intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc nghiên cứu lý luận về CTCP và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, công ty, luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động và hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Nam Định

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ .……………..***……………….. ĐINH QUỐC THẮNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2005
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ .……………..***……………….. ĐINH QUỐC THẮNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 5.02.01 Người hướng dẫn khoa học : GS.TS Chu Văn Cấp HÀ NỘI - 2005
  3. 1 MỞ ĐẦU 1-Lý do chọn đề tài. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nền kinh tế nước ta từng bước chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN do đó đã thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất xã hội, tạo ra một sự thay đổi lớn trong hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các DNNN, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cách nghĩ, cách làm … nâng cao hiệu quả SXKD đã trở thành yếu tố sống còn của các DNNN. Để nâng cao hiệu quả SXKD của các DNNN Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách như: Chỉ thị số 20/CT- TTg ngày 21 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp đổi mới DNNN. Nghị định 44/1999/CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ về chuyển DNNN thành CTCP. Đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (9-2001), trong đó nhấn mạnh phải đẩy nhanh CPH DNNN mà nhà nước không cần nắm 100% vốn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (1- 2004) đã ghi: "Khẩn trương chuyển DNNN… hoặc CTCP". Như vậy sau CPH, các CTCP từ DNNN đã ra đời. Các CTCP đã tăng khả năng huy động vốn, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng cường tính tự chủ , thay đổi cơ cấu sản xuất góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Bên cạnh kết quả đã đạt được các CTCP từ DNNN cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập cần tiếp tục giải quyết như : Làm thế nào SXKD có hiệu quả nhằm; Bảo toàn và phát triển được tài sản, vốn; Từng bước đổi mới kỹ thuật sản xuất và quản lý, giải quyết vấn đề lao động dôi dư. Ở tỉnh Nam Định các CTCP từ DNNN sau CPH cũng nằm trong tình trạng của các CTCP ra đời từ DNNN ở nước ta trong thời gian qua.
  4. 2 Xuất phát từ yêu cầu phát triển các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định hiện nay và để có thể góp phần phát triển CTCP từ CPH DNNN. Tác giả lựa chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế . 2- Tình hình nghiên cứu đề tài. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương, một giải pháp nhằm đổi mới và phát triển DNNN đã diễn ra ở nước ta hơn một thập kỷ nay. Nó đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Đã có không ít các công trình nghiên cứu và công bố liên quan đến nội dung này đó là: “ Cổ phần hóa DNNN, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. “CTCP và chuyển DNNN thành CTCP” của tác giả Đoàn Văn Hạnh, NXB Thống kê, Hà Nội, 1998. “Cổ phần hóa DNNN, nghiên cứu và vận dụng” của tác giả Phạm Ngọc Côn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Một số luận án đã đề cập đến các vấn đề xung quanh cổ phần hóa như: Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Thơm, 1991, với đề tài “Cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam”; Hay luận án của tác giả Đặng Thị Cẩm Thúy với tiêu đề “Một số lý luận về CTCP và vận dụng vào Việt Nam”. Ngoài ra một số công trình khoa học cũng đã đi sâu nghiên cứu về cổ phần hóa nói chung và cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam; Đề tài khoa học cấp bộ “ Những vấn đề lý luận và thực tiễn của cổ phần hóa khu vực kinh tế quốc doanh” của Ủy ban vật giá nhà nước… Những công trình nêu trên đã nghiên cứu một cách tương đối hệ thống lý luận về CPH nói chung và CPH DNNN nói riêng, kinh nghiệm CPH của một
  5. 3 số nước trên thế giới, thực trạng quá trình CPH ở Việt Nam, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Liên quan đến vấn đề hiệu quả SXKD nói chung, đã có một số công trình, bài viết: "Những vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội ở nước ta", (Hội thảo khoa học, tháng 10 năm 1979, do Viện nghiên cứu kế hoạch hoá và định mức và tạp chí kế hoạch hoá tổ chức). Nguyễn Sĩ Thịnh (chủ biên, 1985): "Hiệu quả kinh tế trong các xí nghiệp công nghiệp", NXB "Thống kê", Hà nội. Nguyễn Danh An, "Hiệu quả kinh tế - xã hội và lợi ích của người lao động trong lâm nghiệp" luận án phó tiến sỹ, năm 1989. Trần Hoàng Kim: "Thông tin kinh tế đối với SXKD của đơn vị cơ sở", thông tin chuyên đề, Trung tâm thông tin - Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Hà nội,1993. Moshe Ortasse: "Vai trò của thông tin trong các xí nghiệp công nghiệp hiện đại", thông tin chuyên đề, Trung tâm thông tin - Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Hà nội, 1993. Bùi Thanh Quang, "Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của ngành cà phê trên địa bàn Tây Nguyên", luận án tiến sỹ kinh tế, Hà nội, 2002. Và một số luận văn tốt nghiệp đại học, cao cấp lý luận chính trị thuộc Khoa Kinh tế chính trị học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nhìn chung các công trình nêu trên đã đề cập đến khái niệm, nội dung của phạm trù hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội và cách tính hiệu quả kinh tế nói chung, các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội… Các vấn đề nâng cao hiệu quả SXKD cảu các CTCP từ DNNN, cho đến nay còn ít tác giả nghiên cứu, hoặc vẫn chỉ dừng lại ở các nghiên cứu riêng lẻ
  6. 4 đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Đặc biệt vấn đề hiệu quả DNNN ở tỉnh Nam Định dưới góc độ Kinh tế - chính trị hiện còn ít công trình nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống. Do đó, đề tài nghiên cứu vẫn cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn đối với địa phương. 3- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3.1- Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu lý luận về CTCP và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, công ty, luận văn đi sâu phân tích thực trạng hoạt động và hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP trong thời gian tới . 3.2- Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích đã đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau : - Làm rõ cơ sở lý luận về việc nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định, nêu bật những vấn đề cần tiếp tục giải quyết. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định trong những năm tới. 4- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Luận văn lấy các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định làm đối tượng nghiên (Chủ yếu là các DNNN trong công nghiệp). - Luận văn chỉ nghiên cứu hiệu quả SXKD của các CTCP dưới góc độ Kinh tế - chính trị, không nghiên cứu dưới góc độ Kinh tế chuyên ngành, tức là chỉ làm rõ các phương hướng và những giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP chủ yếu ở tầm vĩ mô.
  7. 5 - Về thời gian: Từ khi tỉnh Nam Định cổ phần hóa DNNN đến nay (Từ năm 1999 sau khi Chính phủ chính thức phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới DNNN của tỉnh Nam Định tại văn bản số 53 CP-ĐMDN ngày 19-7-1999 do Phó Thủ tướng ký đến năm 2003). 5- Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. 5.1- Cơ sở lý luận. Sử dụng lý luận Kinh tế - chính trị Mác - Lênin, chọn lọc các lý thuyết kinh tế khác. Đặc biệt là các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về những vấn đề đổi mới kinh tế. 5.2-Nguồn tài liệu. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí… - Các kỷ yếu, hội thảo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài của luận văn. 5.3-Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp của Kinh tế - chính trị như: Trừu tượng hóa khoa học; Lô gích kết hợp với lịch sử; Phân tích và tổng hợp; Đồng thời coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn và phương pháp thống kê. 6- Đóng góp của luận văn. - Góp phần luận giải phạm trù hiệu quả SXKD của CTCP từ DNNN. - Đánh giá sát thực hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định. Trên cơ sở ấy đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN hiện nay của tỉnh Nam Định.
  8. 6 - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội ở địa phương và cho việc giảng dạy ở các trường Đại học và Cao đẳng những vấn đề có liên quan. 7- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 7 tiết. Chương 1 : Công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần. Chương 2 : Thực trạng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Nam Định. Chương 3 : Phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Nam Định.
  9. 7 Chƣơng 1 CÔNG TY CỔ PHẦN TỪ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. Công ty cổ phần và công ty cổ phần ra đời từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc 1.1.1.Công ty cổ phần * Lịch sử ra đời của công ty cổ phần Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại và hoạt động, trong đó có CTCP là một loại hình rất phổ biến. CTCP ra đời là kết quả tất yếu của việc xã hội hoá sản xuất, của quá trình phát triển kinh tế thị trường ở các nước TBCN. Các CTCP đầu tiên được ra đời ở Tây Âu vào nửa cuối thế kỷ XVI do sự phát triển của lực lượng sản xuất trong các công trường thủ công ở NiĐecTan (một trung tâm kinh tế lớn nhất Tây Âu lúc đó) đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp sản xuất len dạ, kéo theo sự phát triển nông nghiệp và thương nghiệp, đòi hỏi nhu cầu rất lớn về vốn vượt khỏi khả năng tích luỹ của mỗi cá nhân cho các hoạt động kinh tế. Tình hình này đã thể hiện rõ nhất ở nước Anh, vì đây là một nước có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong thương mại, có thể nắm được những luồng buôn bán quan trọng nhất trên thế giới; là nơi trung tâm kinh tế NiĐecTan di chuyển tới tạo nên sự thịnh vượng về kinh tế. Ở đây cả công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp đều phát triển mạnh nhất so với thế giới nói chung, cũng như so với các nước Tây Âu thời đó. Sự phát triển đó tạo khả năng bành trướng của Anh ra các nước. Khả năng này trở thành hiện thực khi các CTCP ra đời. Năm 1553, CTCP đầu tiên với số vốn 6.000 bảng Anh được thành lập bằng cách phát hành 240 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu là 25 bảng để tổ chức đội buôn gồm 3 chiếc thuyền lớn tìm đường sang Ấn Độ theo hướng Đông - Bắc
  10. 8 [60, tr 65]. Do sức hấp dẫn về khả năng thu được lợi nhuận lớn từ thị trường Ấn Độ , khoảng 100 thương nhân Anh đã góp vốn cổ phần thành lập công ty Đông Ấn vào năm 1600. Chuyến buôn đầu tiên của công ty này sang Ấn Độ được thực hiện vào tháng 1/1601 với số vốn cổ phần là 68.373 bảng Anh. Đến năm 1617 vốn cổ phần của công ty đã lên tới 1.620.040 bảng Anh với 954 cổ đông và là công ty lớn nhất nước Anh hồi đó [60, tr 68]. Trong giai đoạn này ở Anh còn thành lập các CTCP khác như công ty Viêcginia, Hơtxơnbai, Plaimơt, NiuScôtlan… theo hướng phát triển thương mại và khai thác thị trường Bắc Mỹ. Các CTCP này do thương nhân Anh đứng ra thành lập. Hiện tượng này cũng diễn ra ở Hà Lan. Năm 1602 CTCP đầu tiên ở Hà Lan ra đời mang tên công ty Đông Ấn với số vốn đầu tiên là 6,5 triệu Guyđen, đây là công ty do Chính phủ đứng ra tổ chức bằng cách phân bổ cổ phần cho thương nhân ở các thành phố. Thương nhân thành phố Amxtécđam đã được mua tới 1/2 số vốn ban đầu của công ty, thương nhân thành phố Mítđơnbuốc mua 1/4 số cổ phần. Công ty này không chỉ được độc quyền trong việc buôn bán với Ấn Độ mà còn có các quyền lực đặc biệt như thay Nghị viện ký các thương ước, các hoà ước, gây chiến tranh, xây pháo đài. Từ đó đã thu về cho Hà Lan những món lợi nhuận khổng lồ [60, tr 80-81]. Từ những năm 70 của thế kỷ XVIII dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nhu cầu tập trung vốn được đẩy nhanh một cách khác thường ở các ngành sản xuất mới có ưu thế về cạnh tranh và có khả năng thu được khối lượng lợi nhuận lớn, làm ra đời và phát triển các CTCP mới trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Ban đầu các CTCP có mặt ở các ngành xây dựng đường sắt, nhà máy điện, nhà máy luyện kim và cơ khí lớn, ở những công xưởng lớn và những nhà máy hoá chất. Về sau các CTCP còn xuất hiện trong các ngành sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn ở Đức từ năm 1894 các ngân hàng đã cho nông
  11. 9 dân vay theo lối cầm cố bằng cổ phiếu để rồi chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho sở giao dịch. Cùng với sự phát triển của các CTCP, các sở giao dịch chứng khoán cũng mọc lên một cách phổ biến tại các nước phương Tây. Bước sang giai đoạn CNTB độc quyền, nhất là từ khi ra đời của CNTB độc quyền nhà nước, CTCP phát triển rất nhanh ở khắp mọi ngành, lĩnh vực. Chẳng hạn năm 1914 ở nước Mỹ có tới 83,2% sản lượng công nghiệp được sản xuất từ các CTCP, số công ty này lên tới 78.152 chiếm 28,3% tổng số doanh nghiệp công nghiệp. Sự phát triển của CTCP tạo thành kết cấu chuỗi: công ty mẹ, công ty con, công ty cháu, hình thành một loạt tập đoàn doanh nghiệp vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các CTCP phát triển với những đặc điểm mới. - Chúng được sử dụng vào việc phát triển các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia để liên hợp kinh tế và quốc tế hoá doanh nghiệp cổ phần thành lập các tập đoàn kinh doanh quốc tế. - Thu hút công nhân viên chức mua cổ phần, thực hiện cái gọi là “CNTB nhân dân” vừa làm dịu mâu thuẫn giữa lao động và tư bản, vừa để thu hút vốn xã hội một cách rộng rãi. Ví dụ: Năm 1975 trong 300 công ty Mỹ có 500.000 công nhân viên chức mua cổ phiếu; ở Cộng hoà Liên bang Đức 1/3 trong số 1000 gia đình công nhân viên chức có cổ phần. - Cơ cấu của các CTCP tại các nước ngày càng hoàn thiện, pháp luật ngày càng được kiện toàn. Sự phát triển CTCP ở mỗi nước đều có đặc điểm riêng. Những điều nói trên cho thấy, từ khi ra đời đến nay CTCP đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm gắn chặt với trình độ phát triển của nền sản xuất xã
  12. 10 hội hoá và trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự ra đời và phát triển của CTCP không nằm trong ý muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào, mà là một quá trình kinh tế khách quan do các nguyên nhân sau: - Do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội hoá thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất quy mô lớn đòi hỏi sự tập trung lớn về vốn xã hội, trong khi một nhà tư bản riêng biệt dù có tích luỹ nhanh đến mấy cũng không thể nào đáp ứng nổi. Cần phải có sự liên minh, tập trung nhiều tư bản cá biệt trong xã hội bằng cách góp vốn để cùng kinh doanh. Sự tập trung vốn như vậy làm hình thành CTCP. - Do sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá đạt đến một trình độ xã hội hoá nhất định thị trường vốn sẽ ra đời. Cơ sở đầu tiên của thị trường này là tín dụng. Tín dụng là quan hệ kinh tế dưới hình thức quan hệ tiền tệ, người chủ tiền cho người khác vay trong một thời gian nhất định để thu được một món tiền lời gọi là lợi tức. Tín dụng ra đời làm xuất hiện chức năng mới của tiền là chức năng sinh lợi tức. Sự xuất hiện của tín dụng tất yếu làm hình thành một loại hình doanh nghiệp mới chuyên kinh doanh tiền tệ và tập trung cung - cầu về tiền tệ đó là ngân hàng. Tín dụng và ngân hàng ra đời không chỉ đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội mà còn tạo cơ sở trực tiếp thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các CTCP. Theo nhận xét của C.Mác việc phát hành cổ phiếu trong các CTCP không thể nào thực hiện được nếu không có thị trường tiền tệ đã phát triển và nếu không có những doanh nghiệp và dân cư có nhu cầu bán quyền sử dụng vốn tiền tệ trên thị trường mà đây lại là những sản vật của tín dụng. Thực tế còn cho thấy việc phát hành cổ phiếu của các công ty thực hiện thông qua các ngân hàng, đôi khi do bản thân các ngân hàng tiến hành.
  13. 11 Ví dụ: Ở Đức năm 1896 hầu hết các CTCP trong ngành điện lực được hình thành dưới sự giúp đỡ của các ngân hàng. Tóm lại: CTCP ra đời và phát triển hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan, nó là kết quả tất yếu của quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu tập trung vốn trong một khoảng thời gian ngắn với sự hạn chế của mỗi nguồn vốn riêng lẻ, có nguyên nhân sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, được tác động trực tiếp bởi cạnh tranh và sự phát triển của các quan hệ tín dụng, ngân hàng. * Đặc điểm của CTCP - Về quan hệ sở hữu: Đây là một hình thức tổ chức doanh nghiệp có nhiều chủ đồng sở hữu. Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là các cổ phần. Cổ phần là phần vốn cơ bản của công ty thể hiện một lượng giá trị thực tế tính bằng tiền. Số tiền cổ phần được ghi vào một tờ giấy gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu chứng minh tư cách thành viên của người góp vốn vào CTCP. Những thành viên này gọi là cổ đông. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phần ở mỗi CTCP. Có hai loại cổ phiếu: ghi tên và không ghi tên người mua cổ phiếu. Cổ phiếu có ghi tên thường được bán cho những người là sáng lập viên và thành viên của Hội đồng quản trị. Cổ phiếu không ghi tên (vô danh) được bán rộng rãi cho mọi đối tượng trên thị trường và được tự do chuyển nhượng. Còn cổ phiếu có ghi tên chỉ được quyền chuyển nhượng khi có sự đồng ý của Hội đồng quản trị của CTCP. Quyền, trách nhiệm và lợi ích của mỗi cổ đông ở CTCP phụ thuộc vào số lượng cổ phần mà họ sở hữu trong công ty. Cổ đông nào có số lượng cổ phần khống chế thì sẽ nắm được quyền chi phối hoạt động của công ty. - Về quan hệ tổ chức và quản lý: do nhiều chủ đồng sở hữu nên các cổ đông không thể trực tiếp thực hiện vai trò chủ sở hữu của mình mà phải thông
  14. 12 qua tổ chức đại diện làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý công ty bao gồm Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và Ban kiểm soát. Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thông qua Đại hội, các thủ tục thành lập CTCP được tiến hành và điều lệ của công ty được xây dựng. Các công việc hoạt động SXKD của công ty như bàn định phương hướng, tổng kết năm tài chính, phân chia lợi nhuận, bầu và bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị và kiểm soát viên được quyết định. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty bao gồm từ 3 đến 12 thành viên, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra, là người đại diện chủ sở hữu cao nhất của CTCP. Giám đốc là người điều hành hoạt động thường nhật của CTCP, chịu trách nhiệm trược Hội đồng quản trị trong các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Ban kiểm soát là những người kiểm tra, giám sát hoạt động của CTCP theo điều lệ và bảo vệ lợi ích của cổ đông, những người này không nằm trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Tuy nhiên sự phân công quyền lực giữa các bộ phận tổ chức của CTCP ở mỗi nước có sự khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là phải đảm bảo thực hiện quyền của chủ sở hữu, vai trò của chủ kinh doanh và sự kiểm tra của Đại hội cổ đông thể hiện ở những quy định trong điều lệ và hoạt động của ban kiểm soát. - Về quan hệ phân phối: Được thực hiện theo nguyên tắc vốn góp của các cổ đông và lợi nhuận của CTCP. Sau khi chi phí các khoản chung cần thiết, phần còn lại là lợi nhuận được chia đều cho các cổ phần. Lợi nhuận mà mỗi cổ đông thu được tỷ lệ thuận với lượng vốn góp của họ được gọi là lợi
  15. 13 tức cổ phần. Mức lợi tức cổ phần cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào trình độ và kết quả kinh doanh của công ty. Qua những đặc điểm trên cho thấy, nếu ở các công ty khác người sở hữu tài sản đồng thời có thể là người tổ chức và quản lý hoạt động của công ty, quan hệ với bạn hàng, thì ở CTCP người sở hữu tài sản là người sở hữu thuần tuý các cổ phiếu, việc điều khiển hoạt động và quản lý hoạt động của công ty là do Ban quản trị (hay Hội đồng quản trị) và có thể thuê giám đốc. Chủ sở hữu chỉ thực hiện quyền sở hữu của mình qua việc thu lợi tức trên cơ sở kết quả hoạt động của công ty, tham gia Đại hội cổ đông, quyết định các vấn đề có tính chiến lược của công ty. Người giám đốc chỉ "đơn thuần điều khiển và quản lý vốn của người khác" chỉ là một người làm thuê, lao động của anh ta là lao động quản lý, giá cả của lao động được quy định trên thị trường giống như bất cứ lao động nào khác. Như vậy về bản chất CTCP là một hình thức tổ chức doanh nghiệp mà vốn của nó được hình thành từ sự đóng góp của nhiều người thông qua việc mua cổ phần do công ty phát hành. * Vai trò công ty cổ phần Công ty cổ phần ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội và là hình thức tổ chức doanh nghiệp rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Từ khi ra đời đến nay, các CTCP đã đóng góp vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội được thực tế lịch sử ghi nhận. - Công ty cổ phần làm cho quy mô sản xuất được mở rộng một cách nhanh chóng, sớm ra đời các doanh nghiệp lớn cần một lượng vốn lớn mà không một chủ thể riêng lẻ nào có thể thực hiện được. Một khoản đầu tư vốn riêng lẻ ban đầu không đủ để xây dựng một doanh nghiệp lớn trong một thời gian ngắn. Bởi vì việc tích tụ đưa vào tích luỹ của mỗi cá nhân diễn ra vô cùng chậm chạp. Trong khi đó việc tập trung vốn của CTCP thông qua phát
  16. 14 hành cổ phiếu để huy động vốn xã hội lại diễn ra rất nhanh. Về điểm này trong bộ "Tư bản" C.Mác đã nhận xét: "Nếu cứ phải chờ cho đến khi tích luỹ làm cho một số tư bản riêng lẻ lớn lên tới mức có thể đảm đương được việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến nay (giữa thế kỷ XIX) thế giới vẫn chưa có đường sắt. Ngược lại qua các CTCP, sự tập trung đã thực hiện được việc đó trong nháy mắt [11, tr 119]. - Công ty cổ phần ra đời sẽ thu hút rộng rãi vốn xã hội vào mở rộng SXKD. Trong các CTCP, một cổ phần góp vốn được ghi trên một cổ phiếu (mệnh giá cổ phiếu) thường được quy định từ mức thấp nhất vì thế cách huy động vốn của CTCP không chỉ thu hút được vốn từ các nhà đầu tư lớn mà còn tạo ra cơ hội để mọi người có thể được mua cổ phiếu. Ở đây, CTCP có quan hệ trực tiếp tới sự phát triển của tín dụng ngân hàng. C.Mác xác định rằng quan hệ tín dụng là cơ sở của quan hệ cổ phần. Sự phát triển của CTCP là sự phát triển đầy đủ của chế độ tín dụng, có nghĩa là tiền vốn đã trở thành máu của nền kinh tế xã hội. CTCP là một hình thức để thu hút vốn tiền tệ trong xã hội. Sự khơi thông nguồn vốn qua CTCP là một sự phản ánh tính chất xã hội hoá các hàng hoá yếu tố sản xuất, đây là tiêu chí của nền kinh tế hàng hoá phát triển. - Công ty cổ phần đẩy nhanh xã hội hoá sản xuất, thu hút đông đảo lực lượng xã hội vào quản lý, đồng thời vẫn đề cao vai trò quản lý chuyên nghiệp. Sự tổ chức của CTCP còn tạo điều kiện tập hợp nhiều lực lượng xã hội vào hoạt động quản lý chung. Bằng việc mua cổ phiếu ở các CTCP, người lao động tham gia vào quản lý công ty với tư cách là chủ sở hữu đích thực. Trong CTCP do chức năng của vốn tách rời với quyền sở hữu vốn, nên cho phép sử dụng nhà quản lý chuyên nghiệp. Hội đồng quản trị với tư cách đại diện chủ sở hữu, có thể thuê giám đốc điều hành hoạt động SXKD. Giám đốc là một nghề, việc sử dụng giám đốc như vậy là điều kiện để phát huy tính
  17. 15 chủ động sáng tạo của chủ quản lý, một yếu tố không thể thiếu được cho một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trong kinh tế thị trường. -Việc ra đời của các CTCP với việc phát hành các loại chứng khoán và sự chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đến một mức độ nhất định sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán ra đời lại là nơi để cho các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm được các nguồn đầu tư SXKD, là nơi dẫn các nguồn tiết kiệm của những người tích luỹ đến các nhà đầu tư, là cơ chế phân bổ các nguồn đầu tư theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, là cơ sở quan trọng để nhà nước thông qua đó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu lựa chọn. Thiếu thị trường chứng khoán sẽ không có nền kinh tế thị trường phát triển. - Công ty cổ phần tuy có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn CTCP gồm đông đảo các cổ đông tham gia, nhưng trong đó đa số các chủ nhân không biết nhau và nhiều người trong họ không hiểu kinh doanh, mức độ tham gia góp vốn vào công ty có sự khác nhau, do đó mức độ ảnh hưởng của các cổ đông đối với công ty không giống nhau, điều đó có thể dẫn đến việc lợi dụng và lạm dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hoá lợi ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau. CTCP tuy có tổ chức chặt chẽ, nhưng việc phân công về quyền lực hoặc chức năng của từng bộ phận trong hoạt động của công ty có hiệu quả lại rất phức tạp. Công ty cổ phần là tổ chức có tính dân chủ cao trong kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn, nhưng quyền kiểm soát công ty trên thực tế vẫn ở trong tay các cổ đông lớn. Tóm lại: Nhận thức đúng sự ra đời và vai trò to lớn của CTCP có một ý nghĩa hết sức quan trọng, vì thế ở nhiều nước Chính phủ đã ban hành các quy
  18. 16 định có tính pháp lý nhằm bảo đảm cho các CTCP hoạt động. Hình thức CTCP đã được các nhà tư bản lớn và các Chính phủ sử dụng, vừa để thu hút vốn một cách rộng rãi,vừa để làm dịu mâu thuẫn giữa lao động và tư bản. Điều cần nhấn mạnh rằng sự ra đời và phát triển hình thức CTCP là biểu hiện mới của sự xã hội hoá quan hệ sản xuất. 1.1.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước *Doanh nghiệp và doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp nói chung. Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được nhà nước cấp giấy phép thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp, nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, hoặc phục vụ lợi ích công cộng cho xã hội, an ninh quốc phòng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều có nhiệm vụ chung là: Tổ chức hoạt động kinh doanh tạo ra nhiều của cải vật chất, đáp ứng ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế; được kinh doanh những ngành mặt hàng mà pháp luật không cấm và những mặt hàng kinh daonh có điều kiện. Thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng về số lượng, chất lượng, giá cả và phương thức mua bán thanh toán các sản phẩm và dịch vụ; giải quyết đúng đắn các quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và lợi ích của nhà nước theo nguyên tắc hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và cùng có lợi. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp; bảo toàn và tăng trưởng vốn; bảo vệ môi trường, môi sinh, bảo vệ sản
  19. 17 xuất, bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội; chấp hành đúng pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán kinh doanh. - Doanh nghiệp nhà nước Ở nước ta, DNNN là bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế nhà nước. Theo luật DNNN được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 4 năm 1995 thì: "DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao" Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có quyền tổ chức bộ máy, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nhà nước giao. Có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai tài nguyên và các nguồn lực khác do nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật, để thực hiện những mục tiêu kinh doanh hoặc hoạt động công ích của Nhà nước. DNNN có nghĩa vụ sử dụng một cách có hiệu quả, bảo đảm và phát triển các nguồn vốn của Nhà nước; có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và quy định quản lý về vốn, tài sản, các quỹ, về kế hoạch, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Thực tế sản xuất và tiêu dùng của xã hội, đòi hỏi hệ thống DNNN phải được tổ chức dưới hai hình thức: + Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lợi nhuận.
  20. 18 + Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, là DNNN hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, trong một số ngành, lĩnh vực nhất định như quốc phòng, an ninh, môi trường, y tế, văn hoá, giáo dục, thuỷ nông… nhằm phục vụ lợi ích chung cho sự phát triển toàn xã hội, mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện làm hoặc không muốn đầu tư kinh doanh vì không thu được lãi. Sự hoạt động của các doanh nghiệp này không phải theo cơ chế thị trường mà theo đơn đặt hàng của Nhà nước, được sự trợ giúp của Nhà nước. Trong những năm qua DNNN ở nước ta đã được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện liên doanh liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ các thành phần kinh tế khác về vốn, công nghệ và tiêu thụ sản phẩm. DNNN đã chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, trong nguồn thu của ngân sách Nhà nước. DNNN là lực lượng quan trọng trong việc thực hiện các chính sách xã hội, khắc phục những hậu quả của thiên tai dịch bệnh, bảo đảm những nhu cầu thiết yếu cho xã hội, cho an ninh quốc phòng, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng thế và lực cho đất nước. Tuy nhiên, hệ thống DNNN ở nước ta còn nhiều yếu kém, trong đó có vấn đề hiệu quả SXKD. Do đó, Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (tháng 1 năm 2004) nhấn mạnh: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của khu vực DNNN…kiên quyết đẩy mạnh CPH… Khẩn trương chuyển DNNN sang hoạt động theo chế độ công ty dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Nhà nước hoặc CTCP" * Công ty cổ phần ra đời từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2