intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

86
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPBank. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPBank.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH GIÃ THÀNH LỘC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TPBANK LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH GIÃ THÀNH LỘC NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TPBANK Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Lê Thanh Hà TP. Hồ Chí Minh - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của cá nhân tôi. Các số liệu được nêu trong luận văn được trích nguồn rõ ràng và được thu thập từ thực tế có độ tin cậy nhất định và được xử lý trung thực, khách quan. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2019 Học viên Giã Thành Lộc
  4. TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3 5. Ý nghĩa đóng góp của đề tài nghiên cứu .............................................................. 3 6. Kết cấu đề tài ........................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................. 5 1.1. Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh............................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm về Cạnh tranh ....................................................................... 5 1.1.2. Khái niệm về Năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng nói riêng ......................................................................................... 6 1.1.3. Sự khác nhau giữa cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng với cạnh tranh trong lĩnh vực khác ................................................................................. 7 1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng phân khúc DNVVN của NHTM ...................................................................... 8 1.1.4.1. Nhân tố khách quan ............................................................................ 8 1.1.4.2. Nhân tố chủ quan .............................................................................. 11
  5. 1.1.5. Tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .................................................................................................................. 16 1.2. Cơ sở lý thuyết về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ................ 22 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động tín dụng khách hàng vừa và nhỏ của một số ngân hàng thương mại ...................................................... 28 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG .................................................................................................... 34 2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong .................................................. 34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Tiên Phong ..... 34 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong ............................. 35 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong từ năm 2015-2018............................................................................................... 37 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong từ năm 2015-2018 ........................................... 40 2.2.1. Tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp SME............................................. 41 2.2.2. Doanh số cho vay và thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp SME . 42 2.2.3. Tình hình dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp SME .................... 43 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của TPBank trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp SME tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong từ năm 2015-2018 . 45 2.4. Kết quả đạt được và nhân tố tạo nên thành công ............................................ 59 2.4.1. Kết quả đạt được .................................................................................. 59 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 59 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 62
  6. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG ....................................................................................... 63 3.1. Định hướng hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong ........ 63 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp SME của TPBank ........................................................ 64 3.2.1. Giải pháp nâng cao về tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ ................. 64 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp SME ................................................................................ 65 3.2.3. Mạng lưới hoạt động ............................................................................ 66 3.2.4. Năng lực tài chính ................................................................................ 67 3.2.5. Năng lực công nghệ ............................................................................. 67 3.2.6. Năng lực điều hành, quản trị ................................................................ 68 3.3. Kiến nghị với các cấp quản lý ......................................................................... 69 3.3.1. Chính phủ và các cơ quan liên quan .................................................... 69 3.3.2. Ngân hàng nhà nước ............................................................................ 70 3.4. Hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo của bài luận ............................. 71 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 72 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 1. 1 Bảng chỉ tiêu xếp loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................................... 27 Bảng 2. 1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của TPBank ..................................................... 38 Bảng 2. 2 Phân loại dư nợ theo khách hàng ................................................................... 39 Bảng 2. 3 Số lượng khách hàng SME giai đoạn 2015-2018 .......................................... 41 Bảng 2. 4 Tình hình cho vay và thu nợ khách hàng SME ............................................. 42 Bảng 2. 5 Doanh số cho vay khách hàng SME theo kỳ hạn .......................................... 42 Bảng 2. 6 Doanh số thu nợ khách hàng SME theo kỳ hạn............................................. 43 Bảng 2. 7 Dư nợ khách hàng SME theo kỳ hạn vay ...................................................... 44 Bảng 2. 8 Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp SME ...................................................... 44 Hình 2. 1 Mô hình tổ chức Ngân hàng TMCP Tiên Phong ........................................... 36 Hình 2. 2 Mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng thương mại .................................... 52 Hình 2. 3 Vốn điều lệ của TPBank và các NHTM ........................................................ 54
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT Tên viết tắt Nội dung ABBank : Ngân hàng TMCP An Bình BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBO : nhân viên/chuyên viên khách hàng doanh nghiệp Doanh nghiệp SME : Doanh nghiệp vừa và nhỏ HDBank : Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh KHDN : Khách hàng doanh nghiệp Khối SMEs : Khối Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ KPI : Chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả Maritime Bank : Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MBBank : Ngân hàng TMCP Quân Đội NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại SHB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội SRM : Nhân viên/chuyên viên quan hệ khách hàng Techcombank : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TPBank : Ngân hàng TMCP Tiên Phong Vietinbak : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VPBank : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng WE : Doanh nghiệp do nữ làm chủ
  9. TÓM TẮT Tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt nguồn vốn, năng lực quản lý còn hạn chế. Chính vì vậy, đây là phân khúc khách hàng đang được nhiều ngân hàng đặc biệt quan tâmvà đòi hỏi phải có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank)”. Bằng cách sử dụng phương pháp logic, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp, tác giả đã phân tích, tổng hợp và chỉ ra những mặt tích cực và vấn đề tồn tại trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPBank trong giai đoạn 2015- 2018. Từ đó, Luận văn đã trình bày được hệ thống giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp SME tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong ở nhiều góc độ; đồng thời cũng đề xuất một số khuyến nghị cụ thể với Chính phủ và cơ quan quản lý để hoàn thiện hơn nữa khung chính sách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng cùng phát triển. Từ khóa: #TPBank, # tín dụng doanh nghiệp; #SME; #năng lực cạnh tranh
  10. ABSTRACT The lending lanscape of small and medium enterprises in Vietnam is currently facing many difficulties due to a shortage of capital and limited management capacity. Therefore, this is a segment that many banks are particularly interested in, and tend to enhance competitiveness. It is the reason for author to choose the topic "Enhancing competitiveness in credit activities for small and medium enterprises segment in Tien Phong Commercial Joint Stock Bank (TPBank)". By using logical methods, descriptive statistical methods, comparative methods and synthetic methods, the author analyzed, synthesized and pointed out positive aspects and problems in credit activities for small and medium enterprise in TPBank in the period of 2015-2018. Thesis has presented a system of solutions to enhance competitiveness in credit activities for SMEs at Tien Phong Commercial Joint Stock Bank in different aspects. Besides, thesis also proposed some specific recommendations to the Government and regulatory agencies to enhance the policy framework, creating environment for SMEs and banks to develop together. Từ khóa: #TPBank, # corporate lending activities; #SME; #competitiveness;
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, song với đặc điểm hoạt động, ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Trong số các hoạt động của ngành ngân hàng, hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp được coi là hoạt động trọng yếu, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất, đầu tư phát triển và mở rộng quy mô sản xuất... Ở Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi, với số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 90% về nguồn nhân lực, đóng góp tỷ trọng lớn cho ngân sách quốc gia và là loại doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nhưng có lẽ không chỉ Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn luôn khát vốn nhưng lại là khối doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhất. Theo báo cáo của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến thời điểm 31/12/2018, tổng số lượng doanh nghiệp đạt 714.755 doanh nghiệp, đặc biệt số lượng doanh nghiệp thành lập mới cả nước mỗi năm đều trên 100 nghìn doanh nghiệp, cao nhất từ trước đến nay (năm 2016 có 110.100 doanh nghiệp; năm 2017 có 126.859 doanh nghiệp và năm 2018 có 131.275 doanh nghiệp), trong số đó có đến 96% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo khảo sát của của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có đến 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, chủ yếu do năng lực tài chính hạn chế, thiếu vốn đối ứng, phương án kinh doanh thiếu khả thi, thông tin tài chính thiếu minh bạch trong khi lại thiếu tài sản đảm bảo. Sau khi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 kèm các chính sách hỗ trợ tín dụng, đã có nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt đưa ra các
  12. 2 chương trình cho vay ưu đãi và nới lỏng các điều kiện vay vốn như BIDV, Viettinbank, Maritime Bank, VPBank, ABBank, ACB… Hiện tại, VPBank đã phục vụ hơn 83.000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ với 60 trung tâm kinh doanh chuyên biệt, trong khi đó BIDV đã thống lĩnh thị trường về quy mô, số lượng doanh nghiệp được nhà băng này phục vụ lên đến 236.000 khách hàng…Hiện tại, TPBank chỉ mới bước đầu tập trung vào khách hàng doanh nghiệp SME, số lượng khách hàng phục vụ cũng chưa nhiều, chỉ trên dưới 32.000 khách hàng, một con số khá khiêm tốn so với dung lượng thị trường và ở khoảng cách khá xa so với các ngân hàng bạn trong cuộc đua giành thị phần. Nhận thức được phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là thị trường đầy tiềm năng, và không muốn bị các ngân hàng khác bỏ phía sau trong cuộc đua giành thị phần, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong đã và đang đề tích cực tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của TPBank trong hoạt động tín dụng đối với đối tượng này. Với tư cách là một cán bộ thuộc TPBank, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank)” để nghiên cứu trong bài luận văn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPBank. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPBank. Câu hỏi nghiên cứu: + Thực tế cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPBank thời gian qua như thế nào?
  13. 3 + Giải pháp nào cần phải thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPBank? 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Tiên Phong, giai đoạn 2015-2018 . 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo thường niên của TPBank, báo cáo nội bộ của Khối KHDN TPBank, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các ngân hàng cạnh tranh, các số liệu của Tổng cục thống kê, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng nhà nước, các thông tin trên các trang tạp chí, báo đài có uy tín… Phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. 5. Ý nghĩa đóng góp của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sẽ mang nhiều ý nghĩa thực tiễn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TPBank: + Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong năng lực cạnh tranh hiện tại của TPBank trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. + Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để định hướng và làm cơ sở đề xuất cho các chiến lược cạnh tranh trong tương lai của TPBank đối với hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  14. 4 6. Kết cấu đề tài Luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận sẽ gồm có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và hoạt động tín dụng của NHTM. - Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
  15. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm về Cạnh tranh Trong thế kỷ 20, một số nhà nghiên cứu như Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman…đã đưa ra một số lý thuyết về cạnh tranh trong môi trường hiện đại, đặc biệt phải kể đến lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” trong những nghiên cứu của Giáo sư Micheal Porter. M.Porter đã luận giải về sự cần thiết của “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so sánh” đối với các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Theo đó, lợi thế cạnh tranh tức là nội lực của từng doanh nghiệp, của từng quốc gia, trong khi đó lợi thế so sánh là những sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, môi trường pháp lý tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, quốc gia trong sản xuất và thương mại. Hai lợi thế này có quan hệ tương hỗ, chặt chẽ với nhau. Lợi thế cạnh tranh phát triển dựa trên lợi thế so sánh và ngược lại, lợi thế so sánh sẽ được phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh (Dương Ngọc Dũng, 2005). Vậy, có thể hiểu một cách đơn giản cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng…Cạnh tranh, xét ở mặt tích cực, không phải là triệt tiêu lẫn nhau mà là động lực thúc đẩy phát triển cho các doanh nghiệp, từ đó mang lại sự phát triển cho nền kinh tế. Ngoài ra, cạnh tranh cũng góp phần to lớn cho sự sáng tạo đổi mới, giúp cho các chủ thể tham gia trân trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có được. Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định những điểm mạnh, điểm yếu riêng của tổ chức mình cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và trong tương lai, để từ đó có những hướng đi, chiến lược phù hợp nhất trong môi trường cạnh tranh.
  16. 6 Tương tự như các thành phần khác trong nền kinh tế, trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh được hiểu là sự tranh đua giữa những ngân hàng thương mại với nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trên thị trường trong việc thu hút khách hàng, mở rộng thị phần, xây dựng uy tín, thương hiệu...nhằm khẳng định vị trí của ngân hàng vượt lên khỏi các ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực hoạt động. 1.1.2. Khái niệm về Năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng nói riêng Về cơ bản, hiện chưa có một khái niệm cụ thể về năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh trong ngân hàng nói riêng bởi lẽ đây là một vấn đề trừu tượng, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau và đôi lúc có thể bị nhầm với năng lực kinh doanh của bản thân các doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua một số nghiên cứu trước đây, khái niệm về năng lực cạnh tranh có thể được hiểu như sau: Theo PGS.TS Nguyễn Thị Quy thì: “Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động của môi trường xung quanh”. Khái niệm này đề cập đến năng lực nội tại của NHTM và mối quan hệ của nó với sự phát triển của ngành ngân hàng trên cơ sở tận dụng được lợi thế nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn (Nguyễn Thị Quy, 2005). Còn theo một số khái niệm khác, năng lực cạnh tranh có nhiều nét tương đồng với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra năng suất sản xuất cao bằng cách sử dụng các yếu tố sản xuất hiệu quả, giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Cũng theo M. Porter (1996), năng lực cạnh tranh cũng có thể được đo lường qua năng suất lao động. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
  17. 7 Tác giả Trần Sửu (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Từ những khái niệm tổng hợp trên, khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể khái niệm tổng quan như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững. Như vậy, nếu áp dụng khái niệm trên vào lĩnh vực ngân hàng, thì năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng một ngân hàng tạo, duy trì và phát triển các lợi thế giúp mở rộng thị phần, tạo ra mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời vẫn đảm bảo hoạt động an toàn, có khả năng chống chịu và vượt qua những biến động không có lợi trong môi trường kinh doanh. 1.1.3. Sự khác nhau giữa cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng với cạnh tranh trong lĩnh vực khác Thứ nhất, do lĩnh vực ngân hàng là một ngành đặc thù, thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ, nên cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng chịu sự chi phối mạnh mẽ của các chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước hơn các ngành nghề khác. Những thay đổi về chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước (như lãi suất, tỉ giá...) sẽ ngay lập tức ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của từng đơn vị, trong khi các đơn vị khác sẽ chủ yếu bị ảnh hưởng ở phương diện đầu tư tài chính, hoạt động xuất nhập khẩu... Thứ hai, sự phát triển của nền kinh tế luôn đi kèm với sự phát triển của ngành ngân hàng. Với một số quốc gia có nền kinh tế dựa trên ngân hàng như Việt Nam, hệ thống thanh toán càng đóng vai trò quan trọng. Bởi vậy, sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng không đồng nghĩa với sự triệt hạ đối thủ mà thậm chí sự lớn mạnh của đối thủ lại là điều kiện để cho hệ thống Ngân hàng phát triển, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tại
  18. 8 Việt Nam. Xét ở một góc độ khác, quan hệ của các ngân hàng không chỉ là cạnh tranh mà còn là hợp tác, các ngân hàng cũng cho vay, gửi tiết kiệm lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng (phục vụ cho việc quản trị vốn, quản trị rủi ro). Do đó, nếu cạnh tranh giữa các ngân hàng dẫn tới sự phá sản sẽ gây hiệu ứng lan truyền và ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới toàn bộ ngân hàng khi mối liên hệ giữa các ngân hàng là khá chặt chẽ. Chính vì vậy, cạnh tranh trong ngân hàng mang tính xây dựng nhiều hơn là triệt tiêu so với các lĩnh vực khác. Các doanh nghiệp khi cùng làm về một sản phẩm sẽ cạnh tranh rất gay gắt để dành thị phần, tuy nhiên ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau để phát triển (có ngân hàng chuyên phát triển thanh toán bán lẻ, có ngân hàng chuyên phát triển bán buôn, có ngân hàng chuyên phát triển dịch vụ đầu tư…). Do đó tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng cũng không cao như các ngành nghề khác. Như vậy, có thể thấy mặc dù cũng là một loại hình doanh nghiệp nhưng rõ ràng sức cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng là khác biệt so với các doanh nghiệp khác, vừa cạnh trạnh vừa hợp tác cùng nhau phát triển, chia thị phần. 1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp vùa và nhỏ của NHTM 1.1.4.1. Nhân tố khách quan a. Môi trường kinh tế Nền kinh tế là một hệ thống trong đó các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng và chịu ảnh hưởng tương hỗ. Bởi vậy, mọi biến động của hoạt động kinh tế đều có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình kinh doanh và sản xuất của các lĩnh vực còn lại. Tình hình của nền kinh tế vĩ mô như mức độ lạm phát có ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Cụ thể, một nền kinh tế ổn định với tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SME, tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng, hay
  19. 9 nói cách khác, sự ổn định của nền kinh tế thể hiện qua mức độ lạm phát sẽ giúp ngân hàng có được những dự án tín dụng chất lượng cao. Ngược lại, khi nền kinh tế tồn tại nhiều biến động, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp cũng trở nên thất thường, tác động tiêu cực đến thu nhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Có thể nói, môi trường kinh tế là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến chất lượng và quy mô của hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp SME , đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Môi trường kinh tế với những ảnh hưởng tích cực sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của hoạt động tín dụng. Cụ thể, khi nền kinh tế mở cửa hội nhập, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng với sự xuất hiện các doanh nghiệp FDI sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đem đến cho ngân hàng thương mại nhiều cơ hội phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp SME phục vụ cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, từ đó giúp tăng trưởng quy mô tín dụng của ngành ngân hàng. Thêm vào đó, môi trường kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng những khoản tín dụng ngân hàng cấp cho doanh nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh. Một ví dụ dễ thấy là tình hình tỷ giả của đồng USD và VND trong năm qua. b. Những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước Tính ổn định trong các chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đến chất lượng tín dụng phân khúc khách hàng doanh nghiệp SME của ngân hàng. Nếu chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước không ổn định sẽ khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp SME gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình ngân hàng thu hồi nợ và ngược lại. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật với vai trò điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế là môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu hệ thống pháp lý đồng bộ sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh triển khai được thuận lợi và đạt kết quả cao. Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay
  20. 10 thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Tại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước là đơn vị quản lý và xây dựng chính sách liên quan đến các hoạt động tín dụng, ngoại hối và tiền tệ. Các chính sách, quy định của ngân hàng nhà nước có tác động trực tiếp lên hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, là kim chỉ nam định hướng cho quy mô và cơ cấu phát triển của hoạt động tín dụng trong từng ngành, lĩnh vực. Cụ thể, dưới sự quản lý của ngân hàng nhà nước, các ngân hàng sẽ chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là nhu cầu vốn đối với lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Đồng thời, Ngân hàng nhà nước còn kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của mỗi ngân hàng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân. c. Môi trường xã hội Môi trường xã hội, trong đó quan trọng nhất là đạo đức xã hội là yếu tố trọng yếu ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Quan hệ tín dụng là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng, được xây dựng trên cơ sở uy tín và lòng tin. Trong môi trường xã hội mà tại đó đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tín dụng. Rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng là việc cho vay mạo hiểm quá mức giữa ngân hàng và khách hàng vay, gây hậu quả nặng nề cho người gửi tiền và bản thân ngân hàng. Rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụn gcó thể đến từ phía khách hàng, khi họ cố tình che giấu thông tin và thực hiện những hoạt động gây rủi ro cho khoản vốn vay mà ngân hàng không mong muốn. Rủi ro đạo đức trong tín dụng ngân hàng còn đến từ chính sự lựa chọn, bố trí sử dụng nhân sự ngân hàng thiếu năng lực, phẩm chất, tư cách đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến sự thông đồng giữa cán bộ quản lý và nhân viên ngân hàng với khách hàng để che giấu thông tin thật, nâng khống giá trị tài sản thế chấp và cố tình vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn cho vay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2