Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến của Công ty TNHH Mytour Việt Nam đến năm 2017
lượt xem 7
download
Nghiên cứu này giúp công ty TNHH Mytour Việt Nam thấy rõ được điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội. thách thức tác động đến hoạt đông kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, các kết quả từ công trình nghiên cứu này là một kênh tham khảo giúp ban giám đốc đề ra những chiến lược cạnh tranh hợp lý để tồn tài và phát triển trong thị trường dịch vụ đặt phòng khách trực tuyến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến của Công ty TNHH Mytour Việt Nam đến năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------o0o-------- LÊ TRÁC VIỆT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DỊCH VỤ ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY TNHH MYTOUR VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2017 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH HỘI TP. Hồ Chí Minh - năm 2014
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................2 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................2 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................2 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................3 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN ............................................................................................3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỊ TRƢỜNG ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRỰC TUYẾN .............5 1.1 CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .......................................................5 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh ................................................................................ 5 1.1.2 Lợi thế cạnh tranh...................................................................................... 7 1.1.2.1 Lợi thế cạnh tranh ................................................................................7 1.1.2.2 Chuỗi giá trị .........................................................................................8 1.1.3 Chiến lƣợc cạnh tranh ............................................................................... 9 1.1.4 Khả năng cạnh tranh .................................................................................. 9 1.1.5 Năng lực cạnh tranh .................................................................................. 9 1.1.5.1 Khái niệm ............................................................................................9 1.1.5.2 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh ....................................................9 1.2 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. .....10
- 1.2.1 Phƣơng pháp phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............................................................................................... 10 1.2.1.1 Phƣơng pháp phân tích theo cấu trúc thị trƣờng ...............................10 1.2.1.2 Phƣơng pháp phân tích trên cơ sở tiết giảm chi phí ..........................11 1.2.1.3 Phƣơng pháp phân tích theo quan điểm tổng thể ..............................11 1.2.2 Phƣơng pháp phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..................................................................................................... 11 1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP12 1.3.1 Môi trƣờng bên trong .............................................................................. 12 1.3.2 Môi trƣờng bên ngoài .............................................................................. 12 1.3.2.1 Môi trƣờng vĩ mô ..............................................................................13 1.3.2.2 Môi trƣờng vi mô ..............................................................................14 1.4 CÁC MA TRẬN PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH .......................................17 1.4.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)........................................................ 17 1.4.2 Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE) .............................................................. 19 1.4.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh.................................................................... 20 1.5 KHÁI QUÁT VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ DỊCH VỤ ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRỰC TUYẾN ...........................................................................................................23 1.5.1 Thƣơng mại điện tử ................................................................................. 23 1.5.1.1 Khái niệm thƣơng mại điện tử ...........................................................23 1.5.1.2 Các đặc trƣng của thƣơng mại điện tử ..............................................23 1.5.1.3 Thị trƣờng thƣơng mại điện tử ..........................................................24 1.5.1.4 Các mô hình thƣơng mại điện tử phổ biến ........................................24 1.5.1.5 Các khái niệm và thuật ngữ thƣờng đƣợc sử dụng khi phân tích trang web thƣơng mại điện tử ..................................................................................25 1.5.2 Dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến ................................................. 26 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƢƠNG 1.....................................................................28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MYTOUR VIỆT NAM .................................................29
- 2.1 TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRỰC TUYẾN VIỆT NAM .........................................................................................29 2.1.1 Thị trƣờng thƣơng mại điện tử Việt Nam ............................................... 29 2.1.1.1 Tình hình ngƣời dùng thƣơng mại điện tử tại Việt Nam...................29 2.1.1.2 Những khó khăn cho thị trƣờng thƣơng mại điện tử Việt Nam ........31 2.1.2 Tổng quan thị trƣờng dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến Việt Nam .. ................................................................................................................. 33 2.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MYTOUR VIỆT NAM .................................35 2.2.1 Giới thiệu sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Mytour Việt Nam ................................................................................................................. 35 2.2.2 Sứ mệnh, cam kết và tầm nhìn ................................................................ 35 2.2.2.1 Sứ mệnh .............................................................................................35 2.2.2.2 Cam kết ..............................................................................................36 2.2.2.3 Tầm nhìn ............................................................................................36 2.2.3 Đối tƣợng khách hàng và phân khúc khách sạn ...................................... 36 2.2.3.1 Đối tƣợng khách hàng .......................................................................36 2.2.3.2 Phân khúc khách sạn .........................................................................36 2.2.4 Cơ cấu tổ chức công ty ............................................................................ 36 2.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................ 37 2.3 THỰC TRẠNG NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MYTOUR VIỆT NAM. ...................................................................39 2.3.1 Phân tích các yếu tố bên trong ................................................................ 39 2.3.1.1 Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. .....................................39 2.3.1.2 Trình độ lao động trong doanh nghiệp ..............................................40 2.3.1.3 Năng lực tài chính của công ty ..........................................................41 2.3.1.4 Khả năng liên kết - hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế .........................................................................................................43 2.3.1.5 Trình độ thiết bị, công nghệ ..............................................................43 2.3.1.6 Trình độ năng lực marketing. ............................................................44
- 2.3.1.7 Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị .......................................44 2.3.1.8 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE). ..................................................48 2.3.2 Tác động từ môi trƣờng bên ngoài .......................................................... 49 2.3.2.1 Phân tích những yếu tố vĩ mô. ...........................................................49 2.3.2.2 Phân tích những yếu tố vi mô. ...........................................................51 2.3.2.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE). .................................................57 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƢƠNG 2. ...................................................................60 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DỊCH VỤ ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY TNHH MYTOUR VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2017 .................................................61 3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .............................................................61 3.1.1 Dự báo nhu cầu và sự phát triển thị trƣờng dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến ........................................................................................................... 61 3.1.2 Hƣớng phát triển Mytour đến năm 2017 ................................................. 61 3.1.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .....................................................................61 3.1.2.2 Mục tiêu của công ty đến 2017 .........................................................62 3.2 HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP THÔNG QUA MA TRẬN SWOT ..................................63 3.2.1 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty Mytour. ... 63 3.2.1.1 Điểm mạnh ........................................................................................63 3.2.1.2 Điểm yếu ...........................................................................................63 3.2.1.3 Cơ hội ................................................................................................64 3.2.1.4 Thách thức .........................................................................................64 3.2.2 Hình thành giải pháp qua phân tích SWOT ............................................ 64 3.2.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến của công ty TNHH Mytour Việt Nam đến năm 2017. .... 67 3.2.3.1 Giải pháp phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. .......................67
- 3.2.3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ TMĐT của công ty tốt hơn, mang nhiều sự tiện lợi hơn cho khách hàng trong việc đặt phòng khách sạn trực tuyến. ......................................................................................68 3.2.3.3 Giải pháp nâng cao chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến hiện có của công ty tốt hơn, mang nhiều giá trị hơn cho khách hàng. .....................................................................................................69 3.2.3.4 Giải pháp phát triển thƣơng hiệu TNHH Mytour..............................69 3.2.3.5 Giải pháp nâng cao khả năng quản lý mạng lƣới khách sạn liên kết 70 3.2.3.6 Nâng cao năng lực marketing trực tuyến cho công ty Mytour. .........71 3.2.4 Kiến nghị ................................................................................................. 71 3.2.4.1 Kiến nghị với bộ công thƣơng ...........................................................71 3.2.4.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nƣớc ...................................................72 3.2.4.3 Kiến nghị với ban giám đốc ..............................................................72 TÓM TẮT NỘI DUNG CHƢƠNG 3 ............................................................... 73 KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DỊCH VỤ ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY TNHH MYTOUR VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2017” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân tôi và chƣa từng đƣợc công bố ở công trình khác. Tác giả luận văn Lê Trác Việt
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AS: Attractiveness Score. BSC: Balanced Scorecard. CP: Cổ phần. CPTN: Cổ phần tƣ nhân. EFE: External factors environment matrix. GDP: Gross Domestic Product. IFE: Internal factors environment matrix. KPI: Key Performance Indicator Mytour: TNHH Mytour Việt Nam SEO: Search engine optimization. SWOT: Strength Weakness Opportunities Threat. TAS: Total Attractiveness Score. TMĐT: Thƣơng mại điện tử. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Doanh thu theo từng mặt hàng kinh doanh từ năm 2012 đến nửa năm 2014 ....................................................................................................................... 37 Bảng 2.2: Doanh thu dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến từ 2012 đến nửa năm 2014 ....................................................................................................................... 38 Bảng 2.3: Số lƣợng và cấu trúc nhân sự công ty TNHH Mytour Việt Nam ........ 39 Bảng 2.4: Một số chỉ số tài chính công ty Mytour từ năm 2012 đến nửa năm 2014 ............................................................................................................................... 42 Bảng 2.5 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ........................................ 48 Bảng 2.6: Bảng so sánh số liệu ngƣời dùng trên trang web đặt phòng trực tuyến của công ty Mytour và đối thủ cạnh tranh. ................................................................. 53 Bảng 2.7: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................ 54 Bảng 2.8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ..................................... 58
- DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh .................................................... 7 Hình 1.2 Chuỗi giá trị của Michael Porter ........................................................... 8 Hình 1.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter .................................. 15 Hình 1.4 Ma trận các yếu tố bên ngoài ................................................................ 19 Hình 1.5 Ma trận các yếu tố nội bộ ...................................................................... 20 Hình 1.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh .................................................................. 21 Hình 1.7 Ma trận SWOT ....................................................................................... 22 Hình 2.1: Các loại hàng hóa phổ biến đƣợc mua bán qua các trang web thƣơng mại điện tử ............................................................................................................ 30 Hình 2.2: Hình thức thanh toán chủ yếu trong các giao dịch và mua bán trực tuyến ............................................................................................................................... 30 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Mytour Việt Nam ................................ 36
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo Cục Thƣơng Mại Điện Tử và Công Nghệ Thông Tin (2013), Việt Nam với dân số năm 2013 là 90 triệu dân và mức tăng trƣởng GDP 5.2%, có 32.4 triệu ngƣời sử dụng internet. Thu nhập và mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao cùng với sự phát triển nhanh chóng của internet hứa hẹn sự thay đổi trong thói quen đặt phòng khách sạn của ngƣời Việt Nam từ các kênh truyền thống qua các kênh trực tuyến. Những đặc điểm này làm cho Việt Nam trở thành thị trƣờng tiềm năng cho việc kinh doanh đặt phòng khách sạn trực tuyến, vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp công ty thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn trong thị trƣờng tiềm năng này. Hiện nay có rất nhiều công ty nhận ra tiềm năng to lớn của thị trƣờng đặt phòng khách sạn trực tuyến và đã tham gia thi trƣờng làm thị trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, vì vậy nếu năng lực cạnh tranh của công ty không tốt thì rất dễ bị đánh bật khỏi thị trƣờng khốc liệt này. Chính vì lý do này, việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ mang ý nghĩa kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận hơn mà còn có mang ý nghĩa sống còn với công ty. Công ty TNHH Mytour Việt Nam với sản phẩm chủ đạo là mytour.vn đã thành lập đƣợc hơn 2 năm nên đã khá hiểu về thị trƣờng đặt phòng trực tuyến tại Việt Nam và hạ tầng kỹ thuật đã tƣơng đối hoàn thiện. Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017 đƣợc các nhà đầu tƣ chọn làm giai đoạn quan trọng tập trung phát triển sản phẩm để gia tăng lợi nhuận sau thời gian đầu tƣ hạ tầng để thâm nhập thị trƣờng và xây dựng sản phẩm. Với lý do này, nếu năng lực cạnh tranh không tốt làm lợi nhuận mang về không đáp ứng đƣợc kỳ vọng của các nhà đầu tƣ thì rất dễ làm các nhà đầu tƣ không còn hào hứng và đủ kiên nhẫn tiếp tục đầu tƣ vào công ty. Bên cạnh đó nhu cầu khách hàng đòi hỏi về dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến ngày càng khó tính và khắt khe hơn, nếu nhƣ công ty Mytour không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì thị phần đang có của công ty rất dễ rơi vào tay các đối thủ khác.
- 2 Với ý nghĩa đó tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DỊCH VỤ ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY TNHH MYTOUR VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2017” với mong muốn thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài có thể tìm đƣợc những giải pháp hay, khả thi ứng dụng vào thực tế kinh doanh của công ty TNHH Mytour Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện nhằm giải quyết mục tiêu sau: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ đặt phòng khách sạn trực tuyến của công ty TNHH Mytour Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặt phòng khách sạn trực tuyến của công ty TNHH Mytour Việt Nam. Các nguồn lực nội bộ công ty TNHH Mytour Việt Nam. Môi trƣờng kinh doanh thƣơng mại điện tử và lĩnh vực đặt phòng khách sạn trực tuyến tại Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh của công ty TNHH Mytour Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: thực trạng công ty Mytour từ năm 2012 đến giữa năm 2014. Phạm vi giải pháp: giải pháp đƣợc đề xuất nhằm giải quyết mục tiêu công ty từ năm 2015 đến năm 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đây là nghiên cứu ứng dụng lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh để phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Mytour. Từ các phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh công ty Mytour để đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
- 3 Phƣơng pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả các thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ nội bộ công ty Mytour, báo cáo thƣơng mại điện tử 2013, sách báo liên quan, tài liệu ngành, internet…để phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Mytour Việt Nam. Phƣơng pháp chuyên gia: thu thập thông tin sơ cấp từ phiếu thăm dò ý kiến từ các chuyên gia có kiến thức chuyên môn, am hiểu về thị trƣờng thƣơng mại điện tử và đặt phòng khách sạn trực tuyến tại Việt Nam, với số lƣợng các chuyên gia đƣợc khảo sát là 30 ngƣời. Thông tin có đƣợc từ khảo sát sẽ sử dụng để xây dựng các ma trận yếu tố bên trong (IFE), ma trận yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT dùng với mục đích phân tích năng lực cạnh tranh của công ty. Các giải pháp đƣợc đề xuất dựa trên phân tích năng lực cạnh tranh công ty TNHH Mytour Việt Nam. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu này giúp công ty TNHH Mytour Việt Nam thấy rõ đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội. thách thức tác động đến hoạt đông kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, các kết quả từ công trình nghiên cứu này là một kênh tham khảo giúp ban giám đốc đề ra những chiến lƣợc cạnh tranh hợp lý để tồn tài và phát triển trong thị trƣờng dịch vụ đặt phòng khách trực tuyến. 6. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỊ TRƢỜNG ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRỰC TUYẾN. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MY TOUR VIỆT NAM.
- 4 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DỊCH VỤ ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY TNHH MY TOUR VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2017
- 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỊ TRƢỜNG ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN TRỰC TUYẾN 1.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều coi cạnh tranh là một trong những yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế của mình. Cạnh tranh là điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng năng suất lao động. 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau phụ thuộc vào quan điểm và góc độ nhìn nhận vấn đề cạnh tranh, chúng ta có những khái niệm về cạnh tranh sau: Khái niệm cạnh tranh đứng trên góc độ lợi nhuận: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, đó là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hƣớng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (Porter, 1980). Cạnh tranh là tình huống mà các nhà kinh doanh ganh đua lẫn nhau nhằm dành một yếu tố kinh doanh nào đó nhƣ thị phần, lợi nhuận,…(Oxford business dictionary, 2009) Theo từ điển bách khoa Việt Nam (2011): “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động tranh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá, giữa các thƣơng nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trƣờng có lợi nhất”. Khái niệm cạnh tranh đứng trên góc độ khách hàng: Cạnh tranh trong thƣơng trƣờng không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao và mới lạ
- 6 hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ cạnh tranh (Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2004). Russell Pittman (2009): “Cạnh tranh là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị trƣờng tự do dựa vào để đảm bảo rằng các doanh nghiệp thoả mãn đƣợc các nhu cầu và mong muốn của ngƣời tiêu dùng. Khi có cạnh tranh, không một chính phủ nào cần phải quy định các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gì với số lƣợng, chất lƣợng và giá cả thế nào. Cạnh tranh trực tiếp quy định những vấn đề đó với các doanh nghiệp”. Từ những khái niệm và cách hiểu khác nhau về cạnh tranh ở trên chúng ta có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua giữa các cá nhân, đơn vị, tổ chức kinh tế cùng kinh doanh một mặt hàng, lĩnh vực, ngành nghề nhằm đạt đƣợc mục đích của mình. Mục đích này có thể là đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất, mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng để dành đƣợc thị phần của đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó giống nhƣ bất kỳ sự vật hiện tƣợng nào khác, trong cạnh tranh cũng luôn tồn tại hai mặt của một vấn đề đó là mặt tích cực và mặt tiêu cực. Ở góc độ tích cực, cạnh tranh là nhân tố quan trọng góp phần phân bổ các nguồn lực có hạn của xã hội một cách hợp lý, trên cơ sở đó giúp nền kinh tế tạo lập một cơ cấu kinh tế hợp lý và hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ, dẫn đến gia tăng năng suất sản xuất xã hội, sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất đầu vào nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu xã hội thông qua các sản phẩm, dịch vụ chất lƣợng cao, giá thành hạ, mẫu mã đa dạng. Ở góc độ tiêu cực, nếu cạnh tranh không bền vững chỉ nhằm mục đích chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả thì song song với lợi nhuận đƣợc tạo ra, có thể xảy ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng cho xã hội nhƣ môi trƣờng sinh thái bị hủy hoại, nguy hại cho sức khỏe con ngƣời, đạo đức xã hội bị xuống cấp, nhân cách con ngƣời bị tha hóa. Nếu xảy ra tình trạng này, nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển một cách lệch lạc và không vì lợi ích của số đông.
- 7 1.1.2 Lợi thế cạnh tranh 1.1.2.1 Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong giới nghiên cứu cũng nhƣ kinh doanh. Chúng ta có thể hiểu lợi thế cạnh tranh là những yếu tố làm cho doanh nghiệp nổi bật, những thế mạnh mà doanh nghiệp có đƣợc trong khi đối thủ cạnh tranh không có, hoặc doanh nghiệp khai thác tốt hơn, làm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia). Lợi thế cạnh tranh là yếu tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài, hay khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh bền vững chỉ có thể đạt đƣợc thông qua chi phí thấp hoặc sự khác biệt hóa trong phối thức thị trƣờng. Có bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh là: hiệu quả, chất lƣợng, sự cải tiến và sự đáp ứng khách hàng. Bốn yếu tố trên là những khối chung của lợi thế cạnh tranh mà một doanh nghiệp có thể làm theo cho dù doanh nghiệp trong ngành nào, cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì. Mặc dù chúng ta có thể nghiên cứu từng khối tách biệt nhau ở những phần dƣới đây, song cần lƣu ý rằng, giữa chúng có sự tƣơng tác lẫn nhau rất mạnh. (Porter, 1987, trang 43-59) Hình 1.1: Các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh Mỗi yếu tố đều có sự ảnh hƣởng đến việc tạo ra sự khác biệt thông qua việc giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cao hơn thông qua việc hạ thấp chi phí hay tạo sự
- 8 khác biệt về sản phẩm so với các đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp có thể làm tốt hơn đối thủ và có lợi thế cạnh tranh (Lê Thế Giới và cộng sự, 2009). 1.1.2.2 Chuỗi giá trị Chuỗi giá trị đƣợc hiểu là chuỗi các hoạt động của doanh nghiệp mà mọi hoạt động góp phần gia tăng giá trị để chuyển các nguồn lực thành sản phẩm hay dịch vụ đến khách hàng. Michael Porter định nghĩa các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ tạo ra giá trị gia tăng, đƣợc thể hiện bởi sơ đồ sau: Hình 1.2 Chuỗi giá trị của Michael Porter (Nguồn: Porter, 1980, trang 37) Chuỗi giá trị cho thấy khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng của doanh nghiệp qua các hoạt động của nó. Bao gồm năm hoạt động cơ bản là: hậu cần đầu vào, vận hành, hậu cần đầu ra, tiếp thị và bán hàng, dịch vụ và bốn hoạt động hỗ trợ gồm: cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật và cung ứng nguyên liệu. Chuỗi giá trị là một công cụ hữu ích trong việc xác định các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp và các hoạt động chính của doanh nghiệp. Chuỗi giá trị thích hợp và tích hợp cao sẽ tạo lợi thế cạnh tranh (mà đối thủ cạnh tranh khó có thể bắt chƣớc) cho doanh nghiệp: Chi phí thấp: bằng việc giảm và tiết kiệm chi phí kéo theo tăng giá trị gia tăng.
- 9 Khác biệt hoá: bằng việc thích hợp và tích hợp cao tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. 1.1.3 Chiến lƣợc cạnh tranh Chiến lƣợc cạnh tranh là một quá trình tìm kiếm một vị thế thuận lợi, nhờ đó thu hút, lôi kéo đƣợc khách hàng đến với doanh nghiệp. Theo nhận định của Michael Porter (1985), “Bản chất của định vị chiến lƣợc là chọn những hoạt động khác biệt so với đối thủ và chính những hoạt động này là nhân tố đem lại cho ngƣời mua những giá trị cao hơn so với đối thủ”. 1.1.4 Khả năng cạnh tranh Khả năng cạnh tranh là khái niệm dùng để chỉ những tiềm năng, những nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp, của ngành hay quốc gia có thể cho phép doanh nghiệp tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh bền vững trƣớc các đối thủ (Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012, trang 34). 1.1.5 Năng lực cạnh tranh 1.1.5.1 Khái niệm Năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia có thể hiện thực hóa các tiềm năng thành các lợi thế cạnh tranh. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc gia có thể phát huy các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội, giảm thiểu các điểm yếu và đối phó có hiệu quả với những thách thức, để tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững (Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp, 2012, trang 34). 1.1.5.2 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh quốc gia: Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 đã nêu ra: “năng cạnh tranh của một quốc gia là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt đƣợc và duy trì mức tăng trƣởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tƣơng đối và các đặc trƣng kinh tế khác”. Năng lực cạnh tranh của quốc gia đƣợc đánh giá thông qua mức độ và tốc độ tăng trƣởng của mức sống, mức độ và và tốc độ tăng của năng suất tổng thể và khả năng thâm nhập của các doanh nghiệp vào các thị
- 10 trƣờng quốc tế thông qua xuất khẩu hoặc đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. (Franziska Blunck, 2006) . Năng lực cạnh tranh ngành: Năng lực cạnh tranh ngành là khả năng đạt đƣợc những thành tích bền vững của các doanh nghiệp (của quốc gia) trong ngành so với các đối thủ nƣớc ngoài mà không nhờ sự bảo hộ hoặc trợ cấp (29). Bên cạnh đó theo Liên Hợp Quốc, năng lực cạnh tranh của một ngành có thể đƣợc đánh giá thông qua khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành, cán cân ngoại thƣơng của ngành, cán cân đầu tƣ nƣớc ngoài và những thƣớc đo trực tiếp về chi phí và chất lƣợng cấp ngành (United Nations, 2001). Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp: Có thể hiểu đơn giản, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc đánh giá thông qua khả năng cạnh tranh về giá và năng lực cạnh tranh ngoài giá (thị phần, chất lƣợng sản phẩm, năng suất,…). Năng lực cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ: Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó trên thị trƣờng là sự thể hiện ƣu thế tƣơng đối của sản phẩm cả về định tính và định lƣợng so với các sản phẩm hay dịch vụ cùng loại trên thị trƣờng. Để có thể cạnh tranh, mỗi sản phẩm hay dịch vụ cần có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm hay dịch vụ cùng loại khác. Các lợi thế này có thể về giá hoặc ƣu thế về giá trị cho khách hàng nhƣ tạo sự khác biệt hóa so với các sản phẩm hay dịch vụ cùng loại đang có trên thị trƣờng. 1.2 Phƣơng pháp phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.1 Phƣơng pháp phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1.1 Phƣơng pháp phân tích theo cấu trúc thị trƣờng Trong phƣơng pháp này các yếu tố ảnh hƣởng đƣợc xét theo 5 yếu tố quan trọng của môi trƣờng vi mô, theo mô hình năm tác lực cạnh tranh của Michael Porter gồm những yếu tố: đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm, sản phẩm và dịch vụ thay thế, các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào (nhà cung ứng), sức mạnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 56 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn