết quả, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để thúc đẩy phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La trong thời gian tới phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- 8 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tài liệu tham khảo. Nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương. Cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân của tỉnh Sơn La.
- 9 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN 1.1. Tổng quan về Quỹ Hỗ trợ nông dân 1.1.1. Khái niệm Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam được thành lập trên cơ sở văn bản số 4035/KHTT ngày 26 tháng 7 năm 1995 và Quyết định số 673/QĐ - TTG ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ, chịu sự chỉ đạo, quản lý của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, đặt trụ sở tại cơ quan Trung ương Hội nông dân Việt Nam, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tên giao dịch tiếng anh của Quỹ là Supporting Fund for Famers, viết tắt là SFF. Trong khuôn khổ luận văn này, khái niệm Quỹ HTND được hiểu như sau: Quỹ HTND là một tổ chức tài chính đặc biệt có tư cách pháp nhân, có con dấu được đặt trong hệ thống tổ chức Hội Nông dân Việt Nam nhằm hỗ trợ vốn cho Hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận thông qua đó thu hút tập hợp Hội viên inông dân tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ chínhitrị củaiHội. 1.1.2 Quá trình hình thành, bản chất, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 1.1.2.1 Quá trình hình thành Quỹ Hỗ trợ nông dân Trong iquá itrình ithực ihiện iđường ilối iđổi imới inền ikinh itế iđất inước, iĐảng ivà inhà inước ita iđã iban ihành inhiều ichủ itrương ichính isách ivề itín idụng, ingân ihàng iphục ivụ iphát itriển iNông inghiệp, iNông ithôn ivà ikinh itế ihộ inông idân. i
- 10 Bên icạnh icác ihoạt iđộng itín idụng ichính ithức, Đảng và nhà nước còn khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quần chúng thành lập các loại Quỹ nhằm thu hút sự đóng góp của toàn xã hội tạo thêm nguồn lực giúp nông dân có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực ihiện icác ichủ itrương, ichính isách icủa iĐảng ivà inghị iquyết iĐại iHội iII icủa iHội iNông idân iViệt iNam i(năm i1993), i\Ban iThường ivụ TW HND iđã ichủ itrương ixây idựng iđề ián ithành ilập iQuỹ Hỗ trợ nông dân nhằm hỗ trợ nông dân, mà trước hết là nông dân nghèo có vốn phát triển sản xuất. Đề án đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý và Thủ tướng chính phủ chấp thuận. Ngày 2 tháng 3 năm 1996, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam. 1.1.2.2. Bản chất và cơ chế Quỹ Hỗ trợ nông dân Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam ra đời, hoạt động nhằm thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Hội về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội, gắn nhiệm vụ tuyên truyền vận động nông dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước với hoạt động tư vấn dịch vụ, thu hút hội viên nông dân vào tổ chức Hội, thông qua đó xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Quỹ Hỗ trợ nông dân hoạt động không vì mục tiêu kinh doanh lợi nhuận mà vì mục tiêu hỗ trợ vốn cho nông dân, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo; nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch
- 11 vụ đạt chất lượng, hiệu quả cao góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo và làm giàu, từng bước thực hiện “người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm”. Quỹ tự chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, đảm bảo chi phí quản lý, bù đắp rủi ro trừ những trường hợp ngoại lệ bất khả kháng. Thực hiện chế độ kế toán và quản lý tài chính theo đúng chế độ tài chính hiện hành; iPhân bổ vốn, itổ ichức ithu ihồiivốn,iphí khi đếnihạn;iTổ chứcitậpihuấn, iđào tạo chuyên imôn, inghiệpivụ choicán ibộ inhân iviên ilàm công itác iquỹ. Kiểm tra hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp. Quan hệ với các ngành tài chính, ngân hàng và các tổ chức đoàn thể có liên quan nhằm đẩy mạnh hoạt động của Quỹ. 1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân Cơ cấu tổ chức của Quỹi Hỗ trợ inông idân Việt Nam được chia thành 3 cấp: Quỹi Hỗ trợ nông dân Trung ương, trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Quỹ Hỗ trợinông idân cấp tỉnh, trực thuộc Hội Nông dân cấp tỉnh. Quy Hỗ trợ nông dân cấp huyện, trực thuộc Hội Nông dân cấp huyện. Quỹ Hỗ trợinông dân các cấp có con dấu riêng; mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước cùng cấp nơi Quỹ đóng trụ sở. Cấp xã không thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân cấp xã chịu trách ihiệm vận động tạo nguồn vốn; trực tiếp tổ chức các hoạt động hỗ trợ vốn, các hoạt động dịch vụ trợ giúp nông dân khác theo sự chỉ đạo của Hội Nông dân cấp trên và theo hợp đồng đã ký kết với icác tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác. Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp có trách nhiệm tổ chức bộ máy điều hành Quỹ, được gọi là Ban điều hành. Ban điều hành Quỹ i Hỗ trợ i nông i dân cấp nào do Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp đó quyết định thành lập và bổ nhiệm các chức danh trên cơ sở tổ chức bộ máy và biên chế được giao.
- 12 Cơ cấu tổ chức của Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân ở mỗi cấp gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ phận hoặc cán bộ chuyên môn giúp việc. Ban điều hành Quỹ Trung ương gồm Giám đốc, các Phó giám đốc, các Phòng chuyên môn nghiệp vụ. Ban điều hành Quỹ cấp tỉnh có Giám đốc, các Phó giám đốc và các cán bộ nghiệp vụ, kế toán, kiểm soát nội bộ, thủ quỹ. Ban điều hành Quỹ cấp quận huyện gồm Giám đốc, phó giám đốc và cán bộ nghiệp vụ, kế toán, thủ quỹ. Cán bộ, nhân viên Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Ban điều hành Quỹ có nhiệm vụ: Tiếp nhận nguồn vốn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương giao; huy động vốn đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước với các hình thức ủng hộ, cho mượn không lãi hoặc lãi suất thấp. Tiếp nhận và quản lý tiền vốn tài trợ, viện trợ, vốn ủy thác (toàn phần hoặc từng phần) từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho các hoạt động xây dựng và nhân rộng các mô hình hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Tổ chức thẩm định, tái thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn của người vay và thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định. Quản lý vốn và tài sản của Quỹ theo quy định của pháp luật. Thực hiện các dịch vụ chuyển tải vốn, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ hỗ trợ vốn khác do Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp giao. Phối hợp với các đơn vị và cá nhân tổ chức các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, tham quan trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước giúp người vay sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả cao. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý, điều hành Quỹ. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật và của Hội. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền giao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1456 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 825 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 397 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 340 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 183 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn