intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng năng lực tài chính của BIDV trên cơ sở khái quát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho BIDV trong quá trình hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ ĐỊNH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã ngành: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. TÓM TẮT LUẬN VĂN Với việc cổ phần hóa thành công vào năm 2012, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát triển mạnh mẽ, trở thành Ngân hàng Thương mại chủ lực hàng đầu của Việt Nam. Đối với BIDV, năm 2017 đánh dấu mốc 60 năm xây dựng và trưởng thành, là năm BIDV đạt hiệu quả hoạt động ấn tượng nhất trong nhiều năm trở lại đây với kết quả ngày càng bền vững: Tổng tài sản đạt 1.173 ngàn tỷ đồng, tăng 17,7%, tiếp tục duy trì vị thế là ngân hàng có quy mô lớn nhất trên thị trường; Tín dụng tăng trưởng theo đúng định hướng của NHNN, phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trong đó dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế, cá nhân đạt 862.604 tỷ đồng, chiếm 13,7% thị phần toàn ngành; Nguồn vốn huy động từ tổ chức, dân cư đạt 933.834 tỷ đồng, tăng trưởng 17,4% so với năm 2016, chiếm 12,8% quy mô huy động vốn toàn ngành; Nợ xấu kiểm soát ở mức 1,46% đảm bảo mục tiêu ĐHĐCĐ thông qua (
  4. tiêu công, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động. Vì vậy đánh giá chính xác năng lực tài chính BIDV trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập hiện nay là yêu cầu cần thiết. • Mục tiêu nghiên cứu: (i) Hệ thống lý luận về năng lực tài chính của NHTM; (ii) Đánh giá thực trạng năng lực tài chính của BIDV trong giai đoạn 2013 –2017; (iii) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của BIDV cũng như kiến nghị với các cơ quan chức năng. • Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp định tính thông qua các cách tiếp cận: phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh & phân tích SWOT. • Kết quả nghiên cứu: Một là, hệ thống hóa các lý luận về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại. Hai là, phác họa một bức tranh thực trạng năng lực tài chính của BIDV trong giai đoạn 2013-2017. Qua đó, chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với BIDV trong quá trình cạnh tranh & tuân thủ các quy định. Ba là, xây dựng hệ thống giải pháp để nâng cao năng lực tài chính của BIDV. Bốn là, một số kiến nghị đối với cơ quan hữu quan. Với kết quả nghiên cứu, hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao năng lực tài chính của BIDV.
  5. LỜI CAM ĐOAN Tác giả có lời cam đoan về công trình nghiên cứu khoa học này của mình, cụ thể: - Tôi tên: Nguyễn Thị Định - Sinh ngày: 02/4/1973 - Quê quán: Bình Định - Hiện đang công tác tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận - Là học viên cao học khóa 18 Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM - Đề tài: Năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đức Trung Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình TP.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Định
  6. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian khóa học 2014-2015. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS. Nguyễn Đức Trung đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp ý kiến thiết thực để hoàn thiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận và các bạn đồng nghiệp tại chi nhánh đã hỗ trợ tài liệu và cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài, do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm nên có những khiếm khuyết. Tôi mong nhận được những ý kiến góp ý, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn của quý Thầy Cô và các bạn. Trân trọng cảm ơn!
  7. i PHẦN MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU • Đặt vấn đề: Bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đang đặt ra không ít những khó khăn thách thức đối với hệ thống ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại. Bởi theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ an toàn vốn theo CAR của ngân hàng thương mại phải từ 8% trở lên, nếu tỷ lệ này không đảm bảo, ngân hàng thương mại sẽ không đủ khả năng mở rộng hoạt động, thậm chí còn đứng trước nguy cơ phá sản. Do vậy, nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp ngân hàng thương mại thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra đối với ngân hàng. • Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, BIDV là một trong những ngân hàng lớn hàng đầu tại Việt Nam, tuy nhiên tỷ lệ an toàn vốn CAR của BIDV luôn tiệm cận 9% và nếu áp dụng theo Basel 2 thì tỷ lệ này thấp hơn mức quy định 8%. Vậy làm thế nào để BIDV ngày càng phát triển, tiếp tục khẳng định vị thế là ngân hàng nhà nước hàng đầu,với định hướng đến năm 2020 là ngân hàng dẫn đầu thị trường trong nước; nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn nhất châu Á; trở thành ngân hàng đẳng cấp hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Nhận thức được từ thực tiễn cấp bách cần nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng các quy định theo thông lệ quốc tế và hiện thực hóa định hướng của BIDV, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹ. Với sự lựa chọn này, hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của BIDV, nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh trong tình hình mới. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI • Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu thực trạng năng lực tài chính của BIDV trên cơ sở khái quát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho BIDV trong quá trình hội nhập quốc tế. • Mục tiêu cụ thể: Một là, hệ thống lý luận về năng lực tài chính của NHTM.
  8. ii Hai là, đánh giá thực trạng năng lực tài chính của BIDV. Ba là, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính của BIDV đến 2020. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Một là, quan niệm về năng lực tài chính của NHTM và các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của NHTM là các chỉ tiêu nào ? Hai là, thực trạng năng lực tài chính của BIDV hiện nay như thế nào và vị thế của BIDV trên thị trường ra sao ? Ba là, giải pháp gì để nâng cao năng lực tài chính của BIDV nhằm phát triển bền vững & tầm nhìn đến năm 2020? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU • Đối tượng nghiên cứu: Năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam • Về không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam • Về thời gian nghiên cứu: trong giai đoạn năm 2013- 2017 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp định tính để nghiên cứu và thông qua các cách tiếp cận sau đây: Một là, phương pháp tổng hợpđược sử dụng để kế thừa các lý luận về năng lực tài chính của các NHTM, từ đó hình thành nên cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Hai là, thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu theo mô hình CAMELS. Ba là, sử dụng phương pháp phân tích SWOT trong đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, tác giả đã nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường nội tại và các cơ hội cũng như mối đe dọa, nguy cơ, thách thức từ môi trường bên ngoài, ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ đó đưa ra phương án chiến lược và lựa chọn từ những mục tiêu đã được xác định, đồng thời khơi tăng những mặt mạnh và tận dụng những cơ hội của mình để đạt được mục tiêu đã đề ra.
  9. iii  Về nguồn số liệu thu thập trình bày trong luận văn được thực hiện như sau: Số liệu thứ cấp về tình hình hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính được tổng hợp từ báo cáo thường niên, báo cáo kiểm toán riêng lẻ của BIDV từ năm 2013- 2017, báo cáo năng lực cạnh tranh của BIDV giai đoạn 2013-2017, các báo cáo tổng kết hàng năm 2013- 2017. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu cuối cùng của đề tài, trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, đề tài đưa ra hướng giải quyết một số nội dung cụ thể sau: Một là, nghiên cứu tổng quan: tham khảo các nghiên cứu trước đó có liên quan đến nội dung năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam; Tổng hợp các khái niệm cơ bản, các quan điểm, luận điểm có liên quan đến năng lực tài chính của ngân hàng thương mại. Hai là, đánh giá thực trạng năng lực tài chính của BIDV giai đoạn 2013- 2017. Ba là, nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu về năng lực tài chính của BIDV & so sánh các đối thủ cạn tranh. Bốn, đề ra giải pháp về nâng cao năng lực tài chính của BIDV trong thời gian tới. Kiến nghị tới NHNN và Chính Phủ. Năm là, kết luận. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Những đóng góp mới của đề tài: Một là, các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và hệ thống hóa các lý luận về năng lực tài chính của NHTM. Hai là, phác họa được một bức tranh toàn diện về thực trạng năng lực tài chính của BIDV. Ba là, để khẳng định thêm một đóng góp nữa, tác giả đã chỉ ra những điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức đối với BIDV trong giai đoạn hội nhập và đây sẽ là phần cơ sở khoa học và khách quan giúp cho nhà lãnh đạo tìm ra định hướng, giải pháp để BIDV phát triển vượt bậc, là ngân hàng dẫn đầu trong nước và vươn tầm ra khu vực.
  10. iv 8. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu kham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ cở lý luận về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng năng lực tài chính của BIDV giai đoạn 2013-2017. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực tài chính đối với BIDV.
  11. v TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, giới chuyên môn và nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đề cập tới. Tuy đây không phải là một đề tài mới nhưng mỗi tác giả lại tiếp cận theo những khía cạnh khác nhau, những nét nhìn mới, từ đó có những giải pháp thiết thực cho ngân hàng trong từng giai đoạn khác nhau. Cụ thể các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tác giả đã công bố như: Bảng 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan Năm Tác giả Chủ đề nghiên cứu Kết quả nghiên cứu 2008 Nguyễn Năng lực tài chính Đề tài đã nêu lên những cơ hội và thách thức Thị Việt BIDV giai đoạn hậu của các NHTM sau khi gia nhập WTO, đánh Hà giá thực trạng năng lực tài chính của BIDV Hội nhập WTO – giai đoạn 2001 -2006 và đưa ra các giải pháp Thực trạng & giải pháp phù hợp trong giai đoạn đó. 2013 Phan Thị Năng lực tài chính Đề tài đã khái quát về thực trạng năng lực tài Hằng các NHTM Việt chính của các NHTM Việt Nam. Qua đó xác Nga Nam định các yếu tố ảnh hưởng đến nó và từ đó giúp các nhà quản lý ở cấp độ vi mô, vĩ mô có căn cứ đưa ra các giải pháp khả thi nhằm đạt được mục tiêu vi mô: các ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, đẩy lùi được nguy cơ đổ vỡ, phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh tốt với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.
  12. vi Năm Tác giả Chủ đề nghiên cứu Kết quả nghiên cứu 2017 Hà Thị Nâng cao năng lực Tác giả đã chỉ ra bối cảnh hội nhập sâu vào Thu tài chính của các nền kinh tế thế giới đang đặt ra không ít những Phương ngân hàng thương khó khăn thách thức đối với hệ thống ngân mại Việt Nam. hàng, nhất là các ngân hàng thương mại. Bởi theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng thương mại phải từ 8% trở lên, nếu tỷ lệ này không đảm bảo, ngân hàng thương mại sẽ không đủ khả năng mở rộng hoạt động, thậm chí còn đứng trước nguy cơ phá sản. 2008 John Predicting failure in Nghiên cứu của tác giả đã cho thấy đánh giá Tatom the commercial khả năng tài chính của các ngân hàng có thể bị banking industry tác động bởi CAMEL. Từ đó tiến hành hồi quy theo Probit để xác định nhân tố ảnh hưởng và kết quả cho thấy khả năng tài chính của các tổ chức tín dụng bị chi phối của các yếu tố như quy mô vốn, khả năng sinh lời, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản. Sau đó tác giả sử dụng phương pháp hạ cấp để dự báo khả năng thất bại trong tương lai của các tổ chức tín dụng giai đoạn 2003-2007. Từ việc kế thừa những công trình nghiên cứu trước và bổ sung thêm những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực tài chính cho BIDV đến năm 2020, đề tài này sẽ cố gắng đi sâu phân tích hơn về năng lực tài chính của BIDV trong giai đoạn hội nhập và so sánh với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, xây dựng mô hình về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để định hướng, giải pháp cải tiến chính xác hơn.
  13. vii Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Nghĩa tiếng nước ngoài Automatic Teller ATM Máy rút tiền tự động. Machine AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDC Campuchia Ứng dụng chuyển tiền nhanh trên thiết bị BUNO di động Hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh CAMELS của các tổ chức tài chính CAR Hệ số an toàn vốn Capital Adequacy Ratio CBCNV Cán bộ công nhân viên CIC Trung tâm thông tin tín dụng Vietnam Joint Stock Ngân hàng TMCP Công thương Việt CTG Commercial Bank for Nam Industry and Trade DPRR Dự phòng rủi ro DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ EU Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Foreign Direct FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Investment GIC Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore GNP Tổng sản lương quốc gia Gross National Product HĐQT Hội đồng quản trị HĐV Huy động vốn Ngân hàng Việt Nam & Tập đoàn Dữ IDG liệu Quốc tế LNTT Lợi nhuận trước thuế Military Commercial MB Ngân hàng TMCP Quân đội Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng MHB bằng Sông Cửu Long MIS Hệ thống quản lý thông tin NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại
  14. viii Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Nghĩa tiếng nước ngoài NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Net Interest Margin NNIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng Official Development ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance QLTD Qủan lý tín dụng ROA Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản Return on Assets ROE Tỉ suất lợi nhuận ròng trên vốn tự có Return on Equity Mô hình phân tích điểm mạnh, điểm SWOT yếu, cơ hội và thách thức TCB Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng TNR Thu nhập ròng Công ty quản lý tài sản của các TCTD VAMC Việt Nam VND Việt Nam đồng WB Ngân hàng thế giới World bank
  15. ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Số Số Nội dung hiệu trang 2.1 Tình hình dư nợ, cơ cấu & chất lượng nợ BIDV 2013-2017 39 2.2 Diễn biến huy động vốn của BIDV trong 5 năm 2013-2017 40 2.3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của BIDV 2013-2017 41 2.4 Tình hình tài chính của BIDV 2013-2017 42 2.5 Tình hình vốn & tài sản của BIDV 2013-2017 44 2.6 Cơ cấu sở hữu của các NH năm 2017 (%) 45 2.7 Tình hình vốn & tỷ lệ an toàn vốn BIDV 2016-2017 46 2.8 Diễn biến tổng tài sản & dư nợ BIDV qua các năm 2013-2017 49 2.9 Chất lượng nợ BIDV qua các năm 2014-2017 51 2.10 Tình hình thu nhập, chi phí BIDV qua các năm 2013-2017 55 Các chỉ số sinh lời của BIDV qua các năm 2013-2017 2.11 56 Lãi cận biên ròng BIDV 2016-2017 2.12 57 2.13 Một số chỉ tiêu sinh lời và hiệu quả giai đoạn 2013-2017 57 2.14 Một số chỉ tiêu thanh khoản 2016 –2017 58 2.15 Thứ tự xếp hạng các chỉ tiêu quy mô và tài chính của các NH 62
  16. x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số Số hiệu Nội dung trang 2.1 Diễn biến HĐV, Dư nợ BIDV qua các tháng 2017 40 Các chỉ số sinh lời của BIDV qua các năm 2013 -2017 2.2 5.6 2.3 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của BIDV 59
  17. xi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................................ 1 1.1 Tổng quan về tài chính của ngân hàng thương mại ................................................. 1 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ......................................................................... 1 1.1.2 Tài chính của ngân hàng thương mại .................................................................... 1 1.2 Năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại ........................................................ 2 1.2.1 Quan niệm về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại ............................... 2 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại .................... 2 1.2.2.1 Vốn chủ sở hữu .................................................................................................. 2 1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu về qui mô và chất lượng tài sản ................................................. 5 1.2.2.3. Khả năng sinh lời .............................................................................................. 7 1.2.2.4. Đảm bảo khả năng thanh khoản ........................................................................ 9 1.2.2.5. Chất lượng điều hành quản lý trong quá trình kinh doanh ngân hàng ............ 10 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của ngân hàng thương mại ............. 11 1.3.1 Yếu tố khách quan ............................................................................................... 11 1.3.1.1 Chính sách về tài chính của Chính phủ ........................................................... 11 1.3.1.2 Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội ................................................................ 12 1.3.1.3 Sự phát triển của hệ thống tài chính ................................................................ 12 1.3.2 Yếu tố chủ quan ................................................................................................... 13
  18. xii 1.3.2.1 Hoạch định chiến lược của ngân hàng ............................................................. 13 1.3.2.2 Nguồn nhân lực ................................................................................................ 14 1.3.2.3 Công nghệ - cơ sở vật chất ............................................................................... 15 1.3.2.4 Uy tín - thương hiệu ......................................................................................... 16 1.3.2.5 Hệ thống kênh phân phối mức độ đa dạng hóa các dịch vụ ............................. 16 1.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng thương mại ........... 16 1.4.1. Tăng trưởng hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận ............................................ 17 1.4.2. Đáp ứng yêu cầu của hội nhập tài chính quốc tế ................................................ 18 1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại theo mô hình CAMELS .............................................................................................................. 18 1.5.1 Giới thiệu chung về mô hình CAMELS .............................................................. 18 1.5.2 Nội dung các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình CAMELS .................................... 19 1.6 Kinh nghiệm về năng lực tài chính của một số ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam .................................................................................... 24 1.6.1 Sự sụp đổ của một số ngân hàng lớn trên thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ............................................................................................................... 24 1.6.2 Bài học đối với Việt Nam .................................................................................... 28 Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 -2017 .......... 31 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam........................... 31 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................... 31 2.1.2 Vài nét sơ lược về hoạt động của BIDV ............................................................. 37 2.1.3 Nhân sự, cơ cấu tổ chức & bộ máy quản lý ........................................................ 37 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV những năm gần đây ........................... 37 2.1.4.1 Tình hình kinh doanh ....................................................................................... 37 2.1.4.2. Tình hình tài chính .......................................................................................... 42 2.2 Thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2013-2017 theo khung an toàn CAMELS ........................................................... 44
  19. xiii 2.2.1 Về khả năng an toàn vốn ..................................................................................... 44 2.2.2 Về chất lượng tài sản ........................................................................................... 48 2.2.3 Về khả năng quản lý ............................................................................................ 52 2.2.4 Về khả năng sinh lời............................................................................................. 54 2.2.5 Khả năng thanh khoản ......................................................................................... 58 2.2.6 Nhạy cảm với rủi ro thị trường ............................................................................ 60 2.3 Phân tích SWOT về năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam & so sánh với đối thủ cạnh tranh ................................................................. 61 2.3.1 Phân tích SWOT....................................................................................................61 2.3.2 Vị thế của BIDV so với đối thủ cạnh tranh……………………………………. 63 Kết luận chương 2…………………………………………………………………..…65 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM...66 3.1 Mục tiêu, định hướng và kế hoạch nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thươngmại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng đến năm 2020 ................................................................................................ 66 3.1.1 Mục tiêu ............................................................................................................... 66 3.1.2 Định hướng và giải pháp cơ cấu lại các NHTMNN, xử lý nợ xấu ...................... 67 3.1.3 Mục tiêu và định hướng các giải pháp thực hiện nâng cao năng lực của BIDV . 69 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của BIDV đến năm 2020 ......................... 71 3.2.1. Giải pháp nâng cao mức an toàn vốn ................................................................. 71 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tài sản ................................................................ 73 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý .............................................................. 74 3.2.4. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời ................................................................ 76 3.2.5. Giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản ......................................................... 77 3.2.6. Giải pháp nâng cao khả năng nhạy cảm với rủi ro thị trường ............................ 78 3.3. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của BIDV giai đoạn 2018 - 2020. .................................................................................................. 78
  20. xiv 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ .................................................................................... 78 3.3.2 Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước.. ........................................................................ 80 Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 82 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 83 TÀI LIỆU KHAM KHẢO PHỤ LỤC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2