Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động nữ ở nông thôn Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá tác động của mức lương người chồng đến cung lao động của người vợ. Đánh giá tác động của các yếu tố gia đình đến cung lao động của người vợ, cung lao động của người chồng và cung lao động của lao động nam và nữ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động nữ ở nông thôn Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, 10/2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY Tp. Hồ Chí Minh, 10/2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động nữ ở nông thôn Việt Nam” do chính tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Dữ liệu và kết quả phân tích trong bài luận văn này là trung thực. Học viên Nguyễn Thị Hoàng Oanh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................4 1.3 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4 1.4 Dữ liệu và phương pháp ....................................................................................5 1.5 Cấu trúc luận văn ...............................................................................................5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..6 2.1 Tổng quan lý thuyết ...........................................................................................6 2.1.1 Cung lao động cá nhân (Individual Labor Supply Theory) ........................6 2.1.2 Cung lao động hộ gia đình (Household Model) ........................................12 2.1.3 Mô hình cung lao động hộ gia đình nhất thể và tập hợp (Unitary and Collective Household Labor Supply Models) ....................................................16 2.2 Các nghiên cứu liên quan.................................................................................19 CHƯƠNG 3: MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................29 3.1 Khung phân tích ...............................................................................................29
- 3.2 Mô hình cung lao động ....................................................................................30 3.3 Quy trình ước lượng ........................................................................................35 3.4 Mô tả dữ liệu ....................................................................................................39 3.4.1 Bộ dữ liệu Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình Việt Nam (VARHS) 39 3.4.2 Mô tả dữ liệu .............................................................................................40 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG...............................................................47 4.1 Phân tích đơn biến tác động đến cung lao động ..............................................47 4.2 Kết quả hồi quy ................................................................................................51 4.2.1 Hồi quy nhóm lao động nam giới ..............................................................53 4.2.2 Hồi quy nhóm lao động nữ giới ................................................................55 4.2.3 Hồi quy nhóm lao động nam và nữ ...........................................................57 4.3 Kết quả kiểm tra giả thuyết ..............................................................................62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................64 5.1 Kết luận ............................................................................................................64 5.2 Hàm ý chính sách .............................................................................................66 5.3 Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam VARHS Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam 2SLS Phương pháp hồi quy hai giai đoạn (Two-Stage Least Square)
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Hình 2.1 Đường ngân sách và đường bàng quan ........................................................7 Hình 2.2 Tác động thu nhập và tác động thay thế.......................................................9 Hình 2.3 Tác động của thu nhập ngoài lao động ......................................................10 Hình 2.4 Cung lao động uốn ngược ..........................................................................11 Hình 3.1 Khung phân tích mối quan hệ giữa mức lương và cung lao động .............29 Hình 4.1.a và 4.1.b Tác động của mức lương cá nhân (PW) và mức lương vợ/chồng (SW) đến cung lao động (LS). ..................................................................................47 Hình 4.2.a và 4.2.b Tác động của mức lương bình quân các thành viên khác (OW) và thu nhập phi lao động (Y) đến cung lao động (LS). .............................................48 Hình 4.3.a và 4.3.b Tác động của quy mô gia đình (FS) và số con dưới 6 tuổi (NC5) đến cung lao động (LS). ............................................................................................48 Hình 4.4.a và 4.4.b Tác động của số con từ 6 đến 15 tuổi (NC15) và số con từ 16 tuổi trở lên (NP16) đến cung lao động (LS). ............................................................49
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Cơ cấu lao động có việc làm chia theo giới tính qua các năm ....................1 Bảng 1.2 Cơ cấu dân số không hoạt động kinh tế chia theo nguyên nhân .................2 Bảng 3.1 Tóm tắt biến trong mô hình .......................................................................40 Bảng 3.2 Mô tả thống kê biến định lượng.................................................................44 Bảng 3.3 Mô tả biến giả ............................................................................................45 Bảng 4.1 Phân tích cung lao động theo nhóm...........................................................50 Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả hồi quy hàm cung lao động theo nhóm ........................52 Bảng 4.3 So sánh tác động biên của mức lương giữa các nhóm...............................59 Bảng 4.4 Kết quả kiểm định giả thuyết .....................................................................62
- TÓM TẮT Bài nghiên cứu tìm hiểu về Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động nữ ở nông thôn Việt Nam. Cung lao động được phân tích dựa trên dữ liệu VARHS năm 2010 với 5128 quan sát và mô hình cung lao động cá nhân. Cung lao động cá nhân bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm cá nhân và đặc điểm gia đình. Trong đó, bài nghiên cứu xem xét biến mức lương vợ/chồng tác động đến cung lao động, cụ thể là mức lương người chồng tác động đến cung lao động người vợ. Kết quả phân tích cho thấy rằng khi mức lương vợ/chồng tăng 1 nghìn đồng/ngày thì cung lao động cá nhân giảm 0,718 ngày làm việc/năm đối với cá nhân nữ, và cung lao động cá nhân giảm 0,716 ngày làm việc/năm đối với cá nhân nam. Mức lương vợ/chồng tăng không khuyến khích cá nhân người lao động làm việc. Khi phân tích nhóm lao động nữ, mức lương người chồng tăng 1 nghìn đồng/ngày thì cung lao động người vợ giảm 0,759 ngày lao động/năm (tương ứng giảm 6,072 giờ lao động/năm).
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Vấn đề nghiên cứu Trong cuộc sống hiện đại, sự tham gia của phụ nữ trong thị trường lao động đang trở nên quan trọng hơn đối với nền kinh tế phát triển, đặc biệt là đối với một nước đang phát triển. Hiện nay trong các doanh nghiệp ở nước ta, tầm quan trọng của các lao động nữ là rất lớn trong những ngành đòi hỏi sự khéo léo và linh hoạt như may mặc, giày da hay lắp ráp linh kiện điện tử. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khoảng 72% phụ nữ tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam. Tỷ lệ này cao hơn phần lớn các nước khác trên toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là một trong số ít những nước có khoảng cách lương về giới ngày càng tăng. Cơ cấu lao động có việc làm chia theo giới tính qua các năm của Tổng Cục Thống Kê như sau: Bảng 1.1 Cơ cấu lao động có việc làm chia theo giới tính qua các năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Nam (%) 51,6 51,7 51,5 51,4 51,2 Nữ (%) 48,4 48,3 48,5 48,6 48,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014, 2015) Theo thống kê, tỷ lệ lao động nữ trong các doanh nghiệp xấp xỉ 49%. Điều này cho thấy trong các doanh nghiệp, lao động nữ cũng đóng vai trò quan trọng như nam giới, vai trò của nữ giới và nam giới ngày càng bình đẳng. Hơn nữa các doanh nghiệp có các vị trí lãnh đạo chủ chốt là nữ cũng không hiếm. Như vậy, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, phụ nữ thường tham gia vào các công việc không chính thức và dễ bị tổn thương. Theo bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình ở Việt nam (VHLSS) năm 2008, chỉ có 24,22% phụ nữ làm các công việc phi nông nghiệp, trong khi tỷ lệ làm các công việc phi nông nghiệp ở nam giới là 35,5%. Nhiều người trong số lao động nữ giới phải tự tạo việc
- 2 làm hoặc làm việc trong gia đình mà không được trả công. Theo số liệu về Xu hướng việc làm tại Việt Nam (2009), 53% phụ nữ làm việc gia đình mà không được trả công, trong khi con số này đối với nam là 32%. Phụ nữ làm việc trong các khu vực không chính thức có tiền công thấp hơn, tay nghề thấp hơn, ít cơ hội nâng cao tay nghề và được đào tạo so với nam giới. Thu nhập của nữ giới hiện chỉ bằng khoảng 75% của nam giới, cũng như các chế độ đãi ngộ cho nữ giới cũng thường thấp hơn. Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, số lao động nữ tại các doanh nghiệp được hưởng chế độ nghỉ ngơi dưỡng sức rất ít và một số chế độ thai sản bị vi phạm. Ngoài ra, nữ giới còn phải chịu nhiều áp lực từ các vấn đề bức xúc khác khi tham gia lao động. Theo Tổng cục Thống kê (2015), cả nước có khoảng 15,2 triệu người (tương ứng 21,9%) từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế. Trong số đó, tỷ lệ nữ giới nhiều hơn nam giới (62,0% so với 38,0%). Bảng 1.2 Cơ cấu dân số không hoạt động kinh tế chia theo nguyên nhân Đơn vị tính: % Giới tính Lý do không làm việc Tổng số % Nữ Nam Nữ Tổng 100 100 100 62,0 Sinh viên/học sinh 30,6 40,4 24,6 49,8 Nội trợ 18,7 1,9 29,0 96,1 Ốm đau/tàn tật 5,8 8,9 3,8 41,4 Quá già/quá trẻ 29,1 27,7 29,9 63,7 Khác 15,8 21,0 12,6 49,4 Nhóm tuổi 15-24 34,9 43,9 29,4 52,2 25-54 16,7 10,2 20,7 76,9 55-59 6,7 4,9 7,7 72,2 Trên 60 41,7 41,1 42,2 62,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015)
- 3 Theo Bảng 1.2, những người không tham gia hoạt động kinh tế vì nhiều lý do như đi học, làm nội trợ, ốm đau, quá trẻ hoặc quá già. Trong số những lý do đó, số người không hoạt động kinh tế vì đang đi học chiếm tỷ trọng cao nhất (với 30,6%). Tuy nhiên, con số này của nam giới khá cao với 40,4%, trong khi của nữ chỉ có 24,6%. Những người không hoạt động kinh tế vì lý do nội trợ chiếm 18,7%, trong đó gần như toàn bộ số người nội trợ là nữ giới (96,1%). Đối với nhóm tuổi, nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ trọng cao nhất (41,7%) và cao thứ hai là nhóm tuổi thanh niên từ 15 đến 24 tuổi (với 34,9%) trong số những người không tham gia hoạt động kinh tế. Trong tương lai, vai trò của nữ giới ngày càng bình đẳng với nam giới trong xã hội, các mức đãi ngộ cũng tăng lên dần. Các chính sách của nhà nước cũng coi trọng và đánh giá cao vai trò của nữ giới đối với xã hội. Với các mức thu nhập, chế độ thai sản, nghỉ phép hợp lý hơn. Trách nhiệm song song của người phụ nữ vừa chăm sóc con cái vừa làm nội trợ, cũng như tạo thu nhập cản trở người phụ nữ tham gia vào các công việc được trả công, đặc biệt công việc trong khu vực chính thức. Để hỗ trợ sự tham gia của phụ nữ, như vậy, cần xem xét các yếu tố tác động đến cung lao động của nữ giới, nhất là nữ giới đã lập gia đình. Trong gia đình, cả hai vợ chồng tham gia công việc bên ngoài đều có ít thời gian chăm lo cho gia đình. Khi chồng được tăng lương thì lại mong muốn người vợ làm việc ít hơn để dành thời gian cho gia đình. Các nghiên cứu về cung ứng lao động nữ đã được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu (Blundell, Ham và Meghir, 1987; Arellano và Meghir, 1992; Nakamura và Nakamura, 1994; Eissa và Liebman, 1996; Greenwood và cộng sự, 2005; Khan và Khan, 2009; Dostie và Kromann, 2012; Ismail và Sulaiman, 2013). Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển, sự tham gia của lao động nữ đã tăng lên, cả về số lượng và loại công việc. Sự lựa chọn của phụ nữ để tham gia vào lực lượng lao động thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nói cách khác, các quyết định của người phụ nữ cho dù
- 4 làm việc hay không làm việc, đặc biệt là những người đã lập gia đình sẽ được quyết định bởi các đặc điểm cá nhân người lao động và đặc điểm gia đình. Người phụ nữ làm việc tạo thu nhập cho gia đình sẽ hỗ trợ chi phí và làm tăng lợi ích của hộ gia đình, nhưng điều này sẽ làm giảm thời gian chăm sóc con nhỏ và làm công việc nhà. Như vậy, người phụ nữ quyết định làm việc hay ở nhà được xác định bởi các đặc điểm gia đình và đặc điểm cá nhân, đặc biệt là mức lương của người chồng. Những thông tin về các yếu tố tác động đến quyết định tham gia lao động của phụ nữ sẽ rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách liên quan đến lao động, việc làm và bình đẳng giới. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động của phụ nữ, đặc biệt chú trọng đến tác động của mức lương người chồng. Các mục tiêu của bài nghiên cứu như sau: Đánh giá tác động của mức lương người chồng đến cung lao động của người vợ. Đánh giá tác động của các yếu tố gia đình đến cung lao động của người vợ, cung lao động của người chồng và cung lao động của lao động nam và nữ. Bài nghiên cứu giúp nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động cá nhân, đặc biệt các yếu tố khuyến khích hay hạn chế người phụ nữ làm việc hay không làm việc. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Bài luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động nữ ở nông thôn Việt Nam. Về mặt không gian: Bài luận văn nghiên cứu trường hợp 12 tỉnh thành của Việt Nam, phân tích các yếu tố tác động đến cung lao động cá nhân. Về mặt thời gian: Bài luận văn nghiên cứu bộ dữ liệu VARHS năm 2010.
- 5 1.4 Dữ liệu và phương pháp Dữ liệu được sử dụng trong bài luận văn là Khảo sát hộ gia đình (VARHS) được thực hiện năm 2010. Bộ VARHS là bộ dữ liệu khảo sát hộ gia đình được thực hiện mỗi hai năm một lần và bắt đầu từ năm 2002. Bộ dữ liệu này chủ yếu tập trung khảo sát đất đai, lao động và vốn của các hộ gia đình ở 12 tỉnh thành của Việt Nam ( Hà Tây, Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đăk Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, Long An). Cuộc khảo sát được thực hiện để bổ sung cho VHLSS và VARHS được khảo sát sâu hơn. Bộ dữ liệu VARHS năm 2010 với 3208 hộ gia đình, bài nghiên cứu sử dụng 5128 quan sát cá nhân người lao động đã kết hôn và trong nhóm 15 đến 65 tuổi. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình cung lao động cá nhân với các biến độc lập là các đặc điểm cá nhân và đặc điểm hộ gia đình như mức lương cá nhân, mức lương vợ/chồng, mức lương các thành viên khác, giới tính, quy mô hộ gia đình, thu nhập phi lao động, nghèo, chủ hộ, sức khỏe, số trẻ em dưới 6 tuổi, số trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, số con từ 16 tuổi trở lên. Phương pháp hồi quy biến công cụ giải quyết vấn đề nội sinh và mô hình tobit cũng được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này. 1.5 Cấu trúc luận văn Luận văn này có năm chương. Chương tiếp theo tóm tắt những nghiên cứu trước và lý thuyết liên quan. Chương 3 trình bày phương pháp và mô tả dữ liệu. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Chương 4. Và cuối cùng phần kết luận được đưa vào Chương 5.
- 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Chương 2 trình bày về lý thuyết cung lao động cá nhân (Individual Labor Supply Theory), cung lao động hộ gia đình (Household Model), cung lao động nhất thể và tập hợp (Unitary and Collective Household Labor Supply Models). Các lý thuyết về cung lao động đều có ưu và nhược điểm, tuy nhiên, cung lao động cá nhân có thêm các đặc điểm gia đình được sử dụng trong bài nghiên cứu này. Các bài nghiên cứu liên quan đến đề tài được thực hiện trước đây cũng được đề cập trong chương này như Mincer (1962), Barton và Zabalza (1980), Smith và Stelcner (1988), Juhn và Murphy (1997), Juhn và Murph (1997), Merz (2006), Blau và Kahn (2006), Morissette và Hou (2008), Dostie và Kromann (2012), Ismail và Sulaiman (2013). 2.1 Tổng quan lý thuyết 2.1.1 Cung lao động cá nhân (Individual Labor Supply Theory) Cung lao động đề cập đến tổng số giờ mà một cá nhân sẵn sàng làm việc tại một mức lương nhất định. Về mặt lý thuyết, các quyết định cung lao động của một cá nhân được phân tích dựa trên giả định rằng mỗi cá nhân tối đa hóa hữu dụng của mình bằng cách phân bổ thời gian có hạn giữa làm việc và giải trí. Làm việc để tạo ra thu nhập và dùng thu nhập đó để chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ. Giải trí được xem như là một hàng hóa tiêu thụ và nó mang lại hữu dụng cho cá nhân tiêu dùng nó. Điều này có nghĩa là với số tiền cố định của thời gian có sẵn, có một sự đánh đổi giữa công việc và giải trí: dành nhiều thời gian làm việc và kiếm thêm thu nhập thì ít thời gian nghỉ ngơi và ngược lại (Mincer, 1962; Becker, 1965). Giả sử hàm hữu dụng của một cá nhân có dạng như sau: 𝑈(𝑦, 𝑙) (2.1) Với 𝑦 là thu nhập, 𝑙 là thời gian giải trí. Gọi ℎ là thời gian làm việc và 𝑇 là tổng thời gian (giới hạn thời gian) mà một cá nhân làm việc và giải trí. 𝐺 là thu nhập phi lao động và 𝑤 là tiền lương theo giờ của một cá nhân 𝑇 =ℎ+𝑙 (2.2)
- 7 𝑦 = 𝑤ℎ + 𝐺 (2.3) Cá nhân sẽ chọn h sao cho tối đa hữu dụng: 𝑈(𝑤ℎ + 𝐺, 𝑇 − ℎ) (2.4) Điều kiện để tối đa hữu dụng: 𝑤𝑈1 (𝑤ℎ + 𝐺, 𝑇 − ℎ) − 𝑈2 (𝑤ℎ + 𝐺, 𝑇 − ℎ) = 0 (2.5) Hay 𝑈2 𝑀𝑈 (𝑙) 𝑤= = 𝑈1 𝑀𝑈 (𝑦) là điều kiện tiếp tuyến giữa độ dốc của đường giới hạn ngân sách và độ dốc đường bàng quan. y A B Y1 C Y2 Đường bàng quan Đường ngân sách G D E l H1 H2 Nghỉ ngơi, giải trí Làm việc Hình 2.1 Đường ngân sách và đường bàng quan
- 8 Hình 2.1 thể hiện sự lựa chọn giữa thu nhập và giải trí. Đường AD là đường ngân sách. Đường ngân sách thể hiện sự kết hợp giữa thu nhập và giải trí của người lao động. Độ dốc đường ngân sách bằng với mức lương của người lao động. Tại A là mức thu nhập tối đa có thể đạt được. Kết hợp các sự lựa chọn giữa thu nhập và giải trí cùng đem lại một mức hữu dụng sẽ lập thành một đường bàng quan. Mỗi điểm trên đường bàng quan đại diện cho mỗi mức thu nhập và giải trí tương ứng. Mỗi cá nhân điều muốn tối đa hóa mức hữu dụng, tuy nhiên lại bị giới hạn bởi thu nhập, đó là đường giới hạn ngân sách. Điểm tiếp tuyến giữa đường ngân sách và đường bàng quan là C. Tại điểm C, cá nhân người lao động nhận được mức hữu dụng tối ưu. Tuy nhiên, tại điểm C, người lao động không tối đa hóa mức thu nhập của mình. Vì tại điểm B, cá nhân nhận được mức thu nhập cao hơn điểm C (Y1 > Y2). Khi mức lương thay đổi sẽ tạo ra hai hiệu ứng là hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập, tuy nhiên hai tác động này lại đối lập với nhau. Hiệu ứng thay thế cho thấy khi mức lương tăng sẽ làm tăng chi phí cơ hội của giải trí vì người lao động phải hy sinh thời gian nghỉ ngơi để có được số tiền công này. Các lý thuyết về nhu cầu chỉ ra rằng các cá nhân sẽ mua ít hàng hóa hơn khi giá của nó tăng lên. Do đó, người lao động sẽ giải trí ít hơn và làm việc nhiều hơn. Trong khi đó, tác động thu nhập cho thấy thời gian làm việc thay đổi khi thu nhập thay đổi. Một cá nhân sẽ sử dụng một phần thu nhập tăng do tăng lương để mua thêm của tất cả các loại hàng thông thường, bao gồm cả giải trí. Thu nhập càng cao sẽ khuyến khích người lao động "mua" nhiều thời gian cho sự nghỉ ngơi hơn và do vậy giảm thời gian làm việc làm việc. Như vậy, nếu giải trí là hàng hóa thông thường, thu nhập tăng lên sẽ dẫn đến giải trí nhiều hơn và làm việc ít hơn. Hình 2.2 thể hiện tác động thay thế và tác động thu nhập. Đường ngân sách ban đầu là AB và đường bàng quan là U1. Và điểm F1 là điểm tiếp xúc giữa AB và U1. Khi mức lương tăng dẫn đến đường ngân sách AB di chuyển thành CB. Chi phí cơ hội của giải trí tăng nên người lao động làm việc nhiều hơn và giải trí ít hơn. Tạo một đường ngân sách DE song song với CB. Hình minh họa cho thấy, điểm F1 di chuyển đến điểm F2, với F2 là tiếp điểm giữa DE và U1. Đoạn H1H2 thể hiện thời
- 9 gian làm việc tăng. Đó là tác động thay thế. Trong khi đó, việc tăng lương cũng tạo thu nhập cao hơn, hữu dụng của người lao động tăng từ U1 đến U2. Điểm F2 di chuyển đến điểm F3, với F3 là tiếp điểm giữa CB và U2. Trong trường hợp này, người lao động giảm thời gian làm việc và tăng thời gian giải trí. Đoạn H2H3 thể hiện thời gian làm việc giảm. Đây là tác động thu nhập. y C D A F3 Y3 F2 Y2 U2 F1 Y1 U1 B G E H2 H3 H1 H l Hình 2.2 Tác động thu nhập và tác động thay thế Như vậy, với một mức lương cao hơn, tác động thay thế khuyến khích người lao động làm việc nhiều hơn, còn tác động thu nhập khuyến khích người lao động làm việc ít hơn và nghỉ ngơi nhiều hơn. Trong trường hợp hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng thu nhập thì khi tăng lương sẽ dẫn đến tăng thời gian làm việc. Nhưng nếu tác động thu nhập lớn hơn hiệu ứng thay thế thì khi tăng lương sẽ dẫn đến giảm thời
- 10 gian làm việc. Theo như hình vẽ trên thì tác động thay thế lớn hơn tác động thu nhập nên khi tăng lương dẫn đến tăng thời gian làm việc, đó là đoạn H1H3. Nguồn thu nhập thu phi lao động từ tiền cho thuê tài sản, bán tài sản, khoản tiền được cho hoặc tặng. Khi thu nhập phi lao động tăng sẽ làm cho đường giới hạn ngân sách dịch chuyển sang bên phải lên phía trên với cùng độ dốc so với độ dốc đường ngân sách ban đầu. Nếu giải trí là một hàng hóa thông thường, sự thay đổi trong thu nhập phi lao động chỉ có tác động thu nhập. Vì vậy khi thu nhập phi lao động tăng sẽ dẫn đến thời gian làm việc ít đi, đó là tác động nghịch biến của thu nhập phi lao động đối với thời gian lao động. y Y2 B A Y1 H1 H2 l Hình 2.3 Tác động của thu nhập ngoài lao động Hình 2.3 cho thấy, ban đầu điểm A là điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách và đường bàng quan. Khi thu nhập ngoài lao động tăng dẫn đến đường ngân sách dịch chuyển lên trên bên phải, và điểm tiếp xúc mới giữa đường ngân sách và đường bàng quan là điểm B. Tại điểm B, người lao động nghỉ ngơi nhiều hơn và làm việc
- 11 ít hơn so với điểm A. Do đó, thu nhập ngoài lao động tăng lên dẫn đến người lao động làm việc ít hơn và nghỉ ngơi nhiều hơn. Tác động thay thế và tác động thu nhập trở thành lý do cho đặc điểm uốn ngược của cung lao động. Mối quan hệ giữa cung lao động và mức lương được thể hiện bằng đặc điểm uốn ngược của cung lao động. Khi mức lương tăng lên, ban đầu, người lao động sẽ làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên, khi mức lương đạt một mức nhất định thì người lao động sẽ giảm thời gian làm việc bởi vì người lao động muốn nghỉ ngơi nhiều hơn và làm việc ít đi khi thu nhập cao hơn. Khi mức lương dưới mức lương giới hạn, thời gian làm việc sẽ bằng 0. Mức lương giới hạn là mức thu nhập tối thiểu làm cho người lao động bàng quan giữa không làm việc hay bắt đầu làm việc. Khi lương tăng lên, thời gian làm việc tăng lên (hiệu ứng thay thế trội hơn so với hiệu ứng thu nhập). Tại một thời điểm nào đó, tình hình đảo ngược, lương tăng nhưng thời gian làm việc giảm, lúc này hiệu ứng thu nhập vượt trội hơn so với hiệu ứng thay thế. Như vậy, khi tăng lương thì thời gian làm việc của người lao động có thể tăng hoặc giảm tùy theo hiệu ứng thay thế hay hiệu ứng thu nhập trội hơn. Mức lương C W3 W2 B A W1 L1 L3 L2 Cung lao động Hình 2.4 Cung lao động uốn ngược
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn