intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm khảo sát mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do vậy, luận văn sẽ khảo sát cụ thể hơn về sự ảnh hưởng qua lại giữa thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ______________***_______________ PHẠM VIẾT HÙNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ DO THƯƠNG MẠI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ______________***_______________ PHẠM VIẾT HÙNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ DO THƯƠNG MẠI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn thầy PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ đã tận tình hướng dẫn và dành nhiều thời gian đọc, góp ý và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cám ơn các quý thầy, cô của khoa Kinh tế phát triển, Viện đào tạo sau đại học và các khoa khác của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh đạo Viện và các đồng nghiệp ở Viện Nghiên Cứu Thương Mại, các bạn trong lớp cao học khoá 19 đã tận tình hỗ trợ tôi trong suốt thời gian theo học tại trường cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến PGS.TS. Đinh Văn Thành - Viện trưởng và TS. Hồ Trung Thanh - Trưởng phòng Quản lý khoa học Viện Nghiên Cứu Thương Mại - Bộ Công Thương đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu để thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin dành cho cha mẹ, vợ, các con và những người thân trong gia đình tôi đã hết lòng quan tâm và dành cho tôi những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khoá học này. Xin chân thành cám ơn tất cả mọi người! Phạm Viết Hùng
  4. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn, những người tôi đã cảm ơn và trích dẫn trong luận văn này. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong đề tài luận văn này đều có nguồn gốc rõ ràng và nội dung nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 01 năm 2013 Tác giả Phạm Viết Hùng
  5. TÓM TẮT Mục tiêu của luận văn này là khảo sát mối quan hệ nhân quả giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên dữ liệu kinh tế hàng năm do Tổng cục thống kê công bố; chiều hướng và mức độ tác động qua lại giữa hai biến số để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trong điều kiện thương mại tự do đang là xu hướng tất yếu của thế giới. Tác giả áp dụng mô hình hồi quy do Bajwa và Siddiqi (2011) đề xuất, phương pháp kiểm định nhân quả Granger được sử dụng để khảo sát mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm kiểm định nhân quả Granger dựa trên mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) cho thấy rằng quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế chỉ tác động qua lại trong dài hạn, nhưng trong điều kiện Việt Nam thì tác động từ tăng trưởng kinh tế đến tự do thương mại lớn hơn tác động từ tự do thương mại đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả thực nghiệm theo tác giả là hợp lý vì từ khi Việt Nam thực hiện chính sách tự do thương mại, cán cân thương mại của Việt Nam luôn âm (giá trị kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu). Từ kết quả nghiên cứu, theo tác giả giải pháp phù hợp trong trường hợp này là tăng cường xuất khẩu và quản lý nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu.
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết lựa chọn vấn đề nghiên cứu. ..................................................................... 1 2. Vấn đề nghiên cứu......................................................................................................... 4 3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 5 4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................... 5 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 5 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................................... 6 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ THƯƠNG MẠI TỰ DO, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. ...................................................................................................... 7 1.1 Thương mại và vai trò của thương mại trong nền kinh tế quốc dân ........................... 8 1.2 Phương thức vận hành chính sách thương mại trên thế giới. .................................... 10 1.3 Lý luận về tự do và bảo hộ thương mại. ................................................................... 12 1.3.1 Lý luận về tự do thương mại ............................................................................. 12 - Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith.............................................................. 12 - Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo . .................................................................... 13 - Mô hình Heckscher-Ohlin ........................................................................................ 14 - Lý thuyết thương mại mới. ....................................................................................... 16 1.3.2 Lý luận về bảo hộ thương mại ........................................................................... 17 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá chính sách tự do hay bảo hộ thương mại ........................ 19 1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế ................................ 21 1.4 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế .................................................................................... 25 1.5 Mối quan hệ giữa tự do thương mại và Tăng trưởng kinh tế .................................... 27 1.6 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế .................................................................................................................. 30
  7. 1.7 Đề xuất mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 31 1.8 Phương pháp nghiên cứu thực ngiệm........................................................................ 33 1.9 Đo lường tự do thương mại. ...................................................................................... 41 1.10 Kết luận ................................................................................................................... 44 CHƯƠNG 2. TỰ DO THƯƠNG MẠI & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2011. ..................................................................................... 45 2.1 Tiến trình tự do thương mại ở Việt Nam .................................................................. 45 2.2 Thực trạng hoạt động ngoại thương và tăng trưởng kinh tế Việt Nam ..................... 48 2.3 Phân tích thực nghiệm về mối quan hệ giữa tự do thương mại và Tăng trưởng kinh tế ở Việt nam. .................................................................................................................. 55 2.3.1 Tóm lược kết quả nghiên cứu trước .................................................................. 55 2.3.2 Số liệu phân tích thực nghiệm ........................................................................... 57 2.3.3 Phân tích kết quả thực nghiệm .......................................................................... 58 2.3.4 Giải thích kết quả nghiên cứu ........................................................................... 66 2.3 Kết luận: .................................................................................................................... 68 CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. ....................................... 69 3.1 Kết luận ..................................................................................................................... 69 3.2 Giải pháp ................................................................................................................... 70 3.3 Kiến nghị ................................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 1 PHỤ LỤC I: SỐ LIỆU PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ ....................................... 6 PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM ............................................. 7 PHỤ LỤC 3: CHỈ SỐ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG CỦA ICC NĂM 2011 ................... 8 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH BẰNG PHẦN MỀM ................ 12
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thuế suất thuế nhập khẩu bình quân theo cam kết CEPT (%) ...................... 46 Bảng 2.2: Thuế suất thuế nhập khẩu bình quân theo cam kết WTO (%) ........................ 47 Bảng 2.3: Tăng trưởng kinh tế và chỉ số tự do thương mại của Việt Nam* ................... 48 Bảng 2.4: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986-1995 .................... 50 Bảng 2.5: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1996- 2005 ................... 53 Bảng 2.6: Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 2006- 2011 ................... 55 Bảng 2.7: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với các chuỗi gốc....................... 59 Bảng 2.8 : Kết quả xác định độ trễ tối ưu. ...................................................................... 60 Bảng 2.9: Kết quả kiểm định đồng liên kết với chuỗi không dừng. ................................ 61 Bảng 2.10: Kết quả ước lượng mô hình VECM. ............................................................. 62 Bảng 2.11: Kết quả kiểm định kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn . ....................... 64 Bảng 2.12: Kết quả kiểm định kiểm định mối quan hệ trong dài hạn . .......................... 64 Bảng 2.13: Kết quả kiểm định nhân quả Granger. ......................................................... 66
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Độ mở thương mại và GDP Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995 ....................... 49 Hình 2.2: Độ mở thương mại và GDP Việt Nam giai đoạn 1996 - 2005 ....................... 52 Hình 2.3: Độ mở thương mại và GDP Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 ....................... 54
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải AFTA Khu vực tự do thương mại ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á DNNN Doanh nghiệp Nhà Nước CEPT Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Khu vực tự do thương mại GDP Tổng sản phẩm quốc nội OLS Bình phương nhỏ nhất SW Chỉ số Sachs và Warner TFP Năng suất các nhân tố tổng hợp USD Đô la Mỹ USBTA Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ VAR Vector tự hồi quy XHCN Xã hội chủ nghĩa XNK Xuất nhập khẩu WTO Tổ chức thương mại thế giới
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lựa chọn vấn đề nghiên cứu Từ hoạt động thực tế chúng ta có thể kết luận thương mại và tăng trưởng kinh tế có liên quan mật thiết và tương hỗ lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu để phát triển thương mại và ngược lại. Để có được những chính sách phù hợp nhất nhằm kích thích tăng trưởng và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa vẫn là vấn đề đang phải nghiên cứu. Sự sụp đổ của các nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch tập trung cùng với nhiều biểu hiện trục trặc của các phương thức vận hành thương mại theo hướng thay thế nhập khẩu đã nảy sinh giả thuyết cho rằng thực hiện chính sách thương mại theo hướng tự do là chìa khóa cho sự thành công về kinh tế. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cả trong lý thuyết và thực nghiệm vẫn chưa thể giải quyết triệt để được tất cả các vấn đề của tự do hóa thương mại và đây tiếp tục là một chủ đề được các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu. Những tranh luận liên quan đến việc lựa chọn chính sách thương mại và tác động của nó đối với việc thực thi các chính sách kinh tế liên tục xuất hiện trong kinh tế phát triển, nhưng sau những thành công của các nước Đông Á trong thực thi các chính sách phát triển kinh tế trong những năm 90 của thế kỷ trước và việc công bố nghiên cứu của ngân hàng Thế giới - Sự thần kỳ của Đông Á - vào năm 1993 đã làm cho các tranh luận này trở lên sôi động hơn đồng thời cũng có nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện để đánh giá vai trò của việc cải cách chính sách thương mại trong tăng trưởng kinh tế. Tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ như thế nào? Tự do thương mại tạo động lực để tăng trưởng kinh tế hay là tăng trưởng kinh tế đặt ra yêu cầu phải tự do thương mại? Các lý thuyết kinh tế cổ điển và tân cổ điển cho rằng tự do thương mại dẫn đến tăng trưởng kinh tế và có rất nhiều lý do giải thích tại sao tự do thương mại (nhất là tự do trong thương mại quốc tế) dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Tự do thương mại là động lực cho tăng trưởng kinh tế bởi vì tự do thương mại tạo ra các kích thích cho sự tăng trưởng kinh tế, đó là:
  12. 2 (a) lợi ích từ việc chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa và trao đổi thương mại, (b) cải thiện sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế và (c) thông qua các chính sách kinh tế phù hợp để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào một quốc gia. Miller và Upadhyay (2000) cho rằng: " Kim ngạch trao đổi thương mại lớn có nghĩa là thương mại được tự do sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp cận hiệu quả hơn đối với các kỹ thuật sản xuất tiên tiến để từ đó tạo điều kiện thúc đẩy năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh hơn". Theo lý thuyết ngoại thương truyền thống, trong trường hợp không xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo thì việc thực hiện tự do thương mại thông qua việc cắt giảm các rào cản xuất nhập khẩu sẽ làm gia tăng lợi ích do chuyên môn hoá và làm cho tiêu dùng trong nền kinh tế tăng, từ đó sẽ làm tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết về lợi ích động của thương mại thì cho rằng các nguồn tạo ra tăng trưởng trong giai đoạn trung và dài hạn của một quốc gia là do vốn vật chất và vốn nhân lực mà vốn này được tích lũy nhanh hơn từ trao đổi thương mại thông qua việc tăng cường lan truyền công nghệ. Có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế tồn tại mối quan hệ tích cực như các nghiên cứu của Edwards (1992), Krueger (1997), Wacziarg và Horn Welch (2003), đồng thời theo Frankel và Romer (1999) thì khi tỷ lệ thương mại so với GDP tăng lên 1% sẽ kéo theo thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2 đến 3%. Từ cuối thập niên 1980, Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế bằng việc đẩy mạnh giao thương với các nước trên thế giới và tiếp nhận luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Năm 1995, với việc chính thức trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN) đã đánh dấu bước đi quan trọng đầu tiên trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Theo như cam kết giữa các thành viên ASEAN thì để tiến tới tự do hóa thương mại hoàn toàn trong khối, Việt Nam sẽ thực hiện xóa bỏ thuế
  13. 3 quan đối với hầu hết các mặt hàng vào năm 2015. Khi đó, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có kỹ năng được dịch chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Một mốc quan trọng nữa trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là vào năm 2000 Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Thương mại song phương và bắt đầu từ năm 2001 thì Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được thực thi với những nội dung và phạm vi cam kết sát với chuẩn mực WTO. Vào đầu năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO. Các cam kết WTO của Việt Nam nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và nhập khẩu hoặc giữa đầu tư trong và ngoài nước và minh bạch hóa nền kinh tế. Ngoài ra, sau khi tham gia WTO, Việt Nam còn tham gia một loạt các hiệp định thương mại tự do khác như: Khu vực tự do thương mại ASEAN - Nhật Bản (2008), khu vực tự do thương mại ASEAN – Úc & Niu-Di-lân (2009), Hiệp định tự do thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ (2010).v.v… Như vậy, có thể thấy việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO không phải là điểm bắt đầu và cũng không phải là đã kết thúc quá trình hội nhập và đổi mới của Việt Nam và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại, đầu tư và chuyển sang thể chế kinh tế thị trường đang diễn ra ngày càng sâu rộng và đồng thời cũng là tiến trình không thể đảo ngược đối với Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế mà khởi đầu bằng việc thực hiện các chính sách tự do thương mại, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đó là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) luôn ở mức cao và và tương đối ổn định (trừ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007, 2008). Đồng thời thu nhập bình quân đầu người (GDP/người/năm) cũng tăng lên
  14. 4 đáng kể từ 289 USD (năm 1995) lên 1.024 USD (năm 2008), 1.168 USD (năm 2010) và 1.411USD vào năm 2011. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đó là: “Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD…. . . giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp….Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP khoảng 2,5 - 3%/năm. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực”1 thì phải giải quyết hàng loạt vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế từ sản xuất đến lưu thông hàng hoá, chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách đầu tư cũng như các giải pháp mang tính văn hóa - xã hội khác. Trong các vấn đề đó cần xác định rõ vai trò của tự do thương mại đối tăng trưởng kinh tế, để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế bền vững trong điều kiện tự do thương mại ngày càng trở lên phổ biến. Trong bối cảnh như vậy, tác giả thực hiện luận văn nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế là rất cần thiết. Luận văn giúp hiểu rõ bản chất mối quan hệ nhân quả giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng phân tích các nguyên tắc cơ bản đối với mô hình thương mại Việt Nam và nó có tác động thế nào, mức độ ra sao đối với tăng trưởng kinh tế thông qua sự thay đổi về độ mở theo thời gian của tự do thương mại. 2. Vấn đề nghiên cứu Các nhà nghiên cứu đã khảo sát để trả lời câu hỏi liệu tự do hóa thương mại có liên quan với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia hay không. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lĩnh vực này đã cho thấy: tất cả các kết quả nghiên cứu không thống nhất trên toàn 1 Trích trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 2011
  15. 5 thế giới. Những kết quả nghiên cứu khác nhau đã cho thấy đây là một vấn đề khá phức tạp. Vì vậy luận văn này này cố gắng tìm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vấn đề nghiên cứu chính trong luận văn này đó là tự do thương mại có mối quan hệ thế nào đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cụ thể hơn câu hỏi nghiên cứu sau đây sẽ được giải quyết trong luận văn này: i) Tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nhân quả với nhau hay không? ii) Mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế Việt Nam diễn ra theo chiều nào? Từ tự do thương mại sang tăng trưởng kinh tế hay ngược lại? iii) Nếu tồn tại mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế Việt Nam thì mối tương quan giữa chúng theo quan hệ đồng biến hay nghịch biến? 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là khảo sát mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do vậy, luận văn sẽ khảo sát cụ thể hơn về sự ảnh hưởng qua lại giữa thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 4. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế của kinh tế Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu “Mở cửa” là một khái niệm rất rộng nó bao gồm rất nhiều nhân tố, theo lý thuyết kinh tế phát triển thì mở cửa được thể hiện bằng việc Chính phủ của một quốc gia thi hành các chính sách nhằm thực hiện được ba mục tiêu chính, đó là : 1) Tự do hoá thương mại. 2) Tự do hoá dòng vốn. 3) Chính sách tỷ giá (tự do). Trong hệ thống các chính sách nêu trên thì chính sách tự do hoá thương mại là một chính sách nổi bật và chiếm một vị trí quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của một quốc gia do vậy trong thực tế có đôi khi người ta đồng nhất khái niệm mở cửa về thương mại (tự do
  16. 6 thương mại) với mở cửa kinh tế. Trong luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu một khía cạnh trong mở cửa, đó là tự do hoá thương mại, do vậy trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, mở cửa nền kinh tế (1986 – 2011) 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Thông qua nghiên cứu, luận văn sẽ cung cấp các bằng chứng về bản chất mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có theo đúng quy luật và các lý thuyết kinh tế hay không? - Thông qua nghiên cứu sẽ xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng qua lại giữa tự do thương mại và với tăng trưởng kinh tế để từ đó có thể đưa ra khuyến nghị các chính sách kinh tế trong giai đoạn tới của Việt Nam nên thực hiện theo hướng nào? Có nên tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa nữa hay không? 7. Kết cấu luận văn Sau phần mở đầu thì kết cấu còn lại của luận văn được viết theo trình tự sau: Chương I, trình bày tóm lược các cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu sẽ thực hiện trong luận văn. Trong phần cơ sở lý thuyết sẽ trình bày khái niệm về thương mại và vai trò của thương mại với nền kinh tế, khái quát chính sách tự do và bảo hộ thương mại, các công cụ của chính sách thương mại, một số lý luận điển hình về tự do thương mại và lý thuyết tăng trưởng kinh tế; Đề xuất mô hình và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Chương II, trình bày tóm lược thực trạng mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2011 theo phương pháp thống kê mô tả từ các dữ liệu thống kê kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tỷ lệ cắt giảm thuế quan và rào cản thương mại. và phân tích kết quả thực nghiệm mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế theo các dữ liệu thống kê kinh tế của Việt Nam; Chương III trình bày kết luận về kết quả nghiên cứu thực nghiệm, đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị đối với các cơ quan hữu quan.
  17. 7 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ THƯƠNG MẠI TỰ DO, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Chương này sẽ trình bày khung lý thuyết để làm cơ sở cho việc hình thành các giả thuyết chính sẽ được kiểm định bằng thực nghiệm trong các chương sau của luận văn này. Phần lý luận này sẽ trình bày vai trò của thương mại và thương mại quốc tế trong nền kinh tế quốc dân; các lý thuyết về tự do và bảo hộ thương mại; lý thuyết tăng trưởng kinh tế. Trong phần lý thuyết tự do và bảo hộ thương mại, luận văn tập trung phân tích lợi ích của các chính sách tự do và bảo hộ thương mại, hệ thống hoá các tiêu chí đánh giá hai chính sách này. Những người ủng hộ quan điểm tự do thương mại cho rằng tự do thương mại là một trong những động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên những người ủng hộ bảo hộ thương mại lại cho rằng bảo hộ thương mại có lợi cho nền kinh tế trong việc phát triển các ngành công nghiệp mới, non trẻ. Đối với lý luận về tự do thương mại luận văn sẽ trình bày các lý thuyết: 1) Lý thuyết cổ điển tiêu biểu là lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, Ricardo với lý thuyết lợi thế so sánh; 2) Lý thuyết tân cổ điển mà tiêu biểu là mô hình Heckscher-Ohlin và định luật cân bằng giá các yếu tố sản xuất2; và 3) Lý thuyết thương mại mới. Trong phần lý thuyết thương mại mới, luận văn tập trung trình bày tóm lược một số nghiên cứu do nhà kinh tế học Paul Krugman thực hiện vì đây là các công trình nghiên cứu được coi là những đóng góp chủ yếu để hình thành lên lý thuyết thương mại mới. Trong lý thuyết tăng trưởng kinh tế, luận văn tập trung vào phân tích các nhân tố tạo ra tăng trưởng kinh tế thông qua các mô hình tăng trưởng kinh tế tân cổ điển, đó là mô hình tăng trưởng của Solow và mô hình tăng trưởng nội sinh. 2 the factor price equalization theorem
  18. 8 Trong phần trình bày về mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế, luận văn sẽ trình bày mối quan hệ giữa tự do thương mại và tăng trưởng kinh tế dựa trên các lý thuyết về tăng trưởng và tóm lược các kết quả nghiên cứu liên quan. Trong phần mô hình kinh tế lượng, luận văn sẽ trình bày đề xuất mô hình nghiên cứu và tóm lược cách thức tiến hành các kỹ thuật kinh tế lượng. 1.1 Thương mại và vai trò của thương mại trong nền kinh tế quốc dân Thương mại là một hoạt động kinh tế nhằm thực hiện việc trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ giữa hai hay nhiều đối tác với nhau. Thương mại ra đời và tồn tại là do sự chuyên môn hóa và phân chia lao động, nghĩa là có một nhóm người nhất định nào đó tập trung vào việc sản xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó để trao đổi với hàng hóa hay dịch vụ của nhóm người khác. Thương mại xảy ra giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt về quy mô của khu vực (chẳng hạn là dân số) cho phép khu vực đó có được lợi thế trong sản xuất hàng loạt. Vì thế, trao đổi thương mại theo giá cả thị trường sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các khu vực tham gia thương mại. Theo cách hiểu về thương mại thì thương mại quốc tế là các hoạt động trao đổi hàng hoá dịch vụ bên ngoài biên giới của các quốc gia. Như vậy, thương mại quốc tế (hay còn gọi là ngoại thương) theo nghĩa phổ biến nhất thì đó là một phạm trù kinh tế phản ánh sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác bằng các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá dịch vụ. Thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng do đó nó có vai trò là một tác nhân quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần làm tăng trưởng kinh tế và ngược lại, kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển thương mại ở trình độ cao hơn. Trên cơ sở trao đổi thương mại, các quốc gia sẽ có điều kiện tập trung vào sản xuất các lọai hàng hóa dịch vụ mà mình có lợi thế rồi
  19. 9 sau đó trao đổi để có được những loại hàng hóa dịch vụ không có lợi thế khi được sản xuất ở quốc gia đó. Như vậy, các hoạt động thương mại này một mặt sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân của các quốc gia và mặt khác nó còn thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước phát triển có hiệu quả hơn. Mặt khác, quy mô của tổng thu nhập quốc dân xác định theo phương pháp phân phối là: GDP = C + I + G + (X - M) (1.1) Phương trình 1.1 cho thấy tổng thu nhập quốc dân phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thương mại quốc tế của nước đó. Trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu sẽ làm tăng cung ngoại tệ cho nền kinh tế còn nhập khẩu sẽ làm tăng cầu ngoại tệ trong nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu tác động đến quỹ tiền tệ của đất nước từ đó tác động đến tổng cầu của toàn nền kinh tế. Nếu cán cân thương mại (quốc tế) thuần dương (trường hợp xuất siêu) tổng cầu sẽ tăng, còn nếu cán cân thương mại thuần âm (trường hợp nhập siêu) tổng cầu sẽ giảm. Tổng cầu có quan hệ đồng biến với tăng trưởng kinh tế, khi tổng cầu tăng làm tăng trưởng kinh tế tăng. Hoạt động trao đổi thương mại quốc tế phát triển, thị trường được mở rộng, cho phép tăng chuyên môn hoá sản xuất, tiếp nhận công nghệ mới, khuyến khích phát minh sáng chế nâng cao năng suất lao động dẫn tới tăng tổng sản phẩm quốc dân. Đồng thời cho phép các quốc gia mở rộng sản xuất trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất. Từ đó cho thấy hoạt động trao đổi thương mại có thể tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất theo hướng dịch chuyển ra xa hơn so với đường giới hạn khả năng sản xuất cũ. Ngoài ra, thông qua hoạt động thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh có thể thực hiện việc mua, bán các hàng hóa, dịch vụ và như vậy nếu không có các hoạt động thương mại thì sản xuất sẽ bị đình trệ vì đầu ra và đầu vào của sản xuất không được giải quyết. Như vậy, thương mại bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được tiến
  20. 10 hành bình thường; lưu thông hàng hóa, dịch vụ thông suốt; đảm bảo nền kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển. Từ những phân tích trên đây chúng ta có thể kết luận tăng trưởng thương mại và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ biện chứng, tương hỗ cùng phát triển. 1.2 Phương thức vận hành chính sách thương mại trên thế giới Tự do thương mại (quốc tế) và bảo hộ thương mại (quốc tế) là một chính sách thương mại của một quốc gia bao gồm hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp mà một quốc gia sử dụng để điều chỉnh các họat động thương mại của quốc gia đó nhằm đạt được mục đích nào đó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn nhất định. Tự do thương mại là chính sách kinh tế mà theo đó Chính phủ không phân biệt đối xử đối với hàng hoá nhập khẩu hoặc cản trở xuất khẩu bằng việc áp dụng thuế đối với hàng nhập khẩu hoặc trợ cấp cho các loại hàng hóa xuất khẩu, do vậy khi các quốc gia có tự do thương mại thì sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước được thực hiện không có sự kiểm soát bằng những chính sách quản lý nhập khẩu. Với chính sách này thì các quốc gia sẽ điều chỉnh chính sách thương mại của mình theo hướng giảm thiểu các rào cản thế quan và phi thuế quan nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động thương mại cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Tự do thương mại sẽ tạo điều kiện mở rộng quy mô xuất khẩu của mỗi nước đồng thời nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu, mở cửa cho hàng hóa dịch vụ của các nước khác thâm nhập thị trường nội địa dễ dàng hơn. Bảo hộ thương mại là chính sách kinh tế được một quốc gia sử dụng khi họ nghĩ rằng ngành công nghiệp hay thị trường nội địa của họ sẽ bị trục trặc do sự cạnh tranh không lành mạnh của nước khác. Mục tiêu của chính sách bảo hộ là bảo vệ thị trường nội địa trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của hàng hóa dịch vụ từ bên ngoài. Chính sách này xuất hiện, hình thành và tiếp tục được củng cố bằng các công cụ thuế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2