Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn theo hướng áp dụng Hiệp ước Basel
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu một số nội dung chủ yếu nêu tại các hiệp ước Basel I, Basel II và Basel III có khả năng áp dụng tại SCB; nghiên cứu một số nội dung chủ yếu nêu tại các hiệp ước Basel I, Basel II và Basel III có khả năng áp dụng tại SCB;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn theo hướng áp dụng Hiệp ước Basel
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MỸ HỒNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THEO HƯỚNG ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MỸ HỒNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THEO HƯỚNG ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã ngành: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG TP.Hồ Chí Minh - Năm 2014
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, không sao chép của người khác, được thực thiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tình hình thực tiễn. Học viên Trần Thị Mỹ Hồng
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NỘI DUNG THEO CHUẨN CỦA HIỆP ƯỚC BASEL .........................................................................4 1.1. Hiệp ước Basel trong quản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại...............4 1.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của các hiệp ước Basel ...4 1.1.2. Các nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel về QLRR tại Ngân hàng thương mại ...........................................................................................................5 1.1.2.1. Hiệp ước Basel I ..................................................................................5 1.1.2.2. Hiệp ước Basel II .................................................................................7 1.1.2.3. Hiệp ước Basel III ..............................................................................17 1.1.3. Tính cấp thiết của việc ứng dụng Hiệp ước Basel vào quản lý rủi ro Ngân hàng .........................................................................................................19 1.1.4. Bài học kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới về ứng dụng Hiệp ước Basel trong QLRR ......................................................................................20 1.2. Tổng quan về quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng ........................22 1.2.1. Các loại rủi ro chính trong hoạt động Ngân hàng ................................22 1.2.1.1. Khái niệm về rủi ro ...........................................................................22 1.2.1.2. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro ...................................................22 1.2.1.3. Các loại rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng ............................23 1.2.2. Quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng ..........................................25 1.2.2.1. Khái niệm về quản lý rủi ro ...............................................................25
- iii 1.2.2.2. Quy trình quản lý rủi ro ....................................................................25 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................28 CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN ..................................................................29 2.1. Giới thiệu tổng quan về SCB .......................................................................29 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................29 2.1.2. Một vài nét về tình hình hoạt động của SCB .........................................29 2.1.2.1. Quy mô vốn tự có và vốn chủ sở hữu. ................................................29 2.1.2.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR .........................................................32 2.1.2.3. Về công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý rủi ro .............................32 2.1.2.4. Về công tác hiện đại hoá công nghệ thông tin ...................................33 2.1.2.5. Hoạt động kinh doanh thẻ và Ngân hàng điện tử ..............................33 2.1.2.6. Hệ thống mạng lưới ...........................................................................34 2.2. Thực trạng rủi ro tại SCB ............................................................................35 2.3. Thực trạng QLRR tại SCB và đánh giá khả năng đáp ứng Hiệp ước Basel ......................................................................................................................37 2.3.1. Thực trạng QLRR tín dụng tại SCB và khả năng đáp ứng Hiệp ước Basel .38 2.3.1.1. Đặc điểm QLRR tín dụng tại SCB .....................................................38 2.3.1.2. Đánh giá QLRR tín dụng tại SCB và khả năng đáp ứng Hiệp ước Basel ................................................................................................................40 2.3.2. Thực trạng QLRR thị trường tại SCB và khả năng đáp ứng Hiệp ước Basel ...................................................................................................................42 2.3.2.1. Đặc điểm QLRR thị trường tại SCB...................................................42 2.3.2.2. Đánh giá QLRR thị trường tại SCB và khả năng đáp ứng Hiệp ước Basel ................................................................................................................44 2.3.3. Thực trạng QLRR vận hành tại SCB .....................................................45 2.3.3.1. Đặc điểm QLRR vận hành tại SCB ....................................................45 2.3.2.2. Đánh giá QLRR vận hành tại SCB và khả năng đáp ứng Hiệp ước Basel ................................................................................................................47
- iv 2.4. Một số thuận lợi và khó khăn khi áp dụng Hiệp ước Basel ......................47 2.4.1. Một số thuận lợi trong việc áp dụng Hiệp ước Basel tại SCB ..............47 2.4.2. Một số khó khăn trong việc áp dụng Hiệp ước Basel tại SCB ..............49 2.4.2.1. Hiệp ước Basel đòi hỏi cao về vốn ....................................................49 2.4.2.2. Chi phí cao khi thực hiện Hiệp ước Basel .........................................50 2.4.2.3. Hạ tầng công nghệ thông tin chưa phát triển ....................................50 2.4.2.4. Tính phức tạp của nội dung Hiệp ước Basel .....................................51 2.4.2.5. Thiếu các văn bản của các cơ quan chức năng về việc thực hiện Hiệp ước Basel. ........................................................................................................52 2.4.2.6. Thiếu đội ngũ nhân lực chất lượng cao .............................................53 2.4.2.7. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa đáp ứng .............................53 2.4.2.8. Các chuẩn mực báo cáo tài chính của Việt Nam cách xa chuẩn mực của các Hiệp định Basel .................................................................................54 KẾT LUẬN CHƯƠNG II.......................................................................................55 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THEO HƯỚNG ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL .....56 3.1. Định hướng QLRR theo các hiệp ước Basel tại SCB ................................56 3.1.1. Định hướng QLRR theo một số nội dung Hiệp ước Basel II ...............57 3.1.1.1. QLRR tín dụng ...................................................................................57 3.1.1.2. QLRR thị trường ................................................................................58 3.1.1.3. QLRR vận hành ..................................................................................58 3.1.2. Định hướng QLRR theo một số nội dung Hiệp ước Basel III ..............59 3.1.2.1. Đảm bảo hệ số Car đồng thời nâng cao chất lượng vốn tự có ..........59 3.1.2.2. Theo dõi tỷ lệ đảm bảo thanh khoản LCR .........................................60 3.2. Các giải pháp hoàn thiện QLRR đề xuất đối với SCB ..............................60 3.2.1. Nhóm giải pháp về thực hiện Hiệp ước Basel II ...................................60 3.2.1.1. Giải pháp cho QLRR tín dụng ..........................................................60 3.2.1.2. Giải pháp cho QLRR thị trường. .......................................................61 3.2.1.3. Giải pháp cho QLRR vận hành ..........................................................62
- v 3.2.1.4. Xây dựng môi trường thông tin công khai, minh bạch ......................63 3.2.2. Nhóm giải pháp về thực hiện Hiệp ước Basel III .................................63 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng vốn tự có ..........................................................63 3.2.2.2. Kiểm tra sức chịu đựng qua việc theo dõi chỉ tiêu đảm bảo thanh khoản. ..............................................................................................................63 3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác ...................................................................64 3.3. Các giải pháp hỗ trợ đề xuất đối với NHNN .............................................66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................70 KẾT LUẬN ..............................................................................................................71 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp KH Khách hàng LS Lãi suất NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước QLRR Quản lý rủi ro QLRRTD Quản lý rủi ro tín dụng QLRRTT Quản lý rủi ro thị trường QLRRVH Quản lý rủi ro vận hành TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TSC Tài sản có TSĐB Tài sản đảm bảo TSN Tài sản nợ TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu XHTD Xếp hạng tín dụng
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các tham số rủi ro sử dụng trong phương pháp IRB................................10 Bảng 2.1: Quy mô vốn tự có SCB từ đầu năm 2012 đến giữa năm 2013 .................30 Bảng 2.2: Quy mô VCSH và Tổng tài sản của 14 NH TMCP khu vực TPHCM .....31 Bảng 2.3: Số lượng điểm giao dịch của 14 NHTM tại TPHCM 2 thời điểm 31/12/12 và 30/06/13. ...............................................................................................................34
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Nội dung Hiệp ước Basel II ........................................................................7 Hình 2.1: Cơ cấu vốn tự có SCB từ đầu năm 2012 đến giữa năm 2013 ...................30 Hình 2.2: Tương quan so sánh quy mô VCSH và tổng TS của 14 NHTMCP khu vực TPHCM ...................................................................................................................................31 Hình 2.3: Hệ số CAR từ đầu năm 2012 đến giữa năm 2013. ...................................32 Hình 2.4: Mạng lưới CN SCB so với các NHTM khác ............................................35 Hình 2.5: Cơ cấu tổ chức Phòng QLRR vận hành tại SCB ......................................46
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, trong đó có Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức và những tổn thất mang lại từ rủi ro, vì vậy việc hoàn thiện quản lý rủi ro nhằm đảm bảo ngân hàng phát triển an toàn và bền vững đang là mối quan tâm của ngân hàng và là công việc vô cùng cấp thiết mà ngân hàng sớm phải thực hiện. Trước bối cảnh trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế trong tương lai, theo xu hướng chung, SCB sớm hay muộn sẽ phải tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel để từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn cho chính mình. Thấy được hai nhu cầu cấp thiết trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài HOÀN THIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THEO HƯỚNG ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL để trước hết là giúp trang bị những kiến thức cơ bản về Hiệp ước Basel. Sau đó là phân tích thực trạng, tìm hiểu những khó khăn cũng như đánh giá khả năng đáp ứng Hiệp ước Basel trong hoàn cảnh, điều kiện thực tế SCB từ đó đưa ra những định hướng áp dụng và giải pháp cho những định hướng đó. Đó là lý do chủ yếu cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu này. 2. Vấn đề nghiên cứu - Công tác quản lý rủi ro trong hoạt động của SCB, trọng tâm là quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro hoạt động và quản lý rủi ro thị trường. - Một số nội dung hiệp ước Hiệp ước Basel có thể áp dụng vào công tác quản lý rủi ro tại SCB. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu một số nội dung chủ yếu nêu tại các hiệp ước Basel I, Basel II và Basel III có khả năng áp dụng tại SCB.
- 2 - Thực trạng quản lý rủi ro và khả năng quản lý rủi ro theo Hiệp ước Basel tại SCB. - Xác định những khó khăn, thách thức khi tiến tới áp dụng các chuẩn mực Hiệp ước Basel, từ đó đề ra giải pháp ứng dụng Hiệp ước Basel vào QLRR tại SCB. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể qua các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp dựa trên nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp (thu thập thông tin từ các quy định, báo cáo của SCB, của ngân hàng nhà nước và từ các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành), đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan nhằm dẫn chứng cho những phân tích, nhận định, đánh giá của mình. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Vì SCB hợp nhất từ đầu năm 2012, nên chỉ nghiên cứu công tác QLRR từ đầu năm 2012 đến giữa năm 2013. - Chỉ chọn lọc nghiên cứu một số quy định của Hiệp ước Basel I, Basel II và Basel III mà tác giả đánh giá là phù hợp để áp dụng vào SCB trong thời điểm hiện tại. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Đề tài góp phần đưa Hiệp ước Basel ứng dụng vào công tác QLRR. - Giúp SCB đánh giá lại thực trạng quản trị rủi ro của mình, lựa chọn các nội dung Basel để áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế. - Đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ nhân viên đang công tác trong lĩnh vực quản lý rủi ro tại các ngân hàng cũng như các học viên cao học có hướng tìm hiểu về nội dung này.
- 3 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các phụ lục, danh mục bảng, hình, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về quản lý rủi ro theo Hiệp ước Basel tại NHTM và các nội dung dựa theo chuẩn của Hiệp ước Basel. Chương 2: Khả năng quản lý rủi ro theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Chương 3: Hoàn thiện quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn theo hướng áp dụng Hiệp ước Basel.
- 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NỘI DUNG THEO CHUẨN CỦA HIỆP ƯỚC BASEL 1.1. Hiệp ước Basel trong quản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại 1.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của các hiệp ước Basel Hiệp ước Basel I: - Hiệp ước Basel I (the Basel Capital Accord) đầu tiên được ban hành năm 1988 và có hiệu lực từ năm 1992 đưa ra những nguyên tắc cơ bản cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. - Thoả ước này sau đó được cập nhật lại năm 1996 bổ sung thêm rủi ro thị trường (được thực thi chậm nhất vào ngày 1/1/1998) và mở rộng một số khía cạnh khác. Tuy vậy vẫn còn khá nhiều hạn chế mà điển hình là không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp, đó là rủi ro vận hành (không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành). - Đến năm 1999, Ủy ban đã đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng, đây là những nguyên tắc tối thiểu và được xem là tài liệu để các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các nhà quản lý tài chính tham khảo. Tháng 6/1999, đề xuất một khung Hiệp ước vốn mới với chương trình tư vấn lần thứ nhất (First Consultative Package - CP1), đến tháng 1/2001, chương trình tư vấn lần thứ hai (CP2) và đến tháng 4/2003, chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3). Sau đó đến Quý 4/2003, phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện. Hiệp ước Basel II: - Ngày 26/06/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn mới Hiệp ước Basel II (The new capital accord) chính thức được ban hành có hiệu lực từ tháng 1/2007 với một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản lý rủi ro và được cấu trúc theo 3 mức:
- 5 + Trụ cột I (Pillar I): Quy định yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động trên cơ sở kế thừa Hiệp ước Basel I. + Trụ cột II (Pillar II): Đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình giám sát ngân hàng. + Trụ cột III (Pillar III): Yêu cầu Ngân hàng cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc thị trường. - Qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009, Hiệp ước Basel II đã bộc lộ một số yếu điểm, vì vậy với nỗ lực ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới phát sinh nhu cầu phải cho ra đời một phiên bản Hiệp ước Basel III mới phù hợp hơn để đối phó với khủng hoảng. Hiệp ước Basel III - Ngày 12/09/2010, Hiệp định Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho các ngân hàng thuộc 27 thành viên (gồm Argentina, Australia, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Ảrập Xêút, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ) đã được Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel ban hành với mốc thời gian triển khai thực hiện là từ ngày 1/1/2013 và triển khai đầy đủ vào năm 2019. 1.1.2. Các nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel về QLRR tại Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Hiệp ước Basel I Hiệp ước Basel I nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt động ngân hàng. Basel I chia vốn làm 2 loại: + Vốn cơ bản/Vốn cấp 1 (core capital – basic equity/tier 1) bao gồm: Vốn cổ phần thường, Lợi nhuận bổ sung hàng năm,
- 6 Quỹ dự trữ (các khoản dự trữ công khai). + Vốn bổ sung/Vốn cấp 2 (supplementary capital/tier 2) gồm: Các khoản dự trữ không công khai ( undisclosed reserves), Nguồn giá trị tăng thêm khi đánh giá lại tài sản (asset revaluation reserves), Dự phòng chung (general provisions) hay dự phòng chung về tổn thất tín dụng (general loan – loss reserves), Các công cụ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu (hybrid debt capital instruments), Các khoản nợ thứ cấp có kỳ hạn (subordinated term debt): các trái phiếu có đặc điểm lai giữa trái phiếu và cổ phiếu với thời hạn không dưới 7 năm, - Tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 chính là vốn tự có của TCTD. - Dựa vào cách tính vốn tự có như trên, nhằm bảo vệ người gửi tiền trước những rủi ro của NH và tăng tính ổn định, hiệu quả của hệ thống tài chính NH, Hiệp ước Basel I đã đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR - Capital Adequacy Ratios). Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó được tính theo tỉ lệ phần trăm vốn tự có so với tổng tài sản có quy đổi rủi ro. (1.1) Với tài sản có quy đổi rủi ro được xác định theo phương trình (1.2) RWA = TSC nội bảng * Hệ số rủi ro + TS ngoại bảng * Hệ số chuyển đổi* Hệ số rủi ro (1.2) Theo yêu cầu của Hiệp ước Basel I thì tỷ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản có quy đổi rủi ro phải ít nhất là 4% và tỷ lệ này cho tổng vốn không dưới 8%. Ngoài ra, hiệp ước Basel I còn xác định hệ số rủi ro (risk weights) trong các loại rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động. (Trần Huy Hoàng, 2011).
- 7 Hạn chế của Hiệp ước Basel I là chưa phân loại rủi ro chi tiết cho các khoản vay (hệ số rủi ro chưa chi tiết theo rủi ro đối tác, theo đặc điểm của khoản tín dụng), chưa tính đến các rủi ro khác như rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối…. Để khắc phục những hạn chế đó Hiệp ước Basel II đã cải tiến một số nội dung nhằm tạo ra một bước hoàn thiện hơn trong xác định tỷ lệ an toàn vốn nhằm khắc phục các hạn chế của Hiệp ước Basel I và khuyến khích các Ngân hàng thực hiện các phương pháp QLRR tiên tiến hơn. 1.1.2.2. Hiệp ước Basel II Hình 1.1: Nội dung Hiệp ước Basel II Nguồn: Basel II: A global regulatory framework for more resilient banks and banking systems December 2010 ( Rev June 2011)
- 8 Hiệp ước Basel II (The new capital accord) vẫn quy định tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có quy đổi rủi ro tối thiểu là 8%, trong đó vốn cấp 2 không vượt quá 100% so với vốn cấp 1. Ngoài ra còn mở rộng thêm vốn cấp 3 bao gồm các khoản nợ thứ cấp để bù đắp riêng cho rủi ro thị trường (Short-term subordinated debt covering market risk). Nếu như ở Hiệp ước Basel I các nhà quản lý NH chỉ quan tâm đến rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường thì qua Basel II có mở rộng thêm phần vốn cho rủi ro vận hành, vì vậy có sự thay đổi trong cách tính ở mẫu số. Theo đó, mẫu số bao gồm tổng tài sản có rủi ro điều chỉnh đối với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành như phương trình (1.3) (1.3) Phần mẫu TSC rủi ro được xác định bằng cách lấy nhu cầu vốn đối với rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động nhân với 12.5 (tức là nghịch đảo của tỷ lệ vốn tối thiểu 8%) cộng với kết quả tính toán của tài sản có rủi ro xét đối với rủi ro tín dụng. Hiệp ước Basel II có những quy định cụ thể hơn trong việc đánh giá các mức độ rủi ro qua các công thức tính toán chi tiết và phức tạp về nhu cầu vốn cho từng loại rủi ro. Nhờ đó việc đánh giá mức độ an toàn vốn cũng đảm bảo hơn Hiệp ước Basel I. Phần sau sẽ trình bày việc tính toán tổng mức vốn yêu cầu tối thiểu đối với từng loại rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động theo Hiệp ước Basel II. Đối với rủi ro tín dụng (Credit Risk) Để đo lường, tính toán nhu cầu vốn cho rủi ro tín dụng, Uỷ ban Basel cho phép các Ngân hàng lựa chọn một trong ba cách. Cách thứ nhất, sử dụng phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn SA (The Standardised Approach) dựa vào đánh giá của những tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Cách thứ hai, sử dụng đánh giá xếp hạng
- 9 tín dụng nội bộ IRB (The Internal Ratings-Based Approach) của chính Ngân hàng. Cách thứ ba, sử dụng phương pháp đánh giá nội bộ nâng cao. Trong phạm vi đề tài, chỉ giới thiệu sơ lược 2 cách đầu tiên. Phương pháp chuẩn SA (The Standardised Approach) Hiệp ước Basel II phân các khoản vay thành các nhóm: cho vay quốc gia, cho vay các ngân hàng, cho vay các doanh nghiệp, các khoản cho vay theo danh mục bán lẻ, cho vay bảo đảm bằng bất động sản, các khoản vay quá hạn, các khoản vay có mức độ rủi ro cao,…Các NH căn cứ vào kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, sẽ đưa ra trọng số rủi ro cho từng nhóm dựa trên quy định của Hiệp ước Basel II (Phụ lục 1: Trọng số rủi ro của tài sản có theo cách tiếp cận tiêu chuẩn đối với rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II) Theo cách này, việc xác định trọng số rủi ro phụ thuộc chủ yếu vào việc xếp hạng của các tổ chức xếp hạng độc lập. Vì vậy để kiểm soát, quản lý các tổ chức xếp hạng độc lập thì Hiệp ước Basel cũng đưa ra một số tiêu chuẩn như tính khách quan, tính độc lập, tính minh bạch…để làm tiêu chuẩn đánh giá, công nhận một tổ chức đánh giá độc lập (Phụ lục 2: Tiêu chí đánh giá các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập theo cách tiếp cận tiêu chuẩn đối với rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II). Trách nhiệm công nhận một tổ chức xếp hạng độc lập thuộc về cơ quan giám sát ngân hàng. Phương pháp dựa vào đánh giá nội bộ IRB (International Ratings- Based approach) Theo cách tiếp cận dựa vào đánh giá nội bộ IRB, yêu cầu về vốn không còn dựa vào trọng số rủi ro theo kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập bên ngoài mà được tính bằng cách sử dụng các công thức xuất phát từ mô hình rủi ro tín dụng tiên tiến sử dụng các tham số rủi ro được bản thân ngân hàng ước tính. Các tham số rủi ro chính được sử dụng trong cách tiếp cận này được tóm tắt trong bảng dưới.
- 10 Bảng 1.1: Các tham số rủi ro sử dụng trong phương pháp IRB Ký hiệu Tên gọi Ý nghĩa tham số PD Xác suất không trả Xác suất mà đối tác sẽ không đáp ứng (Probability of default) được nợ/ xác suất vỡ nợ được các nghĩa vụ tài chính của mình Tỷ trọng tổn thất ước LGD Tổng thua lỗ dự kiến sẽ xuất hiện do rủi ro tính khi KH không trả (Loss given default) nếu đối tác không trả nợ được nợ EAD Dư nợ tại thời điểm KH Giá trị rủi ro dự kiến tại thời điểm khi một (Exposure at default) không trả được nợ bên đối tác không trả nợ M Kỳ hạn hiệu lực Kỳ hạn bình quân của rủi ro (Effective maturity) Biện pháp kết hợp giữa các báo cáo tài sản ρ Tương quan tài sản của các bên đối tác khác nhau CI Mức độ tin cậy được sử dụng để tính vốn Khoảng tin cậy (Confidence Interval) kinh tế. (Nguồn:Tsuzuri Sakamaki, 2010) Tất cả sáu tham số ở trên là những đầu vào chính của các công thức giám sát phù hợp với các loại tài sản khác nhau (Phụ lục 3: Phân loại tài sản có theo phương pháp đánh giá nội bộ IRB theo Hiệp ước Basel II). Công thức chung xác định tài sản có rủi ro RWA (Risk Weight Assets): RWA = K * 12.5 * EAD (1.4) Trong đó: RWA - Tài sản có rủi ro EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn