Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai
lượt xem 5
download
Đề tài nhằm tập trung xác định các yếu tố tác động đến sự phát triển của cụm ngành hồ tiêu của tỉnh Gia Lai làm cụm ngành chỉ phát triển về diện tích, sản lượng, chất lượng chưa cao, chưa nắm bắt được nhiều cơ hội phát triển. Trên cơ sở đó, xác định các yếu tố bất cập, cần điều chỉnh, đề xuất định hướng và khuyến nghị các chính sách để nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- NGUYỄN THÚY HẰNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH HỒ TIÊU TỈNH GIA LAI Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Tiến Khai TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Nguyễn Thúy Hằng
- -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô ở Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện luận văn này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Trần Tiến Khai, thầy Nguyễn Xuân Thành đã truyền đạt kiến thức cho tôi về môn học cũng như tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề cương và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị ở bộ phận thư viện và các anh chị nhân viên của Chương trình đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đã hợp tác, chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tài liệu hữu ích. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện cho tôi tham gia học tập tại Chương trình. Và xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
- -iii- TÓM TẮT Tỉnh Gia Lai có diện tích đất đỏ bazan rộng lớn, điều kiện khí hậu thích hợp nên thuận lợi phát triển các cây công nghiệp dài ngày trong đó có hồ tiêu. Từ năm 2005 đến nay, diện tích và sản lượng hồ tiêu ở Gia Lai tăng lên rất nhanh, diện tích tăng từ 3.575 ha lên 11.245 ha, sản lượng tăng từ 9.614 tấn lên đến hơn 27.497 tấn mang lại thu nhập và việc làm cho nhiều người lao động. Nhưng chất lượng hồ tiêu, nguồn tài nguyên đất, môi trường đang bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Hội nhập kinh tế thế giới cần nâng cao chất lượng sản phẩm, định hướng phát triển cho ngành hồ tiêu của tỉnh và cả nước là nâng cao chất lượng các mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu. Do đó câu hỏi được đặt ra là: (i) Đâu là những yếu tố tác động đến sự phát triển của cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai từ 2005 đến 2014? (ii) Nhà nước có thể làm gì về mặt chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai trong thời gian tới? Thông qua phân tích, tác giả nhận thấy những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm trồng hồ tiêu của người dân, việc tiếp cận vốn dễ dàng, có sự hỗ trợ của Hiệp hội và cầu của thế giới đối với hồ tiêu lớn đã làm cụm ngành phát triển trong thời gian qua. Tuy nhiên, cụm ngành chưa áp dụng nhiều công nghệ, kỹ thuật hiện đại dẫn tới chất lượng sản phẩm sản xuất ra thấp; thiếu sự liên kết của người dân và doanh nghiệp làm sản xuất chủ yếu chỉ mang tính nhỏ lẻ, không tận dụng được nhiều lợi thế sẵn có để phát triển; sự hỗ trợ của các Viện nghiên cứu và sự hỗ trợ của nhà nước còn ít nên chưa tạo động lực để đổi mới và liên kết tất cả các tác nhân trong cụm ngành cùng hoạt động hiệu quả. Những nguyên nhân trên làm cụm ngành chưa phát triển theo chiều sâu. Từ đó, gợi ý chính sách để cụm ngành hồ tiêu của tỉnh Gia Lai phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh là (i) Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai cần thực hiện liên kết các tác nhân ở các khâu trồng trọt, thu mua, chế biến, tiêu thụ trong chuỗi giá trị; đồng thời đưa tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào mỗi khâu để tăng chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Tăng cường thu hút đầu tư và công tác quảng bá; (ii) các Sở, ngành, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, các ngân hàng hỗ trợ người dân áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới, thực hiện liên kết và tiếp cận vốn; (iii) tăng cường các hoạt động đào tạo cũng như tuyên truyền, phổ biến kiến thức mới về ngành hồ tiêu cho người dân; (iv) các tác nhân tham gia cụm ngành phải tăng cường sự liên kết, chủ động cập nhật kiến thức cần thiết cho hoạt động của mình. Từ khóa: cụm ngành hồ tiêu, Gia Lai
- -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................................ vii DANH MỤC CÁC HỘP .................................................................................................. viii DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................... ix CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU................................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh .................................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................. 6 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 6 1.5. Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích ........................................................ 6 1.6. Nguồn thông tin ...................................................................................................... 6 1.7. Cấu trúc nghiên cứu ............................................................................................... 7 CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 8 2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh ........................................................................... 8 2.2. Lý thuyết về cụm ngành ......................................................................................... 8 2.3. Lý thuyết về phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu ..................... 9 CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ NỀN TẢNG QUYẾT ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH GIA LAI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỤM NGÀNH HỒ TIÊU............................................................................................................ 11 3.1. Phân tích các nhân tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai ....................................................................................................................... 11 3.1.1. Các yếu tố sẵn có của địa phương................................................................. 11 3.1.2. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương .................................................... 12 3.1.3. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp ................................................. 13 3.2. Sự hình thành cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai..................................................... 15
- -v- CHƯƠNG 4:PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH HỒ TIÊU TỈNH GIA LAI ....................................................................................................... 18 4.1. Điều kiện các nhân tố đầu vào ............................................................................. 18 4.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 18 4.1.2. Lao động ....................................................................................................... 19 4.1.3. Vốn ................................................................................................................ 21 4.1.4. Hạ tầng kỹ thuật ............................................................................................ 22 4.2. Điều kiện cầu ........................................................................................................ 23 4.2.1. Cầu thế giới ................................................................................................... 23 4.2.2. Tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm ................................................................. 28 4.2.3. Chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường thế giới ............................................................................................... 29 4.3. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh ................................................................ 31 4.3.1. Sự cạnh tranh và tính liên kết giữa các doanh nghiệp .................................. 31 4.3.2. Thương hiệu hồ tiêu Chư Sê ......................................................................... 33 4.3.3. Công nghiệp chế biến ................................................................................... 33 4.4. Các nhân tố hỗ trợ ................................................................................................ 34 4.4.1. Các Viện nghiên cứu và trường đại học ........................................................ 34 4.4.2. Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê ............................................................................... 36 4.4.3. Các dịch vụ hỗ trợ ......................................................................................... 37 4.5. Vai trò của nhà nước ............................................................................................ 37 4.6. Đánh giá chung..................................................................................................... 39 CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 42 5.1. Kết luận ................................................................................................................ 42 5.2. Khuyến nghị ......................................................................................................... 43 5.2.1. Đối với chính quyền...................................................................................... 43 5.2.2. Đối với các tác nhân tham gia cụm ngành .................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 45 PHỤ LỤC........................................................................................................................... 48
- -vi- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GAP Good Agriculture Production Thực hành nông nghiệp tốt IAS Institute of Agricultural Science for Viện Khoa học Kỹ thuật nông Southern Viet Nam nghiệp miền Nam IPC International Pepper Community Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế Ipsard Institute of Policy and Strategy for Viện Chính sách và Chiến lược Agriculture and Rural Development phát triển nông nghiệp nông thôn NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QĐ Quyết định TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TTKN Trung tâm Khuyến nông UBND Ủy ban nhân dân USD United States dollar Đô la Mỹ VPA Vietnam Pepper Association Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam WASI The Western Highlands Agriculture & Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Forestry Science Institute lâm nghiệp Tây Nguyên WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
- -vii- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Sản lượng hồ tiêu của thế giới năm 2013 ............................................................. 1 Hình 1.2. Khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của thế giới năm 2013 ........................................... 2 Hình 1.3. Sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2014 ................................................................ 3 Hình 1.4. Năng suất trung bình hồ tiêu Việt Nam so với một số nước ................................ 3 Hình 1.5. Tốc độ tăng diện tích trồng hồ tiêu của một số tỉnh trồng chính .......................... 4 Hình 1.6. Tốc độ tăng sản lượng hồ tiêu của một số tỉnh trồng chính .................................. 4 Hình 2.1. Mô hình kim cương của Michael Porter ............................................................... 9 Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai .......................................................................... 11 Hình 3.2. Biểu đồ chỉ số PCI của Gia Lai giai đoạn 2007 - 2014 ...................................... 14 Hình 3.3. Biểu đồ chỉ số thành phần PCI của Gia Lai năm 2014 ....................................... 14 Hình 3.4. Biểu đồ giá trị sản xuất của hồ tiêu ..................................................................... 16 so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai.................................. 16 Hình 4.1. Năng suất hồ tiêu của một số tỉnh ....................................................................... 19 Hình 4.2. Trình độ văn hóa của 54 hộ trồng hồ tiêu ........................................................... 20 Hình 4.3. Cơ cấu dân tộc của 54 hộ trồng hồ tiêu .............................................................. 21 Hình 4.4. Số lần liên hệ với nhân viên khuyến nông của 54 hộ trồng hồ tiêu .................... 21 Hình 4.5. Diện tích hồ tiêu của thế giới giai đoạn 2004 - 2013 .......................................... 24 Hình 4.6. Diễn biến giá hồ tiêu giai đoạn 1983 – 2013 ...................................................... 24 Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng thị phần và nhu cầu nhập khẩu của thế giới đối với một số sản phẩm xuất khẩu Việt Nam ................................................... 25 Hình 4.8. Giá xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam so với bình quân 3 nước Ấn Độ, Indonesia, Malaysia trong 12 tháng năm 2014................................................... 26 Hình 4.9. Lượng nhập khẩu và tái xuất khẩu hồ tiêu của Singapore .................................. 27 Hình 4.10. Lượng hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam ........................... 28 Hình 4.11. Chuỗi giá trị hồ tiêu .......................................................................................... 32 Hình 4.12. Sơ đồ cụm ngành hồ tiêu .................................................................................. 39 Hình 4.13. Mô hình kim cương........................................................................................... 40
- -viii- DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 4.1: Chính quyền chưa quản lý được việc người dân ồ ạt mở rộng diện tích ............. 18 Hộp 4.2: Người dân có kỹ thuật trồng và có ý thức thực hiện chính sách bảo vệ rừng...... 19 Hộp 4.3: Doanh nghiệp chưa liên kết với người nông dân ................................................. 31 Hộp 4.4: Chưa có đơn vị cung ứng giống ........................................................................... 35 Hộp 4.5: TTKN đang tăng cường hướng dẫn người dân sản xuất bền vững và ứng dụng công nghệ hiện đại ..................................................................................... 38
- -ix- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 48 Phụ lục 2: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai năm 2013 ...................................................................................... 50 Phụ lục 3: Định mức chi phí cho 1ha hồ tiêu trồng mới trên trụ xi măng .......................... 51 Phụ lục 4: Thời gian thu hoạch hồ tiêu của một số nước.................................................... 54 Phụ lục 5: Khối lượng hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 và 2014 .............................................................................................................. 55 Phụ lục 6a: Tiêu chuẩn hồ tiêu Việt Nam đối với hồ tiêu đen ............................................ 56 Phụ lục 6b: Tiêu chuẩn hồ tiêu Việt Nam đối với hồ tiêu trắng ......................................... 63 Phụ lục 6c: Tiêu chuẩn hồ tiêu theo ASTA ........................................................................ 69 Phụ lục 6d: Tiêu chuẩn hồ tiêu theo IPC ............................................................................ 71 Phụ lục 7: Danh mục các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên ................................................................. 74 Phụ lục 8: Danh sách các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp nhà nước của Viện khoa học nông nghiệp kỹ thuật miền Nam giai đoạn 2001 – 2005 .................. 79 Phụ lục 9: Danh sách các đề tài nghiên cứu khoa học của Viện khoa học nông nghiệp kỹ thuật miền Nam giai đoạn 2005 – 2014 ....................................................... 82 Phụ lục 10: Các giống cây trồng là sản phẩm khoa học công nghệ của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam ..................................................................... 87 Phụ lục 11: Diện tích nhiễm sâu bệnh ................................................................................ 88 Phụ lục 12: Các đề tài nghiên cứu khoa học về hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai giai đoạn 1999 - 2014 .................................................................................................................. 89 Phụ lục 13: Bảng khảo sát người trồng tiêu ........................................................................ 90 Phụ lục 14: Danh sách phỏng vấn ....................................................................................... 92
- -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh Hồ tiêu là mặt hàng có giá trị cao so với nhiều loại nông sản khác. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2014) thì hiện tại Việt Nam có hơn 73.000 ha hồ tiêu, chiếm gần 4% trong tổng số 2,1 triệu ha của 5 loại cây công nghiệp nhưng chiếm trên 11% giá trị xuất khẩu, trong đó giá trị của 1kg hồ tiêu xuất khẩu gấp khoảng 3,8 lần so với cao su, 1,8 lần nhân điều, 3,5 lần cà phê, 4 lần chè. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất thế giới (Hình 1.1, Hình 1.2). Năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu 156.000 tấn hồ tiêu đi 97 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt đã xuất khẩu được hồ tiêu chất lượng cao vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Âu với kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt 1,2 tỷ USD, chiếm hơn 41% sản lượng và 58% khối lượng hồ tiêu giao dịch trên toàn cầu (Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), 2015). Hình 1.1. Sản lượng hồ tiêu của thế giới năm 2013 Indonesia 7.451% 5.003% Việt Nam 6.652% 7.451% 16.764% Brazil Ấn Độ 15.434% 32.464% Maylaysia Trung Quốc 8.781% Srilanka Khác Nguồn: Cộng đồng hồ tiêu quốc tế (IPC), 2015
- -2- Hình 1.2. Khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của thế giới năm 2013 3% Indonesia 1% 3% 2% 6% Việt Nam 21% 12% Brazil Ấn Độ Maylaysia 51% Trung Quốc Srilanka Khác Nguồn: IPC, 2015 Ở nước ta, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ gồm Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai, vùng trồng tập trung thứ hai là tại Tây Nguyên, chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Nông và Đắk Lắk. Tỉnh Gia Lai có diện tích đất đỏ bazan lớn, điều kiện khí hậu thích hợp nên rất thuận lợi trồng các cây công nghiệp dài ngày, trong đó có hồ tiêu. Năm 2014, tổng diện tích hồ tiêu ở Gia Lai là 11.245 ha với tổng sản lượng 27.497 tấn. Tỉnh Gia Lai có sản lượng hồ tiêu cao nhất trong các tỉnh trồng hồ tiêu và chiếm trên 20% tổng sản lượng cả nước (Hình 1.3). Năng suất trung bình của cây hồ tiêu ở Gia Lai là 4,3 – 4,5 tấn/ha, cao hơn năng suất bình quân cả nước là 2,9 tấn/ha và nhiều nước khác (Hình 1.4). Tỉnh Gia Lai đã trở thành một trong các vùng sản xuất hồ tiêu danh tiếng và là bộ phận quan trọng của ngành hồ tiêu Việt Nam.
- -3- Hình 1.3. Sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2014 Tấn 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 Bà Rịa Đồng Khác Đắk Đắk Bình Gia Lai Vũng Nai Nông Lắk Phước Tàu Sản lượng Nguồn: VPA, 2015 Hình 1.4. Năng suất trung bình hồ tiêu Việt Nam so với một số nước Tấn/ha 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Ấn Độ Indonesia Brazil Việt Nam Nguồn: IPC, 2015
- -4- Hình 1.5. Tốc độ tăng diện tích trồng hồ tiêu của một số tỉnh trồng chính 40% Quảng Trị 30% Gia Lai 20% Đắk Lắk 10% Đắk Nông 0% Bình Phước -10% Bà Rịa - Vũng Tàu -20% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Đồng Nai Nguồn: Trung tâm tin học và thống kê – Bộ NNPTNT, 2015 Hình 1.6. Tốc độ tăng sản lượng hồ tiêu của một số tỉnh trồng chính 100% Quảng Trị 80% Gia Lai 60% Đắk Lắk 40% Đắk Nông 20% 0% Bình Phước -20% Bà Rịa - -40% Vũng Tàu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Đồng Nai Nguồn: Trung tâm tin học và thống kê – Bộ NNPTNT, 2015 Từ năm 2005 đến nay, diện tích và sản lượng hồ tiêu ở Gia Lai tăng lên rất nhanh, diện tích tăng từ 3.200 ha lên 11.245 ha, tốc độ tăng trung bình là 15%/năm; sản lượng tăng từ 9.800 tấn lên đến hơn 27.497 tấn, tốc độ tăng trung bình là 22%/năm (Hình 1.5,
- -5- Hình 1.6). Hồ tiêu đã giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và tạo thêm việc làm cho nhiều lao động của tỉnh Gia Lai. Tuy vậy, cây hồ tiêu rất dễ nhiễm sâu bệnh nên đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc rất kỹ lưỡng. Năm 2013, diện tích hồ tiêu nhiễm sâu bệnh ở Gia Lai là 1.001 ha và năm 2014 là 613 ha gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân. Mở rộng diện tích nhanh tạo nhiều áp lực trong việc chăm sóc, do đó người dân sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để bảo vệ vườn hồ tiêu của mình. Việc này không những làm cho cây hồ tiêu bị suy thoái nhanh, chất lượng hồ tiêu giảm làm giảm sức cạnh tranh của hồ tiêu Gia Lai mà còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên đất trong khi đất đai là nguồn tài nguyên hạn chế, không thể tiếp tục mở rộng. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ hồ tiêu của Gia Lai còn nghèo nàn, chủ yếu là hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng. Sản phẩm tiêu sạch có chất lượng cao chỉ chiếm 7% trên tổng sản lượng của tỉnh. Trong khi đó, nước ta đang tăng cường hội nhập kinh tế thế giới và tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của các nước trên thế giới đòi hỏi những sản phẩm của Việt Nam phải nâng cao hơn nữa về mặt chất lượng để đáp ứng và mở rộng thị trường. Định hướng phát triển ngành hồ tiêu của cả nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng là giữ ổn định diện tích, nâng cao chất lượng vườn hồ tiêu hiện có, đồng thời xây dựng và nâng công suất các nhà máy chế biến tiêu sạch để xuất khẩu nhằm làm tăng giá trị hàng hóa. Để nắm bắt được các cơ hội, cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai không thể giữ mô hình phát triển cũ. Do đó, vấn đề đặt ra đối với tỉnh Gia Lai là làm thế nào để cụm ngành hồ tiêu phát triển theo chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành trong thời gian tới? 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nhằm tập trung xác định các yếu tố tác động đến sự phát triển của cụm ngành hồ tiêu của tỉnh Gia Lai làm cụm ngành chỉ phát triển về diện tích, sản lượng, chất lượng chưa cao, chưa nắm bắt được nhiều cơ hội phát triển. Trên cơ sở đó, xác định các yếu tố bất cập, cần điều chỉnh, đề xuất định hướng và khuyến nghị các chính sách để nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành.
- -6- 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài trả lời 2 câu hỏi sau: - Đâu là những yếu tố tác động đến sự phát triển của cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai từ 2005 đến 2014? - Nhà nước có thể làm gì về mặt chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai trong thời gian tới? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về cụm ngành hồ tiêu bao gồm những người nông dân trồng hồ tiêu, các doanh nghiệp, chính quyền và các tác nhân ảnh hưởng đến cụm ngành hồ tiêu. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cụm ngành hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. 1.5. Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích - Phương pháp nghiên cứu (Chi tiết Phụ lục 1): Đề tài sử dụng phương pháp định tính dựa trên những số liệu thống kê, những bài phỏng vấn chuyên gia, các Sở, ban ngành, các doanh nghiệp, người dân trồng hồ tiêu tại tỉnh Gia Lai để đánh giá và đưa ra các khuyến nghị. Bên cạnh đó đề tài cũng sử dụng những kinh nghiệm của các nước khác để đưa ra các bài học kinh nghiệm cần thiết. - Khung phân tích: Đề tài sử dụng khung phân tích về năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter được chỉnh sửa bởi Vũ Thành Tự Anh, mô hình kim cương của Michael E.Porter, lý thuyết về phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. 1.6. Nguồn thông tin - Đề tài sử dụng nguồn thông tin thứ cấp từ IPC, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Gia Lai, Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê, Bộ Công thương, VPA, các sách báo, tạp chí: Thông tin về quy hoạch, diện tích, sản lượng hồ tiêu của các vùng trọng điểm và tỉnh Gia Lai; thông tin về sản lượng, giá cả xuất khẩu hồ tiêu, thông tin về giá hồ tiêu trên thị trường thế giới.
- -7- - Đề tài cũng sử dụng nguồn thông tin sơ cấp từ việc phỏng vấn 01 chuyên gia, đại diện 02 cơ quan quản lý, 01 chuyên viên Hiệp hội hồ tiêu, đại diện 02 ngân hàng, 01 doanh nghiệp, 02 hộ nông dân trên địa bàn và thu thập khảo sát với số lượng 54 mẫu từ các hộ nông dân trồng hồ tiêu. 1.7. Cấu trúc nghiên cứu Chương I: Giới thiệu Nội dung chương này trình bày về bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu; xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu; nêu rõ phương pháp nghiên cứu và cách thức thu thập nguồn thông tin. Chương II: Cơ sở lý thuyết Chương này trình bày về cơ sở lý thuyết làm nền tảng để thực hiện nghiên cứu gồm lý thuyết về năng lực cạnh tranh, lý thuyết về cụm ngành, lý thuyết về phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Chương III: Phân tích các nhân tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai và sự phát triển của cụm ngành hồ tiêu Chương này trình bày tổng quan về các nhân tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai để nghiên cứu về môi trường hoạt động của cụm ngành hồ tiêu; đồng thời trình bày sự phát triển của cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai. Chương IV: Phân tích cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai Chương này trình bày những kết quả nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai. Những kết quả này sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu số 1 “Đâu là những yếu tố tác động đến sự phát triển của cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai từ 2005 đến 2014?”. Chương V: Kết luận và khuyến nghị Chương này sẽ đưa ra các khuyến nghị để trả lời câu hỏi nghiên cứu số 2 “Nhà nước có thể làm gì về mặt chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành hồ tiêu tỉnh Gia Lai trong thời gian tới?”.
- -8- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh Theo Michael Porter (2008) thì khái niệm có ý nghĩa duy nhất về năng lực cạnh tranh là năng suất. Đây là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người. Theo khuôn khổ phân tích năng lực cạnh tranh của Michael Porter được chỉnh sửa bởi Vũ Thành Tự Anh (2014) thì có ba nhóm nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của một địa phương. Đầu tiên là nhóm các yếu tố sẵn có của địa phương gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, quy mô của địa phương. Nhóm thứ hai là năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương bao gồm những nhân tố cấu thành môi trường hoạt động của doanh nghiệp như chất lượng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; các thể chế, chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Nhóm thứ ba là năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp gồm chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. 2.2. Lý thuyết về cụm ngành “Cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau” (Michael Porter 1990, 1998, 2008, trích trong Vũ Thành Tự Anh, 2014, Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương). Cụm ngành có thể là một thành phố, một vùng, một quốc gia hay thậm chí là một nhóm quốc gia lân cận. Các cụm ngành thường hình thành trên cơ sở những lợi thế đặc thù nhất định. Đó là điều kiện tự nhiên và sự sẵn có của các nhân tố sản xuất, những điều kiện về nhu cầu, các doanh nghiệp chủ chốt, sự thành công của các cụm ngành đã hình thành từ trước và sự đầu tư của nhà nước. Sự phát triển của cụm ngành đóng vai trò quan trọng đối
- -9- với việc nâng cấp công nghiệp và phát triển kinh tế. Nhà nước cũng có thể sử dụng cách tiếp cận cụm ngành để thực hiện chiến lược và mục tiêu phát triển của mình. Hiện nay, mô hình kim cương của Michael Porter là một trong những mô hình được sử dụng nhiều nhất để phân tích về cụm ngành (Hình 2.1). Mô hình kim cương bao gồm 4 nhân tố: Các nhân tố đầu vào gồm những điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất và nguồn kiến thức; các điều kiện cầu bao gồm nhu cầu trong và ngoài nước về sản phẩm và dịch vụ; bối cảnh chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp gồm những điều kiện ảnh hưởng đến việc tạo lập, tổ chức, quản lý doanh nghiệp và đặc điểm của các đối thủ trong nước; các ngành hỗ trợ và có liên quan bao gồm các nhà cung ứng và phân phối hỗ trợ ngành và cụm. Hình 2.1. Mô hình kim cương của Michael Porter Nguồn: Michael Porter, 2008 2.3. Lý thuyết về phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu Theo Nguyễn Văn Hậu (2013) thì mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng có đặc trưng cơ bản là tăng khối lượng sản xuất chỉ bằng tăng các yếu tố đầu vào: vốn, lao động và tiêu hao vật chất mà không kèm theo tiến bộ công nghệ. Đây là con đường đơn giản
- -10- nhất để mở rộng sản xuất, nó nhanh chóng khai thác được các nguồn tự nhiên, thu hẹp nạn thất nghiệp. Nhưng con đường tăng trưởng như vậy về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng nhịp độ tăng năng suất lao động xã hội thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng của từng sản phẩm nói riêng và cả nền sản xuất nói chung ngày càng kém đi. Và để thoát khỏi tình trạng đó thì chỉ có con đường phát triển kinh tế theo chiều sâu. Mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu có đặc trưng chủ yếu là nâng cao hiệu quả của tất cả các yếu tố truyền thống trên cơ sở tiến bộ kỹ thuật, còn được gọi là năng suất các yếu tố tổng hợp. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có ưu điểm là: Tiến bộ khoa học kỹ thuật đóng vai trò chính trong quá trình tăng trưởng; không chỉ tăng tổng khối lượng mà còn tăng cả chất lượng sản phẩm; giảm chi phí lao động và tư liệu sản xuất, giảm giá trị một đơn vị sản phẩm. Đối với nông nghiệp nói chung và ngành hồ tiêu nói riêng thì các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, đất đai, sức lao động, phân bón, thuốc BVTV,… Phát triển theo chiều rộng sẽ khai thác được nhiều các yếu tố đầu vào của sản xuất nhưng lại làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai nhanh chóng bị cạn kiệt và thường gây ra ô nhiễm môi trường. Về lâu dài năng suất lao động ngày càng giảm, chất lượng sản phẩm ngày càng kém đi và nền sản xuất ngày càng trì trệ. Còn phát triển theo chiều sâu sẽ hạn chế được các nhược điểm trên vì việc sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa giảm được các chi phí vật chất, từ đó nâng cao được hiệu quả của sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và cuộc sống của người dân. Trên cơ sở đó, đề tài phân tích các nhân tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai gồm các yếu tố sẵn có của địa phương, năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương và năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp để đánh giá về môi trường hoạt động của cụm ngành hồ tiêu. Sau đó phân tích sâu hơn các yếu tố tác động trực tiếp đến cụm ngành theo bốn đỉnh của mô hình kim cương, gồm các điều kiện nhân tố đầu vào, điều kiện cầu, bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh, các ngành hỗ trợ và có liên quan. Từ đó, chỉ ra những yếu tố tác động tích cực và yếu tố tác động tiêu cực đến sự phát triển hiện nay của cụm ngành, xác định những yếu tố cần điều chỉnh để cụm ngành phát triển theo chiều sâu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, sau đó kiến nghị giải pháp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn