intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá và giá cổ phiếu tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xem xét mối quan hệ lãi suất, giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái bằng cách sử dụng mô hình VECM để đưa ra mối quan hệ giữa ba biến, từ việc tìm ra mối quan hệ giữa các biến có thể đưa ra các chính sách thông qua các công cụ để ổn định 3 thị trường lớn là thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ từ đó giúp ổn định nền kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá và giá cổ phiếu tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ PHƯƠNG TRINH MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ VÀ GIÁ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRẦN THỊ PHƯƠNG TRINH MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT, TỶ GIÁ VÀ GIÁ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng (Ngân hàng) Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH PHONG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả tên là Trần Thị Phương Trinh – là học viên lớp Cao học Khóa 26 chuyên ngành Ngân hàng, Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ với đề tài “ Mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá và giá cổ phiếu tại Việt Nam.” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tác giả xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thanh Phong. Ngày 23 tháng 5 năm 2019 Học viên thực hiện Trần Thị Phương Trinh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT - ABSTRACT ....................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 3 1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 5 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 5 1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 1.6 Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 6 1.6.1 Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 6 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 6 1.7 Kết cấu của luận văn .................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LÃI SUẤT, TỶ GIÁ, GIÁ CỔ PHIẾU VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BA YẾU TỐ................................................. 7 2.1 Tổng quan về Lãi suất ................................................................................... 7 2.1.1 Khái niệm lãi suất: .................................................................................... 7 2.1.2 Đặc điểm lãi suất ....................................................................................... 8 2.1.3 Vai trò lãi suất: .......................................................................................... 8 2.1.4 Chức năng của lãi suất .............................................................................. 9 2.1.5 Phân loại lãi suất: ...................................................................................... 9 2.1.6 Các yếu tố tác động đến lãi suất: ............................................................. 12
  5. 2.2 Tổng quan về tỷ giá hối đoái ....................................................................... 13 2.2.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái: ....................................................................... 13 2.2.2 Phương pháp yết giá của tỷ giá hối đoái ................................................. 14 2.2.3 Vai trò của tỷ giá hối đoái: ...................................................................... 15 2.2.4 Phân loại tỷ giá hối đoái .......................................................................... 16 2.2.5 Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái................................................... 19 2.2.6 Các loại giao dịch kinh doanh ngoại hối ................................................. 20 2.3 Tổng quan về giá cổ phiếu ......................................................................... 22 2.3.1 Khái niệm giá cổ phiếu: .......................................................................... 22 2.3.2 Đặc điểm giá cổ phiếu:............................................................................ 23 2.3.3 Đo lường giá cổ phiếu ............................................................................. 24 2.3.4 Phân loại giá cổ phiếu ............................................................................. 25 2.3.5 Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu ...................................................... 26 2.4 Mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu tại Việt Nam. .................. 28 2.4.1 Mối quan hệ giữa tỷ giá và giá cổ phiếu ................................................. 28 2.4.2 Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu ............................................... 28 2.4.3 Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá ......................................................... 29 2.5 Lược khảo nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá và giá chứng khoán. ................................................................................................................. 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 36 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 37 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 37 3.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 37 3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 37 3.2.2 Mô hình đề xuất ...................................................................................... 40 3.3 Quy trình thực hiện ..................................................................................... 41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 44 4.1 Thống kê mô tả ............................................................................................ 44 4.2 Kiểm định tính dừng ................................................................................... 45 4.3 Chọn độ trễ phù hợp cho mô hình .............................................................. 45
  6. 4.4 Kiểm tra mối quan hệ dài hạn .................................................................... 46 4.5 Phân rã phương sai...................................................................................... 49 4.6 Kiểm định Granger Causality .................................................................... 51 4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 53 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 54 5.1 Kết luận ........................................................................................................ 54 5.2 Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 54 5.3 Hàm ý chính sách......................................................................................... 55 5.3.1 Đối với kiểm soát lãi suất........................................................................ 55 5.3.2 Đối với kiểm soát tỷ giá .......................................................................... 56 5.3.3 Đối với kiểm soát giá chứng khoán ......................................................... 57 5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADF Augmented Dickey-Fuller AUD Đô la Úc BRICS Một khối bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi CSTT Chính sách tiền tệ EX Tỷ giá hối đoái G5 Nhóm 5 nước phát triển gồm Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản và Pháp HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh IFM Quỹ tiền tệ quốc tế. IMM Thị Trường Tiền Tệ Quốc Tế IR Lãi suất tái cấp vốn KPSS Kwiatkowski-Phillips-Schmidt-Shin MS-VAR Mô hình Markov-switching vector autoregressive NHNN Ngân Hàng Nhà Nước NHTM Ngân Hàng Thương Mại TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCK Thị Trường chứng khoán USD Đô la Mỹ VECM Vector Error Correlation Model- Mô hình hiệu chỉnh phương sai VN Việt Nam VND Việt Nam đồng VNI Chỉ số VN-Index
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1 Kỳ vọng mối tương quan giữa các biến trong mô hình ................... 40 Bảng 3. 2 Mô tả biến ....................................................................................... 41 Bảng 4. 1 Thống kê mô tả cho chuỗi dữ liệu lợi nhuận ................................... 44 Bảng 4. 2 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ........................................... 45 Bảng 4. 3 Chọn độ trễ phù hợp cho mô hình ................................................... 45 Bảng 4. 4 Kiểm định tự tương quan phần dư .................................................. 46 Bảng 4. 5 Kiểm định đồng liên kết ba biến ..................................................... 47 Bảng 4. 6 Kiểm định đồng liên kết giữa hai biến lãi suất và chỉ số VN-Index 47 Bảng 4. 7 Kiểm định đồng liên kết giữa hai biến tỷ giá và chỉ số VN-Index .. 47 Bảng 4. 8 Kiểm định đồng liên kết giữa hai biến lãi suất và tỷ giá ................. 48 Bảng 4. 9 Mô hình hồi quy đồng tích hợp ....................................................... 48 Bảng 4. 10 Phân rã phương sai của LEX theo Cholesky ................................. 49 Bảng 4. 11 Phân rã phương sai của LIR theo Cholesky .................................. 50 Bảng 4. 12 Phân rã phương sai của LVNI theo Cholesky ............................... 50 Bảng 4. 13 Kiểm định Granger Causality........................................................ 51 Bảng 4. 14. Tổng hợp kết quả mối quan hệ giữa các biến ............................... 51
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3. 1 Biểu đồ biến động tỷ giá và chỉ số VN-Index từ năm 2004 đến năm 2017 .............................................................................................................. ..39 Hình 3. 2 Biểu đồ biến động lãi suất và chỉ số VN-Index từ năm 2004 đến năm 2017 ................................................................................................................ 38 Hình 3. 3 Biểu đồ biến động lãi suất và tỷ giá từ năm 2004 đến năm 2017..... 40 Hình 4. 1 Tính ổn định của mô hình với độ trễ là 2…………………………..46 Hình 4. 2 Diễn biến chênh lệch lợi tức giữa VND và USD năm 2012-2017 ... 53
  10. 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN Mối liên kết động giữa giá cổ phiếu, lãi suất và các biến động tỷ giá đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ các nhà nghiên cứu.Vì mối quan hệ mạnh mẽ giữa chúng sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các chính sách kinh tế và các quyết định ngân sách vốn quốc tế. Bài nghiên cứu này xem xét mối quan dài hạn giữa lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu tại Việt Nam. Cụ thể là xem xét mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu, mối quan hệ giữa tỷ giá và giá cổ phiếu, mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá. Bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết, mô hình VECM, kiểm định nhân quả Granger, và hàm phân rã phương sai đến các biến lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 12 năm 2017 .Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy trong dài hạn yếu tố lãi suất và giá cổ phiếu có mối quan hệ dài hạn với nhau, trong khi tỷ giá hối đoái không có mối tương quan đến lãi suất và giá cổ phiếu. Việc tìm ra các mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu, sẽ giúp nhà nước đưa ra các hàm ý chính sách thông qua công cụ lãi suất để ổn định thị trường chứng khoán hiệu quả hơn hoặc ngược lại. Đối với tỷ giá do sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước nên nó vẫn chưa chịu tác động của nhân tố bên ngoài. Do đó, hướng nghiên cứu trong tương lai sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu mới trên thế giới phân tích mối quan hệ giữa các biến trên để cho ra kết quả khách quan hơn, tìm mối quan hệ đến biến tỷ giá nhằm đưa ra các hàm ý chính sách điều tiết thị trường ngoại hối tốt hơn.Từ đó giúp nền kinh tế ổn định, phát triển, tạo lòng tin trong dân chúng. Hạn chế bị tác động lớn từ những cú sốc bên ngoài. TỪ KHÓA: Lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu, mô hình VECM, kiểm định nhân quả
  11. 2 Title: The Relationship between Interest rate, Exchange Rate and Stock Price in Viet Nam ABSTRACT The dynamic link between stock prices, interest rates and exchange rate fluctuations has attracted special attention from researchers. Because their strong relationship will have important implications for economic policies and international capital budget decisions. This paper examines the long-term relationship between interest rates, exchange rates and stock prices in Viet Nam. In particular, consider the relationship between interest rates and stock prices, the relationship between exchange rates and stock prices, and the relationship between interest rates and exchange rates. By using Unit Root tests, Cointegration Tests, VECM model, Granger causality test, and variance Decomposition to interest rate, exchange rate and stock price in Vietnam in the period from January 2004 to December 2017. The results of the study show that interest rates and stock prices have a long-term relationship with each other, while the exchange rate has no correlation with interest rates and stock prices. Finding out the relationship between interest rates and stock prices will help the state make policy implications through interest rate tools to stabilize the stock market more effectively or vice versa. For the exchange rate due to the strict control of the state, it has not been affected by external factors. Therefore, the future research direction will use many new research methods in the world to analyze the relationship between the above variables to produce more objective results. The relationship between variables and the exchange rate is finded to give implications for policy to regulate the foreign exchange market better. From that, it helps the economy to be stable, develop and create trust among the people. Limitations are greatly influenced by external shocks. Keywords: Interest rate, Exchange Rate, Stock Price, VECM model, Granger causality
  12. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc tự do hóa thị trường tài chính và tiến bộ công nghệ đã làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa thị trường chứng khoán, ngoại hối và thị trường tiền tệ. Chỉ số cổ phiếu, tỷ giá và lãi suất phản ứng nhanh chóng với những thay đổi của nền tảng kinh tế cơ bản của các quốc gia. Nên mối liên kết động giữa giá cổ phiếu, lãi suất và các biến động tỷ giá đã thu hút sự chú ý đặc biệt từ các nhà nghiên cứu. Thị trường chứng khoán đang trở thành một phần không thể tách rời của nền kinh tế của nhiều quốc gia. Với sự ra đời của các chính sách kinh tế tự do, mở cửa và công nghệ tiên tiến, các nhà đầu tư đang tìm kiếm sự tiếp cận dễ dàng với các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới. Thực tế là các chỉ số thị trường chứng khoán đã trở thành một dấu hiệu cho thấy tình trạng của nền kinh tế của một quốc gia, cho thấy tầm quan trọng của thị trường chứng khoán. Tầm quan trọng ngày càng tăng của thị trường chứng khoán đã thúc đẩy việc xây dựng nhiều lý thuyết để mô tả hoạt động của thị trường chứng khoán. Hashemzadeh và Taylor (1988) đã tìm thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều trong các mô hình hồi quy giữa cung tiền và lợi nhuận chứng khoán sử dụng các chỉ số chứng khoán để ước tính lợi nhuận của thị trường. Hướng nghiên cứu của mối quan hệ nhân quả dường như chủ yếu là từ lãi suất đến giá cổ phiếu nhưng không theo chiều ngược lại. Solnik (1987) đã tìm thấy mối tương quan dương yếu giữa chênh lệch tỷ giá cổ phiếu thực tế và những thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực, và sự tăng trưởng thực sự trên thị trường chứng khoán cũng tác động tích cực đến tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu gần đây về tỷ giá hối đoái và biến động giá cổ phiếu đã cho thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa hai biến, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng (xem ví dụ, Katechos, 2011; Lin, 2012; Tsai, 2012; Walid và cộng sự, 2011). Những nghiên cứu về mối quan hệ dài hạn giữa hai biến thường cho thấy sự bất ổn hoặc thiếu một mối quan hệ (Diamandis và Drakos, 2011; Nath và Samanta, 2003;
  13. 4 Phylaktis và Ravazzolo, 2005; Zhao, 2010). Ngoài ra, tác động ổn định của lãi suất cao trong cuộc khủng hoảng tỷ giá đang gây ra tranh cãi (Choi và Park, 2008). Tuy nhiên, cú sốc tỷ giá hoặc lãi suất ảnh hưởng đến lợi nhuận thị trường chứng khoán (Ahmad và cộng sự, 2010; Pirovano, 2012; Ioannidis và Kontonikas, 2008). Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện ở các thị trường khác nhau đã cho thấy kết quả về mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và các biến kinh tế nói trên khác nhau. Mok (1993), xác minh mối quan hệ nhân quả của lãi suất hàng ngày, tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu ở Hồng Kông trong giai đoạn 1986-1991. Kết quả chỉ ra rằng Lãi suất liên ngân hàng Hồng Kông và các chỉ số giá là chuỗi độc lập. Như một sự mở rộng hơn nữa cho nghiên cứu, mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu đã được kiểm tra, nghiên cứu kết luận rằng những chuỗi đó cũng độc lập. Các mối quan hệ động giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế, vì lý do lý thuyết và thực nghiệm, vì cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia .Vì vậy để xem xét giữa các biến lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu có mối quan hệ tác động lẫn nhau hay không tại Việt Nam, để từ đó có thể xây dựng chính sách có thể dùng các nhân tố lãi suất, tỷ giá để điều chỉnh chênh lệch giữa giá cổ phiếu quá lớn do đầu cơ hoặc ngược lại. Do đó đề tài “Mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá và giá cổ phiếu tại Việt Nam” mang tính thực tiễn cao. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Xem xét mối quan hệ lãi suất, giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái bằng cách sử dụng mô hình VECM để đưa ra mối quan hệ giữa ba biến . Từ việc tìm ra mối quan hệ giữa các biến có thể đưa ra các chính sách thông qua các công cụ để ổn định 3 thị trường lớn là thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ từ đó giúp ổn định nền kinh tế. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất và giá cổ phiếu  Phân tích mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá và giá cổ phiếu
  14. 5  Phân tích mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất và tỷ giả  Xem xét hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu tại Việt Nam 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời những câu hỏi sau:  Thứ nhất, Giữa lãi suất và giá cổ phiếu có mối quan hệ dài hạn với nhau như thế nào?  Thứ hai, Giữa tỷ giá và giá cổ phiếu có mối quan hệ dài hạn với nhau như thế nào?  Thứ ba, Giữa tỷ giá và lãi suất có mối quan hệ dài hạn với nhau như thế nào?  Thứ tư, Hàm ý chính sách để hạn chế sự biến động của ba yếu tố tỷ giá, lãi suất và giá cổ phiếu tại Việt Nam như thế nào? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá và giá cổ phiếu tại Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Tác giả tiến hành nghiên cứu dữ liệu lãi suất, tỷ giá tại Việt Nam, giá cổ phiếu sử dụng chỉ số VN-Index tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2017. Tuy nhiên, do hạn chế thông tin về các dữ liệu và thời gian thu thập, luận văn sử dụng số liệu hàng tháng : từ tháng 1/2004 đến tháng 12/2017 với tổng số 168 quan sát 1.5 Phương pháp nghiên cứu Trong bài nghiên cứu, Tác giả sử dụng phương pháp phân tích định lượng để đi đến kết quả sau cùng. Trên cơ sở mô hình đã được xây dựng và áp dụng ở trong nước và nước ngoài của tác giả Asmy, M.và cộng sự 2009 áp dụng tại Malaysia (1987-1995). Trong bài nghiên cứu này, Tác giả sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương ADF (Augmented Dickey-Fuller), Phillips-Perron (PP test), Kwiatkowski- Phillips-Schmidt-Shin-(KPSS test), mô hình Vector tự hồi quy VAR, kiểm tra mối
  15. 6 quan hệ dài hạn (Cointegration test) và mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM (Vector Error Correlation Model) bằng cách xác định sự tồn tại vector đồng liên kết của Johansen và sử dụng VECM để xác định phương trình đồng liên kết giữa các biến lãi suất, tỷ giá và chỉ số VN-Index. Phân rã phương sai ( EDV) theo phương pháp Cholesky, kểm định Ranger Causality để phát hiện mối quan hệ nhân quả giữa biến. Kết quả chạy trên phần mềm Eview 8.0. 1.6 Ý nghĩa của đề tài 1.6.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu đúc kết, hệ thống lại cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá và giá cổ phiếu tại Việt Nam. 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá và giá cổ phiếu. Việc tìm ra các mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu sẽ giúp nhà nước điều tiết nền kinh tế hiệu quả hơn bằng việc đưa ra các chính sách thông qua các công cụ để ổn định 3 thị trường lớn là thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ từ đó giúp nền kinh tế ổn định, phát triển, tạo lòng tin trong dân chúng. Tránh bị tác động lớn từ những cú sốc bên ngoài. 1.7 Kết cấu của luận văn Luận văn nghiên cứu gồm 5 chương, ngoài phần tóm tắt chương thì nội dung chính của mỗi chương được trình bày như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan lý thuyết về lãi suất, tỷ giá, giá cổ phiếu và mối quan hệ giữa ba yếu tố. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
  16. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LÃI SUẤT, TỶ GIÁ, GIÁ CỔ PHIẾU VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BA YẾU TỐ. 2.1 Tổng quan về Lãi suất 2.1.1 Khái niệm lãi suất: Có nhiều cách định nghĩa về lãi và lãi suất. Khi nghiên cứu về tư bản, Mác đã kết luận: “lãi suất cũng là phần giá trị thặng dư được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê và bị bọn tư bản - chủ ngân hàng chiếm đoạt. Vì thế, lãi suất là giá cả của một số tiền vay”. Lý thuyết chung về lãi suất và tiền tệ của Keynes lại cho rằng: “lãi suất chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho sở thích chi tiêu tư bản. Lãi suất do đó còn được gọi là công trả cho sự chia li với của cải tiền tệ.” Theo Samuelson:” Lãi suất là giá cả của người đi vay phải trả cho người cho vay để sử dụng một khoản tiền trong một khoản thời gian xác định”. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì Lãi là khoản tiền mà bên vay, huy động vốn hoặc bên thuê trả cho bên vay, đầu tư chứng khoán, gửi tiền hoặc bên cho thuê về việc sử dụng vốn vay, vốn huy động hoặc tài sản cho thuê. Lãi được tính toán căn cứ vào số vốn, thời gian sử dụng vốn và lãi suất, quy định ban hành kèm theo Thông tư 14/2017/TT-NHNN ban hành ngày 29/09/2017 của Ngân hàng nhà nước. Cũng có định nghĩa cho rằng: lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng vốn phải trả cho người sở hữu vốn. Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng. Giá cả theo quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, lãi suất được định nghĩa là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
  17. 8 Một khái niệm khác: Lãi suất là tỷ lệ phần trăm nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên. Số tiền này được gọi là tiền lãi mà người vay tiền cần phải trả thêm cho người cho vay. Cụ thể, lãi suất sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm nhân với số tiền gốc theo một thời gian cụ thể được quy ước giữa 2 bên (thường được tính theo tháng hoặc theo năm). Từ các khái niệm trên có thể tổng quát rằng: Lãi suất là giá cả người đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn của người cho vay trong một khoảng thời gian nhất định. 2.1.2 Đặc điểm lãi suất Tính cạnh tranh: trên thị trường tiền tệ các tổ chức tín dụng hoạt động cạnh tranh gay gắt, một trong những yếu tố giúp các tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau đó là chính sách lãi suất. Lãi suất tiền gửi và tín dụng của mỗi ngân hàng sẽ có sự chênh lệch với nhau nhằm thu hút khách hàng, tạo ra tính cạnh tranh mà vẫn đảm bảo lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Tính linh hoạt: lãi suất sẽ thường xuyên thay đổi theo từng thời kỳ, từng sự biến động của cung cầu vốn, lạm phát, chính sách của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất điều hành nhằm phù hợp với nhu cầu của thị trường, ổn định nền kinh tế, hạn chế biến động đối với tác động nhân bên ngoài. 2.1.3 Vai trò lãi suất: Lãi suất là công cụ của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng lãi suất như là một công cụ để điều hành chính sách kinh tế vĩ mô nhằm đạt mục tiêu đề ra. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái và trì trệ, Ngân hàng Nhà nước có thể hạ lãi suất nhằm tăng cung tiền và kích cầu để thúc đẩy kinh tế phát triển vượt qua tình trạng suy thoái. Lãi suất là công cụ khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm để hưởng phần lãi suất, làm nguồn huy động vốn tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu vay và làm thị trường tài chính phát triển. Khi nhu cầu vốn vay tăng sẽ tác động làm lãi xuất có xu hướng tăng, đây là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và ngược lại. Tuy nhiên khi lãi suất tăng quá mức thì sẽ làm cho khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong vấn đề trả lãi vay, để tránh tình trạng nợ xấu bất lợi cho ngân
  18. 9 hàng thì NHNN đưa ra các mức ấn định lãi suất trần, sàn để điều tiết ổn định lãi suất. Vì vậy lãi suất đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ, điều tiết nền kinh tế. Lãi suất là chi phí phải trả của doanh nghiệp vay. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh, trước khi vay doanh nghiệp đó cần so sánh chi phí lãi vay phải trả cho ngân hàng với lợi nhuận thu được khi thực hiện mở rộng, nhằm xem xét việc vay vốn thực hiện mở rộng kinh doanh có sinh lời hay không. Lãi suất là công cụ giúp hạn chế lạm phát xảy ra. Lạm phát xảy ra từ sự cung ứng tiền quá mức, nên Nhà nước sẽ đưa ra chính sách lãi suất cao để thu hút huy động vốn, làm lượng tiền lưu thông giảm và kiềm chế được lạm phát. Ngoài ra, lãi suất nội tệ và ngoại tệ còn ảnh hưởng đến tỷ giá, các hoạt động xuất nhập khẩu, nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 2.1.4 Chức năng của lãi suất Chức năng phân phối: phân phối lãi suất giúp cho nền kinh tế phân bổ nguồn tiền từ các tài khoản tiết kiệm của người có vốn nhàn rỗi đến những khoản vay cần trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhà đầu tư trong nền kinh tế. Khi quyết định vay vốn đầu tư, nhà đầu tư phải so sánh lãi suất phải trả khoản vay với tỷ suất sinh lợi kiếm được từ dự án đầu tư để có lợi nhuận khi thực hiện. Do đó lãi suất phân phối lại một phần thu nhập hay lợi nhuận của khoản vay phải trả cho ngân hàng hoặc người cho vay. Chức năng kiểm soát: lãi suất có vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ của Chính phủ, là công cụ để kiểm soát lượng cung tiền. Khi lượng cung tiền trên thị thấp cần mở rộng thì Chính phủ sẽ sử dụng việc giảm lãi suất để khuyến khích doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, hạn chế gửi tiền, làm lượng tiền trong lưu thông tăng và ngược lại cần giảm cung tiền thì sẽ áp dụng tăng lãi suất. 2.1.5 Phân loại lãi suất: 2.1.5.1. Lãi suất trên thị trường tiền tệ có thể chia thành hai nhóm như sau:  Nhóm lãi suất điều hành do NHNN công bố được sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ, bao gồm: lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2