intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận kế toán đến khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tương quan giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận kế toán đến khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----- ----- ĐINH THỊ THU THẢO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN KẾ TOÁN ĐẾN KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----- ----- ĐINH THỊ THU THẢO NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN KẾ TOÁN ĐẾN KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tác giả với sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học TS. Huỳnh Đức Lộng. Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2016 Ký tên Đinh Thị Thu Thảo
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .............................. 4 1.1 Nghiên cứu trong nước................................................................................................. 4 1.2 Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................................ 5 Kết luận chương 1 ........................................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 12 2.1 Khả năng hoạt động liên tục (Going Concern)..................................................... 12 2.1.1 Khái niệm............................................................................................................ 12 2.1.2 Trách nhiệm xem xét giả định hoạt động liên tục .......................................... 13 2.1.3 Dấu hiện vi phạm giả định hoạt động liên tục ................................................ 14 2.1.4 Cách thức đo lường............................................................................................ 15 2.1.4.1 Mô hình Altman Z-score (1968) .................................................................... 16 2.1.4.2 Mô hình Springate Z-score (1978) ................................................................ 18 2.1.4.3 Mô hình Fulmer H-score (1984) ................................................................... 19
  5. 2.2 Điều chỉnh lợi nhuận ............................................................................................... 20 2.2.1 Khái niệm............................................................................................................ 20 2.2.2 Cách phương pháp đo lường, dự đoán điều chỉnh lợi nhuận ........................ 22 2.2.2.1 Dựa trên các khoản dồn tích ......................................................................... 22 2.2.2.2 Dựa trên phân bổ hoặc dịch chuyển thời gian các khoản chi phí ................ 26 2.2.2.3 Thông qua công bố thông tin......................................................................... 26 2.3 Các lý thuyết cơ sở .................................................................................................. 26 2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ................................................................ 27 2.3.1.1 Nội dung ........................................................................................................ 27 2.3.1.2 Áp dụng lý thuyết ........................................................................................... 28 2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ..................................................................... 30 2.3.2.1 Nội dung ........................................................................................................ 30 2.3.2.2 Áp dụng lý thuyết .......................................................................................... 31 2.4 Xác định vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 31 Kết luận chương 2 ........................................................................................................... 33 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 34 3.1 Mô tả tổng thể và mẫu nghiên cứu ........................................................................ 34 3.1.1 Mô tả tổng thể .................................................................................................... 34 3.1.2 Mẫu nghiên cứu ................................................................................................. 34 3.2 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 35 3.2.1 Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu ........................................................... 35
  6. 3.2.1.1 Biến phụ thuộc - Chỉ số dự báo khả năng hoạt động liên tục (chỉ số Z, chỉ số H) ........................................................................................................................... 35 3.2.1.2 Biến độc lập – Biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (DA) ........................ 36 3.2.1.3 Biến độc lập – Tỷ số Lợi nhuận sau thuế/ Tổng Tài sản (ROA) .................... 37 3.2.1.4 Biến độc lập - Quy mô doanh nghiệp (SIZE) ................................................. 38 3.2.1.5 Biến độc lập – Tỷ số Tổng Nợ phải trả/ Tổng tài sản (DEBT) ...................... 38 3.2.1.6 Biến độc lập – GROWTH ............................................................................... 39 3.2.1.7 Biến độc lập – Tỷ số Tổng nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu (DR) ....................... 39 3.2.1.8 Biến độc lập – Tỷ số Giá thị trường của VCSH/ Tổng tài sản (TOBINQ) ..... 39 3.2.2 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 40 3.3 Quy trình thu thập và xử lý số liệu ........................................................................ 43 Kết luận chương 3 ........................................................................................................... 46 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 47 4.1 Thực trạng về hủy niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam................... 47 4.2 Thống kê mô tả các biến ......................................................................................... 49 4.3 Hệ số tương quan .................................................................................................... 51 4.4 Kết quả phân tích hồi quy ...................................................................................... 53 4.4.1 Kết quả hồi quy theo mô hình hồi quy hỗn hợp (Pooled OLS) ........................... 53 4.4.2 Kết quả hồi quy theo mô hình Logit .................................................................... 57 4.4.3 Kết quả hồi quy theo đơn vị xác suất (Probit) ..................................................... 58 4.4.4 Kết luận tổng hợp kết quả hồi quy........................................................................ 60 Kết luận chương 4 ........................................................................................................... 61
  7. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 62 5.1 Kết luận .................................................................................................................... 62 5.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 63 5.2.1 Đối với công ty niêm yết ..................................................................................... 63 5.2.2 Đối với nhà đầu tư ............................................................................................... 64 5.2.3 Đối với cơ quan quản lý....................................................................................... 65 5.2.4 Đối với kiểm toán viên ........................................................................................ 65 5.3 Một số hạn chế của đề tài ....................................................................................... 66 5.4 Hướng nghiên cứu trong tương lai ........................................................................ 67 Kết luận chương 5 ........................................................................................................... 68 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính CP Cổ phiếu CTNY Công ty niêm yết DN Doanh nghiệp TTCK Thị trường chứng khoán TT BCTC Thông tin Báo cáo tài chính SPSS Phần mềm thống kê kinh tế (Statistical Package for the Social Sciences) STATA Phần mềm phân tích dữ liệu (Statistics/Data Analysis) IASB Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards Board) FASB Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính (Financial Accounting Standards Board) IAS Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standard) US GAAP Các nguyên tắc Kế toán Mỹ (US Generally accepted accounting Principle) ASC Ủy ban Chuẩn mực Kế toán (Accounting Standards Committee)
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thống kê các nghiên cứu về ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính, hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến khả năng hoạt động liên tục. .................................................... 6 Bảng 3.1: Tổng hợp dự đoán về mối tương quan giữa các nhân tố và khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ............. 41 Bảng 4.1: Thống kê số lượng công ty bị hủy niêm yết theo từng năm. ............................ 49 Bảng 4.2: Trình bày thống kê mô tả các biến được thu thập trong nghiên cứu ................ 49 Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến thuộc mô hình Z-score ..................... 51 Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến thuộc mô hình H-score ..................... 52 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy hỗn hợp với biến phụ thuộc được đo lường theo chỉ số Z- score .................................................................................................................................. 53 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy hỗn hợp với biến phụ thuộc được đo lường theo chỉ số H- score .................................................................................................................................. 53 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ............................................................ 56 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy logit với biến phụ thuộc được đo lường theo chỉ số Z-score . 57 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy logit với biến phụ thuộc được đo lường theo chỉ số H-score 57 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy probit với biến phụ thuộc được đo lường theo chỉ số Z- score .................................................................................................................................. 58 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy probit với biến phụ thuộc được đo lường theo chỉ số H- score .................................................................................................................................. 58 Bảng 4.12: Bảng phân tích dự báo chính xác của mô hình ............................................... 59 Bảng 5.1: Xếp hạng vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập ............................................ 62
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu tổng quát ........................................................................... 32
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp có còn đủ nguồn lực để tồn tại trong tương lai. Khả năng hoạt động liên tục cũng là giả thiết cơ bản của kế toán. Khi giả thiết hoạt động liên tục của doanh nghiệp bị vi phạm thì các nguyên tắc, phương pháp, chuẩn mực kế toán áp dụng sẽ thay đổi. Thị trường chứng khoán của một nước là kênh thu hút vồn đầu tư và phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, vì vậy tình hình tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán luôn được đặc biệt quan tâm. Vì vậy, dự đoán khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết này đã được nghiên cứu rất nhiều trong các công trình trước đây (Đào Thị Trang, 2013; Huỳnh Cát Tường, 2008; Altman, 1968; Hasnah haron và cộng sự, 2009; Person, O.A, 2011; N.VenkataRamana và cộng sự, 2012…) Điều chỉnh lợi nhuận (Earnings Management) trong kế toán là hành vi nhà quản lý của doanh nghiệp sử dụng các ước tính kế toán và lựa chọn chính sách kế toán đó để điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn của mình. Hiện tượng này đang rất phổ biến trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, những khoản điều chỉnh lợi nhuận gần đây thông qua những tập đoàn kinh tế lớn, các công ty niêm yết đã được phát hiện trong thời gian vừa qua như công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết và Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông đã để hậu quả tổn thất về tài chính và làm giảm niềm tin của công chúng. Với những ảnh hưởng lớn như trên, tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào xem xét về tương quan giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận kế toán đến khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận, các nhân tố khác và khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua chỉ số Z-score.
  12. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tương quan giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các công ty bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 4. Phạm vi nghiên cứu Mẫu lựa chọn là 80 công ty bị hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2012 đến 30/06/2015. Những công ty niêm yết được lựa chọn có đầy đủ báo cáo gồm: Báo cáo tài chính hợp nhất theo kỳ kế toán năm, báo cáo kiểm toán liên tục từ 2 năm trước khi bị hủy niêm yết và không bao gồm những công ty tài chính, ngân hàng, công ty chứng khoán. Khoảng thời gian nghiên cứu: BCTC hai năm trước liền kề trước khi công ty bị hủy niêm yết từ giai đoạn từ 01/01/2012 đến 30/06/2015 và năm hủy niêm yết. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu bao gồm thống kê mô tả, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính nhằm định lượng và xem xét mối tương quan giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 6. Những đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: - Phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp cho Việt Nam và tham khảo cho các nghiên cứu về chủ đề này trong tương lai.
  13. 3 - Mô hình nghiên cứu tác động của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp chưa được thực hiện trước đây tại Việt Nam nên kết quả nghiên cứu có tính mới. Về mặt thực tiễn: Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để từ đó có những hàm ý cho những đối tượng liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Bao gồm 5 chương, chi tiết như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  14. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 1.1 Nghiên cứu trong nước Tác giả đã khảo sát một số nghiên cứu cứu có liên quan đến dự đoán khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thông qua cơ sở dữ liệu về Luận văn, Luận án thực hiện tại Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài này như sau: Nghiên cứu của Huỳnh Cát Tường (2008) thực hiện tại Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh về áp dụng mô hình Z-score để dự báo khánh kiệt tài chính và khả năng phá sản của doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả dùng mô hình Z-score dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời đưa ra các phương cách hỗ trợ và dự báo tình trạng khánh kiệt tài chính. Nghiên cứu của Đào Thị Trang (2013) thực hiện tại Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh về đánh giá khả năng lâm vào tình trạng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết. Kết quả cho thấy các chỉ số tài chính có khả năng dự báo nguy cơ phá sản của doanh nghiệp với độ chính xác trên 90%. Nghiên cứu của Trần Ngọc Trâm (2013) thực hiện tại Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh về phân tích những biểu hiện gian lận báo cáo tài chính thông qua sự kết hợp chỉ số Z và chỉ số P của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm tại 4 công ty bị phát hiện gian lận trong thời gian đó. Kết quả nghiên cứu này một phần phù hợp với các nghiên cứu trước đây về sử dụng các chỉ số này trong việc phát hiện nguy cơ phá sản, khả năng hoạt động liên tục và BCTC có khả năng gian lận. Tác giả cũng đề xuất ra mô hình nhận diện khả năng xảy ra gian lận BCTC tại các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam. Nghiên cứu của Liêu Minh Lý (2014) giới thiệu mô hình dự báo Z-score, H-score và ứng dụng các mô hình này đề dự báo khả năng phá sản của các công ty niêm yết tại Việt Nam.
  15. 5 Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Tú (2014) đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận. Kết quả đưa ra một số biến có tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận. Các đề tài này đều không đề cập đến ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến dự báo khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, do đó việc lựa chọn hướng nghiên cứu của tác giả không trùng lắp so với các nghiên cứu có liên quan trong nước trước đây. 1.2 Nghiên cứu nước ngoài Ngoài ra, theo khảo sát của tác giả thông qua cơ sở dữ liệu các công trình công bố trên thế giới tại cổng http://www.ssrn.com/ nghiên cứu về ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận đến dự báo khả năng hoạt động liên tục. Có rất nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề này. Trong đó, một số nhà nghiên cứu đã cho thấy có một mối liên hệ giữa chỉ số Z thấp và sự điều chỉnh của các công ty trong việc quản trị lợi nhuận (Ahn & Choi, 2009; Zang, 2012). Yasuda, Okuda, và Konishi (2004) kết nối giữa chỉ số Z thấp với sự cần thiết của việc quản lý trong tổ chức để chấp nhận một mức rủi ro cao hơn, do đó có thể dẫn đến sự tác động trong các hành động điều chỉnh lợi nhuận. Giroux và Cassell (2011) cũng chỉ ra rằng các công ty có giá trị Z cao hơn ít có khả năng mất vốn đầu tư cũng như giảm rủi ro kinh doanh một cách đáng kể. Một số nhà môi giới đầu tư và nhà phân tích xem chỉ số Z cao như là một dấu hiệu cho thấy khả năng lợi nhuận tiềm năng tốt (Chanos, 2006; Escalada, 2011). Dựa trên quan điểm được trình bày của Z-Score nó gợi ý rằng có hai loại công ty: công ty với chỉ số Z thấp sẽ thường có xác suất cao hơn trong việc tham gia vào điều chỉnh lợi nhuận và ngược lại công ty nào có chỉ số Z cao sẽ có xác suất thấp hơn nhiều trong việc điều chỉnh lợi nhuận để công bố báo cáo tài chính của họ. Kirkos, Spathis, và Manopoulos (2007) thấy rằng biến động cao hơn của biến động mức độ hoạt động chỉ ra khả năng của việc tác động của việc sử dụng các gian
  16. 6 lận báo cáo tài chính. Các nhà nghiên cứu sử dụng biến động mức độ hoạt động như một chỉ số về mức độ hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp (Caramanis & Spathis, 2006; Denis & Denis, 1995; Lee & Urrutia, 1996). Đồng thời, Fairfield và Yohn (2001) sử dụng biến động mức độ hoạt động như một dấu hiệu của việc điều chỉnh lợi nhuận. Sự hội tụ của quan điểm về vai trò của biến động mức độ hoạt động hướng tới việc có thể sử dụng các thao tác điều chỉnh lợi nhuận trong việc định lượng của các khoản quản trị lợi nhuận. Việc kiểm tra chỉ số vòng quay tài sản (doanh thu/ tổng tài sản) là rất cần thiết trong các lý thuyết hiện đại để phát hiện việc điều chỉnh lợi nhuận. Tất cả các mô hình được sử dụng trong việc phân tích điều chỉnh lợi nhuận sử dụng biến vòng quay tài sản là một trong những biến độc lập (Dechow và cộng sự, 1995; Jansen và cộng sự, 2012; Jones, 1991). Myers, Myers, và Skinner (2007) cũng lưu ý các giá trị bất thường của chỉ số vòng quay tài sản của các công ty có tác động đến lợi nhuận. Bảng 1.1: Thống kê các nghiên cứu về ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính, hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến khả năng hoạt động liên tục. Tác giả Năm Kết quả Nghiên cứu đã sử dụng đánh giá từng chỉ số tài chính được rút ra từ việc nghiên cứu thực nghiệm 79 doanh nghiệp phá sản và một số lượng tương ứng các doanh nghiệp không phá sản trong thời gian 10 năm (1954-1964). Kết William Beaver 1967 quả nghiên cứu cho thấy tất cả các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp lâm vào tình trạng nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp bình thường. Do đó, muốn phát hiện khả năng hoạt
  17. 7 Tác giả Năm Kết quả động liên tục, thì chúng ta sẽ so sánh chỉ số tài chính của doanh nghiệp đó với mức trung bình được Beaver đưa ra. Công ty ngưng hoạt động thường được xác định bởi các chỉ số tài chính dựa vào những McKeown, Mutchler và 1991 mô hình dự đoán khả năng hoạt động liên tục . hopwood Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng một số lớn các công ty trình bày thiếu Citron và Taffler 1992 chỉ tiêu tài chính bất lợi trong năm trước khi bị rơi vào khả năng không còn hoạt động liên tục nữa. Nghiên cứu cho thấy rằng có 70% công ty trong trường hợp nghiên cứu của họ không có dấu hiệu tiềm tàng về nghĩa vụ nợ trong năm trước khi gặp khó khăn trong năm hiện tại. Và Beneish và Press 1995 cũng chỉ ra các công ty có dấu hiệu ngưng hoạt động có đặc điểm tài chính tương tự nhau (như: đòn bẩy hoạt động cao, tính thanh khoản thấp, lợi nhuận thấp hơn, hiệu suất sinh lợi của cổ phiếu thấp hơn). Kết quả nghiên cứu của họ cũng cho thấy 68% công ty gặp phá sản cũng không có Mutchler, Hopwood và 1997 nghĩa vụ trong việc trả nợ hay nghĩa vụ tiềm McKeown tàng nào trong năm trước liền kề năm đệ đơn phá sản, ngưng hoạt động liên tục.
  18. 8 Tác giả Năm Kết quả Nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp khách hàng đến ý kiến kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Big 5. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có bằng chứng trong việc quy mô kinh tế của doanh J.Kenneth Reynolds, Jere 2001 nghiệp ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. Tuy R. Francis nhiên, đối với những khách hàng lớn tồn tại nhiều rủi ro, và nghiên cứu cũng nhận thấy báo cáo kiểm toán Big 5 thường có thoả thuận với khách hàng lớn, đề nghị nhằm bảo đảm danh tiếng của đạo đức kiểm toán. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng Dawkins, Rose-Green và 76% công ty nghiên cứu phá sản cũng không 2001 Bamber có kỹ thuật hay nghĩa vụ nợ trong năm trước khi gặp khó khăn tài chính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có nhà quản lý Yasuda, Okuda và Konishi 2004 chấp nhận rủi ro cao hơn sẽ dẫn đến sự tham gia của các hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Nghiên cứu chỉ ra rằng một công ty gặp khó khăn tài chính thì thưởng có EBIT thấp hơn lãi vay. Các công ty này thường có đòn bẩy Thynne 2006 tài chính cao. Do đó, khi tăng tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở các công ty gặp khó khăn này thì càng làm cho công ty suy yếu và gặp rủi ro tài chính hơn công ty không có nợ.
  19. 9 Tác giả Năm Kết quả Nghiên cứu cho thấy rằng sự sụt giảm doanh thu như một dấu hiệu cho sự sụt giảm hàng hoá, giá cả hay vấn đề liên quan đến chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, sự sụt giảm doanh Moyer, Tucan, Birgonul và 2006 thu cũng có thể là kết quả của việc đối thủ Dikmen cạnh tranh cung cấp sản phẩm, dich vụ tốt hơn- một dấu hiệu trong kinh doanh có thể đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Ý kiến kiểm toán về tính hoạt động liên tục Hasnah haron, Bambang của kiểm toán viên về doanh nghiệp chịu ảnh Hartadi, Mahfooz Ansari 2009 hưởng của các nhân tố như chỉ số tài chính, và Ishak Ismail bằng chứng kiểm toán và trình bày công bố. Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa Z- Ahn và Choi 2009 score và sự cam kết của công ty liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Leonard, M. J. and Alam, 2009 Nghiên cứu về tác động đến lợi nhuận cho P. thấy rằng các công ty với chỉ số Z thấp thường có liên quan sự tác động trên báo cáo Persons, O. A. 2011 tài chính của họ. Nghiên cứu cho thấy các công ty có giá trị Z- core cao ít có khả năng mất vốn đầu tư và rủi Giroux và Cassell 2011 ro kinh doanh. Do đó, các công ty gặp khó khăn khi chỉ số Z-score thấp sẽ có nguy cơ sử dụng hành vi điều chỉnh lợi nhuận cao hơn và
  20. 10 Tác giả Năm Kết quả ngược lại Nghiên cứu cho thấy các công ty sử dụng các khoản dồn tích dựa trên hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các hoạt động thực tế khi cắt giảm Zang 2012 chi phí của công ty, bởi vì sự cạnh tranh kém, điều kiện tài chính kém, tăng cường giám sát từ nhà đầu tư và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng trong giai đoạn này. Nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty niêm yết thường tác động đến lợi nhuận đối mặt với Dr.Igor Pustynick 2015 nguy cơ chỉ số Z thấp hơn so với giá tri thực của nó. Nghiên cứu 175 công ty gian lận ở Malaysia theo danh sách PN17 từ năm 2001- 2012. Kết Noor Azira Sawal, Nor quả cho thấy rủi ro tiềm ẩn và khó khăn tài Balkish Zakaria và 2015 chính có tác động tiêu cực đáng kể đển chỉ số Norhidayah Abdulah TobinQ trong đo lường rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của công ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2