Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dùng lý thuyết cạnh tranh để phân tích năng lực cạnh tranh của ACB, đánh giá tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp cùng với các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ACB.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------- VŨ THỊ THU TRANG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------- VŨ THỊ THU TRANG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS. TRẦN HOÀNG NGÂN TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, nội dung luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. VŨ THỊ THU TRANG
- MỤC LỤC Trang Mở đầu 01 Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 04 1.1.1. Cạnh tranh 04 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh 04 1.1.3. Năng lực cạnh tranh 04 1.1.4. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 06 1.2. Yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 07 1.2.1. Các yếu tố nội bộ ngân hàng 07 1.2.1.1. Các yếu tố theo mô hình CAMEL 07 1.2.1.2. Các yếu tố khác trong nội bộ ngân hàng 17 1.2.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng 19 1.2.2.1. Môi trường vĩ mô 19 1.2.2.2. Môi trường vi mô 20 1.3. Mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh 24 Kết luận chương 1 25 Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Á Châu 2.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Á Châu 26 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Á Châu 26 2.2.1. Các yếu tố nội bộ Ngân hàng 26 2.2.1.1. Các yếu tố theo mô hình CAMEL 26 2.2.1.2. Các yếu tố khác trong nội bộ ngân hàng 52 2.2.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng 56 2.2.2.1. Môi trường Kinh tế 56 2.2.2.2. Môi trường pháp lý 58 2.2.2.3. Môi trường văn hóa, xã hội 59 2.2.2.4. Môi trường công nghệ 60
- 2.2.2.5. Môi trường Ngành 61 2.3. Tổng hợp nhận định về năng lực cạnh tranh của ACB 67 2.3.1. Điểm mạnh 67 2.3.2. Điểm yếu 67 2.3.3. Cơ hội 68 2.3.4. Thách thức 69 Kết luận Chương 2 71 Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Á Châu 3.1. Dự báo môi trường kinh doanh của ngân hàng 72 3.2. Mục tiêu, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho ACB 72 3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ACB 73 3.3.1. Giải pháp về vốn 73 3.3.2. Giải pháp về tài sản 73 3.3.2.1. Hoạt động tín dụng 73 3.3.2.2. Hoạt động đầu tư 75 3.3.3. Các giải pháp về quản lý 76 3.3.3.1. Cơ cấu tổ chức 76 3.3.3.2. Quản trị nguồn nhân lực 77 3.3.3.3. Quản trị rủi ro 79 3.3.3.4. Hoạch định chiến lược 80 3.3.3.5. Công nghệ thông tin 81 3.3.4. Các giải pháp khác 82 3.4. Kiến nghị với Chính phủ, NHNN và bộ, ngành liên quan 87 Kết luận 89 Tài liệu tham khảo. Phụ lục.
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng Thương mại cổ Phần Á Châu VCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam CTG Ngân hàng Công thương Việt Nam BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam VBARD Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam TCB Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam EIB Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam MB Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội STB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín DAB Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á ADB Asian development bank - Ngân hàng phát triển Châu Á UN United Nations – Tổ chức liên hợp quốc NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước (Việt Nam) NHTW Ngân hàng Trung ương NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại Cổ phần NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh TCTD Tổ chức tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế TT.LNH Thị trường liên ngân hàng NLCT Năng lực cạnh tranh HĐQT Hội đồng quản trị BĐH Ban Điều hành TGKH Tiền gửi khách hàng
- CN Chi nhánh PGD Phòng giao dịch ATM Máy rút tiền tự động GTCG Giấy tờ có giá CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu MIS Hệ thống thông tin quản lý GDP Tổng thu nhập quốc dân DNNN Doanh nghiệp nhà nước SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa KPI Key Performance Indicator-Chỉ số đánh giá thực hiện công việc M&A Mergers and Acquisitions - Mua bán và Sáp nhập ♣♣♣♣♣♣♣♣
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ACB và một số NHTM lớn 27 Bảng 2.2. Cơ cấu tổng tài sản của ACB từ năm 2007 đến năm 2012 30 Bảng 2.3. Dư nợ cho vay của ACB theo nhóm nợ qua các năm 33 Bảng 2.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng của ACB và một số NHTM lớn 34 Bảng 2.5. Quy mô khoản gửi và cho vay của ACB tại TCTD khác 35 Bảng 2.6. Quy mô khoản mục đầu tư vào giấy tờ có giá của ACB 37 Bảng 2.7. Năng suất lao động của nhân viên ACB 39 Bảng 2.8. Các chỉ tiêu về nhân sự của ACB và một số NHTMCP lớn 40 Bảng 2.9. Tốc độ tăng chi phí so với tốc độ tăng tổng tài sản và thu nhập thuần hoạt động của ACB qua các năm 46 Bảng 2.10. Cho vay và huy động tăng trên một chi nhánh của ACB 55 DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1. Mô hình PEST của Michael Porter 19 Sơ đồ 1.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 21 Sơ đồ 1.3. Mô hình SWOT 25 Đồ thị 2.1. Quy mô vốn chủ sở hữu của ACB và một số NHTM lớn 26 Đồ thị 2.2. Tỷ lệ đòn bẩy của ACB và một số NHTM lớn 28 Đồ thị 2.3. Quy mô tổng tài sản của ACB và một số NHTM lớn 29 Đồ thị 2.4. Quy mô và tốc độ tăng cho vay của ACB và các NHTM lớn 31 Đồ thị 2.5. Tỷ lệ Nợ xấu của ACB và các NHTM lớn 34
- Đồ thị 2.6. Quy mô nhân sự của ACB và các NHTMCP lớn 39 Đồ thị 2.7. Thu nhập bình quân của nhân viên các ngân hàng 40 Đồ thị 2.8. Thu nhập lãi thuần của ACB và một số NHTM lớn 44 Đồ thị 2.9. Thu nhập thuần dịch vụ của ACB và một số NHTM lớn 45 Đồ thị 2.10. Lợi nhuận sau thuế của ACB và một số NHTM lớn 47 Đồ thị 2.11. ROA của ACB và các chỉ tiêu liên quan 47 Đồ thị 2.12. ROE của ACB và các NHTM lớn 48 Đồ thị 2.13. Tỷ trọng huy động tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá trong tổng vốn vay và huy động của ACB và các NHTM lớn 49 Đồ thị 2.14. Quy mô Huy động tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của ACB và các NHTM lớn 50 Đồ thị 2.15. Cho vay khách hàng và sử dụng vốn liên ngân hàng trên Huy động tiền gửi khách hàng của ACB và các NHTM lớn 51 Đồ thị 2.16. Dự phòng thanh khoản trên Huy động tiền gửi khách hàng của ACB và các NHTM lớn 51 Đồ thị 2.17. Số lượng chi nhánh, PGD của ACB cuối năm 2012 theo vùng 54 Đồ thị 2.18. Dân số thành thị trên tổng dân số Việt Nam giai đoạn 2005-2012 59 Đồ thị 2.19. Tỷ lệ Tài sản tài chính so Tổng sản phẩm quốc dân 1 số quốc gia 62 Đồ thị 2.20. Thị phần của các NHTMQD và NHTMCP lớn 63
- 1/104 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Nâng cao năng lực cạnh tranh là mục tiêu trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Trong điều kiện môi trường kinh doanh của ngân hàng đã, đang và sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là hệ thống ngân hàng đang tiến hành quá trình tái cấu trúc, đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng thương mại càng phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên mọi lĩnh vực hoạt động. Mặt khác, trong những năm gần đây, NHTMCP Á Châu đã có những biểu hiện tăng trưởng chậm lại. Nếu không có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời về mô hình hoạt động thì ACB sẽ rất khó vượt qua được những thách thức mà quá trình tái cơ cấu hiện nay đang đặt ra và có thể sẽ đánh mất vị thế hiện có. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ACB trở thành một nhu cầu cấp thiết trong thời điểm hiện nay, để tìm giải pháp phát huy những mặt mạnh, tận dụng các cơ hội kinh doanh của thị trường, đồng thời khắc phục những tồn tại và khó khăn, thách thức trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dùng lý thuyết cạnh tranh để phân tích năng lực cạnh tranh của ACB, đánh giá tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp cùng với các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ACB. 3. Đối tƣợng – Phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Á Châu. Phạm vi nghiên cứu là toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập đến hết năm 2012. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trên cơ sở thu thập các báo cáo tài chính, các số liệu thống kê – kế toán và thông tin từ nội bộ Ngân hàng, thông tin về môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh
- 2/104 tranh từ các tạp chí, các tư liệu và website uy tín, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và mô hình SWOT để đánh giá năng lực cạnh tranh của ACB. Ngoài nền tảng cơ bản là các yếu tố tài chính từ kết quả của mô hình CAMEL, luận văn còn bổ sung những đánh giá định tính trên cơ sở mô hình 5 áp lực cạnh tranh và mô hình PEST của Michael Porter để có các kết quả phân tích kỹ lưỡng, chính xác và có cái nhìn toàn diện về năng lực cạnh tranh của ACB. 5. Những công trình nghiên cứu trƣớc có liên quan. Thời gian qua, việc nghiên cứu NLCT của ngân hàng Á Châu đã thu hút sự quan tâm của nhiều cá nhân. Có thể đơn cử các công trình tiêu biểu như: Lê Văn Phước (2008) với đề tài “Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2015”; Nguyễn Văn Thụy (2007) với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong quá trình hội nhập quốc tế”; Nguyễn Minh Hiển (2007) với đề tài “Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đến năm 2015”… Các công trình đã đánh giá hiện trạng, phân tích năng lực cạnh tranh của ACB trong giai đoạn 2005-2007, chỉ ra những hạn chế về chất lượng sản phẩm, công nghệ, thương hiệu và đề ra một số giải pháp nâng cao NLCT cho ACB. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chưa thực sự phân tích đầy đủ và sâu sắc các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ACB do đó giải pháp còn thiếu tính thực tiễn. 6. Đóng góp mới của Luận văn. Luận văn đã hệ thống hoá sự phát triển về lý thuyết cạnh tranh của ngân hàng, cố gắng đánh giá sát thực các yếu tố bên ngoài và môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Việt Nam cũng như tình hình nội tại của ACB. Trên cơ sở đó, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao NLCT của ACB. Bên cạnh đó, luận án cũng nêu ra các kiến nghị đối với Nhà nước và ngành ngân hàng để tạo điều kiện khả thi cho việc thực hiện các giải pháp này. Kỳ vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để ngân hàng vận dụng phù hợp vào điều kiện thực tế.
- 3/104 7. Kết cấu của Luận văn. Luận án có 90 trang, 10 bảng, 20 đồ thị và 03 hình vẽ trực quan. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Á Châu. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Á Châu.
- 4/104 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. KHÁI NIỆM NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Cạnh tranh Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu, qua đó giành lấy những vị thế tốt trên thị trường. Cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. 1.1.2. Lợi thế cạnh tranh Theo Michael Porter, lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Đó cũng chính là giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả và ngăn trở đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đương. Như vậy, lợi thế cạnh tranh là tập hợp những giá trị có thể sử dụng vào việc nắm bắt cơ hội, là những gì mà chủ thể kinh tế đang có và có thể có so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh tạo ra sức mạnh của năng lực cạnh tranh. 1.1.3. Năng lực cạnh tranh Các lý thuyết cổ điển Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết cổ điển về năng lực cạnh tranh là Adam Smith và David Ricardo. Theo Adam Smith, nguồn gốc của quá trình thương mại giữa hai hay nhiều quốc gia là do mỗi quốc gia có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về một ngành nào đó so với quốc gia khác. Trong khi đó, David Ricardo cho rằng, các quốc gia không có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối vẫn có thể mua bán trao đổi nhờ có lợi thế tương đối. Lý thuyết năng lực cạnh tranh của Michael Porter Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter là việc đề xuất mô hình 5 áp lực: sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tại; mối đe doạ về việc một
- 5/104 đối thủ mới tham gia vào thị trường; nguy cơ xuất hiện các sản phẩm thay thế; vai trò của khách hàng và cuối cùng là các nhà cung cấp đầy quyền lực. Theo Michael Porter, có các loại chiến lược cạnh tranh chính: Chiến lược giá phí thấp (Cost leadership/ Low cost) thực hiện khi công ty có lợi thế của tính kinh tế theo quy mô (economic of scale); Chiến lược khác biệt hoá (Differentiation) nghĩa là làm cho công ty có nét riêng trong ngành mà những nét riêng ấy có giá trị đối với khách hàng. Nếu theo đuổi một trong hai chiến lược trên nhưng tập trung vào một phân đoạn thị trường hay một nhóm phân đoạn thị trường thì gọi là Chiến lược tập trung (focus). Các trường phái khác a) Các quan điểm không đồng tình với Michael Porter: Scott Hoenig nhấn mạnh việc nâng cao doanh thu hơn việc giảm chi phí; Gary Hamel cho rằng cạnh tranh là cuộc chiến giành cơ hội trong tương lai nên không thể dùng mô hình “5 yếu tố” của Michael Porter để phân tích; Paul Krugman chứng minh rằng nỗi ám ảnh về NLCT có thể làm cho quốc gia bị lạc hướng. b) Các trường phái lý thuyết NLCT khác như: trường phái “quản trị chiến lược”, trường phái “NLCT hoạt động”, trường phái “NLCT dựa trên tài sản”, trường phái “NLCT theo quá trình”. c) “Chiến lược đại dương xanh” theo quan niệm của Chan Kim và Renée Mauborgne là làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết. Chiến lược này chính là chiến lược đột phá để doanh nghiệp khai phá con đường riêng, tìm kiếm những khoảng trống thị trường tiềm năng, làm cho đối thủ mất thế cạnh tranh. Như vậy, có quan điểm cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường, có quan điểm gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó nắm giữ. Cũng có quan điểm đồng nhất NLCT của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh và trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định... Thông qua các cách tiếp cận trên có thể định nghĩa tóm gọn: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong và
- 6/104 bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Trong thực tế, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng mà thông thường, doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp nhận biết được và cố gắng phát huy những điểm mạnh mà mình đang có, khắc phục và hạn chế nhược điểm để đáp ứng tốt nhất (như có thể) những đòi hỏi của khách hàng. 1.1.4. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Về đặc điểm, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trên thị trường, ngân hàng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính khác nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và gia tăng thị phần. Tuy nhiên, so với các loại hình doanh nghiệp khác, cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại có một số đặc điểm sau: Cạnh tranh và phải tuân thủ pháp luật vì kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, văn hóa... Khi mỗi một nhân tố này thay đổi sẽ có tác động rất nhanh chóng và mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh của ngân hàng, và với vai trò là huyết mạch, tác động này lại được dẫn truyền đến các ngành, các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Một đặc điểm khác là tính hệ thống rất cao. Việc một ngân hàng thương mại bị suy yếu, gặp khó khăn về thanh khoản và có nguy cơ đổ vỡ sẽ có tác động dây chuyền, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tổ chức tài chính khác. Cũng chính vì hoạt động của các ngân hàng có liên quan đến nhiều chủ thể cũng như nhiều mặt hoạt động kinh tế xã hội nên Ngân hàng Nhà nước luôn giám sát chặt chẽ thị trường này để cảnh báo, phòng ngừa sớm các rủi ro.
- 7/104 1.2. YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Các yếu tố nội bộ ngân hàng. 1.2.1.1. Các yếu tố theo mô hình CAMEL. Hệ thống CAMEL phân tích năm khía cạnh truyền thống được xem là quan trọng nhất trong hoạt động của của tổ chức tài chính, phản ánh các điều kiện tài chính và khả năng hoạt động nói chung của tổ chức, bao gồm: C-Capital Adequacy (Vốn); A-Asset Quality (Chất lượng tài sản); M-Management (Quản trị); E- Earnings (Sinh lời) và L-Liquidity (Thanh khoản).1 a. VỐN (C - Capital Adequacy) Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Vốn được đề cập ở đây là vốn tự có, là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp và từ lợi nhuận để lại trong quá trình kinh doanh. Dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng vốn tự có giữ vị trí rất quan trọng, quyết định quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng như: được huy động bao nhiêu vốn trên thị trường, đáp ứng các món vay ngày càng mở rộng cũng như các định hướng phát triển tài sản tiềm năng mà ngân hàng cần đạt được. Mặt khác, nguồn vốn này của ngân hàng chính là tấm đệm chống đỡ sự giảm sút của tài sản Có của ngân hàng. Vốn của ngân hàng thường được đo lường bằng các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR - Capital adequacy ratio) Vốn tự có để tính tỷ lệ An toàn vốn tối thiểu CAR = *100% (1.1) Tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi Vốn tự có để tính tỷ lệ An toàn vốn tối thiểu = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 – Các khoản phải loại trừ khỏi vốn tự có - Vốn cấp 1 (vốn tự có cơ bản): gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn 1 Yếu tố “Độ nhạy đối với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market risk)” không đề cập trong luận văn này.
- 8/104 điều lệ; quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia, thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có) và các khoản khác phải loại trừ khỏi vốn cấp 1 như: lợi thế thương mại; khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế; các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác hoặc của công ty con. - Vốn cấp 2 (vốn tự có bổ sung): 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định pháp luật; 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định pháp luật; Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành; Các công cụ nợ khác với điều kiện: chủ nợ là thứ cấp so với chủ nợ khác, không được ưu tiên thanh toán, có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 10 năm, không được đảm bảo bằng tài sản của ngân hàng; Dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tổng tài sản có rủi ro. Dự phòng chung được trích theo tỷ lệ 0,75% các khoản nợ từ nhóm 1 đến 4. - Các khoản phải trừ khi tính vốn tự có: 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định pháp luật; 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định pháp luật. Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có” và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có”. Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số giữa giá trị của cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi và hệ số rủi ro. Hệ số CAR là thước đo khả năng chống đỡ rủi ro ngoài dự tính trên cơ sở nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn. Yêu cầu về hệ số CAR đối với các ngân hàng Việt Nam ngày càng tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN tháng 4/2005 của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NHTM duy trì hệ số CAR ở mức tối thiểu 8% và thời gian ân hạn là 3 năm cho các TCTD thực hiện để đáp ứng mức tối thiểu này. Theo
- 9/104 quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro đồng thời phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của TCTD và công ty trực thuộc. Theo đó: (i) CAR = 9% là tỷ lệ hợp lý giữa vốn tự có với mức độ rủi ro trong sử dụng tài sản; (ii) CAR > 9% cho thấy mức độ rủi ro thấp, ngân hàng sử dụng vốn an toàn nhưng có thể kém hiệu quả; (iii) CAR < 9% cho thấy rủi ro lớn, vốn tự có có thể không đủ sức bảo vệ ngân hàng khi rủi ro xuất hiện. Tỷ lệ đòn bẩy Vốn tự có Tỷ lệ đòn bẩy = *100% (1.2) Tổng tài sản có Hệ số này được đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản của một ngân hàng (bao gồm tài sản nội bảng và ngoại bảng) hay khả năng tài trợ tổng tài sản từ vốn tự có (vốn cấp 1) của ngân hàng đó. Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng nhưng cũng cho thấy ngân hàng chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều. Khi tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản giảm mạnh đồng nghĩa với dấu hiệu rủi ro của ngân hàng gia tăng. Ở Việt Nam, quy chế đảm bảo an toàn kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng được ngân hàng nhà nước đưa ra thông qua Quyết định 107/QĐ/NH5 (ngày 9/6/1992) buộc các TCTD phải thường xuyên duy trì tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có so với giá trị tổng tài sản có ở mức 5%. Còn theo khuyến nghị của Basel III, Tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu là 3%. b. TÀI SẢN (A- Asset Quality) Trong năm nội dung của lý thuyết CAMEL thì tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp vì khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý, và hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung thể hiện ở tài sản có. Tài sản của ngân hàng được xem xét, đánh giá qua các chỉ tiêu như: Quy mô, tốc độ tăng trưởng tài sản. Tỷ lệ tài sản có sinh lợi so với tổng tài sản có nội bảng. Trong đó:
- 10/104 - Tài sản có sinh lợi: Cho vay khách hàng; đầu tư; Cho vay TCTD khác; Chứng khoán nợ. - Tài sản có không sinh lợi: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi vượt mức tối thiểu để duy trì tài khoản tại ngân hàng khác, tài sản cố định, chi phí, khoản phải thu. Tỷ lệ tài sản có sinh lợi giảm sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Cơ cấu của các khoản mục tài sản, tính hợp lý của cơ cấu này. Khoản mục Cho vay khách hàng, được đánh giá qua các chỉ tiêu sau : - Quy mô, tốc độ tăng dư nợ cho vay khách hàng; - Dư nợ cho vay/Tổng tài sản có; Dư nợ cho vay/Tổng tài sản có sinh lợi. - Mức độ tập trung/đa dạng hóa, tính hợp lý của danh mục tín dụng (Cơ cấu cho vay theo loại tiền, kỳ hạn, thành phần kinh tế và ngành nghề kinh doanh). - Tỷ lệ Nợ xấu, Nợ quá hạn và quy mô từng nhóm nợ so với tổng dư nợ. Tổng dư nợ tín dụng từ nhóm 3 đến nhóm 5 Tỷ lệ nợ xấu = *100% (1.4) Tổng dư nợ cho vay khách hàng chưa trừ dự phòng Tổng dư nợ tín dụng từ Tỷ lệ nợ quá nhóm 2 đến nhóm 5 hạn = *100% (1.5) Tổng dư nợ cho vay khách hàng chưa trừ dự phòng - Mức độ trích lập dự phòng, khả năng bù đắp rủi ro trong trường hợp không thu hồi được nợ xấu: Quỹ dự phòng Tỷ lệ dự rủi ro tín dụng phòng trên = *100% (1.6) Tổng dư nợ tín dụng từ Nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 Quỹ dự phòng Tỷ lệ dự rủi ro tín dụng phòng trên = Tổng dư nợ tín dụng *100% (1.7) Tổng dư nợ Khoản mục Tiền gửi và Cho vay TCTD khác, được xem xét qua:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn