intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá kết quả cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp trong thời gian qua nhằm đánh giá những mặt được, hạn chế và nguyên nhân của những vấn đề tồn tại; các giải pháp cụ thể, đề xuất các kiến nghị hỗ trợ việc mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THIÊN KIM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THIÊN KIM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. TÔ THIỆN HIỀN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. TÓM TẮT Bài nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp từ 2014 – 2017, đánh giá tình hình hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình hoạt động, từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại chi nhánh. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, diễn dịch, quy nạp,… Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2014 – 2017 có sự chuyển biến tích cực: số lượng khách hàng và dư nợ tăng trưởng tốt qua các năm, kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, chất lượng tín dụng dần được nâng lên. Tuy nhiên, hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn những hạn chế cần phải tiếp tục củng cố, chấn chỉnh để nâng cao hơn nửa hiệu quả hoạt động. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2018 – 2022.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: LÊ THIÊN KIM Sinh ngày 04 tháng 08 năm 1989 tại – Tại: Đồng Tháp. Là học viên cao học Khóa XIX của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan đề tài luận văn: “Mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Tô Thiện Hiền. Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất cứ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu, các số liệu, nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tác giả Lê Thiên Kim
  5. LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn và dẫn dắt nhiệt tình của quý thầy, cô, cùng với sự giúp đỡ của quý anh, chị công tác tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, cũng như sự rèn luyện và ý thức học tập của bản thân đã giúp em hoàn thành luận văn thạc sỹ. Có thể nói đây là một bước ngoặc và là hành trang để em vững bước ở chặng đường còn lại và khoảng thời gian học tập này đối với em là khoảng thời gian vô cùng quý báu. Vì trong khoảng thời gian đó, em đã học được rất nhiều điều, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, từ đó giúp em củng cố lại kiến thức đã học và có được một tầm nhìn thực tế và khách quan hơn. Để đạt được kết quả trong học tập cũng như trong việc hoàn thành luận văn thạc sỹ. Em xin chân thành cảm ơn: Toàn thể Ban Giám hiệu và quý thầy, cô trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là Tiến sỹ Tô Thiện Hiền đã truyền đạt cho em những kiến thức cũng như sự nhiệt tình hướng dẫn của Thầy đã giúp em hoàn thành luận văn thạc sỹ. Toàn thể Ban Giám đốc và các anh, chị công tác tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp số liệu tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng em xin gửi lời tri ân đến quý thầy, cô cùng các anh, chị. Kính chúc quý thầy, cô cùng các anh, chị sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt hơn trong công tác cũng như trong cuộc sống. Trân trọng kính chào!
  6. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT TIẾNG NƢỚC NGOÀI DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ............................................................. 1 1.1. KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ................................................. 1 1.1.1. Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội............................... 1 1.1.2. Đặc điểm luân chuyển vốn và nhu cầu vốn trong sản xuất nông nghiệp ....... 3 1.1.2.1. Khái niệm vốn trong sản xuất nông nghiệp ....................................................... 3 1.1.2.2. Đặc điểm của vốn trong sản xuất nông nghiệp .................................................. 3 1.1.2.3. Nhu cầu vốn trong sản xuất nông nghiệp .......................................................... 5 1.1.3. Nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ........ 5 1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ................ 5 1.2.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp ........................ 5 1.2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp ........................... 8 1.2.2.1. Về khách hàng vay vốn ....................................................................................... 8 1.2.2.2. Về mục đích vay vốn và quy mô vốn vay ............................................................ 9 1.2.2.3. Về thời hạn cho vay ............................................................................................ 9 1.2.2.4 . Về đảm bảo tiền vay ........................................................................................ 10 1.2.2.5 . Về rủi ro cho vay ............................................................................................. 10 1.2.2.6 . Về lãi suất cho vay .......................................................................................... 11 1.2.2.7 . Về phương thức cho vay .................................................................................. 11 1.2.2.8 . Về các quy định pháp lý .................................................................................. 11 1.3. MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ................... 12 1.3.1. Khái niệm mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ........... 12 1.3.2. Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp 12 1.3.2.1. Mở rộng tín dụng là điều kiện để phát triển kinh tế nông thôn ....................... 12
  7. 1.3.2.2. Nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp ngày càng tăng, đầu tư tín dụng cho lĩnh vực này còn hạn chế ............................................................................................... 13 1.3.2.3. Hiện nay, nông nghiệp được xem là lĩnh vực đầu tư an toàn, rủi ro thấp, nợ xấu thấp hơn các ngành, lĩnh vực khác ......................................................................... 14 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng nông nghiệp .................................... 15 1.3.3.1. Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng nông nghiệp với ngân hàng .......... 15 1.3.3.2. Doanh số cho vay đối với sản xuất nông nghiệp ............................................. 15 1.3.3.3. Dư nợ tín dụng nông nghiệp ........................................................................... 16 1.3.3.4. Tỷ trọng dư nợ tín dụng nông nghiệp trên tổng dư nợ ..................................... 16 1.3.3.5. Tỷ lệ nợ xấu ...................................................................................................... 17 1.3.3.6. Thu nhập từ cho vay lĩnh vực nông nghiệp ...................................................... 17 1.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng tín dụng nông nghiệp ........................ 18 1.3.4.1. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng nông nghiệp .............. 18 1.3.4.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng nông nghiệp .................. 19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP .......................................................................... 23 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP .... 23 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 23 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................................... 23 2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp .................... 25 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP ..... 25 2.2.1. Tình hình huy động vốn và thị phần huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp ............................................ 27 2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và thị phần huy động vốn .......................... 27 2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động............................................................................. 29
  8. 2.2.2. Tình hình cho vay và thị phần tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp ....................................................... 29 2.2.3. So sánh tỷ trọng dƣ nợ trên tổng huy động của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp ....................................................... 31 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP ................................ 33 2.3.1. Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp ............................................ 33 2.3.2. Phân tích thực trạng cho vay lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp theo các chỉ tiêu mở rộng 33 2.3.2.1. Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng nông nghiệp .................................. 33 2.3.2.2. Doanh số cho vay đối với sản xuất nông nghiệp ............................................. 35 2.3.2.3. Dư nợ tín dụng nông nghiệp ............................................................................ 36 2.3.2.4. Dư nợ tín dụng theo ngành, lĩnh vực ............................................................... 37 2.3.2.5. Tỷ trọng dư nợ tín dụng nông nghiệp trên tổng dư nợ ..................................... 38 2.3.2.6. Tỷ lệ nợ xấu ...................................................................................................... 39 2.3.2.7. Thu nhập từ cho vay lĩnh vực nông nghiệp ...................................................... 40 2.3.3. Đánh giá thực trạng cho vay lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, hạn chế và nguyên nhân . 40 2.3.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................. 41 2.3.3.2. Hạn chế ............................................................................................................ 42 2.3.3.3. Nguyên nhân hạn chế ....................................................................................... 43 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 47 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP ................................ 48
  9. 3.1. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP.................................................................................... 48 3.1.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp ........ 48 3.1.1.1. Định hướng phát triển ...................................................................................... 48 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................................... 48 3.1.2. Định hƣớng và mục tiêu tăng trƣởng tín dụng nông nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp ...................... 50 3.1.2.1. Định hướng ...................................................................................................... 50 3.1.2.2. Mục tiêu ............................................................................................................ 50 3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP ................................................................................... 51 3.2.1. Tập trung triển khai các sản phẩm tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp ........................................................................................................................... 51 3.2.2. Mở rộng kênh phân phối .................................................................................. 53 3.2.3. Mở rộng mạng lƣới khách hàng ...................................................................... 54 3.2.4. Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, tận tụy ................... 54 3.2.5. Tăng cƣờng cung cấp thông tin cho khách hàng ở khu vực nông thôn ....... 55 3.2.6. Thƣờng xuyên bám sát và mạnh dạn triển khai các chủ trƣơng, chính sách mới liên quan đến sản xuất nông nghiệp .......................................................... 56 3.2.7. Tích cực huy động nguồn vốn giá rẻ ............................................................... 57 3.2.8. Kiểm soát tốt rủi ro cho vay lĩnh vực nông nghiệp ........................................ 57 3.3. KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP ............................................................................................................... 58 3.3.1. Kiến nghị đối với Hội sở Vietcombank ........................................................... 58 3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức hội đoàn thể ......... 59 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 60
  10. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 63 PHỤ LỤC
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Từ viết tắt Nguyên văn 1 CNH Công nghiệp hóa 2 HĐH Hiện đại hóa 3 HTX Hợp tác xã 4 NHNN Ngân hàng Nhà nước 5 NHTM Ngân hàng Thương mại 6 NoNT Nông nghiệp nông thôn 7 TCTD Tổ chức tín dụng 8 TMCP Thương mại cổ phần 9 TMNN Thương mại Nhà nước
  12. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƢỚC NGOÀI STT Từ viết tắt Nguyên văn Nghĩa tiếng Việt 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á Vietnam Bank for Agriculture Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển 2 Agribank and Rural Development nông thôn Việt Nam 3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
  13. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp từ năm 2014 Bảng 2.1 24 đến 2017 Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2014-2017 28 Phân loại huy động vốn tại Vietcombank Đồng Tháp giai Bảng 2.3 29 đoạn 2014 - 2017 Tốc độ tăng trưởng dư nợ, tỷ trọng dư nợ giai đoạn 2014 - Bảng 2.4 30 2017 Tỷ trọng dư nợ trên tổng huy động vốn của Vietcombank Bảng 2.5 31 Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2017 Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng nông nghiệp Bảng 2.6 34 giai đoạn 2014 - 2017 Tăng giảm số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng nông Bảng 2.7 34 nghiệp giai đoạn 2014 - 2017 Doanh số cho vay đối với sản xuất nông nghiệp Bảng 2.8 35 giai đoạn 2014 - 2017 Bảng 2.9 Dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017 36 Bảng 2.10 Dư nợ tín dụng theo ngành giai đoạn 2014 - 2017 37 So sánh dư nợ tín dụng theo ngành qua các năm giai đoạn Bảng 2.11 38 2014 - 2017 Tỷ trọng dư nợ tín dụng nông nghiệp trên tổng dư nợ tại Bảng 2.12 38 chi nhánh giai đoạn 2014 - 2017
  14. Tỷ trọng thu nhập từ cho vay lĩnh vực nông nghiệp trên Bảng 2.13 tổng thu nhập từ lãi cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2014 - 40 2017 Thu nhập ròng từ cho vay lĩnh vực nông nghiệp tại chi Bảng 2.14 40 nhánh giai đoạn 2014 - 2017
  15. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang So sánh tổng dư nợ và tổng huy động vốn giai đoạn Biểu đồ 2.1 32 2014-2017 tại Vietcombank Đồng Tháp So sánh dư nợ tín dụng nông nghiệp giai đoạn 2014- Biểu đồ 2.2 36 2017 So sánh tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp với Biểu đồ 2.3 tổng dư nợ tại Vietcombank Đồng Tháp giai đoạn 39 2014-2017
  16. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và được coi là nền tảng thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế xã hội. Để phát triển nông nghiệp sạch, bền vững và có chất lượng cao, Đảng và Nhà nước rất quan tâm và ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực nông nghiệp. Trên cơ sở định hướng đó, NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi nhằm hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nhờ đó điều kiện tiếp cận vốn vay và dư nợ cho vay nông nghiệp trong toàn ngành ngân hàng đã được cải thiện rõ rệt. Cùng với cả nước, nguồn vốn tín dụng nông nghiệp tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ngày càng được khơi thông, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần mang lại diện mạo mới cho nông thôn Đồng Tháp. Đồng Tháp là Tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 75% tổng diện tích đất của Tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh Đồng Tháp luôn xem nông nghiệp là ngành chủ lực, then chốt, giữ vai trò nền tảng trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương. Nhằm thúc đẩy và phát triển nhanh, bền vững lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Lãnh đạo Tỉnh đã phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị nông sản, tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình thực hiện Đề án, nhu cầu vốn tín dụng phục vụ nông nghiệp của doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh sẽ phát sinh rất nhiều trong khi khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn còn hạn chế. Nếu như trước đây việc cho vay lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu chỉ có sự góp mặt của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thì đến nay lĩnh vực
  17. này đã được mở rộng tại hầu hết các NHTM, trong đó có cả NH TMCP Ngoại thương. Trước xu hướng đó, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (Vietcombank Đồng Tháp) cũng triển khai cho vay nông nghiệp đối với các khách hàng trên địa bàn. Trong những năm qua, tín dụng nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp có bước phát triển nhưng chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng vốn có. Thêm vào đó là xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay hoạt động của hệ thống ngân hàng đang ngày chịu nhiều áp lực cạnh tranh gay gắt. Các ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng phải đối đầu với nhiều rủi ro, trong đó hoạt động tín dụng lĩnh vực nông nghiệp là hoạt động tìm ẩn không ít rủi ro. Với Vietcombank Đồng Tháp làm thế nào vừa mở rộng tín dụng nông nghiệp khi đây cũng không phải là lĩnh vực truyền thống của Vietcombank. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp”, nhằm tìm những hạn chế từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát: - Nghiên cứu xây dựng các giải pháp cụ thể để góp phần mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá kết quả cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp trong thời gian qua nhằm đánh giá những mặt được, hạn chế và nguyên nhân của những vấn đề tồn tại. - Các giải pháp cụ thể, đề xuất các kiến nghị hỗ trợ việc mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
  18. - Làm thế nào để vừa mở rộng tín dụng nông nghiệp khi đây cũng không phải là lĩnh vực truyền thống của Vietcombank - Thực trạng tình hình cho vay, kết quả đạt được trong cho vay nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp như thế nào - Trong cho vay nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp có những hạn chế gì, xuất phát từ những nguyên nhân khác quan, chủ quan như thế nào. - Những giải pháp áp dụng trong thời gian qua đã thực sự mang lại hiệu quả hay chưa và những kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua số liệu tại Vietcombank Đồng Tháp trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2017. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu: Với phương pháp luận nghiên cứu khoa học, luận văn đã sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, diễn dịch, quy nạp,…để nghiên cứu đề tài. - Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, ngoài ra còn tham khảo thêm những tài liệu có liên quan để khai thác số liệu hoạt động: báo cáo thống kê của NHNN chi nhánh tỉnh, Niên giám thống kê và các sách, tài liệu, tạp chí chuyên ngành. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại Vietcombank Đồng Tháp. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Sau quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá, đề tài đã đạt được những kết quả sau: - Nêu ra những hạn chế trong quá trình cho vay trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh.
  19. - Hệ thống hóa các nhóm giải pháp có thể áp dụng tại chi nhánh để mở rộng cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới. - Nêu ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN Việt Nam, Ủy ban nhân dân Tỉnh và các tổ chức Hội đoàn thể tại địa phương nhằm hỗ trợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp tại NHTM. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Trong thời gian qua, vấn đề tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp được nhiều tác giả nghiên cứu, qua đó đã góp phần nêu ra thực trạng về cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam và đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm phát triển tín dụng đối với lĩnh vực này, cụ thể các công trình nghiên cứu có liên quan: - Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lâm – Hà Nội” của Nguyễn Thị Thùy Dung hoàn thành năm 2009 tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn đã cung cấp cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng ngân hàng, trên cơ sở đó phân tích thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lâm – Hà Nội, trong đó có những rủi ro liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. - Luận văn “Nâng cao chất lượng tín dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang” của Đỗ Thị Cẩm Thủy hoàn thành năm 2013 tại Trường Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh. Luận văn đã đưa ra những cơ sở lý luận liên quan đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế, những nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. - Luận văn “Nâng cao hiệu quả hoạt động của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” hoàn thành năm 2013 tại Học viện Ngân hàng. Luận văn đã cung cấp các cơ sở lý luận liên quan đến tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn, đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa luận văn của các tác giả đã nghiên cứu trong nước trước đây, tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động cho vay trong
  20. lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, gắn liền với đời sống kinh tế xã hội của địa phương. 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về lý luận mở rộng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp Chƣơng 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2