Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Đội
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Quân Đội - Đ; đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Đội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Đội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -----o0o----- NGUYỂN ANH TÚ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS BÙI KIM YẾN TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2013
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM ................................................................................................................................. 1 1.1 Tổng quan về năng lực cạnh tranh của NHTM ......................................................... 1 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh ......................................................................................... 1 1.1.2 Năng lực cạnh tranh của NHTM ........................................................................ 2 1.1.3 Đặc thù cạnh tranh trong hệ thống NHTM ........................................................ 3 1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM ................................... 5 1.2.1 Các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô.................................................................... 5 1.2.2 Các yếu tố thuộc môi trƣờng vi mô.................................................................... 7 1.2.3 Các yếu tố thuộc môi trƣờng nội bộ NHTM ...................................................... 8 1.3 Các mô hình phân tích chiến lƣợc cạnh tranh ......................................................... 11 1.3.1 Nhận diện môi trƣờng ngành theo mô hình 5 áp lực của Michael Porter ........ 11 1.3.1.1 Nguy cơ xâm nhập ngành ......................................................................... 12 1.3.1.2 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành............................................. 13 1.3.1.3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế .............................................................. 14
- 1.3.1.4 Áp lực từ phía khách hàng........................................................................ 15 1.3.1.5 Áp lực từ nhà cung ứng ............................................................................ 16 1.3.2 Ứng dụng ma trận SWOT phân tích tình hình cạnh tranh ............................... 17 CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI .................................................................................................................................... 20 2.1 Tổng quan về NHTM CP Quân Đội ....................................................................... 20 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 20 2.1.2 Các mốc và sự kiện quan trọng của MBB........................................................ 20 2.1.3 Tầm nhìn và giá trị cốt lõi ................................................................................ 22 2.1.4 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................. 22 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHTM CP Quân Đội ................................. 24 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Đội năm 2012 ..................... 26 2.2.1 Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu ........................................................... 26 2.2.2 Thị phần huy động – cho vay ........................................................................... 27 2.2.3 Mạng lƣới hoạt động ........................................................................................ 29 2.2.4 Chất lƣợng tài sản có ........................................................................................ 29 2.2.5 Khả năng sinh lợi ............................................................................................. 30 2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Đội ........................................................................................................................................... 31 2.3.1 Phân tích môi trƣờng vĩ mô.............................................................................. 31 2.3.1.1 Kinh tế ...................................................................................................... 31 2.3.1.2 Chính sách tài khóa và tiền tệ ................................................................... 33 2.3.1.3 Văn hóa xã hội .......................................................................................... 35
- 2.3.2 Phân tích môi trƣờng cạnh tranh ...................................................................... 37 2.3.2.1 Diễn biến ngành ngân hàng trong năm 2012........................................... 37 2.3.2.2Các đối thủ cạnh tranh trong ngành........................................................... 39 2.3.2.3 Khách hàng ............................................................................................... 42 2.3.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ....................................................................... 44 2.3.2.5 Thị trƣờng thay thế ................................................................................... 45 2.3.3 Phân tích môi trƣờng nội bộ ngân hàng ........................................................... 47 2.3.3.1 Năng lực tài chính .................................................................................... 47 2.3.3.1.1 Tốc độ tăng trƣởng ................................................................................ 47 2.3.3.1.2 Chất lƣợng tín dụng ............................................................................... 49 2.3.3.1.3 Khả năng thanh khoản .......................................................................... 51 2.3.3.1.4 Khả năng sinh lợi................................................................................... 54 2.3.3.1.5 Hiệu quả hoạt động................................................................................ 55 2.3.3.2 Nguồn nhân lực ........................................................................................ 56 2.3.3.3 Hoạt động chiêu thị .................................................................................. 58 2.3.3.4 Mạng lƣới hoạt động ................................................................................ 59 2.3.3.5 Năng lực quản trị điều hành ..................................................................... 60 2.3.3.6 Công nghệ ................................................................................................. 63 2.3.4 Phân tích SWOT nhận dạng các cơ hội, thách thức, điểm mạnh và vấn đề còn tồn tại ............................................................................................................................. 64 2.3.4.1 Cơ hội ....................................................................................................... 64 2.3.4.2 Thách thức ................................................................................................ 64 2.3.4.3 Điểm mạnh ............................................................................................... 65 2.3.4.4 Vấn đề tồn tại ........................................................................................... 66 CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI ...................................................................................................... 69
- 3.1 Định hƣớng chiến lƣợc phát triển NHTMMCP Quân Đội đến năm 2020 .............. 69 3.2 Liên kết các điều kiện bên trong và bên ngoài (Ma trận SWOT) ........................... 72 3.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Đội.......... 75 3.3.1 Giải pháp về năng lực tài chính........................................................................ 75 3.3.1.1 Tăng trƣởng tín dụng ................................................................................ 75 3.3.1.2 Tăng trƣởng huy động .............................................................................. 76 3.3.1.3 Tăng quy mô vốn trong dài hạn................................................................ 77 3.3.1.4 Cho vay lãi suất thấp nhằm khuyến khích sản xuất ................................. 79 3.3.1.5 Phân loại nợ theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ..................................... 79 3.3.1.6 Quản lý nợ quá hạn hiệu quả .................................................................... 80 3.3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ............................................... 81 3.3.3 Giải pháp xây dựng hình ảnh ngân hàng Quân đội vì cộng đồng .................... 83 3.3.4 Giải pháp phát triển mạng lƣới hoạt động trong dài hạn ................................. 84 3.3.5 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị............................................................... 85 3.3.6 Giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ............................................ 87 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LỆU THAO KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu AGRB : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam BID : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và phát triển Việt Nam CTG : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ EIB : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam HĐQT : Hội đồng quản trị LNTT : Lợi nhuận trƣớc thuế LDR : Tỷ lệ cho vay/tiền gửi MBB : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTW : Ngân hàng trung ƣơng PGD : Phòng giao dịch SHB : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội STB : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn thƣơng tín SWOT : Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội, Thách Thức (Strength, Weak, Opportunity, Threat) TCB : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam TCTD : Tổ chức tín dụng UBGSTCQQG : Ủy ban giám sát tài chính quốc gia VCB : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ( Các số liệu biểu đồ của luận văn đều có nguồn từ các báo cáo thường niên của ngân hàng qua các năm ) Sơ đồ 1.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh -----------------------------------------------------13 Biểu đồ 2.1 tổng thu nhập hoạt động của MBB giai đoạn 2008 – 2013 ---------------- 29 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thu nhập hoạt động của MBB giai đoạn 2008-2013 --------------30 Biểu đồ 2.3 Lợi nhuận sau thuế của MBB giai đoạn 2008-2013 ------------------------31 Biểu đồ 2.4 Tổng tài sản Top 10 ngân hàng năm 2012 -----------------------------------31 Biểu đồ 2.6 Thị phần huy động và tốc độ tăng trƣởng Top 10 ngân hàng năm 2012 ----------------------------------------------------------------------------------------------------33 Biểu đồ 2.7 Thị phần cho vay và tốc độ tăng trƣởng Top 10 ngân hàng năm 2012 ----------------------------------------------------------------------------------------------------33 Biểu đồ 2.8 Số lƣợng chi nhánh/PGD Top 10 ngân hàng năm 2012 -------------------34 Biểu đồ 2.9 Nợ xấu Top 10 ngân hàng năm 2012 -----------------------------------------35 Bảng 2.10 Khả năng sinh lời các ngân hàng năm 2012 ----------------------------------35 Biểu đồ 2.11 Dƣ nợ cho vay theo khách hàng của MBB năm 2012 --------------------48 Biểu đồ 2.12 Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu của MBB giai đoạn 2009-2013 -------52 Biểu đồ 2.13 Cho vay và tiền gửi khách hàng của MBB giai đoạn 2009-2013 ------52 Biểu đồ 2.14 Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn và trên 2 thị trƣờng của MBB giai đoạn 2009-2013---------------------------------------------------------------------------------------53 Biểu đồ 2.15 Tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn của MBB giai đoạn 2009-2013 ----------------------------------------------------------------------------------------------------54
- Biểu đồ 2.16 Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của MBB giai đoạn 2009-2013 ------------56 Biểu đồ 2.17 Tỷ lệ LDR của MBB giai đoạn 2009-2013 --------------------------------56 Biểu đồ 2.18 Tỷ lệ thanh khoản của MBB giai đoạn 2009-2013------------------------57 Bảng 2.19 Một số chỉ tiêu an toàn vốn của MBB giai đoạn 2009-2013 ---------------58 Biểu đồ 2.20 Tỷ lệ ROA, ROE, NIM của MBB giai đoạn 2009-2013 ----------------59 Biểu đồ 2.21 CIR và LNTT/1 nhân viên của MBB giai đoạn 2009-2013 -------------60 Biểu đồ 2.22 Trình độ học vấn của nhân viên MBB giai đoạn 2009-2013 ------------62
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh kinh tế mấy năm gần đây, các NHTM trong nƣớc đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn và nan giải. Ngoài việc chịu ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, các NHTM còn phải đối phó với rất nhiều vấn đề phức tạp trong nƣớc. Hệ thống tiền tệ ngân hàng thật sự bƣớc vào giai đoạn khó khăn khủng hoảng, nợ xấu gia tăng và chƣa có biện pháp xử lý; quá trình tái cơ cấu diễn ra chậm; cộng với những vấn đề bất ổn trong nội bộ ngành, các sai phạm trong quản lý kinh tế, tin đồn tràn lan… làm hoang mang tâm lý khách hàng và nhà đầu tƣ. Làm thế nào để vƣợt qua khủng hoảng và phát triển bề vững là mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI” nhằm nghiên cứu thực trạng cạnh tranh hiện nay của NHTMCP Quân Đội .Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM, các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Quân Đội - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Đội 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Đội giai đoạn 2009 đến quý I / 2013 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ Ngân hàng nhà nƣớc và các Ngân hàng thƣơng mại, các Báo cáo thƣờng niên, Bản công bố thông tin, từ cơ quan thống kê, tạp chí… 5. Ý nghĩa đề tài Với việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Đội sẽ mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho NHTMCP Quân Đội trong việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở phân tích, tìm hiểu thực trạng, xác định những tồn tại, đề tài nêu lên những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Đội. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng nhƣ sau : Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của NHTM Chƣơng 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Đội Chƣơng 3 : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Đội
- 1 CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM 1.1 Tổng quan về năng lực cạnh tranh của NHTM 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một hiện tƣợng gắn liền với kinh tế thị trƣờng, khái niệm cạnh tranh đã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế thị trƣờng. Trong Kinh tế học, tác giả P.A Samuelson và W.D.Nordhaus cho rằng : “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trƣờng”. Theo Từ diển bách khoa Việt Nam (tập I) định nghĩa : “Cạnh tranh trong kinh doanh là một hoạt động ganh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá, giữa các thƣơngnhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trƣờng có lợi nhất”. Trong cuốn sách “Thị trƣờng, chiến lƣợc, cơ cấu” NXB TP Hồ chí Minh năm 2003, Giáo sƣ Tôn Thất Nguyễn Thiêm cho rằng: “Cạnh tranh trên thƣơng trƣờng phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ đối thủ của mình mà là để đem lại cho hách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của mình”. Thực chất cạnh tranh là sự tranh giành lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia vào thị trƣờng với tham vọng “mua rẻ-bán đắt”. Cạnh tranh là một phƣơng thức vận động của thị trƣờng và quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối sự
- 2 hoạt động của thị trƣờng. Sở dĩ nhƣ vậy vì đối tƣợng tham gia vào thị trƣờng là bên mua và bên bán; Đối với bên mua mục đích là tối đa hoá lợi ích của những hàng hoá mà họ mua đƣợc còn với bên bán thì ngƣợc lại phải làm sao để tối đa hoá lợi nhuận trong những tình huống cụ thể của thị trƣờng. Nhƣ vậy dù có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh nhƣng tựu chung lại đều thống nhất ở các điểm: - Mục tiêu cạnh tranh: Tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng đồng thời làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. - Phƣơng pháp thực hiện: Tạo và vận dụng những lợi thế so sánh trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. - Thời gian: Trong bất kỳ tuyến thị trƣờng hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh tranh thích hợp hay đổi theo thời gian. Chính vì thế cạnh tranh đƣợc hiểu là sự liên tục trong cả quá trình. Ngày nay hầu nhƣ tất cả các nƣớc trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh, coi cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, cùng với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh đã từng bƣớc đƣợc tiếp nhận nhƣ một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quản lý và điều khiển nền kinh tế quốc dân nói chung, trong tổ chức và điều hành kinh doanh trong các doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh không những là môi trƣờng và động lực của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự phát triển. 1.1.2 Năng lực cạnh tranh của NHTM Cho đến nay, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” đƣợc sử dụng khá phổ biến ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế nhƣng chƣa có một khái niệm thống nhất. Có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh.
- 3 Theo quan điểm thƣơng mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh đƣợc xem xét qua lợi thế so sánh và chi phí sản xuất. Hiệu quả của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đƣợc đánh giá dựa trên mức chi phí thấp. Trên góc độ chi phí sản xuất, Fafchamps cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó có thể sản xuất ra dịch vụ với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trƣờng”. Trên góc độ thị phần, Randall cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành đƣợc và duy trì thị phần trên thị trƣờng với lợi nhuận nhất định.” Nhƣ vậy, có thể tiếp cận năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế có đƣợc nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn ngƣời tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu đƣợc lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt do đó năng lực cạnh tranh của NHTM có nhiều điểm giống với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu về “Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập”, PGS.TS. Nguyễn Thị Quy đã đƣa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt đƣợc mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vƣợt qua những biến động bất lợi của môi trƣờng kinh doanh”. 1.1.3 Đặc thù cạnh tranh trong hệ thống NHTM Cạnh tranh là một hiện tƣợng gắn liền với kinh tế thị trƣờng, chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trƣờng. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trƣờng tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa
- 4 các quan hệ xã hội. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức đều cố gắng tìm cho mình một chiến lƣợc phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh. Giống nhƣ bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trƣờng, các NHTM trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thƣơng trƣờng với mục tiêu là để giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng nhƣ mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Tuy vậy, so với sự cạnh tranh của các tổ chức kinh tế khác, cạnh tranh giữa các NHTM có những đặc thù nhất định. Cụ thể: - Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hoá… mỗi một nhân tố này có sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng đều tác động rất nhanh chóng và mạnh mẽ đến môi trƣờng kinh doanh chung. - Hoạt động kinh doanh của các NHTM có liên quan đến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, đến từng cá nhân thông qua các hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay cũng nhƣ các loại hình dịch vụ tài chính khác; đồng thời, trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM cũng đều mở tài khoản cho nhau để cùng phục vụ các đối tƣợng khách hàng chung. Vì vậy, nếu nhƣ một NHTM bị khó khăn trong kinh doanh, có nguy cơ đổ vỡ, thì tất yếu sẽ tác động dây chuyền đến gần nhƣ tất cả các NHTM khác, không những thế, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng sẽ bị “vạ lây”. Đây quả là điều mà các NHTM không bao giờ mong muốn. Chính vì vậy, các NHTM trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn nhau để dành giật thị phần, nhƣng luôn phải hợp tác với nhau, nhằm hƣớng tới một môi trƣờng lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống. - Do hoạt động của các NHTM có liên quan đến tất cả các chủ thể, đến mọi mặt hoạt động kinh tế – xã hội, cho nên, để tránh sự hoạt động của các NHTM mạo hiểm nguy cơ
- 5 đổ vỡ hệ thống, NHTW các nƣớc đều có sự giám sát chặt chẽ thị trƣờng này và đƣa ra hệ thống cảnh báo sớm để phòng ngừa rủi ro. Thực tiễn đã chỉ ra những bài học đắt giá, khi mà NHTW thờ ơ trƣớc những diễn biến bất lợi của thị trƣờng đã dẫn đến hậu quả là sự đổ vỡ của thị trƣờng tài chính – tiền tệ làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Hoạt động của các NHTM liên quan đến lƣu chuyển tiền tệ, không chỉ trong phạm vi một nƣớc, mà có liên quan đến nhiều nƣớc để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại; do vậy, kinh doanh trong hệ thống NHTM chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong nƣớc và quốc tế, nhƣ: Môi trƣờng pháp luật, tập quán kinh doanh của các nƣớc, các thông lệ quốc tế… đặc biệt là, nó chịu sự chi phối mạnh mẽ của điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này. Điều đó cũng có nghĩa là, sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM trƣớc hết phải chịu sự điều chỉnh bởi rất nhiều thông lệ, tập quán kinh doanh tiền tệ của các nƣớc, sự cạnh tranh trƣớc hết phải dựa trên hạ tầng cơ sở tài chính, nền tảng kỹ thuật công nghệ đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động kinh doanh tối thiểu. Rõ ràng là, sự cạnh tranh của các NHTM loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác. 1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM Năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng trong ngành về cơ bản cũng giống nhƣ năng lực cạnh tranh của các công ty sản xuất nhƣng do đặc thù sản phẩm của ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ tài chính, vì vậy các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng có sự khác biệt so với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thƣờng. 1.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô Môi trƣờng vĩ mô là mội trƣờng bao trùm lên hoạt động của tất cả các tổ chức, có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của chúng. Sự thay đổi của môi trƣờng tổng quát có tác động làm thay đổi cục diện của môi trƣờng cạnh tranh và môi trƣờng nội bộ.
- 6 Yếu tố kinh tế vĩ mô Đây là yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị. Những diễn biến của môi trƣờng kinh tế vĩ mô bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và thách thức khác nhau đối với từng ngân hàng, và có ảnh hƣởng tiềm tàng đến các chiến lƣợc của họ. Có rất nhiều yếu tố của môi trƣờng kinh tế vĩ mô, một số yếu tố cơ bản thƣờng đƣợc quan tâm nhất nhƣ là GDP, xu hƣớng tăng giảm thu nhập thực tế tính bình quân đầu ngƣời, lãi suất và xu hƣớng của lãi suất, tỷ giá hối đoái, hệ thống thuế và mức thuế… Yếu tố chính trị và luật pháp Ngân hàng là hoạt động đƣợc kiểm soát chặt chẽ về phƣơng diện luật pháp hơn so với các ngành khác. Các quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc những ràng buộc đòi hỏi các ngân hàng phải tuân theo; sự điều tiết vĩ mô nến kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chƣơng trình chi tiêu của chính phủ; ổn định chính trị ... đều thƣờng xuyên tác động đến hoạt động và sự phát triển của hệ thống các ngân hàng. Yếu tố công nghệ Yếu tố công nghệ là ngày càng góp phần quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển nhanh chóng buộc các ngân hàng phải thƣờng xuyên cập nhật và ứng dụng những công nghệ mới để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, gia tăng vị thế cạnh tranh của ngân hàng mình. Yếu tố văn hóa, xã hội và dân số Năng lực cạnh tranh của một ngành có thể chịu tác động rất nhiều bởi một số yếu tố về văn hoá, xã hội và dân số thông qua việc tác động đến thói quen tiêu dùng và nguồn nhân lực. Có thể kể đến những đặc điểm văn hoá, xã hội, địa lý, nhân khẩu ảnh hƣởng đến hoạt động ngân hàng nhƣ: lòng tin của dân chúng đối với ngân hàng; thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của ngƣời dân; trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các dịch vụ của ngân
- 7 hàng, thái độ đối với nghề nghiệp, sự biến động của dân số theo giới tính, tuổi, thành phố, vùng, . . . Yếu tố quốc tế Do xu hƣớng toàn cầu hóa dẫn đến sự hội nhập giữa các nền kinh tế trong khu vực. Do đó cần phải theo dõi, nắm bắt xu hƣớng kinh tế thế giới, phát hiện ra các thị trƣờng tiềm năng, tìm hiểu các diễn biến chính trị và kinh tế … 1.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô So với môi trƣờng vĩ mô thì các yếu tố của môi trƣờng vi mô thƣờng đơn lẻ, tác động trực tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức. Mỗi một tổ chức thƣờng chỉ có một môi trƣờng vi mô mang tính đặc thù của mình. Các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động Các đối thủ ngân hàng này đang tranh đua và dùng các thủ thuật để tăng lợi thế cạnh tranh, xâm chiếm thị phần của nhau. Những đối thủ đó là các NHTM, các công ty tài chính, quỹ hổ trợ… Khách hàng Là nhân tố quyết định sự sống còn của ngân hàng trong môi trƣờng cạnh tranh. Khách hàng của ngân hàng không có sự đồng nhất và họ vừa có thể là ngƣời gửi tiền- cung cấp nguồn vốn và là ngƣời vay vốn- sử dụng vốn của ngân hàng, và sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Các định chế tài chính và phi tài chính có thể xâm nhập lẫn nhau về các dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Ngoài các đối thủ cạnh trnah hiện có cần phải lƣu ý các đối thủ tiềm ẩn trong tƣơng lai nhƣ các công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác.
- 8 Thị trƣờng thay thế Đó là các thị trƣờng và những huynh hƣớng khách hàng thay vì sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống nhƣ gửi tiền hay cho vay nhƣ: khuynh hƣớng đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán thay vì mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, khuynh hƣớng đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản, khuynh hƣớng tự tài trợ bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu thay vì đi vay vốn của ngân hàng… 1.2.3 Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ NHTM Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp cũng nhƣ ngân hàng nào. Lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực của một doanh nghiệp nói chung thể hiện ở những yếu tố nhƣ: trình độ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động cơ phấn đấu, mức độ cam kết gắn bó với doanh nghiệp. Nhân sự của một ngân hàng là yếu tố mang tính kết nối các nguồn lực của ngân hàng, đồng thời cũng là cái gốc của mọi cải tiến hay đổi mới. So với các ngành khác, các phẩm chất quan trọng đối với một nhân viên ngân hàng là: "sự trung thực, độ tin cậy, tính cẩn thận và tinh thần sẵn sàng tiếp thu tƣ tƣởng mới trong quá trình đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ của khách hàng ". Ngân hàng là một ngành đòi hỏi ngƣời lao động phải có kinh nghiệm và trình độ cao đƣợc tích luỹ theo thời gian. Quá trình tuyển dụng và đào tạo một chuyên viên ngân hàng thƣờng rất tốn kém cả về thời gian và công sức. Hiệu quả của các chính sách nhân sự, đặc biệt là chính sách tuyển dụng, cơ chế thù lao là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng duy trì một đội ngũ nhân sự chất lƣợng cao của một ngân hàng. Năng lực quản lý Năng lực quản lý phản ánh năng lực điều hành của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc ngân hàng. Năng lực quản lý thể hiện ở mức độ chi phối và khả năng giám sát của
- 9 Hội đồng quản trị đối với Ban giám đốc; mục tiêu, động cơ, mức độ cam kết của Ban giám đốc, Hội đồng quản trị đối với việc duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng; chính sách tiền lƣơng và thu nhập đối với Ban giám đốc; số lƣợng, chất lƣợng và hiệu lực thực hiện của các chiến lƣợc, chính sách và quy trình kinh doanh cũng nhƣ quy trình quản lý rủi ro, kiểm toán kiểm soát nội bộ. Năng lực quản lý sẽ quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực của ngân hàng. Năng lực quản lý của Hội đồng quản trị cũng nhƣ Ban giám đốc cũng bị chi phối bởi cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực của một ngân hàng có phù hợp với quy mô, trình độ quản lý của ngân hàng; phù hợp với đặc trƣng cạnh tranh của ngành và yêu cầu của thị trƣờng hay không. Cơ cấu tổ chức của một ngân hàng thể hiện ở sự phân chia các phòng ban chức năng, các bộ phận tác nghiệp, các đơn vị trực thuộc . . . Hiệu quả của cơ chế quản lý phản ánh ở số lƣợng các phòng ban, sự phân công, phân cấp giữa các phòng ban, mức độ phối hợp giữa các phòng ban, các đơn vị trong việc triển khai chiến lƣợc kinh doanh, các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày, khả năng thích nghi và thay đổi của cơ cấu trƣớc những biến động của ngành hay những biến động trong môi trƣờng vĩ mô. Tiềm lực tài chính Tiềm lực tài chính là yếu tố quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, đó là yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh. Một ngân hàng có tiềm lực tài chính càng mạnh thì mức độ rủi ro, về phía khách hàng và về phía bản thân ngân hàng càng giảm. Tiềm lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu sau: - Quy mô vốn và mức độ an toàn vốn: thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể nhƣ: quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn (CAR - Capital Adequacy Ratio). Tiềm lực về vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó. Ngoài ra, khả năng cơ cấu lại vốn, khả năng huy động thêm vốn cũng phản ánh tiềm lực về vốn của ngân hàng.
- 10 - Chất lƣợng tài sản có: phản ánh “sức khoẻ" của một ngân hàng. Chất lƣợng tài sản có đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ: tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, mức độ tập trung và đa dạng hoá của danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn... - Khả năng sinh lời: là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của ngân hàng. Chỉ tiêu mức sinh lợi có thể đƣợc phân tích thông qua những chỉ tiêu cụ thể nhƣ: giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế; tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận; cơ cấu của lợi nhuận; tỷ số ROE; tỷ số ROA; các chỉ tiêu về mức sinh lợi trong mối tƣơng quan với chi phí . . . - Khả năng thanh khoản: đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nhanh, đánh giá các định tính về năng lực quản lý thanh khoản của các ngân hàng, đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng Hệ thống kênh phân phối thể hiện ở số lƣợng các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc khác và sự phân bố các chi nhánh trên lãnh thổ. Các công nghệ ngân hàng hiện đại đang làm rút ngắn khoảng cách về không gian và làm giảm tác động của một mạng lƣới chi nhánh rộng khắp đối với lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, vai trò của một mạng lƣới chi nhánh rộng lớn vẫn rất có ý nghĩa khi mà các dịch vụ truyền thống của ngân hàng vẫn còn phát triển. Đi kèm với một mạng lƣới chi nhánh rộng phải là hiệu quả hoạt động của mạng lƣới, thể hiện thông qua tính hợp lý trong phân bố chi nhánh ở các vùng, miền cũng nhƣ vấn đề quản lý, giám sát hoạt động của các chi nhánh. Mức độ đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp cũng là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của một ngân hàng. Ngân hàng có nhiều loại hình dịch vụ cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trƣờng sẽ là một ngân hàng có lợi thế cạnh tranh. Sự đa dạng hoá các dịch vụ một mặt tạo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn