intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

28
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, từ đó đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và đề xuất phương hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH TÙNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH TÙNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 8310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUẾ HẬU Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Nguyễn Thanh Tùng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP QUẬN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ . 1 1.1. Những vấn đề chung về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. ..................1 1.1.1. Khái niệm cán bộ ........................................................................................1 1.1.2. Khái niệm công chức...................................................................................1 1.1.3. Khái niệm đội ngũ cán bộ công chức..........................................................3 1.1.4. Vị trí, vai trò và chức năng của đội ngũ cán bộ, công chức .......................3 1.1.5. Nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công chức ....................................................4 1.1.6. Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức...............................................................5 1.1.7. Khái niệm chất lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ...............5 1.1.8. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ............6 1.1.9. Hội nhập quốc tế và những yêu cầu cơ bản của chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp quận trong điều kiện hội nhập quốc tế ................................8 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ, công chức ............................................................9 1.2.1. Quan điểm của Các Mác và Ph.Ăngghen ...................................................9 1.2.2. Quan điểm của V.I.Lênin ..........................................................................10 1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh..............................................................................11 1.2.4. Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đội ngũ cán bộ, công chức ............................................................................................................12
  5. 1.3. Tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện hội nhập quốc tế .........................................13 1.3.1. Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ..............13 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong điều kiện hội nhập quốc tế ..................................................................................19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẬN PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2013 - 2017 ..................................... 33 2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận ..........33 2.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ...........................................................................33 2.1.2. Điều kiện văn hóa - xã hội .......................................................................34 2.1.3. Những ảnh hưởng về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức .........................................................35 2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 ..........................................................................36 2.2.1. Chất lượng từng cán bộ, công chức ..........................................................36 2.2.2. Chất lượng toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức .......................................42 2.2.3. Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức quận Phú Nhuận trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2013 - 2017 .......................47 2.3. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận ....................................................................................................................58 2.3.1. Những ưu điểm và thành tựu đã đạt được ................................................59 2.3.2. Những hạn chế khuyết điểm ......................................................................60 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm ........................................61 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ........................................................................................... 65
  6. 3.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong hội nhập quốc tế .......................................................................65 3.2. Mục tiêu, phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong hội nhập quốc tế ..........................................................................................................66 3.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................66 3.2.2. Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................68 3.2.3. Phương hướng ...........................................................................................68 3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận trong hội nhập quốc tế từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ........................................................................................................................70 3.3.1. Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, công chức..............................................................70 3.3.2. Áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá và bộ tiêu chuẩn cán bộ, công chức để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.................................................71 3.3.3. Hoàn thiện quy hoạch cán bộ, công chức .................................................74 3.3.4. Đổi mới các nội dung trong công tác tuyển dụng cán bộ công chức .......76 3.3.5. Quan tâm, chú trọng đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ......................................................................................................78 3.3.6. Hoàn thiện công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức ...........................79 3.3.7. Đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức ............................................................................................................81 3.3.8. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kỷ luật cán bộ công chức .......84 3.3.9. Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả cho cán bộ, công chức..............87 3.4. Một số khuyến nghị đối với Trung ương và địa phương ...........................87 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Anh STT Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ, ý nghĩa Gross Domestic Product: 1 GDP Tổng sản phẩm nội địa World Trade 2 WTO Organization: Tổ chức Thương mại Thế giới 2. Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Việt STT Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ, ý nghĩa 1 BNV Bộ Nội vụ 2 BTC Ban Tổ chức 3 BTV Ban Thường vụ 4 CP Chính phủ 5 ĐVT Đơn vị tính 6 ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam 7 HCM Hồ Chí Minh 8 HĐND Hội đồng Nhân dân 9 NXB Nhà xuất bản 10 QU Quận ủy 11 TP Thành phố 12 TW Trung ương 13 UBND Ủy ban Nhân dân
  8. “ DANH MỤC CÁC BẢNG ” Bảng 2.1: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức quận “ Phú Nhuận từ năm 2013 đến năm 2017 ................................................................... 38 ” Bảng 2.2: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận năm 2013 và năm 2017 ................................................................. 39 Bảng 2.3: Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận năm 2013 và năm 2017 ................................................................. 40 Bảng 2.4: Trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận năm 2017 ....................................................................................... 41 Bảng 2.5: Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quận Phú Nhuận từ năm 2013 đến năm 2017 ........................................................................................... 43 Bảng 2.6: Cơ cấu về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức phường phân theo ngạch từ năm 2013 đến năm 2017 .................................................................................... 44 Bảng 2.7: Cơ cấu về độ tuổi đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận năm 2017 (không bao gồm cán bộ không chuyên trách) ................................................. 45 Bảng 2.8: Cơ cấu về giới tính đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận năm 2017 ........................................................................................................................... 46 Bảng 2.9: Dân số quận Phú Nhuận từ năm 2013 đến năm 2017 .............................. 49 Bảng 2.10: Dự toán chi thường xuyên quận Phú Nhuận từ năm 2013 đến năm 2017 ........................................................................................................................... 50
  9. TÓM TẮT I. Phần tiếng Việt: 1. Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận, “ Tp. Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 . ” 2. Tóm tắt: + Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Nhận thức được tầm quan trọng của “ việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thực tiễn tại quận Phú Nhuận chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề trên, ” “ tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu này làm luận văn tốt nghiệp của mình . ” + Mục đích nghiên cứu: hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất “ lượng đội ngũ cán bộ, công chức , từ đó đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán ” “ bộ, công chức và đề xuất phương hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận . ” + Phương pháp nghiên cứu: dựa trên phương pháp luận của phép duy vật “ biện chứng và duy vật lịch sử; kết hợp các phương pháp nghiên cứu chung (nghiên ” cứu tài liệu, lô-gích - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê,…) với các phương “ pháp nghiên cứu cụ thể (nghiên cứu tại bàn với dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu trên ” thực địa thông qua phỏng vấn sâu định tính) + Kết quả nghiên cứu: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận cho luận văn; đáng “ chú ý là các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong hội nhập quốc tế ; Phân tích được thực trạng chất lượng và chỉ ” “ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận ; Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất ” “ lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận . ” + Kết luận: Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài giúp cho Quận ủy, UBND “ quận có những thông tin tham khảo cần thiết để định hướng việc nâng cao chất ” “ lượng đội ngũ cán bộ, công chức của quận đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong ” “ giai đoạn tới. Đồng thời, có giá trị tham khảo cho các tác giả khác trong việc nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức . ” 3. Từ khóa: Kinh tế chính trị, cán bộ, công chức
  10. II. English: 1. Title: Improving the quality of the contingent of cadres and civil servants in Phu Nhuan district, Ho Chi Minh City for international integration until 2025, vision to 2030 2. Abstract: + Reason for writing: Recognizing the importance of improving the quality of the contingent of cadres and civil servants to meet the requirements of international integration and the reality in Phu Nhuan district, there has not been any specific research on this issue. The writer chose to study this topic as my graduation thesis. + Purpose: Systematize the theoretical and practical basis for the quality of the contingent of cadres and civil servants, thereby assessing the status of the quality of contingent of cadres and civil servants and proposing solutions to improve the quality of contingent of cadres and civil servants in Phu Nhuan district. + Methods: Based on dialectical materialism and historical materialism; Combine General research methods (document analysis, logics - history, analysis - synthesis, statistics,…); with Specific research methods (Secondary research methods, qualitative research methods). + Results: Systematizing the theoretical basis for the thesis; Notably, the evaluation criteria and factors which affects to the quality of contingent of cadres and civil servants in international integration; Analyzing the quality of the situation and pointing out the advantages, limitations and causes in improving the quality of cadres and civil servants in Phu Nhuan district; Proposing some solutions to improve the quality of contingent of cadres and civil servants in Phu Nhuan district. + Conclusion: The research and implementation of the project to help the District Party Committee and the District People's Committee have necessary reference informations to guide the improvement of the quality of contingent of cadres and civil servants of the district to meet the requirements of international integration in the future. As well as the reference for other authors in the study of the quality of contingent of cadres and civil servants. 3. Keywords: Political Economics, Cadres and civil servants
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận “ mệnh của Đảng, của đất nước, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng . ” Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được “ một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng . ” Đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, đã đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức phải nâng cao chất lượng, phải vững vàng về ý thức chính trị, giữ được phẩm “ chất, đạo đức tốt, tránh được những tác động tiêu cực từ kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế . ” Những thành tựu đạt được qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới có sự “ đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, công chức . Trong quá trình đó, nhiều thế hệ ” “ cán bộ đã được tôi luyện, trưởng thành qua thử thách, có ý chí vượt qua mọi khó khăn, gian khổ , có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy đổi ” “ mới, đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, góp phần vào việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước ; đồng thời, cơ cấu ” “ độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác của đội ngũ cán bộ công chức có sự cân đối, hợp lý hơn; nguồn cán bộ quy hoạch khá dồi dào, cơ bản bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ .” Bên cạnh những ưu điểm, Đại hội XII của Đảng đã thẳng thắn chỉ ra những “ hạn chế, khuyết điểm của công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ, coi đây là nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội : “Việc đổi mới công tác cán bộ chưa có ” đột phá lớn. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu nhất qua nhiều nhiệm kỳ nhưng chưa có những tiêu chí cụ thể và giải pháp khoa học để khắc phục. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp... chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược chưa được tập trung xây dựng. Chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu, tư vấn cấp chiến lược.
  12. Công tác quy hoạch ở một số nơi còn khép kín, chưa bảo đảm sự liên thông, gắn kết. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo và cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ, việc luân chuyển bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo không là người địa phương thực hiện chưa đạt yêu cầu”. Những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận không nhỏ cán bộ và những “ hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ cũng là một nguyên nhân chủ yếu làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng , thế mạnh và mong muốn của ” “ chúng ta, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước . ” Thực hiện tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố về công tác cán bộ, Quận ủy và Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận đã đề ra các chủ trương, trong đó nhấn mạnh việc chú trọng nâng cao năng “ lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ; thường xuyên chăm lo công tác cán bộ, làm tốt công tác đánh giá, quy hoạch, ” đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Phú Nhuận lần thứ X đã đạt được một số kết quả trong thực hiện công tác cán bộ: đội ngũ cán bộ, công “ chức của quận được trẻ hóa; công tác đào tạo , bồi dưỡng được thực hiện thường ” “ xuyên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ công chức, công tác quy hoạch cán bộ đi vào nền nếp ,… ” Bên cạnh những mặt mạnh, công tác cán bộ của quận còn một số điểm yếu “ như: Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém ; ” nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc “ không đúng chuyên môn, sở trường . Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn ” “ luyện. Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hoá”,… ” Xuất phát từ những vấn đề đã nêu, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh trong hội
  13. nhập quốc tế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài. Trong nhiều thời kỳ khác nhau, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức luôn là “ vấn đề được quan tâm hàng đầu, ở nhiều nước trên thế giới ; đội ngũ cán bộ công ” “ chức trong bộ máy nhà nước là chủ đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học như: chính trị học, quản lý công ,... Luận văn được thực hiện dựa trên những nguyên lý ” “ cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm chủ trương , đường lối của Đảng và ” “ Nhà nước, các văn kiện, nghị quyết của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh , những đề tài nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức dưới ” “ dạng tổng kết lý luận và thực tiễn rất phong phú và đa dạng . ” 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Cuốn sách: “Health and social for workers” của tác giả Eric Garner (2012) đã tập trung nghiên cứu vấn đề cải thiện thể chất người lao động trong quá trình làm việc; đảm bảo an toàn, sức khoẻ người lao động trong doanh nghiệp; đảm bảo y tế và bảo vệ sức khoẻ trong quá trình làm việc; đảm bảo tái sản xuất sức lao động thông qua các hình thức như trả lương, phụ cấp,… Bài viết “Human resource development in VietNam” của tác giả Geoffrey B.Hainsworth (1993) trong cuốn sách Vietnam's Dilemmas and Options: The Challenge of Economic Transition in the 1990s đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới “ và hội nhập quốc tế. Tác giả đã tập trung nghiên cứu về thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thông qua 4 khía cạnh sau: (1) tình hình dân số, văn ” hóa xã hội và kế hoạch hóa gia đình; (2) tình trạng nghèo đói, các vấn đề về sức khỏe và chất lượng cuộc sống; (3) trình độ giáo dục và đầu tư cho nghiên cứu phát triển; (4) lực lượng lao động và năng suất lao động. Tác phẩm “Training strategic for Employee”, của tác giả Dorothy Grover Bolton (2011) đã đi sâu nghiên cứu đề ra các giải pháp giúp cho tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tốt nhất. Đặc biệt, tác phẩm đã đề cập đến các khía cạnh:
  14. (1) nghiên cứu đào tạo phù hợp với từng chức danh công việc, (2) nghiên cứu đào “ tạo để luân chuyển người lao động để giúp người lao động làm việc đa kỹ năng ” “ hơn, (3) nghiên cứu nhu cầu đòi hỏi của thị trường để đưa ra các giải pháp nâng cao ” “ chất lượng đào tạo cho nguồn nhân lực . ” Tác giả Stivastava M/P (1997) với tác phẩm “Human resource planing: Aproach needsassessments and priorities in manpower planing” cho rằng: tiếp cận dưới góc độ kinh tế phát triển thì chi phí về giáo dục đào tạo được xem như là những chi phí đầu vào của sản xuất nhằm nâng cao khả năng, năng lực sản xuất của nguồn nhân lực. Tác phẩm “All you need is the will and the skill” của tác giả Stewart Liff (2011) đã nhấn mạnh về xây dựng văn hóa doanh nghiệp; quy tắc ứng xử; tác phong “ làm việc; tăng cường kỷ luật lao động; giáo dục chinh trị tư tưởng; xây dựng lòng trung thành với tổ chức ,… ” Ngoài ra còn một số tác phẩm như “The small bussiness of developing people” của tác giả Annette Kerr và Marilyn Mcdougall, “The emergence of strategic human resource development” của tác giả Garavan và các đồng sự, “International human resource development” của tác giả John P Wilson,... cũng đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về phát triển nguồn nhân lực trên các phương diện về nhận thức, về chiến lược đào tạo, về cách thức quản lý,... 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Luận án tiến sĩ của tác giả Xone Monevilay (2015), “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”. Luận văn đã phân tích và làm rõ được cơ sở lý luận về cán bộ, “ công chức, đội ngũ cán bộ công chức và vị trí, vai trò cán bộ công chức trong hệ ” thống chính trị. Đặc biệt, tác giả đã hệ thống hóa được các tiêu chí đánh giá chất “ lượng toàn thể đội ngũ cán bộ công chức : (1) về mức độ hợp lý của số lượng và cơ ” cấu của đội ngũ cán bộ công chức; (2) về mức độ hoàn thành tốt chức trách nhiệm “ vụ của đội ngũ cán bộ công chức . ”
  15. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thảo (2014), “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa”. Khác với tác giả Xone Monevilay, luận văn đã tập trung làm rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng từng “ cán bộ công chức trên các phương diện: (1) về năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác ; (2) về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; (3) về chất lượng và hiệu ” “ quả thực hiện công việc được giao; (4) về năng lực tổ chức, quản lý . Đồng thời, tác ” “ giả đã nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức như: công tác quy hoạch ; công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác tuyển dụng, sử dụng; ” “ công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát việc thi hành công vụ . ” Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Huỳnh Thúy An (2016) với đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ các bộ, công chức cấp Xã (Phường) trên địa bàn Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính đến năm 2025”. Tác giả đã đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã “ (phường) trên địa bàn quận Tân Bình trên các mặt: thể lực, trí lực , phẩm chất đạo ” đức, mức độ hài lòng của công dân. Đồng thời phân tích 4 nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức: công tác quy hoạch cán bộ công “ chức; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; công tác tuyển dụng cán bộ công chức ; công tác sử dụng cán bộ công chức để chỉ ra các tồn tại và nguyên nhân ” “ của các tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức . ” Nguyễn Thị Mai Anh (2015) đã có bài viết “Yêu cầu và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ hội nhập quốc tế”. Bài viết đã phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế về trình độ chuyên môn, trình độ chính trị và phẩm chất đạo “ đức của đội ngũ cán bộ công chức qua gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới . ” Tác giả đã nêu lên 3 yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ công chức trong thời kỳ mới: “ về trình độ, năng lực; về văn hóa làm việc ; về bản lĩnh chính trị. Đồng thời xác định ” “ 4 nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức: (1) điều chỉnh, hoàn thiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình mới ; (2) tạo ” “ môi trường học tập cho đội ngũ cán bộ; (3) làm tốt công tác luân chuyển , tạo điều ” “ kiện cho cán bộ trưởng thành trong thực tiễn; (4) có chính sách đãi ngộ thỏa đáng . ”
  16. Ngoài ra, còn có nhiều nghiên cứu của các tác giả: Võ Thị Kim Loan (2015), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh”; Phạm Quốc Trụ (2011), “Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; Nguyễn Minh Phương (2018), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và một số vấn đề đặt ra trong hội nhập quốc tế”; Đặng Thị Hồng Hoa (2016), “Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ hiện nay”;… Các nghiên cứu nêu trên đã làm rõ thêm cơ sở lý luận về khái niệm, vị trí “ vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công chức , tính tất yếu nâng cao ” “ chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong hội nhập quốc tế, các giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ,… ” 2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài nâng cao chất lượng công tác cán bộ, công chức Có thể thấy, các tác giả đã tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận “ chung về cán bộ công chức như: khái niệm cán bộ, công chức , vai trò, nhiệm vụ ” “ của đội ngũ cán bộ công chức trong sự nghiệp đổi mới, các lý luận về hội nhập quốc tế và tính tất yếu phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong hội nhập ” “ quốc tế. Bên cạnh đó, một số tác giả đã đề xuất những tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức . ” Các tác giả đã phân tích ở những khía cạnh và góc độ khác nhau về thực trạng “ đội ngũ cán bộ công chức Việt Nam , những thực trạng này liên quan trực tiếp đến ” khung phân tích, tiêu chí đánh giá mà các nghiên cứu trước đó đề cập. Rõ ràng, đóng góp lớn nhất về mặt thực tiễn của các nhà nghiên cứu về nâng cao chất lượng “ đội ngũ cán bộ công chức đã góp phần chứng minh tính đúng đắn về quan điểm phát triển đội ngũ cán bộ công chức của Đảng qua các thời kỳ . ” Rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến tính hiệu quả “ của các chính sách, chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức . ” Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá thành tựu, hạn chế, các nghiên cứu đã mạnh dạn đề xuất những kiến nghị, phương hướng, quan điểm, giải pháp nâng cao “ chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay . ”
  17. Nhìn chung trên những bình diện khác nhau, các tác giả đã nghiên cứu một cách cơ bản, phân tích làm rõ và đưa ra những luận cứ khoa học cùng với những kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực và chất lượng đội ngũ cán bộ, “ công chức. Đây là nguồn tư liệu quý giá giúp tác giả kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình . ” Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu ở trên chỉ tập trung vào một số tiêu chí riêng “ cho từng trường hợp cụ thể, việc nghiên cứu tổng hợp hệ thống các tiêu chí đánh giá cho cán bộ, công chức và đội ngũ cán bộ , công chức chưa nhiều và còn có những ” “ vấn đề nghiên cứu chưa được làm rõ như Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế có ảnh hưởng ra sao đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Đồng thời, ” “ cho đến nay, việc nghiên cứu đề tài nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế vẫn chưa có tác giả nào thực hiện cho quận Phú ” Nhuận. Vì vậy việc thực hiện đề tài nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán “ bộ, công chức trong hội nhập quốc tế của quận Phú Nhuận sẽ có ý nghĩa nhất định trên phương diện lý luận và thực tiễn . ” 3. Mục đích nghiên cứu: hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất “ lượng đội ngũ cán bộ, công chức, từ đó đề xuất phương hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ , công chức quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh ” “ trong hội nhập quốc tế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 . ” 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng “ đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn cấp quận . ” 4.2 Phạm vi của nghiên cứu: - Về phạm vi nội dung: luận văn nghiên cứu toàn diện các mặt của chất lượng “ đội ngũ cán bộ, công chức của cả hệ thống chính trị của quận Phú Nhuận . Tuy ” “ nhiên luận văn không nghiên cứu đội ngũ viên chức của quận . Luận văn xem chất ” “ lượng của đội ngũ cán bộ, công chức của cấp quận chính là kết quả cũng là mục tiêu của công tác cán bộ của hệ thống chính trị cấp quận . ”
  18. - Về phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ “ công chức của Quận phú Nhuận, TP.HCM . ” - Về phạm vi thời gian: Phần đánh giá thực trạng tập trung vào giai đoạn 2013- 2017; Phần phương hướng giải pháp cho đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận được sử dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung: Nghiên cứu tài liệu, phương pháp “ trừu tượng hóa, lô-gích - lịch sử, phân tích - tổng hợp, qui nạp- diễn dịch, hệ thống hóa, mô hình hoá, và thống kê . ” 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 5.2.2.1. Thiết kế chung của nghiên cứu: kết hợp nghiên cứu tại bàn với dữ liệu thứ cấp và nghiên cứu trên thực địa thông qua phỏng vấn sâu định tính. 5.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tại bàn - Nội dung dữ liệu cần thu thập: những dữ liệu, số liệu thực tế về đội ngũ cán bộ, công chức và công tác cán bộ của quận Phú Nhuận trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017. - Đối tượng thu thập dữ liệu thứ cấp: Để thực hiện đề tài tác giả thu thập các “ số liệu thống kê, dữ liệu thứ cấp từ Ban Tổ chức Quận ủy và Phòng Nội vụ của quận Phú Nhuận - thành phố Hồ Chí Minh , từ các nguồn thông tin trong các nghiên ” cứu trước, trên sách, báo chí phổ thông, tạp chí khoa học và từ các trang thông tin điện tử trên mạng Internet. - Phương pháp xử lý dữ liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh, đối chiếu số liệu qua các năm, động thái qua các giai đoạn nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá về thực trạng cán bộ công chức, để có cơ sở “ đề xuất những phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Phú Nhuận . ”
  19. 5.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu định tính trên thực địa - Mục đích của nghiên cứu định tính là để: Kiểm chứng lý luận, hoàn thiện “ khung phân tích đề tài, tìm ra các nhận định,đánh giá tình hình và về các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu . ” - Chọn đối tượng phỏng vấn sâu: Nghiên cứu thực hiện với 12 đối tượng bao gồm: 5 lãnh đạo Quận ủy, UBND quận và lãnh đạo cấp phường; 04 chuyên viên của Quận ủy, UBND quận và UBND Phường; 03 người dân trong quận. - Phương pháp thu thập dữ liệu: Phỏng vấn sâu, kết hợp ghi chép với ghi “ âm kết quả phỏng vấn và phân tích định tính các dữ liệu thứ cấp thu thập được . ” - Phương pháp xử lý dữ liệu: Gỡ băng phỏng vấn, mã hóa dữ liệu theo các “ phạm trù, các nhân tố, áp dụng qui trình phân tích so sánh dữ liệu ; tìm ra sự tương ” “ đồng và khác biệt giữa các phân tổ nhóm đối tượng phỏng vấn và trong những tình huống khác nhau ; tổng hợp các kết quả phỏng vấn thực tế và so sánh với lý luận để ” “ xác định nội dung liên quan; sử dụng phần mềm word và excel để phân tích và tổng hợp dữ liệu .” 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận “ văn bao gồm 3 chương có kết cấu như sau : ” Chương 1: cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức “ cấp quận trong hội nhập quốc tế ” Chương 2: thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Phú Nhuận “ giai đoạn 2013-2017 ” Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, “ công chức quận Phú Nhuận , Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế từ nay ” “ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ”
  20. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP QUẬN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. Những vấn đề chung về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. 1.1.1. Khái niệm cán bộ Thuật ngữ “cán bộ” bắt đầu xuất hiện kể từ khi chủ tịch Hồ Chí Minh vận “ dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào cách mạng của Việt Nam. Người sử ” dụng từ “cán bộ” lần đầu tiên trong bài báo có tựa đề “Nhật Bản” đăng trên tờ La Vie Ouvrière ngày 09-11-1923, trong đó có đoạn: “cần đào tạo cán bộ cho những hoạt động tích cực” (Nguyễn Thành và cộng sự, 2000). Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người cũng đã bàn nhiều về cán bộ: “cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” (Đức Vượng và cộng sự, 2000). Trong Đại từ điển tiếng Việt, “cán bộ” được định nghĩa là: “1. Người làm việc trong cơ quan nhà nước: cán bộ nhà nước; 2. Người giữ chức vụ, phân biệt với người bình thường, không giữ chức vụ, trong cơ quan, tổ chức nhà nước” (Nguyễn Như Ý, 2010). Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã quy định rõ tại khoản 1 điều 4 về cán bộ : “ ” “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và ở các cấp địa phương, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”. 1.1.2. Khái niệm công chức Theo Đại từ điển tiếng Việt, “công chức” là: “Người làm việc hưởng lương từ ngân sách, trong cơ quan nhà nước: cán bộ công chức nhà nước làm việc theo lối công chức” (Nguyễn Như Ý, 2010). Ở Việt Nam, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 20- 5-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 76/SL về Quy chế công “
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2