intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối tương quan giữa chi tiêu công, nhân khẩu học và sự tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xem xét mối tương quan giữa cấu trúc chi tiêu chính phủ, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tại các quốc gia Đông Nam Á; đánh giá ảnh hưởng giữa cấu trúc chi tiêu chính phủ, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tại các quốc gia Đông Nam Á.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối tương quan giữa chi tiêu công, nhân khẩu học và sự tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG BẢO MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TRƯƠNG CHITRÍ KHÁNH TIÊU CÔNG, NHÂN KHẨU HỌC VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC ĐẾN SỐ THU THUẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH THẤP GIAIVĂN LUẬN ĐOẠN 2008-2017 THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH CÔNG MÃ SỐ: 7701261151A Thành VĂN LUẬN THẠC phố Hồ SĨ KINH Chí Minh, nămTẾ 2019 GVHD: TS. Lê Quang Cường
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRUNG BẢO MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHI TIÊU CÔNG, NHÂN KHẨU HỌC VÀ SỰ TĂNGKHÁNH TRƯƠNG TRƯỞNG TRÍ KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng ĐẾN SỐ THU THUẾ TẠI CÁC QUỐC GIA Mã số: 8340201 CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH THẤP GIAI ĐOẠN 2008-2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH CÔNG MÃ SỐ: 7701261151A NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GVHD: TS. Lê Quang Cường Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Mối tương quan giữa chi tiêu công, nhân khẩu học và sự tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Huyền. Các số liệu trong bài có nguồn gốc rõ rang và được tổng hợp từ nguồn đáng tin cậy. Nội dung và kết quả của bài nghiên cứu là trung thực chưa được công bố tại bất kỳ công trình nào trước đây, Tp.HCM, ngày tháng năm 2019 Tác giả NGUYỄN TRUNG BẢO
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÓM TẮT - ABSTRACT CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU…………………………………………….1 1.1 Lý do chọn đề tài.………….…… .……….………………………………...……...1 1.2 Mục tiêu đề tài nghiên cứu…………………………………...…………...………..3 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu…………………………..………….…..……….3 1.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu…………..………………….…….………..…3 1.5 Cấu trúc bài nghiên cứu………………….………………………………..……….5 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu…………………………………………………................5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÓM TẮT NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM…………………………………………………………………………...……..6 2.1 Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế…………………….………………...….…6 2.1.1 Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ cho sức khỏe và tăng trưởng kinh tế…………………………………………………….…………………………………….7 2.1.2 Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ cho giáo dục và tăng trưởng kinh tế……………………………………………………….…………………………….……8 2.1.3 Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ cho cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế……………………………………..……………………..…………...………………...9 2.1.4 Mối quan hệ giữa tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và tăng trưởng kinh tế…………………………………...….………………………………………………..…10 2.2 Bằng chứng thực nghiệm……………………………………………......................10 2.2.1 Tóm tắt các bằng chứng thực nghiệm ………………………...………….……14
  5. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………..…...18 3.1 Mô hình lý thuyết mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế………………………………….……………………………………………………18 3.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ..……………………………..…...........19 3.2.1 Mô hình Panel VAR (PVAR)………………………………………………..20 3.2.2 Mô hình PVAR dạng cấu trúc (PSVAR)…………………………………….22 3.2.3 Phân rã Cholesky…………………………………………………………….22 3.2.4 Ứng dụng của mô hình PSVAR……………………………………………..23 3.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm…………………………………………….…23 3.4 Dữ liệu nghiên cứu……………………………………………………………….28 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………30 4.1 Phân tích thống kê mô tả ……………………………..…………………………31 4.2 Kiểm định tính dừng dữ liệu bảng Fisher……………………………..,………32 4.3 Độ trễ tối đa cho mô hình PSVAR…………………………….…………......…32 4.4 Kiểm định nhân quả Granger test …………………………..…………………33 4.5 Kiểm định tính ổn định mô hình…………………………..……………...……35 4.6 Kết quả ước lượng mô hình PSVAR………………………………………......36 4.6.1 Hàm phản ứng xung (impulse response)………………..………...………..38 4.6.2 Phân rã phương sai (Variance decomposition)……………...……………..43 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH…………………….…….47 5.1 Kết luận kết quả nghiên cứu…………………………………………….…….47 5.2 Gợi ý chính sách…………………………………………..…………………....47 5.3 Hạn chế đề tài………………………………………………………..................49
  6. 5.4 Hướng mở rộng đề tài …………………………………………………………50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng tổng hợp đối tượng và kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu……..16 Bảng 3.1: Tổng hợp nguồn dữ liệu……………………………………………………29 Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình……………..…………..…....31 Bảng 4.2: Kiểm định tính dừng bậc gốc dữ liệu Fisher theo tiếp cận ADF…….….....32 Bảng 4.3: Độ trễ tối đa cho mô hình VAR………………………………………....…33 Bảng 4.4: Kiểm định nhân quả GRANGER test…………………...………….….…..34 Bảng 4.5: Ma trận A - Ma trận hệ số ước tính của SVAR được xác định chính xác....36 Bảng 4.6: Ma trận B - Các hệ số ước tính của SVAR được xác định………………...36 Bảng 4.7: Kết quả mô hình SVAR với các ràng buộc………………………………...36 Bảng 4.8: Kết quả phân rã phương saigiải thích của các biến đến sự thay đổi của GDP………………………………………………………………………………...…43 Bảng 4.9: Kết quả phân rã phương saigiải thích của các biến đến sự thay đổi của EDU…………………………………………………………………………….…..…44 Bảng 4.10: Kết quả phân rã phương sai giải thích của các biến đến sự thay đổi của HEALTH…………………………………………………………….….…...………44 Bảng 4.11: Kết quả phân rã phương saigiải thích của các biến đến sự thay đổi của INFRA………………………………………………………………..……………….45 Bảng 4.12: Kết quả phân rã phương saigiải thích của các biến đến sự thay đổi của WORKING………………………………………………………….…….…………..45 Biểu đồ 4.1: Kiểm định tính ổn định mô hình…….………………….………….……..35 Biềuđồ 4.2: IRF của GROWTH_PC……………………………….……….………….38 Biều đồ 4.3: IRF của EDU…………………………………………….……….……..39 Biều đồ 4.4: IRF của HEALTH……………………………………….……….……..40 Biều đồ 4.5: IRF của INFRA…………………………………………….………..…..41 Biều đồ 4.6: IRF của WORKING……………………………………….……….…...42
  8. TÓM TẮT Chi tiêu công luôn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, chi tiêu của chính phủ đóng vai trò chủ chốt của sự tăng trưởng kinh tế, bên cạnh đó do nguồn lực hạn chế việc chi tiêu hiệu quả là điều được quan tâm đặc biệt. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu mối quan hệ của từng yếu tố đến sự tăng trưởng kinh tế.Với mục đích đánh giá thực tế mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với chi tiêu chính phủ một cách khách quan và khoa học qua bằng chứng nghiên cứu về các nước Đông Nam Á từ giai đoạn 1998-2017, mục tiêu của bài nghiên cứu đã đóng góp thêm bằng chứng khoa học về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố chi tiêu chính phủ trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, hạ tầng và nhân khẩu học bằng phương pháp phân tích định lượng được sử dụng lả mô hình PSVAR – (Panel Structural Vector autoregression model) và ứng dụng chức năng hàm phản ứng xung IRF (Impulse Response Function), phân rã phương sai (Variance decomposition) để đo lường và phân tích sự tác động của chi tiêu công, nhân khẩu học và tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Á. Kết quả này có ý nghĩa đối với các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1998-2017. Từ kết quả nêu trên, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho việc chi tiêu của chính phủ đạt hiệu quả tốt nhất cho sự tăng trưởng kinh tế.
  9. ABSTRACT Public spending has always played an important role in the economic development of nations. Particularly for developing countries, government spending plays a key role in economic growth, and due to limited resources, effective spending is of particular concern. There have been many scientific studies on the relationship of each factor to economic growth, with the aim of assessing the relationship between economic development and government spending objectively and scientifically. Through the research evidence on Southeast Asian countries from 1998-2017, the objective of the paper contributed to the scientific evidence on the relationship between economic growth and government spending factors in various fields. areas such as health, education, infrastructure and demographics using quantitative analysis methods are used as a PSVAR model - (Panel Structural Vector autoregression model) and application of the Impulse Response Function (IRF)), variance decomposition to measure and analyze the impact of public spending, n demography and economic growth in Southeast Asia.This result is significant for Southeast Asian countries from 1998-2017.From the above results, the author also proposed a number of solutions to help the government spending to achieve the best effect for economic growth
  10. 1 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi đã có sự phát triển kinh tế nhanh trong hai mươi năm qua trong bối cảnh những thay đổi sâu rộng trong nền kinh tế của họ. Mặc dù, cải cách kinh tế và tài chính, được ghi nhận cho những thay đổi như vậy xảy ra tại các thời điểm khác nhau cho các nước này kết quả có vẻ khá giống nhau vào thời điểm các nền kinh tế này nằm trên quỹ đạo tăng trưởng tương ứng. Không có gì ngạc nhiên khi các diễn đàn kinh tế toàn cầu nhận ra những thành công kinh tế này khi xác định trật tự kinh tế mới. Các quốc gia có dân số đông sẽ có nhiều cơ hội phát triển thông qua việc phát triển nguồn nhân lực, tiếp cận các hoạt động kinh tế và tài chính. Gần đây có nhiều bài nghiên cứu về các mối liên hệ giữa sự tăng trưởng kinh tế và các mô hình cấu trúc tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của các quốc gia tương ứng. Từ cuối những năm 1990, đã có một số bài viết khoa họcvề mối quan hệgiữatỷ lệ người dân trong tuổi laođộng của một quốc gia và tăng trưởng kinh tế. Một trong những tài liệu này kết hợp các biến tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động vào mô hình tăng trưởng hội tụ (ví dụ Barro, 1991; Barro và Sala-i-Martin, 2004) để xem xét ảnh hưởng của quá trình thay đổi củatỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đến tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Bloom-Williamson (1998) mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển tiếp tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của các nước Đông Á trong giai đoạn 1965-1990 và thấy rằng sự chuyển đổi dân số ngoạn mục của khu vực - với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ càng lớn trong tổng dân số, đây có thể là nguyên nhân giải thích phần nào sự tăng trưởng nhanh chóng của khu vực trên. Gómez và Hernández de Cos (2008) sử dụng hai biến tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động để đo lường độ trưởng thành nhân khẩu-tỷ lệ số người trongtuổi lao động trong tổng dân số và tỷ lệsố người trong tuổi lao động chính(35-54 năm) với số người trongtuổi lao động – để thể hiện sự thay đổi của tỷ
  11. 2 lệ dân số trong độ tuổi lao động đã góp phần vào gần một nửa sự tiến hóa trong GDP toàn cầu bình quân đầu người kể từ năm 1960. Ở cấp độ quốc gia (theo Cooper, 2015; Fanelli, 2015) thì nếu có sự thay đổi cho chính sách dân số sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế ở một số nước. Những năm qua dân số các nước Đông Nam Á tăng nhanh, theo của Liên hợp quốc cho thấy, dân số các nước Đông Nam Á năm 2015 là 634 triệu người, chiếm 8,6% tổng dân số thế giới. Năm 1990, dân số các nước Đông Nam Á là ~444 triệu người Đến năm 2000, dân số tăng lên là 525 triệu người. Có thể khẳng định rằng, cộng đồng chung các nước Đông Nam Á có quy mô dân số rất lớn.Đến năm 2030, dự báo dân số cộng đồng chung Đông Nam Á sẽ có khoảng 727 triệu người và sẽ tăng lên 797 triệu người vào năm 2050.Người dân trong tuổi lao động của Đông Nam Á hiện có khoảng 428 triệu người, chiếm 67,5% tổng dân số. Nhóm dân số này sẽ tăng lên khoảng 488 triệu người vào năm 2030 và lên khoảng 515 triệu người vào năm 2050. Việc tỷ lệ người dân trong tuổi lao động tăng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Pranab Kumar Das và Saibal Kaz năm 2016nghi ngờ liệu sự tăng trưởng kinh tế có sự đóng góp lớn của dân số trong độ tuổi lao động không, tuy nhiên các tác trên cho rằng vốn con người thấp, sức khỏe kém và cơ sở hạ tầng không đầy đủ là rào cản tăng trưởng kinh tế, Do đó, các tác giả đã thực hiện nghiên cứusự liên quan giữa chi tiêu chính phủ cho các vấn đề tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ở Ấn Độ. Các quốc giá Đông Nam cũng có dân số đông và lPực lượng lao động trẻ. Vì vậy, để nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa cấu trúc chi tiêu chính phủ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và tăng trưởng kinh tế, tác giả quyết định chọn đề tài “Mối tương quan giữa cấu trúc chi tiêu chính phủ, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tại các quốc gia Đông Nam Á”
  12. 3 1.2 Mục tiêu đề tài nghiên cứu Bài viết làm rõ tác động giữa cấu trúc chi tiêu chính phủ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và tăng trưởng kinh tế dựa trên tổng hợp kết quả các bài nghiên cứu trước đây. Nội dung nghiên cứu chính nhằm giải quyết vấn đề: • Xem xét mối tương quan giữa cấu trúc chi tiêu chính phủ, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tại các quốc gia Đông Nam Á. • Đánh giá ảnh hưởnggiữa cấu trúc chi tiêu chính phủ, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tại các quốc gia Đông Nam Á. 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về mối liên quan giữa tăng trưởng kinh tế và cácyếu tố của cấu trúc chi tiêu chính phủ như: chi tiêu chính phủ cho giáo dục, chi tiêu chính phủ cho sức khỏe, chi tiêu chính phủ cho cơ sở hạ tầng và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động trong tổng số dân của quốc gia được nghiên cứu. Mô hình sửdụng các biến kiểm soát có liên quan dựa vào các lý thuyết tăng trưởng kinh tế và những nghiên cứu thực nghiệm trước đây.Dữ liệu nghiên cứu dạng dữ liệu bảng (panel data) về các biến tốc độ tăng trưởng GDP (Growth_PC), tỷ lệ chi tiêu của chính phủ cho giáo dục (Edu_Ratio), y tế (Health_Ratio) và cơ sở hạ tầng (Infra_Ratio) và tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao độngso với dân số của quốc gia (Working_pop)trong mô hình nghiên cứu thực nghiệmvề quan hệ giữachi tiêu chính phủ , tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á. 1.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết này, một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng như: • Phương pháp so sánh, tổng hợp
  13. 4 • Phương pháp mô hình hoá • Phương pháp phân tích định lượng: Bài luận văn sử dụng mô hình định lượng PSVAR để phân tích ảnh hưởng giữa các yếu tốtăng trưởng kinh tế, cấu trúc chi tiêu chính phủ và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. Lý do sử dụng mô hình PSVAR là do các biến (các yếu tố đo lường) có khuynh hướng về mặt lý thuyết ảnh hưởng lẫn nhau. Điều này đã tìm thấy ở các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Khung nghiên cứu dựa trên công trình Pranab Kumar Das và Saibal Kaz năm 2016. Các bước ước lượng mô hìnhPSVAR: Bước 1: Thống kê mô tả: Cung cấp cái nhìn tổng quan dữ liệu.Lọc dữ liệu nếu cần thiết (quan sát nhữngbất thường của mẫu). Bước 2: Thiết lập ma trận tự tương quan: Xem xét tương quan đơn tuyến tính giữa các mô hình và là bằng chứng, cơ sở để sử dụng các dạng mô hình VAR. Bước 3: Kiểm định: Thực hiện kiểm định tính dừng, kiểm định lựa chọn độ trễ và kiểm định nhân quả Granger với mục đích để: Tránh hiện tượng hồi quy giả mạo, lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp, lựa chọn độ trễ phù hợp với dữ liệu mẫu trong hệ phương trình đồng thời và xác định quan hệ nhân quả giữa các biến theo quan điểm Granger. Bước 4: Hồi quy PSVAR: Để thiết lập hàm hồi quy. Bước 5: Phân tích hàm phản ứng đẩy IRF (Impulse Response Function) và phân tích phân rã phương sai đểđánh giá tác động lẫn nhau của các cú sốc, các biến thành phần và xác định trọng số mối quan hệ nhân quả giữa các biến. 1.4.2 Dữ liệu nghiên cứu Đề tài sử dụng số liệu về chi tiêu chính phủ cho giáo dục, sức khỏe, cơ sở hạ tầng, tỷ lệ người dân trong tuổi lao động tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn từ năm 1998-2017.
  14. 5 1.5 Cấu trúc bài nghiên cứu Phần đầu tiên giới thiệu về vấn đề nghiên cứu. Phần hai tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về tác động của tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và chi tiêu của chính phủ cho giáo dục, cơ sở hạ tầng và y tế sức khỏe. Phần ba đưa racách thức nghiên cứu, lựa chọn, trình bày về mô hình PSVAR cùng những ưu và nhược điểm, giải thích các biến và nguồn dữ liệu dùng trong mô hình. Phần bốn trình bày kết quả đo lường được từ mô hình thực nghiệm và giải thích xu hướng tác động từ các cú sốc tới các biến số vĩ mô. Phần cuối là kết luận của bài nghiên cứu về các kết quả đạt được, hạn chế của bài viết cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu Về mặt lý luận, đề tài sẽ hệ thống hóa các nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế, chi tiêu của chính phủ và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. Về mặt thực tiễn, đề tài tiến hành xây dựng một mô hình định lượng để xác định các tác động này. Từ đó cung cấp những cơ sở để đưa ra các chính sách phù hợp phát triển kinh tế, phân bổ nguồn chi tiêu chính phủ.
  15. 6 CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÓM TẮT NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa chi tiêu công (bao gồm chi tiêu chính phủ) và tăng trưởng kinh tế là một đề tài được nghiên cứu trong nhiều phạm vi nghiên cứu. Theo Keynes (1936) cho rằng nhà nước có thể đạt mục tiêu tạo ra tổng cầu hiệu quả thông qua các biện pháp kích thích từ chi tiêu công. Các chính sách chi tiêu công cho giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu phát triển sẽ có tác động dài hạn đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế tin rằng, việc cắt giảm quy mô chi tiêu chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Rati Ram (1986) đã xây dựng mô hình phản ánh mối quan hệ giữa quy mô chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế, và được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu vai trò của chi tiêu công. Đường cong Rahn hàm ý tăng trưởng sẽ đạt tối đa khi chi tiêu chính phủ là vừa phải và được phân bố cho những hàng hóa công cộng cơ bản như cơ sở hạ tầng, bảo vệ quyền sở hữu và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, chi tiêu chính phủ sẽ có hại đối với tăng trưởng kinh tế khi nó vượt quá mức giới hạn này, gọi là ngưỡng chi tiêu công. Ngưỡng chi tiêu chính phủ là điểm ở đó bất kỳ sự gia tăng chi tiêu chính phủ thấp hơn giá trị này sẽ có tác động đến tăng trưởng kinh tế, trong khi lớn hơn sẽ có hiệu ứng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra mô hình của Barro (1990) cho rằng chi tiêu công có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.Devarajan, Swaroop và Zou (1996) đã dựa trên mô hình của Barro (1990) và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm khác để xây dựng mô hình nghiên cứu vai trò của các thành phần chi tiêu nào là không hiệu quả và sự chuyển dịch giữa các thành phần chi tiêu có tác động như thế nào đối với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tổng quan lại theo các nhà kinh tế học thì trong một số trường hợp, việc cắt giảm hay gia tăng quy mô chi tiêu công đều có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
  16. 7 Bên cạnh đó theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế tân cổ điển thì vốn con người là một trong những yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế bên cạnh nguồn vốn và công nghệ. Vai trò của nguồn vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế đã được ghi nhận trong các lý thuyết về tăng trưởng nội sinh. Romer (1986), Lucas (1988) đã sử dụng mô hình Salow thêm vào yếu tố con người, hàm ý rằng việc tích lũy vốn con người có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Nguồn vốn con người có thể hiểu rằng đó là khả năng của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đã đóng góp và tạo ra sự phát triển cho xã hội được thể hiện qua các yếu tố như giáo dục, chuyên môn, dân số trong độ tuổi lao động, mức sống, sức khỏe….Trong đó yếu tố dân số trong độ tuổi lao động là một trong những biến có tác động lớn trong cộng đồng dân số trẻ như các nước Đông Nam Á. Theo Feyrer (2007, 2008) ước tính tác động của sự thay đổi trong phân bổ độ tuổi của người lao động đối với sự thay đổi về năng suất lao động dữ trên dự liệu OECD và các nước thu nhập thấp trong giai đoạn 1960 đến 1990. Feyrer kết luận rằng mối quan hệ giữa tuổi lao động và tổng năng suất có hình chữ U ngược. Cụ thể, tăng trưởng năng suất tăng theo tỷ lệ lao động trong độ tuổi 40-49 và giảm khi tỷ lệ người già tăng. Điều đó cho thấy dân số trong độ tuổi lao động có tác động năng suất lao động từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó đã có những nghiên cứu cụ thể hơn mối quan hệ giữa từng thành phàn cấu trúc chi tiêu chính phủ (trong bài nghiên cứu này tập trung về chi tiêu chính phủ cho sức khỏe, giáo dục, hạ tầng), tăng trưởng kinh tế và tỷ lê dân số trong độ tuổi lao động, cụ thể là: 2.1.1 Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ cho sức khỏe và tăng trưởng kinh tế Trong cấu trúc chi tiêu của chính phủ thì chi tiêu cho sức khỏe có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế. Theo Solow (1956), các khoản đầu tư bổ sung vào chăm sóc sức khỏe sẽ tăng cường nguồn nhân lực và cải thiện tăng trưởng kinh tế. Nelson và Phelps (1966) và Romer (1990) mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa thu nhập
  17. 8 bình quân đầu người và chi phí chăm sóc sức khỏe trong các mô hình tăng trưởng nội sinh. Các lý thuyết tăng trưởng nội sinh xác định tiến bộ công nghệ bên trong mô hình, do đó mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa GDP và chi tiêu chính phủ cho sức khỏe. Cùng với nguồn vốn con người là một trong những điều kiện tạo ra và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP. Tăng trưởng GDP mang lại đầu tư vào nguồn nhân lực để tăng trưởng liên tục. Do đó, chi tiêu chính phủ cho sức khỏe làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, giúp tăng chi tiêu chính phủ cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người ta thường tin rằng tăng trưởng kinh tế cho phép mọi người sống tốt hơn, cuộc sống lâu hơn và tận hưởng sức khỏe tốt. Bởi vì, phát triển kinh tế góp phần tăng thu nhập và một phần thu nhập tăng lên này được chuyển thành tiêu thụ một lượng thức ăn bổ dưỡng và chất lượng cao hơn. Do đó, sức khỏe - được đo bằng tuổi thọ - cải thiện với sự gia tăng thu nhập (Fogel, 1997). Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tếđược thúc đẩy bởi tiến bộ khoa học kỹ thuật và một phần của tiến bộ này được phản ánh trong những cải tiến trong khoa học y tế (Morand, 2005). Tình trạng sức khỏe ở một quốc gia tác động đến phát triển kinh tế thông qua các cách khác nhau. Khi sức khỏe của dân số nói chung được cải thiện, khả năng làm việc của người dân tăng tao, quốc gia đó sẽ tạo ra nhiểu của cải hơn so với bất kỳ sự kết hợp nào về kỹ năng, vốn vật chất và kiến thức công nghệ. 2.1.2 Mối quan hệ giữachi tiêu chính phủ cho giáo dục và tăng trưởng kinh tế Bên cạnh sức khỏe thì vốn con người còn được thể hiện qua trình độ, vì thế giáo dục cũng là một trong những thành phần quan trọng, tương quan đến sự phát triển kinh tế. Mối quan hệ nhân quả này đã được phân tích trong (Barro, 2013) và kết quả cho thấy rằng giáo dục ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Cụ thể hơn, theo Barro cho rằng có một mối quan hệ qua lại trực tiếp từ giáo dục được đo bằng tỷ lệ đi học đếntăng trưởng kinh tế. Mankiw và cộng sự (1992) đã sử dụng mô
  18. 9 hình Solow cho thấy vốn nhân lực (đượcđo lường thông qua giáo dục) có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Ở hầu hết các quốc gia, chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển vốn con người bằng cách chi tiêu cho giáo dục. Một số nghiên cứu đã thể hiện mối liên kết giữa chi tiêu và tăng trưởng giáo dục của chính phủ bằng cách xây dựng các mô hình tăng trưởng nội sinh, nơi chi tiêu chính phủ cho giáo dụctác động trực tiếp đến tích lũy nguồn vốn nhân lựcdo đó ảnh hưởng tăng trưởng dài hạn. Một số nghiên cứu như Cullison (1993), Barro và Sala-i-Martin (1999) tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa chi tiêu giáo dục của chính phủ và tăng trưởng. Zhang và Casagrande (1998) thấy rằng trợ cấp giáo dục cải thiện tăng trưởng của các nước phát triển và đang phát triển. Qua đó cho thấy trong cấu trúc chi tiêu chính phủ thì chi tiêu của giáo dục cũng là một trong những thành phần quan trọng để xem xét sự tương quan đến tăng trưởng kinh tế 2.1.3 Mối quan hệ giữachi tiêu chính phủ cho cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế Việc tiếp cận với việc cung cấp cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển con người và chất lượng cuộc sống thông qua cải thiện năng suất và tăng trưởng bền vững (Sanchez- Robles, 1998). Cụ thể, theo nghiên cứu của Mbaku, 2013 cho thấy việc cung cấp cơ sở hạ tầng công cộng có thể tăng cường thương mại và theo Ndulu, 2016 cho thấy cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo và bất bình đẳng. Các nhà nghiên cứu phân tích tác động của cơ sở hạ tầng theo các khía cạnh khác nhau: khả năng cạnh tranh khu vực, tăng trưởng kinh tế, bất bình đẳng thu nhập, sản lượng, năng suất lao động, tác động đến môi trường và phúc lợi (tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng an toàn, phát triển mạng thông tin) (Bristow và Nellthorp (2000)). Cơ sở hạ tầng công cộng thường được xem là nền tảng để xây dựng nền kinh tế (Burinskiene và Rudzkiene (2009) đã tiến hành phân tích thực hiện chính sách phát triển bền vững, họ lưu ý phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những khía cạnh quan
  19. 10 trọng nhất trong lĩnh vực lập kế hoạch chiến lược cho phát triển kinh tế xã hội và không gian bền vững của đất nước. Aschauer (1998) khẳng định rằng cơ sở hạ tầng công cộng là cơ sở chất lượng cuộc sống: đường xá tốt làm giảm số lượng tai nạn và tăng an toàn công cộng, hệ thống cấp nước giảm mức độ bệnh tật, quản lý chất thải cải thiện sức khoẻ và thẩm mỹ của môi trường. Agénor và Moreno-Dodson (2006) đã xem xét mối liên quan giữa sự hiện diện của cơ sở hạ tầng và sức khỏe và giáo dục trong cộng đồng, và chứng minh rằng để đảm bảo sức khỏe và giáo dục cần có cơ sở hạ tầng 2.1.4 Mối quan hệ giữa tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động và tăng trưởng kinh tế Lý thuyết kinh tế hộ gia đình mới cho rằng sự tương tác giữa khả năng sinh sản và tích lũy vốn con người dẫn đến quá trình chuyển đổi đặc điểm của dân cư và kích thích tăng trưởng kinh tế. Giáo dục có thể tham gia vào tỷ suất sinh giảm do nó mang lại lợi ích cho tiến bộ kinh tế xã hội. Có sự liên quan giữa chất lượng nuôi dạy trẻ và số lượng trẻ em trong mỗi gia đình (Becker, 1960) và mối liên quan cũng quan trọng như giới tính. Sự lựa chọn của cha mẹ liên quan đến giáo dục trẻ em ảnh hưởng đến tốc độ phát triển công nghệ. Ví dụ, tăng thêm đầu tư cho trẻ em sẽ góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ, từ đó làm tăng lợi tức vốn nhân lực.Ngoài ra, tích lũy vốn nhân lực có thể gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quá trình chuyển đổi đặc điểm của dân cư ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của một quốc gia theo một số cách. Các hộ gia đình sẵn sàng giảm số lượng trẻ em để nuôi dưỡng giáo dục và đảm bảo nguồn nhân lực tốt hơn cho một số trẻ em còn lại. Do gia đình tập trung nguồn lực vào một số ít trẻ thay vì nhiều trẻ sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong của trẻ qua đó sẽ làm gia tăng dân số đến tuổi lao động và sẽ tăng thời gian sản xuất kinh tế. Những thay đổi này có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế theo nghiên cứu của Nerlove và Raut, 1997. 2.2 Bằng chứng thực nghiệm Dựa vào các nền tảng lí thuyết trên, các nghiên cứu thực nghiệm phân tích tương quan của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ dân số trong độ tuổi
  20. 11 lao động tại các trường hợp nghiên cứu khác nhau.Năm 2016, 2 tác giả Pranab Kumar Das và Saibal Kar đã xem xét liệu có sự tương quan lẫn nhau giữa chi tiêu cho con người và đầu tư (trong bài viết các tác giả sử dụng chi tiêu chính phủ cho giáo dục, sức khỏe và hạ tầng), tỷ lệ dân trong độ tuổi lao động và tăng trưởng kinh tế và phạm vi nghiên cứu là ở Ấn Độ. Bên cạnh đó còn có nhiều nghiên cứu về một số khía cạnh của cấu trúc chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Về mối tương quan giữa chi tiêu chăm sóc sức khỏe và tăng trưởng kinh tế.Bài viết của nhóm tác giả HabibNawaz Khan- Muhammad Arshad Khan- Radzuan B.Razli-Afz’aBinti Sahfie-Gulap Shehzada-Katrina Lane Krebs-Nasrin Sarvghad(2015) để điều tra mối quan hệ giữa chi tiêu chăm sóc sức khỏe (HCE) và tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ nhân quả giữa HCE và tăng trưởng kinh tế ở các nước Nam Á (SAARC) phân tích trong giai đoạn 1995–2012. Thu nhập bình quân đầu người, lực lượng lao động, phần trăm số người biết chữ, và phần trăm số ngườicao tuổi (65 tuổi trở lên) được sử dụng một biến độc lập, vì các biến này được coi là chỉ số chính về vốn nhân lực và vật chất. Để kiểm tra các thuộc tính chuỗi thời gian của dữ liệu và các mối quan hệ lâu dài giữa HCE và tăng trưởng kinh tế. Phương thức Squares Dynamic Ordinary Least (DOLS) được sử dụng để ước lượng các tham số dài hạn, trong khi phương thức Seemingly Unrelated Regression (SUR) được sử dụng để ước tính các tham số chạy ngắn. Đối với quan hệ nhân quả trong bảng HCE và GDP bình quân đầu người, một kỹ thuật mới do Dumitrescu và Hurlin (2012) phát triển được sử dụng. Kết quả cho thấy độ co giãn của thu nhập của HCE ít hơn sự thống nhất trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn. Hơn nữa, có một bằng chứng về quan hệ nhân quả một chiều từ GDP bình quân đầu người sang HCE ở các nước Nam Á trong ngắn hạn. Hai quan hệ nhân quả giữa GDP bình quân đầu người, lực lượng lao động, phần trăm số người biết chữ, và phần trăm số người cao tuổi (65 tuổi trở lên) cũng được quan sát thấy. Nhóm tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa lực lượng lao động, dân số già 65 tuổi và chi tiêu chăm sóc sức khỏe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2