intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Liên quan đến nội dung đề tài đã có những nghiên cứu trong nước được thực hiện nhằm phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng và xây dựng giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các tổ chức tín dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG NGUYỄN CHÂU PHƯƠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG NGUYỄN CHÂU PHƯƠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN HƯNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đặng Nguyễn Châu Phương
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ, đồ thị Danh mục các phụ lục PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ............................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8 6. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 9 7. Kết cấu đề tài ............................................................................................ 9 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG ..................................................................10 1.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ ....................................................10 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ ...................10 1.1.1.1 Lịch sử hình thành hệ thống kiểm soát nội bộ ..............................10 1.1.1.2 Định nghĩa kiểm soát nội bộ ........................................................12 1.1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở khuôn mẫu báo cáo Coso 2004 ....13 1.1.2.1 Các bộ phận của hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp theo Coso 2004 ..............................................................................................13 1.1.2.2 Những điểm mới của báo cáo Coso 2004 .....................................14 1.1.3 Hệ thống lý luận về kiểm soát nội bộ ngân hàng theo báo cáo Basel .....15 1.1.3.1 Mục tiêu và vai trò của nguyên tắc kiểm soát nội bộ ngân hàng ...15 1.1.3.2 Các nguyên tắc của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng ............16 1.1.4 Sự hữu hiệu và hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ ..........19
  5. 1.1.4.1 Các nhân tố tác động đến việc xây dựng và vận hành hệ thống ....19 1.1.4.2 Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ..................................20 1.1.4.3 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ ..............20 1.2 Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại ..21 1.2.1 Hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại ...................................22 1.2.1.1 Tín dụng ......................................................................................22 1.2.1.2 Bản chất của tín dụng Ngân hàng.................................................22 1.2.1.3 Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng ...............................................23 1.2.1.4 Vai trò của tín dụng Ngân hàng ...................................................23 1.2.1.5 Quy trình hoạt động tín dụng Ngân hàng .....................................24 1.2.2 Rủi ro tín dụng ......................................................................................26 1.2.2.1 Rủi ro tín dụng .............................................................................26 1.2.2.2 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng .....................................................27 1.2.3 Kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng ..............................................................................................................28 1.2.3.1 Thiết lập quy trình chặt chẽ..........................................................28 1.2.3.2 Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả ..............................................................................29 1.3 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...................................................................31 1.3.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng nước ngoài ........................................................................................... 31 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam ...................33 Kết luận chương 1 ..............................................................................................35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ....................................................................36 2.1 Sự hình thành và phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ...................................................36
  6. 2.1.1 Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam .....................................................................................36 2.1.2 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ..............................................................................................39 2.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ............................42 2.2.1 Phương pháp khảo sát ...........................................................................41 2.2.2 Những ưu điểm và tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam...............42 2.2.2.1 Môi trường quản lý ......................................................................42 2.2.2.2 Thiết lập mục tiêu ........................................................................46 2.2.2.3 Nhận dạng sự kiện tiềm tàng ........................................................47 2.2.2.4 Đánh giá rủi ro .............................................................................48 2.2.2.5 Phản ứng với rủi ro ......................................................................49 2.2.2.6 Hoạt động kiểm soát ....................................................................50 2.2.2.7 Thông tin và truyền thông ............................................................53 2.2.2.8 Giám sát .......................................................................................55 2.2.3 Nhận dạng và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ..........................57 2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan ............................................................ 58 2.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan .................................................................60 Kết luận chương 2 ..............................................................................................64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ......................65 3.1 Quan điểm hoàn thiện .................................................................................65 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam .....................66 3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện môi trường quản lý ........................................66
  7. 3.2.1.1 Nâng cao năng lực bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức...................66 3.2.1.2 Thay đổi quan điểm về tăng trưởng tín dụng ................................66 3.2.1.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ...............................66 3.2.1.4 Nâng cao văn hóa kiểm soát .........................................................67 3.2.2 Các giải pháp nhận dạng rủi ro và thiết lập thủ tục kiểm soát hữu hiệu .67 3.2.2.1 Các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng ...................67 3.2.2.2 Các giải pháp quản lý hiệu quả việc xử lý nợ xấu ........................74 3.2.3 Các giải pháp nâng cao hệ thống thông tin và truyền thông ...................74 3.2.3.1 Nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo và phân tích tín dụng........74 3.2.3.2 Nâng cao tính hiệu quả của hệ thống trao đổi thông tin ................75 3.2.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động tín dụng ...............75 3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước .........................................76 3.3.1 Hoàn thiện môi trường kinh tế và pháp lý.............................................76 3.3.2 Tạo kênh thông tin cho ngân hàng ........................................................77 3.3.3 Tăng cường hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng .............................78 3.3.4 Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng .............................................79 Kết luận chương 3 ..............................................................................................80 KẾT LUẬN ........................................................................................................81 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBTD Cán bộ tín dụng EXIMBANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam KSNB Kiểm soát nội bộ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại QTRR Quản trị rủi ro TMCP Thương mại cổ phần
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Sơ đồ quy trình cấp tín dụng Biểu đồ 2.1 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2008 – 2012 tại Eximbank Biểu đồ 2.2 Dư nợ và và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008 – 2012 tại Eximbank
  10. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các cá nhân tại Eximbank được phỏng vấn Phụ lục 2: Danh sách các chi nhánh, phòng ban tại Eximbank được khảo sát Phụ lục 3: Kết quả khảo sát thực trạng hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại Eximbank thông qua bảng câu hỏi khảo sát
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thương mại (NHTM) là trung gian tài chính vừa thực hiện huy động vốn đồng thời sử dụng nguồn vốn huy động cung cấp vốn cho nền kinh tế. Trong các hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ tín dụng đem lại nguồn thu nhập chính cho NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chứa đựng nhiều rủi ro không chỉ tác động trực tiếp đến bản thân NHTM mà còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng luôn được các NHTM chú trọng. Bên cạnh các kỹ thuật nghiệp vụ, NHTM luôn hướng tới việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả nhằm góp phần trong việc kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang gặp khó khăn do khủng hoảng, nhiều tổ chức tín dụng trong nước đã và đang đối đầu với nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Trên thực tế, đề án tái cấu trúc nền kinh tế và tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng đã được Chính phủ quyết liệt thực hiện nhằm tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả hơn. Đồng thời đi đôi với tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng, việc giải quyết nợ xấu tồn đọng trong hệ thống các tổ chức tín dụng cũng là vấn đề cần quan tâm nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho nền kinh tế. Do đó, để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động kinh doanh trong điều kiện mới, các NHTM cần đưa ra biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro đặc biệt là việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Xuất Nhập Khẩu Việt Nam với chiến lược phát triển không nằm ngoài việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, bên cạnh nhiệm vụ đưa ra các chính sách phù hợp, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam còn cần đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro (QTRR) hoạt động tín dụng trong điều kiện nền kinh tế hiện nay. Từ thực trạng như trên, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” để nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
  12. 2 2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Liên quan đến nội dung đề tài đã có những nghiên cứu trong nước được thực hiện nhằm phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng và xây dựng giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các tổ chức tín dụng, cụ thể như sau: a. Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả Phi Thị Thu Hiền, bảo vệ năm 2004 tại Hội đồng trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. - Nội dung: Đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết báo cáo COSO (1992) và báo cáo của Ủy ban Basel (1998) để khảo sát và phân tích các nguyên nhân chủ quan và khách quan về chính sách, con người, môi trường kinh tế tác động đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: o Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ (KSNB) đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng; o Thảo luận với một số nhà quản lý, kiểm toán viên nội bộ và cán bộ tín dụng (CBTD) về các rủi ro, các biện pháp KSNB; o Tổng hợp và phân tích các bài viết về một số vụ án liên quan đến sự yếu kém của hệ thống KSNB về hoạt động tín dụng ngân hàng; o Phỏng vấn các kiểm toán viên độc lập có kinh nghiệm kiểm toán lĩnh vực tín dụng ngân hàng. - Kết quả đạt được: o Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại; o Khảo sát, đánh giá và rút ra các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các NHTM;
  13. 3 o Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB như thiết lập bộ phận đánh giá rủi ro tín dụng trong các NHTM, phân tích và định lượng đầy đủ các loại rủi ro tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá tín dụng làm cơ sở để ra quyết định tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có thể có rủi ro thông qua việc tăng cường kiểm soát sau cho vay. - Hạn chế: o Đề tài khảo sát và đánh giá rủi ro tín dụng trong giai đoạn trước năm 2004 nên chỉ sử dụng cơ sở lý thuyết COSO 1998, chưa vận dụng nền tảng QTRR vào hoạt động tín dụng ngân hàng; o Giai đoạn trước năm 2004 nhóm các ngân hàng TMCP chiếm thị phần cho vay khá thấp, trung bình từ 6 – 11% nên chưa có sự cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt giữa các ngân hàng. Do đó, các gian lận trong cho vay còn hạn chế, các biện pháp mà tác giả đề xuất chưa đủ đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng hiện nay của các ngân hàng thương mại. b. Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thảo, bảo vệ năm 2010 tại Hội đồng trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. - Nội dung: đề tài dựa trên nền tảng báo cáo COSO (1992) và báo cáo của Ủy ban Basel (1998) tập trung nghiên cứu những tồn tại, yếu kém của hệ thống KSNB về con người, hệ thống thông tin, môi trường pháp lý đối với hoạt động tín dụng tại 14 NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. - Phương pháp nghiên cứu: o Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại 14 NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh; o Thảo luận với các nhà quản lý, CBTD và kiểm toán viên nội bộ về các rủi ro tín dụng, các biện pháp KSNB đang được áp dụng và hạn chế của nó;
  14. 4 o Tổng hợp và phân tích các bài viết, các báo cáo liên quan đến rủi ro hoạt động tín dụng do sự yếu kém của hệ thống KSNB. - Kết quả đạt được: o Xác định được các tiêu chí để đánh giá một hệ thống KSNB là hữu hiệu, hiện hữu và hiệu quả. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB; o Nhận dạng và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh thông qua các phương pháp nghiên cứu; o Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng như xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá tín dụng, lượng hóa rủi ro tín dụng theo mô hình 6S, xây dựng và hoàn thiện phòng quản lý rủi ro và bộ phận đánh giá rủi ro tín dụng, các giải pháp hạn chế gian lận, thiếu trung thực và sai phạm nghiệp vụ của CBTD. - Hạn chế: o Đề tài khảo sát và đánh giá rủi ro tín dụng trên cơ sở lý thuyết COSO 1998, chưa vận dụng nền tảng QTRR vào hoạt động tín dụng ngân hàng; o Do mỗi ngân hàng có đặc điểm và định hướng phát triển riêng nên các giải pháp tác giả đưa ra chưa rõ ràng, khó áp dụng cho từng ngân hàng để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. c. Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tác giả Nguyễn Trường Sơn, bảo vệ năm 2011 tại Hội đồng Học Viện Ngân hàng Tp. Hà Nội. - Nội dung: Đề tài đánh giá thực trạng chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, nhìn nhận ưu điểm và tồn tại dựa trên cơ sở phân loại rủi ro tín dụng và phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro. - Phương pháp nghiên cứu: o Phương pháp duy vật biện chứng và logic; o Phương pháp phân tích và tổng hợp; o Phương pháp thống kê.
  15. 5 - Kết quả đạt được: o Xác định các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các tiêu chí phản ánh chất lượng quản lý rủi ro tín dụng; o Đánh giá các yếu tố tồn tại và hạn chế trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; o Đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng trong việc xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ, phân cấp ủy quyền, nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo nợ vay, chất lượng phân loại nợ, hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng, tăng cường trích lập và xử lý rủi ro. - Hạn chế: o Nghiên cứu không sử dụng khuôn mẫu lý thuyết chung về quản lý rủi ro tín dụng; o Giai đoạn thực hiện nghiên cứu từ năm 2005 – 2009, tuy thế giới đã bước vào giai đoạn khủng hoảng nhưng mức độ tác động đến nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa rõ rệt. Do đó, các giải pháp của tác giả chưa đề cập đến yếu tố quản lý rủi ro trong điều kiện hệ thống ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn, cần đảm bảo khả năng hoạt động. d. Luận văn thạc sỹ: Quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành – Thực trạng và giải pháp. Tác giả Nguyễn Thị Hải, bảo vệ năm 2011 tại Hội đồng Học Viện Ngân hàng Tp. Hà Nội. - Nội dung: Đề tài tập trung vào việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM, kinh nghiệm thực tế tại các nước và Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở thực trạng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển – Chi nhánh Hà Thành, tác giả đã đưa ra một số nguyên nhân và giải pháp quản trị nghiệp vụ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
  16. 6 - Phương pháp nghiên cứu: o Phương pháp logic học; o Phương pháp phân tích hệ thống, phân tích đối chiếu và so sánh; o Phương pháp chuyên gia cùng với các bảng biểu, đồ thị để minh họa. - Kết quả đạt được: o Hệ thống hóa các lý luận về rủi ro tín dụng, QTRR tín dụng, quản trị phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; o Đánh giá thực trạng công tác quản trị phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành trong giai đoạn 2008 – 2010; o Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để QTRR nghiệp vụ tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng tại Chi nhánh như tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các bộ phận có liên quan, sử dụng phương pháp thống kê số liệu lịch sử và dự báo tình hình biến động trong tương lai của khách hàng trong phân loại nợ, tiến hành định giá kịp thời tài sản đảm bảo nhằm đảm bảo tính chính xác cao trong phân loại nợ. - Hạn chế: o Đề tài không sử dụng khuôn mẫu lý thuyết chung về quản lý rủi ro tín dụng; o Phạm vi nghiên cứu khá hẹp, chỉ ứng dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành nên chưa khái quát được các yếu tố rủi ro cũng như công tác quản trị của toàn hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. e. Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện hệ thống QTRR tín dụng trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả Vũ Thị Thu Minh, bảo vệ năm 2012 tại Hội đồng Học Viện Ngân hàng Tp. Hà Nội. - Nội dung: Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng trong các NHTM, sử dụng các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng, tìm hiểu kinh nghiệm về QTRR tín dụng ở các quốc gia trên thế giới và theo chuẩn mực quốc tế. Qua đó, tác giả đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống QTRR tín dụng của các NHTM Việt Nam.
  17. 7 - Phương pháp nghiên cứu: o Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; o Phương pháp điều tra, tổng hợp; o Phương pháp phân tích thống kê. - Kết quả đạt được: o Xác định các nguyên nhân, dấu hiệu của rủi ro tín dụng và các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng; o Phân tích thực trạng QTRR tín dụng trong các NHTM Việt Nam thông qua các yếu tố về cơ cấu tổ chức, chính sách tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng công cụ phái sinh; o Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống QTRR tín dụng trong các NHTM Việt Nam như xây dựng và hoàn thiện chiến lược QTRR tín dụng, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nâng cao năng lực tài chính và nâng cao hiệu quả của kiểm soát, kiểm toán nội bộ. - Hạn chế: o Đề tài không sử dụng khuôn mẫu lý thuyết chung về quản lý rủi ro tín dụng; o Phạm vi của đề tài khá rộng khi tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng và QTRR tín dụng trên cả hai nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Do đó, việc áp dụng các giải pháp sẽ không còn phù hợp đối với từng nhóm ngân hàng. Từ các kết quả và hạn chế nêu trên, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu hệ thống KSNB về nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012. Nghiên cứu chủ yếu dựa trên báo cáo COSO (2004) trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống Ngân hàng làm nền tảng lý thuyết để phát triển đề tài. Đây là khung lý thuyết đang được nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đưa vào ứng dụng thực tế trong việc QTRR doanh nghiệp nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng.
  18. 8 3. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài chủ yếu đi sâu vào việc nghiên cứu những tồn tại hiện nay của hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục những yếu kém của hệ thống KSNB nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống trong việc phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro tín dụng. b. Câu hỏi nghiên cứu - Các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng là gì? - Các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam hiện nay là gì? - Hệ thống KSNB tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam còn có những hạn chế gì? - Các tồn tại cần khắc phục nhằm hạn chế rủi ro trong hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng? - Các giải pháp hạn chế những yếu kém và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam trên cơ sở lý thuyết COSO 2004. - Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong hệ thống KSNB về nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nghiên cứu định tính thông qua phương pháp phỏng vấn và phương pháp thu thập dữ liệu để tìm hiểu về rủi ro tín dụng, hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng, các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng nói chung và tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và các giải pháp đã được sử dụng trong các báo cáo trước đây để hoàn thiện hệ thống. Đồng thời đề tài còn sử dụng nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp
  19. 9 khảo sát để xác định những tồn tại trong hệ thống KSNB và hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp hạn chế những yếu kém và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng này. Cụ thể như sau: - Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng hệ thống KSNB nói chung và hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại một số chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam để xác định các mặt còn tồn tại, yếu kém trong hệ thống KSNB. - Phỏng vấn các nhà quản lý, CBTD, kiểm toán viên nội bộ các vấn đề về rủi ro tín dụng và hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng hiện hữu tại Ngân hàng; - Tổng hợp và phân tích các báo cáo, các bài viết liên quan đến hệ thống KSNB và rủi ro hoạt động tín dụng xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống KSNB, các giải pháp đã được áp dụng và một số đề xuất phù hợp với điều kiện hiện nay của hệ thống ngân hàng. 6. Đóng góp mới của đề tài - Về mặt lý thuyết: Đề tài đã phân tích, tổng hợp và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hệ thống KSNB theo báo cáo COSO năm 2004 và các rủi ro trong hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Đề tài đã đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, nhận diện các vấn đề cần giải quyết, xác lập quan điểm hoàn thiện và đề xuất một số giải pháp hữu ích nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB về nghiệp vụ tín dụng ở Ngân hàng này. 7. Kết cấu đề tài Chương 1: Lý luận chung về KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng. Chương 2: Thực trạng hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
  20. 10 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG 1.1 Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.1.1 Lịch sử hình thành hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB là một khái niệm đã hình thành từ đầu thế kỷ XX, dần phát triển thành một hệ thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức và có liên quan mật thiết đến quản trị doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa đơn giản là các biện pháp nhằm bảo vệ tiền không bị nhân viên biển thủ, khái niệm KSNB đã được nghiên cứu, xây dựng với các định nghĩa khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Đến năm 1992, sau quá trình xây dựng, hoàn chỉnh lý luận về KSNB, báo cáo COSO1 được công bố với tựa đề “KSNB - Khuôn khổ hợp nhất” (Internal Control - Intergrated Framework), là kết quả của quá trình tìm hiểu về gian lận và đưa ra một khuôn khổ chung về KSNB. Báo cáo cung cấp một hệ thống lý luận đầy đủ về KSNB, kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước đó về KSNB. Thời kỳ tiền COSO (Từ năm 1992 trở về trước) Từ thập niên 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ tại Hoa Kỳ đã xuất bản các báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu KSNB trong các cuộc kiểm toán. Đến giữa thập niên 1970, KSNB được quan tâm đặc biệt trong các lĩnh vực thiết kế hệ thống và kiểm toán, chủ yếu là cách thức cải tiến hệ thống KSNB và vận dụng trong kiểm toán. Năm 1977, sau vụ bê bối Watergate, quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật chống hành vi hối lộ ở nước ngoài. Điều luật này nhấn mạnh đến việc KSNB nhằm ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp và dẫn đến yêu cầu ghi chép rất đầy đủ trong hoạt động của đơn vị. Lần đầu tiên, hoạt động KSNB trong các tổ chức được đề cập đến trong một văn bản pháp luật. 1 Committee of Sponsoring of organizations - COSO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2