intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là tập trung xác định năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Bình Định. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở vận dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Michael E. Porter để xác định những thế mạnh, những bất cập trong sự phát triển, và đề xuất định hướng, chiến lược nhằm phát triển đồng bộ, nâng cao năng suất của cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ TUYẾT NHUNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ TUYẾT NHUNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Lê Thị Tuyết Nhung, tác giả của luận văn tốt nghiệp cao học đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định”, luận văn là do tác giả nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài. Các số liệu khảo sát và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, do chính tác giả thu thập, phân tích và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Học viên thực hiện Lê Thị Tuyết Nhung
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT ................................................................................................................ 11 CHƯƠNG 1................................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan ........................................ 5 1.4.2. Mô hình nghiên cứu (Mô hình kim cương Porter) ................................ 7 1.4.3. Phương pháp nghiên cứu, phân tích và thu thập dữ liệu ...................... 10 1.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 10 1.4.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát: .................................................... 11 1.4.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ......................................... 13 1.5. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 14 CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 15 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................................. 15 2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngành ........................................ 15 2.2. Lý thuyết về cụm ngành .............................................................................. 19 2.3. Mô hình kim cương đánh giá năng lực cạnh tranh ngành của M.Porter ..................................................................................................................... 21
  5. 2.4. Các nhân tố/tiêu chí quan sát năng lực cạnh tranh trong mô hình M.Porter áp dụng cho Bình Định. ...................................................................... 24 CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 26 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH THU HÚT DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH ............................................................................................................. 26 3.1. Tài nguyên phát triển du lịch Bình Định .................................................... 26 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 26 3.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 26 3.1.1.2. Tài nguyên du lịch biển, đảo, vũng vịnh ............................................ 27 3.1.2. Điều kiện lịch sử, văn hóa ........................................................................ 28 3.2. Các điều kiện về nhân tố đầu vào ................................................................ 30 3.2.1. Nguồn vốn ................................................................................................ 30 3.2.2. Nguồn nhân lực ........................................................................................ 34 3.2.3. Hệ thống cung cấp tri thức đào tạo nhân lực du lịch Bình Định .............. 36 3.2.4. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cụm ngành du lịch Bình Định ................................. 37 3.2.5. Đánh giá cầu thị trường du lịch Bình Định .............................................. 39 3.2.6. Đánh giá doanh thu các loại hình dịch vụ du lịch tỉnh Bình Định ........... 40 3.2.7. Cơ sở lưu trú ............................................................................................. 41 3.2.8. Số doanh nghiệp lữ hành ......................................................................... 42 3.2.9. Hệ thống sản phẩm du lịch ....................................................................... 43 3.2.10. Xúc tiến, quảng bá du lịch ..................................................................... 44 3.2.11. Công tác quản lý hoạt động du lịch của Tỉnh ......................................... 46 3.3. Phân tích bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh ngành du lịch Bình Định ..................................................................................................................... 48 3.3.1. Tổng quan PCI.......................................................................................... 49 3.3.2. Liên kết vùng trong du lịch của tỉnh ........................................................ 51 CHƯƠNG 4.............................................................................................................. 54 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH BÌNH ĐỊNH THEO QUAN ĐIỂM KHÁCH DU LỊCH VÀ ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN .................. 54
  6. 4.1. Thông tin về du khách .................................................................................. 54 4.1.1. Đặc điểm của du khách ............................................................................ 54 4.1.2. Về nghề nghiệp ......................................................................................... 55 4.1.3. Về địa phương .......................................................................................... 56 4.2. Thông tin về chuyến thăm của du khách .................................................... 56 4.2.1. Mục đích du lịch ....................................................................................... 56 4.2.2. Về số lần đi du lịch ................................................................................... 57 4.2.3. Kênh thông tin về du lịch Bình Định ....................................................... 58 4.2.4. Chi tiêu cho du lịch .................................................................................. 59 4.3. Đánh giá của du khách về các tiêu chuẩn du lịch Bình Định ................... 60 4.3.1. Về sản phẩm/điểm thu hút du lịch ............................................................ 60 4.3.2. Về an ninh- trật tự - môi trường xã hội .................................................... 61 4.3.3. Về vệ sinh môi trường .............................................................................. 62 4.3.4. Về cơ sở hạ tầng - tiện ích ........................................................................ 63 4.3.5. Về giá cả ................................................................................................... 64 4.3.6. Về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, tài xế, nhân viên kinh doanh du lịch ...................................................................................................... 65 CHƯƠNG 5.............................................................................................................. 66 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .............................................. 66 5.1. Kết luận từ nghiên cứu ................................................................................. 66 5.1.1. Kết luận từ phân tích năng lực cạnh tranh ngành du lịch Bình Định ....... 66 5.1.2. Kết luận từ phân tích năng lực cạnh tranh ngành du lịch Bình Định theo quan điểm khách du lịch và các đối tượng liên quan ......................................... 67 5.2. Các khuyến nghị từ nghiên cứu ................................................................... 68 5.2.1. Các khuyến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh ngành ............................ 68 5.2.2 Các khuyến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh từ quan điểm khách du lịch Bình Định .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng phân bổ phỏng vấn du khách tại các điểm du lịch nổi tiếng Bình Định ........................................................................................................................... 13 Bảng 3.1: Vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Định ........................................... 30 giai đoạn 2011-2015 .................................................................................................. 30 Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho du lịch Bình Định giai đoạn 2010-2015 ... 31 Bảng 3.3: Phân bổ vốn đầu tư theo nội dung đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015.................................................................................................................. 33 Bảng 3.4: Số lao động trong ngành du lịch tỉnh Bình Định ...................................... 34 giai đoạn 2011-2015 .................................................................................................. 34 Bảng 3.5: Trình độ lao động ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2015. 35 Bảng 3.6: Số lượt khách và số ngày lưu trú của khách du lịch Bình Định .............. 40 giai đoạn 2011-2015. ................................................................................................. 40 Bảng 3.7: Doanh thu du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015 .......................... 41 Bảng 3.8: Tổng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Định ....................................... 42 giai đoạn 2011 – 2015. .............................................................................................. 42 Bảng 3.9: Chỉ số thành phần của PCI Bình Định...................................................... 50 Bảng 4.1. Cơ cấu về giới tính, tuổi và tình trạng hôn nhân của du khách ................ 55 Bảng 4.2. Nghề nghiệp của khách du lịch................................................................. 55 Bảng 4.3. Cơ cấu khách du lịch theo địa phương ..................................................... 56 Bảng 4.4. Mục đích chuyến viếng thăm.................................................................... 57 Bảng 4.5. Số lần du khách đi du lịch Bình Định ....................................................... 58 Bảng 4.6. Mức sử dụng chi tiêu nhiều nhất cho du lịch theo mức chi dự định ........ 60 Bảng 4.7. Đánh giá về sản phẩm/điểm thu hút du lịch ............................................. 61 Bảng 4.8. Đánh giá về an ninh- trật tự - môi trường xã hội ..................................... 62 Bảng 4.10. Đánh giá về an ninh- trật tự - môi trường xã hội .................................... 63 Bảng 4.11. Đánh giá về giá cả................................................................................... 64
  8. Bảng 4.12. Đánh giá về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, tài xế, nhân viên kinh doanh du lịch ............................................................................................. 65
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình năng lực cạnh tranh đề xuất phân tích cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định mô phỏng theo Porter (2008) .................................................................... 9 Hình 2.1. Các nhân tố quyết định NLCT của địa phương ........................................ 18 Hình 2.2. Mô hình kim cương của M. Porter ............................................................ 22 Hình 2.3: Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định mô phỏng theo Porter (2008) .................................................................................... 25 Hình 3.1: Đánh giá đào tạo nhân lực Bình Định so với các địa phương lân cận . 35 năm 2015 .................................................................................................................. 35 Hình 3.2: Chỉ số PCI của Bình Định trong 2 năm 2014-2015 trong vùng Duyên hải miền Trung ................................................................................................................ 51 Hình 4.1. Các kênh tiếp cận thông tin của khách du lịch Bình Định ........................ 59
  10. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BĐ Bình Định CĐ Cao đẳng CNCN Cụm ngành công nghiệp DN Doanh nghiệp LQ Thương số định vị khu vực (Location Quotient) MT-TN Miền Trung-Tây Nguyên NLCT Năng lực cạnh tranh TCCN Trung cấp chuyên nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch
  11. TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luâ ̣n văn này là xác định năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Bình Định. Vận dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Michael E. Porter để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu về năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Bình Định so với các địa phương lân cận (Đà Nẵng, Khánh Hòa, .v.v…) thuộc khu vực Duyên hải Nam trung bộ. Mẫu điều tra khảo sát 150 khách du lịch và phỏng vấn chuyên gia các đơn vị, sở ban cơ quan quản lý ngành và các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Dựa trên các cơ sở lý thuyết có sẵn, kết quả đã hình thành mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và phân tích được năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh để từ đó đề ra những giải pháp giành cho Chính quyền và các cơ quan quản lý công của ngành du lịch và giải pháp cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Những giải pháp này không chỉ nâng cao năng lực cho một bộ phận/cơ quan nào trong lĩnh vực du lịch mà nâng cao năng lực tổng thể chung của cả cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, đề tài cũng còn những hạn chế khách quan và chủ quan, và sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác trong tương lai.
  12. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Xét về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế có nhiều lợi thế và khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Với một số quốc gia khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Còn đối với Việt Nam thì xác định du lịch là một trong số các ngành kinh tế mũi nhọn cần tập trung phát triển. Đầu tư phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của người dân trong nước cũng như khách du lịch nước ngoài là góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nằm trên dải đất ven biển miền Trung, Bình Định là một trong những địa phương có vị trí du lịch thuận lợi và tiềm năng du lịch tương đối toàn diện về tự nhiên và văn hóa. Là tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, trên tuyến du lịch xuyên Việt, trong không gian du lịch “Hành lang Đông – Tây” và là cửa ngõ của đại ngàn Tây nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia ra biển Đông. Vì vậy Bình Định có vị trí du lịch quan trọng và thuận lợi để liên kết vùng phát triển du lịch. Với diện tích vùng lãnh hải khoảng 36.000 km2, bờ biển dài và nhiều vũng vịnh, bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như Quy Nhơn, Phương Mai, Tam Quan, Quy Hòa, Tân Phụng,...Bình Định giàu tiềm năng du lịch biển đảo, cùng với đó là núi non hùng vĩ ghi dấu những chiến công dựng nước và giữ nước bao đời của dân tộc, để lại nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị cao góp phần vào tiềm năng du lịch địa phương. Bình Định, cái nôi của thượng võ dân tộc, kiên cường hòa quyện cùng những loại hình dân tộc nổi tiếng như: hát tuồng, dân ca bài chòi, lễ hội cầu ngư,... thành
  13. 2 một bức tranh nghệ thuật phong phú, hấp dẫn trong mỗi tác phẩm văn hóa nghệ thuật luôn làm hài lòng du khách đến tham quan. Bình Định với địa hình đa dạng ẩn trong mình ăn hóa ẩm thực hết sức phong phú, trở thành nét văn hóa đặc sắc rất riêng với những món ăn có thương hiệu nổi tiếng như: bánh ít lá gai, nem chua Chợ Huyện, bún Song Thằng, rượu Bầu đá An Nhơn..... Tất cả các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú đã tạo tiền đề cho Bình Định có thể phát triển du lịch hội tụ đầy đủ địa hình núi, sông, biển, đầm, hồ, hải đảo, đồng ruộng, làng quê và lễ hội mang bản sắc Việt Nam. Với lợi thế đã nêu, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX, Nghị quyết của Đại hội nêu rõ nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 – 2020: “Phát triển du lịch trở thành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đầu tư, khai thác hiệu quả, bền vững các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và kháng chiến, danh lam thắng cảnh… Phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định.…”. Theo thống kê năm 2015, ngành du lịch Bình Định đón hơn 2,3 triệu lượt khách, tăng 20% so với năm 2014. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt hơn 200 lượt, tăng 20% so với năm 2014; khách du lịch nội địa hơn 2 triệu lượt, tăng 25% so với năm 2014. Doanh thu thuần túy từ hoạt động du lịch đạt 895 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2014. Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu lượt khách, doanh thu và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế của tỉnh. Ngành du lịch Bình Định đã có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường. Mặc dù định hướng sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng với những lợi thế, tiềm năng đã nêu, nhưng du lịch Bình Định với thực trạng hiện tại đang bị“bỏ ngõ”, phát triển tự nhiên nhiều hơn phát triển theo quy hoạch. Chưa hình thành hoàn chỉnh một chiến lược phát triển cho tương lai dài hạn và bền vững để có thể phát huy những lợi thế cạnh tranh vốn có của ngành du lịch Bình Định. Do vậy, ngành du lịch Bình Định chưa đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể:
  14. 3 Lượng khách du lịch đến Bình Định trong những năm từ 2010 – 2015 đã tăng đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm, bình quân tăng 22% mỗi năm. Mức tăng này đạt vào loại cao so với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và cả nước (Theo thống kê du lịch cả nước, các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ đạt mức trung bình 17%, cả nước đạt xấp xỉ 15%). Doanh thu từ dịch vụ du lịch khá cao nhưng chưa cân đối trong cơ cấu nhóm ngành dịch vụ du lịch và không ổn định qua các năm. Trong giai đoạn 2010-2015, doanh thu tăng cao nhất 38% vào năm 2015, trong khi năm 2013 doanh thu chỉ tăng 19%. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch khi đến Bình Định chỉ đạt mức trung bình từ 60 – 80 USD/khách quốc tế; 500.000 – 600.000 đồng/khách nội địa . Về cơ cấu nguồn thu từ các dịch vụ của ngành (lưu trú, ẩm thực, mua sắm hàng hóa, giải trí) thì chỉ có dịch vụ lưu trú và ẩm thực đạt tương đối tốt (lưu trú chiếm 32%, ăn uống chiếm 41% tổng doanh thu dịch vụ du lịch), còn dịch vụ giải trí và mua sắm vẫn còn hạn chế (chỉ từ 11 – 16% tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch). Thêm vào đó, thời gian lưu trú của khách du lịch không cải thiện nhiều từ năm 2010 – 2015 chỉ tăng từ 1,5 – 2 ngày. Điều này có nghĩa là khách chỉ dừng chân trong khoảng thời gian ngắn hoặc chỉ ghé qua chứ không thích lưu lại lâu. Có thể hiểu sức hút du lịch vẫn còn hạn chế và các dịch vụ đi kèm vẫn chưa đáp ứng thỏa mức kỳ vọng của khách du lịch, hay sự phát triển của các dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Như vậy, mục tiêu “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh” khó khả thi nếu ngành du lịch Bình Định không trả lời được câu hỏi: Tại sao du lịch Bình Định chưa phát triển tương xứng với tiềm năng? Giải pháp nào cho vấn đề đó/giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Bình Định? Do vậy để trả lời câu hỏi này, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định” để từ đó có những giải pháp đề xuất ngành du lịch Bình Định nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
  15. 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đề tài tập trung xác định năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Bình Định. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở vận dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Michael E. Porter để xác định những thế mạnh, những bất cập trong sự phát triển, và đề xuất định hướng, chiến lược nhằm phát triển đồng bộ, nâng cao năng suất của cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, năng lực cạnh tranh thu hút du lịch của tỉnh Bình Định so với các địa phương lân cận theo cụm ngành. - Phân tích năng lực cạnh tranh thu hút du lịch của tỉnh Bình Định theo quan điểm khách du lịch và các đối tượng liên quan. - Khuyến nghị một số giải pháp chính sách cho chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch tỉnh Bình Định. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các tác nhân tham gia trong cụm ngành du lịch Bình Định theo mô hình lý thuyết về NLCT của Michael E. Porter được chỉnh sửa bởi TS. Vũ Thành Tự Anh. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Bình Định theo mô hình của M.Porter và so sánh năng lực cạnh tranh của tỉnh với các địa phương lân cận. Về không gian: Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở Bình Định và các tỉnh lân cận thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ (Khánh Hòa, Đà Nẵng…v.v…). Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu giai đoạn 2011-2015 thông qua phân tích số liệu, báo cáo cho thời kỳ này.
  16. 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan Trong nước: Vào năm 2014, tác giả Võ Thị Thảo Nguyên đã thực hiện một nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Đăk Lăk. Từ việc sử dụng mô hình kim cương của Michale Porter, tác giả đã đánh giá được năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch của tỉnh. Cụ thể: Cụm ngành du lịch Đăk Lăk có nhiều điều kiện thuận lợi để tạo nên những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt hấp dẫn du khách và nhận được sự đầu tư của các cấp để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Bên cạnh đó thông qua mô hình tác giả cũng xác định được những bất cập trong sự phát triển, cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Đăk Lăk: (i) hoạt động kém chuyên nghiệp của thể chế, tổ chức và con người khiến cho liên kết thể chế hỗ trợ du lịch kém hiệu quả; (ii) yếu kém trong chất lượng nguồn nhân lực du lịch; (iii) khả năng thu hút dự án du lịch yếu khiến cho nguồn đầu tư vào du lịch hạn chế; (iv) tài nguyên văn hóa đang bị mai một nghiêm trọng. Dựa trên những phân tích đánh giá đó, tác giả khuyến nghị các chính sách, các định hướng chiến lược nhằm phát triển đồng bộ, nâng cao năng suất của cụm ngành du lịch tỉnh ĐăkLăk. Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Văn Long (2010) đã tiến hành nghiên cứu về phát triển cụm ngành du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam. Nhóm tác giả dựa trên nghiên cứu thực chứng về cụm ngành của Porter (1990) để nghiên cứu. Thông qua việc phân tích định lượng xác định cụm ngành du lịch Huế - Đà nẵng – Quảng Nam tác giả thu được kết quả: Ba lĩnh vực kinh doanh chính trong ngành du lịch của vùng đang xét đều có LQ (Thương số định vị khu vực) rất cao điều này chỉ ra rằng cả ba lĩnh vực này có tốc độ tăng trưởng đáng kể và lớn hơn rất nhiều so với cùng lĩnh vực của quốc gia. Trong đó, ngành kinh doanh lữ hành có tốc độ phát triển cao nhất (LQ = 2,39) nhưng nói chung đây là vùng mà cần được chú ý vì nó sẽ mang lại những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế vùng nói riêng và
  17. 6 toàn quốc nói chung. Trên cơ sở phân tích đó, tác giả tiến hành đề xuất kiến nghị chính sách định hướng phát triển liên kết, hợp tác cụm ngành du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam để tạo ra những sản phẩm, du lịch liên hoàn, chất lượng hơn nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Kết quả của việc liên kết cụm ngành không chỉ thu hút khách hàng mà còn quảng bá đất nước và con người Việt Nam đến với thế giới. Tác giả Trương Thị Ngọc Thuyên (2010) đã thu thập ý kiến của du khách quốc tế cho một loạt các tiêu chí, qua đó đánh giá lợi thế của du lịch Đà Lạt. Tác giả nhờ thế đã có một phát hiện rất chi tiết về cơ cấu, đặc điểm nguồn khách quốc tế, sở thích cá nhân, nhận định của họ về du lịch Đà Lạt cũng như ý kiến để Đà Lạt có thể phát triển tốt hơn. Tác giả Nguyễn Thị Thu Vân (2012) đã sử dụng mô hình của Dwyer và Kim (2003) nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh về du lịch của Đà Nẵng so với các thành phố lớn của Việt Nam. Tác giả đã rút gọn mô hình gốc và chỉ đưa vào phân tích 84 chỉ số. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận mặc dù Đà Nẵng có phần lớn các yếu tố đạt trên mức trung bình nhưng không thực sự xuất sắc. Để thực sự cạnh tranh hơn nữa, Đà Nẵng nên tập trung khai thác 7 yếu tố chính liên quan đến nguồn lực du lịch, quản lý và điều kiện về cầu. Ngoài nước: Cracolici và Nijkamp (2008) đã tập trung vào độ hài lòng của du khách, tức phía cầu nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của các vùng du lịch phía Nam Italia. Các địa phương Nam Italia nằm trọn vẹn trong Địa Trung Hải, cũng dựa vào tài nguyên du lịch biển để phát triển du lịch. Cụ thể các tác giả đã điều tra du khách bằng bảng hỏi. Sáu yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh được khảo sát là : Tài nguyên tự nhiên và văn hóa, lưu trú/ăn uống, giao thông, sản phẩm du lịch, độ an toàn và cư dân địa phương. Gomezelj và Mihalic (2008) đã áp dụng mô hình của Ritchie và Crouch (2000) để xác định năng lực cạnh tranh của du lịch Slovenia. Các tác giả cho rằng Slovenia không có lợi thế cạnh tranh so với các nước láng giềng về mặt nguồn lực
  18. 7 tự nhiên. Chính vì vậy, để cạnh tranh, Slovenia nên ưu tiên cải thiện trình độ, năng lực quản trị du lịch. Những nội dung và phương pháp trong các nghiên cứu trên rất bổ ích giúp tác giả có thể học hỏi, kế thừa và vận dụng những nội dung thích hợp vào nghiên cứu cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, các giải pháp, các chính sách đề xuất trong các nghiên cứu trên chưa thật sự khả thi, các chính sách này được kiến nghị mang tính khái quát, chung chung không chỉ ra được đâu là giải pháp đột phá cũng như nên ưu tiên thực hiện giải pháp, chính sách nào trước. 1.4.2. Mô hình nghiên cứu (Mô hình kim cương Porter) Theo Porter (2008), chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát, bao gồm: i) Các điều kiện nhân tố sản xuất (đầu vào); ii) Các điều kiện nhu cầu; iii) Các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan; iv) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp. Porter (2008) mô tả bốn đặc tính này thông qua bốn góc của một hình thoi và được gọi là mô hình Kim cương Porter. Ngoài ra cần phải nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, trong việc định nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất. ( Hình 1.1) Trong bốn góc của mô hình Kim cương, nhân tố ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan hay còn gọi là cụm ngành là nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng môi trường kinh doanh, và là tác nhân kích thích mạnh mẽ cho việc tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh. Việc nhìn một nhóm các công ty và tổ chức như một cụm ngành sẽ tạo ra một diễn đàn mang tính xây dựng và hiệu quả để các công ty liên quan, các nhà cung ứng, chính phủ và những tổ chức quan trọng khác đối thoại với nhau. Cụm ngành tạo thành một mặt của hình thoi lợi thế cạnh tranh, nhưng
  19. 8 đúng nhất chúng phải được xem như thể hiện các mối tương tác giữa bốn mặt với nhau (Porter, 2008). Cụm ngành tác động lên cạnh tranh theo ba cách khái quát: - Tăng năng suất của các doanh nghiệp hay ngành trong đó; - Tăng năng lực đổi mới của các doanh nghiệp và qua đó làm tăng năng suất; - Thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp mới nhằm hỗ trợ sự đổi mới và mở rộng cụm ngành (Porter, 2008). Vì đề tài nghiên cứu về cụm ngành du lịch nên cơ sở lý thuyết sử dụng chủ yếu là mô hình kim cương. Bốn nhân tố của mô hình kim cương được tóm tắt trong hình sau:
  20. 9 Chính sách và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Định Bối cảnh + Tổng quan PCI cho chiến + Thực trạng cạnh tranh của Vai trò của ngành du lịch tỉnh Bình Định chính quyền lược và địa phương cạnh tranh - Môi trường nội địa khuyến khích các dạng Những điều đầu tư và nâng cấp bền Những điều kiện nhân tố vững. kiện nhu sản xuất (đầu cầu - Cạnh tranh quyết liệt vào) giữa các công ty du lịch tỉnh Bình Định + Số lượng khách + Nguồn tài nguyên trong và ngoài nước du lịch + Các kênh tiếp + Nguồn vốn cận thông tin du + Nguồn nhân lực Những ngành công lịch của khách nghệ phụ trợ và có + Các điểm đến + Cơ sở hạ tầng liên quan của khách du lịch + Nguồn kiến thức tại tỉnh Bình Định + Các thể chế hỗ trợ: cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống giáo dục đào tạo, các tổ chức tài trợ quốc tế. + Các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan: DV lữ hành, DV ăn uống, dv lưu trú, cơ sở hạ tầng,… Hình 1.1. Mô hình năng lực cạnh tranh đề xuất phân tích cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định mô phỏng theo Porter (2008)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2