intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này với bối cảnh đặt chung ba nhân tố trong một phạm vi và khoảng thời gian xác định để thực hiện kiểm định với kỳ vọng sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam không những trong ngắn mà còn dài hạn. Từ đó cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐÌNH HÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM. Chuyên ngành: Tài chính -Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Thị Mộng Tuyết Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi với sự giúp đỡ từ giảng viên hướng dẫn. Dữ liệu sử dụng trong bài là khách quan và trung thực. Đề tài và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Học viên Nguyễn Đình Hà
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, bạn bè, gia đình và các đồng nghiệp. Tôi xin cảm ơn và tri ân những tình cảm và sự giúp đỡ này rất nhiều. Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến TS Trần Thị Mộng Tuyết - người đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3 1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu................................................................................ 4 1.7 Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 5 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ................................................................................................................................. 7 2.1 Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................... 7 2.1.1 Một số khái niệm về lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường chứng khoán 7 2.1.1.1 Lạm phát ...................................................................................................... 7 2.1.1.2 Tăng trưởng kinh tế ..................................................................................... 8 2.1.1.3 Thị trường chứng khoán .............................................................................. 9 2.1.2 Một số lý thuyết nền tảng .............................................................................. 10 2.2 Lược khảo các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán trong nền kinh tế. ........................................ 13 2.2.1 Một số công trình nghiên cứu quốc tế. .......................................................... 13
  5. 2.2.2 Một số nghiên cứu trong nước ...................................................................... 18 2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu. ............................................................................... 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 26 Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM................................................................ 27 3.1 Giai đoạn từ năm 2001 đến năm trước khủng hoảng tài chính Thế giới. ............ 28 3.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế. ........................................................................... 28 3.1.2 Lạm phát ........................................................................................................ 32 3.1.3 Thị trường chứng khoán ................................................................................ 34 3.2 Giai đoạn từ năm khủng hoảng tài chính Thế giới 2008 đến năm 2016. ............. 37 3.2.1 Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................... 37 3.2.2 Lạm phát ........................................................................................................ 42 3.2.3 Thị trường chứng khoán. ............................................................................... 44 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 48 Chương 4: KIỂM ĐỊNH THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM. ........................................................................................................................................ 50 4.1 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 50 4.1.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ......................................................... 51 4.1.2 Kiểm định đồng liên kết ................................................................................ 51 4.1.3 Mô hình hồi quy véc tơ tự hiệu chỉnh VECM............................................... 53 4.1.4 Kiểm định nhân quả Granger về mối quan hệ giữa các biến. ....................... 53 4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................... 54 4.2.1 Mô tả và phân tích dữ liệu nghiên cứu .......................................................... 54 4.2.1.1 Thống kê mô tả và sự tương quan giữa các biến ....................................... 54 4.2.1.2 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ..................................................... 56 4.2.1.3 Kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp Jonhasen. ............................. 58
  6. 4.2.2 Xác định mối quan hệ dài hạn bằng mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) ...................................................................................................................... 62 4.2.3 Kiểm định nhân quả Granger cho mô hình nghiên cứu. ............................... 68 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 72 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 73 5.1 Kết luận ................................................................................................................ 73 5.2 Kiến nghị những giải pháp cơ bản để kìm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển thị trường chứng khoán..................................................................... 75 5.3 Hạn chế ................................................................................................................ 78 5.4 Hướng phát triển của đề tài: ................................................................................. 79 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................. 80 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADF: Augmented Dickey-Fuller Test CPI: Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GNP: Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc gia) HOSE: Ho Chi Minh Stock Exchange (Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh) HNX: Hanoi Stock Exchange (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước SGD: Sở giao dịch UBCKNN: Ủy ban chứng khoán Nhà nước VECM: Vector Error Correction Model (Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số) VNĐ: Việt Nam đồng
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa ba nhân tố lạm phát, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển thị trường chứng khoán. ............................... 21 Bảng 3.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2001 – 2007 ...................................... 28 Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng của một số quốc gia Đông Nam Á từ 2001-2007 .......... 29 Bảng 3.3: Tốc độ lạm phát và tăng trưởng tín dụng từ 2001-2005 ................................ 33 Bảng 3.4: Số lượng công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khóa từ 2000-2007 ..... 34 Bảng 3.5: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 2008 đến 2016 ................................... 37 Bảng 3.6: Giá trị vốn hóa thị trường của sàn HOSE và sàn HNX từ 2008-2016 .......... 46 Bảng 4.1: Giá trị thống kê mô tả của các biến quan sát trong mô hình định lượng....... 54 Bảng 4.2: Ma trận tự tương quan của các biến trong mô hình....................................... 55 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ............................................ 57 Bảng 4.4 Giá trị bậc trễ của mô hình ............................................................................. 59 Bảng 4.5 Giá trị AIC của độ trễ bằng 1 ......................................................................... 60 Bảng 4.6 Giá trị AIC của độ trễ bằng 4 ......................................................................... 61 Bảng 4.7 Giá trị AIC của độ trễ bằng 5 ......................................................................... 61 Bảng 4.8 Giá trị kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp Jonhasen ........................ 62 Bảng 4.9 Phương trình của ba biến INFLR, PCGDP, MARCC .................................... 63 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình VECM ................................................................. 65 Bảng 4.11 Tổng hợp kết quả phương trình hồi quy của 4 mô hình ............................... 67 Bảng 4.12: Giá trị kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger của mô hình 1 ............... 68 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger của nhóm mô hình 2,3,4,5 . 70
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng của Nông, lâm, ngư nghiệp so với tốc độ GDP ............. 30 Hình 3.2: Tỷ trọng cơ cấu của Công nghiệp – xây dựng trong GDP từ 2001-2007 ...... 31 Hình 3.3: Tốc độ lạm phát so với tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2001-2007 ................. 32 Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng của tỷ lệ doanh số giao dịch so với GDP từ 2000-2007 35 Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng của Nông, lâm thủy sản giai đoạn năm 2008-2016 ........ 39 Hình 3.6: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ so với tăng trưởng GDP giai đoạn 2008-2016 .. 41 Hình 3.7: Tốc độ lạm phát so với tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2016 ...... 42 Hình 3.8: Diễn biến chỉ số VN-Index và HN-Index theo quý giai đoạn 2008-2016 ..... 45 Hình 4.1: Giá trị chuỗi dữ liệu sau khi lấy sai phân bậc 1 ............................................. 58 Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn tính ổn định động của độ trễ 1,4 và 5 .................................. 60
  10. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Lạm phát, từ trước tới nay, là một trong những vấn đề kinh tế được nhiều quốc gia quan tâm, nó không chỉ ảnh hưởng đến đầu tư, tiết kiệm, tăng trưởng kinh tế mà còn tác động đến nhiều mặt khác của xã hội. Lạm phát luôn đi kèm với tăng trưởng kinh tế, là thước đo phản ánh mức độ thay đổi của giá cả trong một quốc gia khi nền kinh tế tăng trưởng hoặc suy giảm. Trong giới nghiên cứu, lạm phát cũng là một chủ đề khá phổ biến mà các tác giả luôn muốn tìm hiểu, khai thác và khám phá những vấn đề xung quanh nó. Milton Friedman (1956) đã đưa ra lý thuyết về hàm cầu tiền tệ và chứng minh được tốc độ lưu thông tiền tệ đi kèm với lượng cung tiền đã tạo ra lạm phát thông qua sự thay đổi về giá cả. Dựa trên lý thuyết đó, Mankiw (2009) đã cho thấy rằng giá trị sản lượng đầu ra có thể được thay đổi khi mức giá thay đổi, mà tỷ lệ lạm phát là sự thay đổi theo tỷ lệ phần trăm của giá cả nên sản lượng đầu ra sẽ bị chi phối bởi lạm phát trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Bên cạnh lạm phát, với sự hội nhập sâu rộng về tài chính thì thị trường chứng khoán cũng đã và đang là một nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Montes và Tiberto (2012), Cole (2008), Liu và Hsu (2006) từng nhấn mạnh rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế trong dài hạn thông qua đó các nguồn lực, tích lũy vốn và đổi mới công nghệ được cải tiến, phân bổ một cách có hiệu quả. Lấy ý tưởng từ việc nghiên cứu kết hợp ba yếu tố: lạm phát, tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán, Rudra P. Pradhan cùng các đồng sự (2015) đã sử dụng một mẫu dữ liệu gồm 34 nước OECD trong khoảng thời gian 1960-2012, kết quả bài nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán có tác động đến lạm phát trong ngắn và dài hạn. Rudra (2015) cũng tìm được
  11. 2 những kết quả tương tự trong một bài nghiên cứu khác được thực hiện dựa trên các dữ liệu của các nước trong nhóm G-20. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế như Sáng và Khuê (2015), đưa ra một ngưỡng lạm phát là 11-12% mà tại đó khi tỷ lệ lạm phát lớn hơn sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuấn (2013) cũng cho thấy được mối quan hệ của hai chỉ tiêu này là nghịch biến. Nguyệt và Thảo (2013) còn tìm thấy mối tương quan dương giữa lạm phát và thị trường chứng khoán, tuy nhiên ý nghĩa thống kê không cao. Trong khi đó bàn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán, Nhung (2013) đã phát hiện ra các bằng chứng chứng minh rằng thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam có mối tương quan với nhau, thị trường chứng khoán ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và có thể dự báo tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, theo tìm hiểu của tác giả, ở Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào kết hợp cả ba yếu tố: lạm phát, tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán trong cùng một mô hình nghiên cứu để kiểm định xem liệu rằng giữa chúng có xuất hiện mối tương quan nào hay không. Với mong muốn bổ sung thêm các tài liệu và các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán ở Việt Nam, tác giả quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Trong luận văn này, vấn đề chủ yếu xoay quanh ba biến số là lạm phát, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán nên tác giả tập trung làm rõ các mục tiêu như sau: - Mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát, sự phát triển thị trường chứng khoán và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  12. 3 - Phân tích, đánh giá chính xác tác động của mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát, sự phát triển thị trường chứng khoán và tốc độ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh Việt Nam. - Trên cơ sở thực trạng và kết quả nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong bối cảnh tại Việt Nam, kiến nghị một số giải pháp, chính sách dựa trên kết quả mô hình thực nghiệm. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để có thể giải quyết được các mục tiêu nêu trên, luận văn đặt ra ba câu hỏi dưới đây: - Thứ nhất, liệu rằng có tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán trong trường hợp của Việt Nam hay không? - Thứ hai, theo thời gian, mối quan hệ này có tiếp tục được duy trì hay không? - Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm đạt được kiến nghị giải pháp như thế nào để phù hợp với mục tiêu phát triển chung của Chính phủ? 1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Đối tượng của bài nghiên cứu: mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ tiêu: lạm phát (đại diện bởi chỉ số CPI), tốc độ tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP thực), sự phát triển thị trường chứng khoán (tỷ lệ vốn hóa thị trường, tỷ số vòng quay, doanh số giao dịch) và thực trạng về tác động của các nhân tố này diễn ra trong nền kinh tế như thế nào. Phạm vi nghiên cứu: bài nghiên cứu giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2016. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng một số phương pháp sau đây:
  13. 4 - Phương pháp định lượng: thông qua việc thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp, hồi quy các biến để đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2016. Như đã đề cập ở phần trước, mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố: lạm phát, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán. Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả đã tiến hành kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu, tiếp đó kiểm định đồng liên kết giữa các chuỗi này sau đó lựa chọn mô hình phù hợp để tìm ra bằng chứng về mối quan hệ giữa các yếu tố này. - Phương pháp thống kê, so sánh: dựa vào số liệu trong các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của để đối chiếu với thực tế diễn biến của các biến trong nền kinh tế theo thời gian được khảo sát. - Phương pháp phân tích: kết hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết nền tảng để làm rõ mối quan hệ giữa các nhân tố sẽ tác động đến nhau như thế nào theo chuỗi thời gian hồi quy. 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Mặc dù lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường chứng khoán vốn là những chủ đề vô cùng quen thuộc trong giới nghiên cứu, tuy nhiên chưa thực sự có nhiều bài nghiên cứu kết hợp cả ba yếu tố này để quan sát các mối quan hệ của chúng tác động lên nhau, đặc biệt là tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, phần lớn là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nhân tố tác động lẫn nhau. Vì vậy, bài nghiên cứu này với bối cảnh đặt chung ba nhân tố trong một phạm vi và khoảng thời gian xác định để thực hiện kiểm định với kỳ vọng sẽ cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam không những trong ngắn mà còn dài hạn. Từ đó cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam.
  14. 5 1.7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục bảng, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 5 chương, bao gồm: Chương 1: Giới thiệu đề tài luận văn. Trong chương này, tác giả cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận văn. Chương 2: Lý thuyết tổng quan về mối quan hệ của ba nhân tố giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán. Trong chương này, tác giả trình bày các cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, sau đó tóm tắt lại các công trình nghiên cứu trước đây, bao gồm cả những nghiên cứu trong nước và ngoài nước Chương 3: Thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Chương 4: Dữ liệu, mô hình và phương pháp nghiên cứu. Ở chương này, tác giả trình bày nguồn dữ liệu mô hình, phương pháp, để thực hiện nghiên cứu cũng như đưa ra kết quả và tiến hành phân tích kết quả thu được để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát, sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế. Chương 5: Kết luận. Ở chương này, tác giả tổng kết lại vấn đề nghiên cứu, kiến nghị một số giải pháp, chính sách; đưa ra các hạn chế trong đề tài nghiên cứu đồng thời gợi ý các hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, luận văn đã nêu ra được cấu trúc của bài đặc biệt là mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Đây là những vấn đề trọng tâm của đề tài mà các chương phía sau của luận văn sẽ có nhiệm vụ làm sáng tỏ. Trong chương này cũng đề cập trực tiếp đến các biến số sử dụng trong mô hình đại diện cho ba nhân tố của nền kinh tế. Biến lạm phát đại diện cho lạm phát, biến tăng trưởng kinh tế đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế, và ba biến tỉ lệ vốn hóa thị
  15. 6 trường, tỉ số vòng quay, doanh số giao dịch đại diện cho sự phát triển cho thị trường chứng khoán. Dữ liệu của các biến số này được thu thập tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2016. Mốc thời gian khởi đầu đánh dấu cho sự bắt đầu hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, chương này cũng xác định rõ các phương pháp nghiên cứu mà tác giả sẽ sử dụng, quan trọng nhất là phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy VECM kết hợp với kiểm định nhân quả Granger. Đây là cơ sở để luận văn tiếp cận mối quan hệ giữa các nhân tố trên phương diện toán học. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp định lượng, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích, thống kê để so sánh kết quả mô hình định lượng với thực tế diễn biến của ba nhân tố này trong nền kinh tế Việt Nam từ năm 2001 đến 2016. Cuối cùng, tác giả nêu ý nghĩa của luận văn về mặt nghiên cứu khoa học và đồng thời đóng góp cơ sở cho các giải pháp của các nhà hoạch định chính sách.
  16. 7 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Cơ sở lý thuyết Lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán là một trong những chỉ tiêu của kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Các nhà quản lí cũng như các nhà nghiên cứu về kinh tế luôn nỗ lực nghiên cứu để làm sáng tỏ về mối quan hệ của một nhân tố này tác động tới các nhân tố còn lại hoặc sự ảnh hưởng của nhiều biến số vĩ mô khác đến một trong ba nhân tố lạm phát, tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán. 2.1.1 Một số khái niệm về lạm phát, tăng trưởng kinh tế, thị trường chứng khoán 2.1.1.1 Lạm phát Nhà kinh tế học Samuelson cho rằng: “lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng như giá bánh mì, xăng dầu, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”. Ông thấy rằng lạm phát chính là biểu thị sự tăng lên của giá cả. Còn đối với Friedman (1970) “lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Một số nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền như Friedman cũng đồng quan điểm với ông và cho rằng “lạm phát là hiện tượng tiền được cung ứng nhiều hơn mức cần thiết hoặc là do khối lượng tiền thực tế trong lưu thông lớn hơn khối lượng tiền cần thiết”. Học thuyết Keynes, đưa ra ba nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát: do chi phí đẩy, do cầu kéo và lạm phát dự kiến. Dù là xuất phát từ nguyên nhân nào thì lạm phát đều có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế theo hướng tích cực lẫn tiêu cực. Tăng trưởng kinh tế tăng dần của một quốc gia phần nào được biểu diễn bởi sự gia tăng của lạm phát nhưng khi lạm phát đạt đến một ngưỡng nhất định sẽ tác động trở lại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
  17. 8 Trong kinh tế học vĩ mô hiện đại, theo Gregory Mankiw (2010) lạm phát biểu hiện cho sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian. Khi so sánh giữa các nền kinh tế, lạm phát được hiểu là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với đơn vị tiền tệ của quốc gia khác. 2.1.1.2 Tăng trưởng kinh tế Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Theo lý thuyết Growth Theory của Robert Solow có ghi nhận tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay biểu thị của sự tăng trưởng thông qua sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất về bên phải. Theo Gregory Mankiw (2010), GDP là một chỉ tiêu tốt nhất để xem xét liệu rằng nền kinh tế có diễn biến tốt hay không. Ông dẫn chứng tại Mỹ, GDP được tính toán hàng quý bởi Cục Phân tích Kinh tế, một bộ phận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Mục đích của việc thống kê GDP ở Mỹ là nhằm để tổng hợp tất cả các dữ liệu về các sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ các cơ sở, công ty sản xuất, các trang trại.. thể hiện theo giá trị đồng đô la của hoạt động kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Ngày nay, tăng trưởng kinh tế là nhân tố chính đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục nghèo đói, lạc hậu, hướng tới sự phát triển, thịnh vượng. Nhờ vào việc tăng vốn đầu tư, tiến bộ trong khoa học - công nghệ và nâng cao chất lượng giáo dục cộng với đào tạo được coi là những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong những năm gần đây, ý tưởng phát triển bền vững đã mang lại các yếu tố bổ sung như các quy trình phát triển
  18. 9 kinh tế thân thiện với môi trường phải được tính đến khi đi kèm với tăng trưởng kinh tế. 2.1.1.3 Thị trường chứng khoán Theo như định nghĩa của nhật báo The Economic Times thì thị trường chứng khoán là nơi mà các loại giấy tờ có giá niêm yết được trao đổi, mua bán công khai. Tại điều 6 Luật Chứng Khoán năm 2006 được ban hành bởi Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có giải thích thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán. Dựa vào hai dẫn chứng phía trên, có thể nhận thấy điểm chung của thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi các loại giấy tờ có giá. Căn cứ vào hình thức hoạt động, thị trường chứng khoán được chia làm hai loại là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành, tại đây vốn được chuyển từ nhà đầu tư sang chủ thể phát hành. Sau khi được phát hành, chào bán ra công chúng thì các loại chứng khoán này được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Chức năng chính của thị trường thứ cấp là nơi tập trung vốn của nền kinh tế bên cạnh hệ thống ngân hàng thương mại, có vai trò tập hợp và chu chuyển vốn nhàn rỗi đến các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để phân bổ vào các ngành sản xuất. Từ đó, nếu vốn được phân bổ hợp lí sẽ tạo cho sản xuất phát triển kéo theo việc gia tăng sản lượng cho quốc gia. Theo Minh (2006) song song với mục đích chu chuyển vốn thì việc mua bán chứng khoán trên thị trường sẽ giúp cho tính thanh khoản của chứng khoán được cải thiện. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, giúp các công ty niêm yết có thể thu về được nhiều vốn khi phát hành mới chứng khoán và sau khi được
  19. 10 đưa ra lưu thông chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi sang các chủ thể khác tham gia mua bán. Do mục tiêu của bài nghiên cứu là phân tích tác động của mối quan hệ giữa 3 nhân tố của nền kinh tế: lạm phát, sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế nên nền tảng lý thuyết sẽ bắt nguồn từ những cơ sở lý luận diễn tả tác động nhân quả của nhân tố này đến các nhân tố còn lại. 2.1.2 Một số lý thuyết nền tảng 2.1.2.1 Lý thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa sự phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết phản hồi (the feedback hypothesis) được Schumpeter (1912) xây dựng nhằm giải thích mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tài chính của quốc gia và sự phát triển kinh tế. Trong giả thuyết này, tác giả khẳng định rằng một quốc gia có hệ thống tài chính phát triển tốt có thể thúc đẩy sự mở rộng kinh tế thông qua việc thay đổi công nghệ, đổi mới sản phẩm và dịch vụ tài chính để cung cấp đến nhiều chủ thể kinh tế góp phần giải quyết tốt nhu cầu về vốn cho sản xuất. Ngược lại, khi nền kinh tế ngày càng được phát triển, các chủ thể kinh tế sẽ đòi hỏi cao hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính về tính linh hoạt, khả năng tiện ích và mức sinh lời cao hơn. Theo lý thuyết về nguồn cung dẫn dắt (the supply - leading theory) và nguồn cầu phụ thuộc (the demand – following theory) được Patrick (1966) đưa ra nhằm nêu lên mối quan hệ giữa sự phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Trong đó, lý thuyết nguồn cung dẫn dắt cho rằng sự phát triển của hệ thống tài chính sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tài chính hiện đại sẽ có nhiệm vụ cung cấp những khoản vốn lớn cho các chủ thể kinh tế mà đặc biệt là những tập đoàn, công ty có quy mô lớn thuộc các lĩnh vực về nông nghiệp và công thương nghiệp. Lý thuyết này đã đưa ra ý tưởng rằng mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng có thể thay đổi theo thời gian, đặc biệt ở giai đoạn đầu, phát triển tài chính sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên
  20. 11 khi tăng trưởng thực sự diễn ra trong nền kinh tế, liên kết này trở nên ít quan trọng hơn và sự tăng trưởng sẽ tạo ra nhu cầu cho các dịch vụ tài chính lớn hơn. Ngược lại, giả thuyết nguồn cầu phụ thuộc thì đưa ra giả định là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thực sự xảy ra trong một quốc gia nó sẽ thúc đẩy hệ thống tài chính phát triển. Patrick giả định rằng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tài chính sẽ rất linh hoạt trong việc nắm bắt các cơ hội để gia tăng lợi nhuận từ việc nhận được các dịch vụ về tài chính từ đó sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính phát triển về số lượng và quy mô, tạo nên một môi trường tài chính đa dạng để phục vụ cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Điều này được bắt nguồn từ tổng thể các nhân tố như: động thái của Chính phủ, mục tiêu của nền kinh tế, quy luật vận hành của nền kinh tế,… đây là các nhân tố có sức chi phối đến môi trường kinh tế của bất kì quốc gia nào. Nếu như những nhân tố này ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế sẽ dẫn đến kết quả là thị trường tài chính sẽ phát triển, mở rộng và trở nên hoàn thiện hơn, góp phần tạo cơ hội chu chuyển vốn đến các doanh nghiệp và sẽ kích thích cho nền kinh tế tăng trưởng. Đối với giả thuyết về nguồn cầu phụ thuộc, nó cũng có thể được gọi bằng tên khác là giả thuyết “tài chính được phát triển bởi kinh tế” (the growth led – finance). Giả thuyết này cho thấy mối quan hệ giữa nhu cầu của phát triển tài chính và kinh tế. Lucas (1988) đã đưa ra lý thuyết trung hòa (the neutrality hypothesis) để nêu giả định của ông là không có mối quan hệ nào giữa sự phát triển của thị trường tài chính và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo nghiên cứu của ông thì việc tăng trưởng kinh tế dựa vào hai nhân tố là vốn trực tiếp (physical capital) và nguồn lực con người (human capital). Những nền tảng của cơ sở sản xuất ban đầu của quốc gia sẽ được tăng cường theo thời gian do sự tích lũy vốn của con người, đồng thời đó qua quá trình sản xuất con người cũng tự tìm tòi và học hỏi để tích lũy thêm kinh nghiệm sản xuất cho bản thân. Do đó, trong nghiên cứu của mình ông cho rằng tăng trưởng kinh tế không bị ảnh hưởng nhiều từ thị trường chứng khoán, ông dẫn chứng thêm một số quốc gia như Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc là những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0