Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp và hiệu quả công việc tại Ủy ban nhân dân Quận 3
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố tác động đến sự phối hợp giữa các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân Quận 3. Đo lường tác động đến sự phối hợp giữa các phòng ban ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp và hiệu quả công việc tại Ủy ban nhân dân Quận 3
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ NGUYỄN HOÀNG AN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHỐI HỢP VÀ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- NGUYỄN HOÀNG AN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHỐI HỢP VÀ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 Chuyên ngành : Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp) Mã số : 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN GIÁP TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- ỜI C ĐO N Tôi cam đoan Luận văn ―Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phối hợp và hiệu quả công việc tại Ủy ban nhân dân Quận 3‖ là nghiên cứu của tôi và được sự hướng dẫn của TS Ngu n Văn Gi p. Luận văn đưa ra kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố bằng hình thức nào trước đây. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ trong việc phân tích, nhận xét, đ nh gi được chính tác giả thu thập từ các nguồn kh c nhau và được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu./. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2019 Ngƣời thực hiện luận văn Nguyễn Hoàng An Lớp: Quản lý công EMPM2
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI C ĐO N MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT - ABSTRACT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ...........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .........................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 1.4 Phương ph p nghiên cứu ....................................................................................3 1.5 Bố cục luận văn ..................................................................................................4 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................6 2.1 Các khái niệm liên quan ....................................................................................6 2.1.1 Sự phối hợp ........................................................................................................6 2.1.2 Đo lường sự phối hợp ........................................................................................7 2.1.3 Hiệu quả công việc ............................................................................................9 2.1.4 Đo lường hiệu quả công việc ...........................................................................10 2.1.5 Mối quan hệ giữa phối hợp với hiệu quả công việc ........................................11 2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước ........................................13 2.2.1 Học thuyết Z của William Ouchi (1981) .........................................................13 2.2.2 Lý thuyết cấu trúc và hành vi xã hội của Lin (2002).......................................14 2.2.3 Nghiên cứu của Ulloa & Adams (2004) ..........................................................15 2.2.4 Nghiên cứu của Rasker và cộng sự (2001) ......................................................16 2.2.5 Nghiên cứu của Lencioni (2005) ......................................................................16 2.2.6 Nghiên cứu của Edmonson (2016) ..................................................................17 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................18 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................25
- CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................26 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................26 3.2 Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................27 3.3 Thiết kế mẫu khảo sát .......................................................................................27 3.4 Kết cấu bảng hỏi ...............................................................................................28 3.5 Xây dựng thang đo ...........................................................................................29 3.6 Mã hóa dữ liệu ..................................................................................................33 3.7 Phương ph p phân tích .....................................................................................35 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................40 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................41 4.1 Thống kê mô tả mẫu .........................................................................................41 4.2 Kiểm định độ tin cậ thang đo .........................................................................45 4.3 Phân tích nhân tố kh m ph EFA ....................................................................48 4.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ..................................................................51 4.5 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu .......................................................................56 4.6 Phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu ....................................................56 4.6.1 Phân tích và kiểm định độ thích hợp của mô hình ...........................................57 4.6.2 Phân tích Boostrap ...........................................................................................57 4.6.3 Phân tích và kiểm định c c giả thu ết ..............................................................59 Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................62 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................63 5.1 Kết luận ............................................................................................................63 5.2 Khuyến nghị .....................................................................................................64 5.2.1 Giải ph p đối với yếu tố Mục tiêu chung .........................................................64 5.2.2 Giải ph p đối với yếu tố Trách nhiệm .............................................................66 5.2.3 Giải ph p đối với yếu tố Hỗ trợ .......................................................................67 5.2.4 Giải ph p đối với yếu tố Truyền đạt ................................................................68 5.2.5 Giải ph p đối với yếu tố Quản lý xung đột ......................................................69 5.2.6 Một số giải pháp khác ......................................................................................70 5.3 Hạn chế của nghiên cứu. ..................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Phương ph p phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor CFA Analysis) CFI Chỉ số thích hợp so sánh (Comparative Fit Index) EFA Phương ph p phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) KMO Hệ số (Kaiser - Meyer – Olkin) RMSEA Chỉ số phân tích (Root Mean Square Error Approximation) SEM Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling) Sig. Mức ý nghĩa quan s t (Observed significance level) Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (Statistical Package for the SPSS Social Sciences) TLI Chỉ số Tucker & Lewis
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố t c động đến sự phối hợp ....................... 18 Bảng 3.1 Thang đo ếu tố Mục tiêu chung.............................................. 30 Bảng 3.2 Thang đo ếu tố Trách nhiệm ................................................. 30 Bảng 3.3 Thang đo ếu tố Quản lý xung đột ........................................... 31 Bảng 3.4 Thang đo ếu tố Hỗ trợ ............................................................ 31 Bảng 3.5 Thang đo ếu tố Truyền đạt ..................................................... 32 Bảng 3.6 Thang đo ếu tố Tham gia ra quyết định ................................. 32 Bảng 3.7 Thang đo ếu tố Phối hợp ........................................................ 33 Bảng 3.8 Thang đo ếu tố Hiệu quả công việc........................................ 33 Bảng 3.9 Mã hóa dữ liệu.......................................................................... 34 Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu........................................................ 41 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha ....................................... 46 Bảng 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (lần 1) ................................. 48 Bảng 4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA (lần 2) ................................. 49 Bảng 4.5 Qu tắc đ nh gi mức độ phù hợp của mô hình cấu trúc ......... 51 Bảng 4.6 Tổng hợp hệ số tin cậ tổng hợp và tổng phương sai trích ...... 54 Bảng 4.7 C c hệ số đã chuẩn hóa ............................................................ 55 Bảng 4.8 Phân tích Boostrap ................................................................... 58 Bảng 4.9 Hệ số hồi qu chuẩn hóa .......................................................... 59 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định c c giả thu ết ............................................. 60
- DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Trang Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất về sự phối hợp .............................19 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................26 Biểu đồ 4.1 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo giới tính ..................................42 Biểu đồ 4.2 Cơ cấu đối tượng khảo s t theo độ tuổi ....................................42 Biểu đồ 4.3 Cơ cấu đối tượng khảo s t theo trình độ học vấn .....................43 Biểu đồ 4.4 Cơ cấu đối tượng khảo s t theo lĩnh vực ..................................43 Biểu đồ 4.5 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo chức vụ ...................................44 Biểu đồ 4.6 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo kinh nghiệm ...........................44 Hình 4.1 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA chuẩn hóa ............52 Hình 4.2 Kết quả phân tích mô hình SEM ...............................................57 Hình 4.3 Mô hình nghiên cứu cuối cùng .................................................60
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu xuất phát từ thực ti n hoạt động trong các tổ chức với yêu cầu đổi mới phương ph p quản lý, thì công tác phối hợp giữa các phòng ban là nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm nguồn lực và hoạt động hiệu quả hơn. Nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 3, đo lường t c động của các yếu tố trên đối với yếu tố Phối hợp và đồng thời đo lường yếu tố Phối hợp t c động như thế nào đến Hiệu quả công việc. Thông qua phương ph p kiểm định giả thuyết mô hình bằng SEM (Structural Equation Modeling) với 236 mẫu khảo sát từ cán bộ công chức Quận 3, kết quả phân tích cho thấy 05 yếu tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp gồm: (1) Mục tiêu chung, (2) Trách nhiệm, (3) Quản lý xung đột, (4) Hỗ trợ, (5) Truyền đạt. Về mặt thực ti n, đề tài nghiên cứu đã bổ sung các giải ph p thúc đẩy sự phối hợp, liên kết, hợp tác giữa các phòng ban chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả công việc, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân Quận. Từ khóa: Sự phối hợp, Ủy ban nhân dân Quận 3, hiệu quả công việc, phòng ban chuyên môn.
- ABSTRACT Based on practical activities in several public organizations and the requirements of renovating management methods, it is undenial that the effective collaboration among specialized departments is one of the most crucial elements contributing to the improvement of working efficiency, saving valuable resources and developing an effectively-operating government. The research focused on identifying factors affecting the collaboration between specialized departments of People's Committee of District 3 as well as determining the impact degree of these factors on the coordination and measuring how these factors affect working efficiency. By using hypothesis test method with structural equation modeling (SEM) and 236 survey samples collected from civil servants in District 3, the result shows that there are 5 factors affecting the collaboration, namely (1) General goals, (2) Responsibilities, (3) Conflict management, (4) Mutual Support and (5) Communication. In practice, the research topic has added solutions promoting the collaboration, cooperation and coordination among specialized departments. This will help to improve the working efficiency and ensure the efficient use of limited resources As the result, People’s Committee of District 3 could improve the efficiency of the executive management process. Keywords: The collaboration, working efficiency, People’s committee of District 3, specialized departments.
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, xu hướng về liên kết, sự phối hợp, cộng tác, chia sẻ nguồn lực trong quản lý công là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhằm hướng đến nâng cao hiệu quả quản lý công. Không nằm ngoài xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực, Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo các giải pháp cải cách hành chính, đưa ra thông điệp về ―Xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ‖ Trong đó, chú trọng tăng cường hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn nhằm đạt đến mục tiêu chung, tiết kiệm nguồn lực, tăng cường hiệu quả công việc, đ p ứng yêu cầu đổi mới tổ chức, quản lý của bộ m nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công và xây dựng chính quyền hoạt động hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Thực hiện các chủ trương về cải cách hành chính, chính quyền Quận 3 đã có những đổi mới trong việc điều hành, quản lý và thực thi nhiệm vụ công, trong đó công tác phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn được lãnh đạo Quận chú trọng chỉ đạo thực hiện, đề ra các kế hoạch có sự tham gia của các ban ngành, phân công cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ cho từng thành viên. Trên thực tế, các phòng ban độc lập xử lý công việc là vô cùng khó khăn, mất nhiều thời gian, công sức và nguồn lực. Vì vậy, các nội dung chỉ đạo, đề nghị thực hiện công tác phối hợp chiếm hơn 60% khối lượng công việc được giao trong c c văn bản chỉ đạo. Tuy nhiên, trong các báo cáo tổng kết các hoạt động của Quận và các phòng ban đều đưa ra hạn chế là công tác phối hợp giữa c c cơ quan thiếu gắn kết trong việc thực thi nhiệm vụ mà chưa chỉ ra các nguyên nhân tồn tại của những hạn chế trong công tác phối hợp. Yêu cầu phối hợp giữa các phòng ban ngày càng phổ biến và có vai trò quan trọng. Nhưng hiện nay các nghiên cứu tìm rõ nguyên nhân của hạn chế trong cách thức phối hợp chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức, chưa có nghiên cứu nào phân tích các yếu tố t c động đến công tác phối hợp.
- 2 Sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ được thể hiện rõ nét nhất trong các Ban Chỉ đạo của Quận, hiện nay Quận 3 có hơn 20 Ban Chỉ đạo thuộc c c lĩnh vực khác nhau, trong đó thành viên được cơ cấu gồm c c lãnh đạo, chuyên viên có chức năng liên quan. Điều này tạo ra môi trường phối hợp giữa các phòng ban thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên môn khác nhau. Các kết quả của sự phối hợp đã mang lại lợi ích về việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, nâng cao hiệu suất làm việc, giảm thời gian giải quyết công việc, cải thiện chất lượng các dịch vụ công của Quận. Tuy nhiên, quá trình phối hợp phát sinh nhiều hạn chế, khó khăn chưa giải quyết được như phân công nhiệm vụ chưa cụ thể, tư du ỷ lại vào đơn vị khác, trùng lắp về chức năng nhiệm vụ, dẫn đến các hoạt động kém hiệu quả, hiệu suất công việc không cao thậm chí còn giảm so với khi không phối hợp, gây lãng phí nguồn lực. Công tác phối hợp thực hiện các nhiệm vụ là hoạt động quan trọng của các tổ chức công và toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là trong các tổ chức có nhiệm vụ, chức năng kh c nhau nhưng cùng giải quyết một vấn đề, lĩnh vực mang tính chất liên ngành. Việc phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ sẽ tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, giúp hiệu quả giải quyết công việc tốt hơn, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại và chuyên nghiệp. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài ―Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phối hợp và hiệu quả công việc tại Ủy ban nhân dân Quận 3‖ Nghiên cứu này tập trung phân tích các yếu tố liên quan đến sự phối hợp, ý nghĩa của công tác phối hợp đến hiệu quả công việc và cung cấp những thông tin khuyến nghị cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân Quận, thủ trưởng các phòng ban nên làm gì để phối hợp tốt hơn, qua đó nâng cao hiệu quả công việc của tổ chức, góp phần thực hiện các giải ph p đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính của chính quyền Quận 3. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp giữa c c cơ quan. Từ đó, đưa ra những giải ph p để nâng cao hiệu quả công việc của các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân Quận 3 thông qua việc nâng cao công tác phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn.
- 3 Mục tiêu nghiên cứu: 1) X c định các yếu tố t c động đến sự phối hợp giữa các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân Quận 3. 2) Đo lường t c động đến sự phối hợp giữa các phòng ban ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. 3) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp. Các mục tiêu nghiên cứu được gắn liền với các câu hỏi nghiên cứu: 1) Những yếu tố nào t c động đến việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các phòng ban chuyên môn của Quận? 2) T c động của các yếu tố đến sự phối hợp như thế nào? 3) T c động của sự phối hợp đến hiệu quả công việc như thế nào? 4) Ủy ban nhân dân Quận, các phòng ban cần làm gì để thúc đẩy sự phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả công việc? 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự phối hợp giữa các phòng ban và hiệu quả công việc tại Quận 3. Phạm vi nghiên cứu: Ủy ban nhân dân Quận 3 Thời gian nghiên cứu: từ th ng 01/2019 đến tháng 09/2019. Đối tượng khảo s t để thu thập thông tin là công chức làm việc tại các phòng ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 3. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu nà được thực hiện bằng cách kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính: khảo lược những nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề phối hợp, liên kết, hợp tác, từ đó điều chỉnh, lựa chọn các yếu tố phù hợp, có t c động đến sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn để xây dựng mô hình giả thiết phù hợp với thực trạng tại Quận 3.
- 4 Nghiên cứu định lượng: Thực hiện khảo sát trực tiếp công chức làm việc tại các phòng ban thuộc Quận 3 thông qua bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu, ý kiến đ nh gi về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phối hợp Trên cơ sở kết quả khảo sát, sử dụng phần mềm SPSS và AMOS để phân tích các dữ liệu đã thu thập được. 1.5 Bố cục luận văn Luận văn nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu, Trình bà lý do hình thành đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương ph p nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu. Phần này là một mô tả ngắn gọn về bối cảnh chung của vấn đề nghiên cứu, tổng quan về các nội dung liên quan đến sự phối hợp giữa c c cơ quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, Trình bà cơ sở lý thuyết liên quan đến các khái niệm nghiên cứu như: sự phối hợp, hiệu quả công việc và mối quan hệ của các yếu tố này, tổng hợp các học thuyết, nghiên cứu liên quan đến yếu tố t c động đến sự phối hợp. Trên cơ sở đó, t c giả đề ra mô hình nghiên cứu để thực hiện phân tích nghiên cứu. Chương 3: Phương ph p nghiên cứu, Trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu, phương ph p phân tích c c thang đo nhằm đo lường các yếu tố đã đặt ra từ mô hình nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu, Trình bày thông tin về mẫu khảo sát, sử dụng khung phân tích và các dữ liệu thu thập được để phân tích, kiểm định mô hình đo lường các khái niệm nghiên cứu, phân tích các kết quả đạt được. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị, Trình bày kết quả nghiên cứu, đề xuất các khuyến nghị cho Ủy ban nhân dân Quận nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn Đồng thời nêu lên những hạn chế đề tài và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp.
- 5 Tóm tắt chƣơng 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày nguyên nhân lựa chọn đề tài liên quan đến sự phối hợp giữa các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân quận 3, x c định mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong hoạt động quản lý công; đồng thời, mô tả sơ lược về phương ph p nghiên cứu, bố cục luận văn, qua đó giúp thấy rõ tổng qu t ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
- 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm liên quan 2.1.1 Sự phối hợp Theo nghĩa đơn giản ―phối hợp‖ có nghĩa là việc tổ chức hoạt động giữa hai hoặc nhiều cơ quan, phòng ban trong cùng một phạm vi tổ chức. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước, phối hợp là một phương thức, một hình thức, một quy trình kết hợp hoạt động của c c cơ quan, tổ chức lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầ đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Phối hợp tồn tại trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật, ở đâu có quản lý thì ở đó có nhu cầu phối hợp. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong quản lý. Có thể hiểu, phối hợp là phương thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể trong quản lý nhà nước. Sự phối hợp giữa c c phòng ban chuyên môn c ng có thể nhận thấy trong qu trình làm việc của các Ban Chỉ đạo, là hoạt động chung của c c cơ quan chức năng liên quan, trong đó lợi ích của các phòng ban và mỗi cán bộ công chức phụ thuộc vào sự thống nhất và hiệu quả của tập thể. Một quan hệ phối hợp là tập hợp những cá nhân, tổ chức phụ thuộc lẫn nhau về các yếu tố như thông tin, nguồn lực, k năng và những người tìm kiếm kết hợp nỗ lực để đạt được mục tiêu chung (Thompson, 2004). Theo Alexander (1993) phối hợp là quá trình hai hoặc nhiều hơn c c tổ chức, xây dựng mới và sử dụng những qu định, nguyên tắc hiện hữu để cùng nhau xử lý các nhiệm vụ Đó là các vấn đề phức tạp đòi hỏi hệ thống phải liên kết với nhau nhằm đạt được mục tiêu hoặc thực hiện các chính s ch ―qu lớn cho một cơ quan duy nhất có thể thực hiện được‖ (Van de Ven và cộng sự, 1976). Theo O’Toole (1997) định nghĩa sự phối hợp là tạo ra một mạng lưới gồm c c cơ quan, tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, mạng lưới này có khả năng liên kết đến nhiều tổ chức hay nhiều bộ phận của tổ chức. Những cấu trúc hợp tác khác nhau có
- 7 một số điểm khác biệt trong bản chất, chủ yếu là trong mức độ tự chủ. Một tổ chức có thể có nhiều hoặc ít sự tự chủ, tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và vị trí của nó trong mạng lưới phối hợp. Chỉ có tổ chức đứng đầu, hoặc toàn bộ mạng lưới phối hợp mới có quyền tự chủ cao nhất. Nghiên cứu của Wei-Skillern và Silver (2013) nhận định sự phối hợp c ng được hiểu dưới góc độ của sự hợp tác là quá trình làm việc với các nhân vật hữu quan khác giữa c c cơ quan, đơn vị là nền tảng cho sự thành công của sứ mạng tổ chức. C c cơ quan hợp tác với nhau cần có sự cân bằng trong thẩm quyền và các nguồn lực phải được sử dụng hiệu quả. Theo Urban và cộng sự (1980) sự phối hợp là sự hợp t c đa chức năng liên quan đến hành vi giữa các phòng ban với nhau. Về cơ bản, sự phối hợp đề cập đến yếu tố sự phụ thuộc lẫn nhau và chia sẻ thông tin giữa các phòng ban trong tổ chức. Theo quan điểm của Luo và cộng sự (2006) sự phối hợp giữa c c cơ quan liên quan bao gồm hai yếu tố là cường độ hợp tác và khả năng hợp tác. Trong đó cường độ hợp tác là mức độ mà c c phòng ban tương t c qua lại lẫn nhau trong một tổ chức (Rindfleisch và cộng sự, 2001), còn khả năng hợp tác là năng lực tìm kiếm và chia sẻ kiến thức (Flatten, 2011). Như vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về sự phối hợp, trong nghiên cứu này có thể hiểu sự phối hợp là một phương thức hoạt động mang tính chính thức trong hoạt động quản lý công, trong đó qu trình phối hợp là gồm nhiều phòng ban chuyên môn cùng làm việc với nhau theo nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền được giao, nhằm đạt đến mục tiêu chung của tổ chức hoặc theo kế hoạch mà tổ chức đã thảo luận, bàn bạc và thống nhất đặt ra. 2.1.2 Đo lường sự phối hợp Nghiên cứu của Provan và Kenis (2008) về sự phối hợp là việc đạt được các kết quả tích cực ở cấp độ phối hợp giữa c c cơ quan, mà c c cơ quan riêng lẻ không thể đạt được khi hành động độc lập. Những nghiên cứu trước của Ghoshal và cộng sự (1994) và Tsai (2002) đã chỉ ra rằng sự tương t c thường xuyên giữa
- 8 các bộ phận chức năng tạo ra cơ hội để chia sẻ kiến thức và ý tưởng giữa các phòng ban từ đó cung cấp thông tin kịp thời và mang lại hiệu quả hoạt động cho tổ chức (Uzzi, 1997). Theo Alexander (1993) sự phối hợp giữa c c cơ quan (phối hợp liên cơ quan – IOC) là một phần vô cùng quan trọng trong việc lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chung, mà nội dung kế hoạch cần sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức tương t c với nhau. Sự phối hợp sâu và rộng giữa c c cơ quan không chỉ thúc đẩy sự phát triển mà còn giúp lãnh đạo tổ chức ra quyết định chiến lược hợp tác hiệu quả hơn Bên cạnh đó, sự phối hợp chặt chẽ còn làm giảm sự chồng chéo chức năng và tạo ra cách tiếp cận thông tin tốt hơn, thúc đẩy giải quyết vấn đề và ra quyết định tốt hơn, từ đó tạo ra giá trị về mặt nguồn lực và chất lượng dịch vụ (Kohli, 1990). Theo Milward và Provan ( 2000) một số đo thực tế về hiệu quả hoạt động sẽ không tập trung vào một tổ chức riêng lẻ nào, mà được đo bằng hiệu quả hoạt động của toàn tổ chức Khi đo lường hiệu quả của sự phối hợp, cần tập trung vào đ nh gi của tổ chức, xem xét phản hồi của tổ chức và các cơ quan phối hợp, sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của tổ chức. Nghiên cứu nhận thấy rằng mạng lưới hoạt động hữu hiệu nhất là khi trong c c cơ quan có tính tập quyền và tập trung quanh một phòng ban cơ bản. Bên cạnh đó, kinh phí hoạt động đóng vai trò trung tâm trong việc phối hợp c c cơ quan để cung cấp dịch vụ. Như vậy, sự phối hợp hiệu quả cần có một cơ quan cốt lõi liên kết các bên, có cơ chế kiểm soát kinh phí hoạt động, không manh mún, nguồn lực dồi dào và mạng lưới hoạt động ổn định. Theo Agranoff (2007), đề cập đến sự phối hợp giữa c c cơ quan, tổ chức gồm 04 chức năng được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Chức năng thông tin, chia sẻ thông tin về c c chương trình, kế hoạch hành động của mỗi cơ quan Chức năng phát triển bao gồm chức năng chia sẻ thông tin và thực hiện việc phát triển năng lực cho các thành viên trong tổ chức. Chức năng mở rộng có các hoạt động tiến xa hơn khi c c cơ quan cùng xâ dựng chiến lược liên ngành, nhằm thu được một nguồn lực với quy mô lớn hơn để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Chức năng hành
- 9 động là mạng lưới phối hợp giữa c c cơ quan có năng lực tham mưu, xúc tiến những chỉ đạo, lãnh đạo cho lãnh đạo địa phương, làm tha đổi c c chương trình liên ngành, các chính sách phù hợp với tình hình thực tế. Các yếu tố t c động đến công tác phối hợp gồm quyền lực và thẩm quyền, sự truyền đạt, chiến lược và mục tiêu chung, lợi ích và giá trị gia tăng, sự tin cậy lẫn nhau. Trong phạm vi thực hiện của nghiên cứu này, việc đo lường phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn dựa trên mức độ phối hợp, mục tiêu chung của tổ chức, tính trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các cơ quan, mức độ truyền đạt thông tin, sự phân công và lợi ích giữa các bên. 2.1.3 Hiệu quả công việc Hiệu quả công việc là mục tiêu cuối cùng mà các nhà nghiên cứu lĩnh vực quản lý công quan tâm. Theo Parker (1998) hiệu quả công việc là khả năng hoàn thành công việc cụ thể nào đó, nó còn được hiểu là mức độ năng suất của một cá nhân, mà những hành động thực hiện của cá nhân góp phần vào mục tiêu chung của tổ chức (Rotundo & Sackett, 2002). Hiệu quả công việc là vấn đề được quan tâm của các tổ chức và các nhà nghiên cứu, đặc biệt là đối với khu vực công vì một mục tiêu then chốt của công cuộc cải cách hành chính giúp từng cán bộ công chức thấy rõ vai trò, trách nhiệm gắn với năng suất làm việc, chất lượng công tác (Nguy n Thị Ngọc Khánh, 2017). Theo chủ trương của Chính phủ về ―Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020‖, hiệu quả công việc là một trong những mục tiêu của cải cách hành chính, và ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, công chức. Trên thực tế, hiệu quả công việc được đ nh gi đảm bảo tính khách quan, tính tự đ nh gi kết quả công việc của mỗi cán bộ công chức, từ đó nhận thấ được sở trường, thế mạnh để tiếp tục phát huy, chỉ ra các hạn chế, những điểm chưa hoàn thiện để chủ động khắc phục, có giải ph p tha đổi. Hình thức đầu ra của hiệu quả công việc là khá đa dạng, phụ thuộc vào những yếu tố như vị trí công tác, nhiệm vụ mỗi cán bộ công chức được giao thực hiện, thẩm quyền của c nhân, cơ quan, tổ chức.
- 10 Nhiều quan điểm cho rằng, hiệu quả công việc là một trong những tiêu chí quan trọng để đ nh gi chất lượng nguồn nhân lực nói chung, đ nh gi năng lực của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong khu vực công. Hiệu quả công việc còn là sự thể hiện của tính chuyên nghiệp ở người công chức, là khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn khi thực thi công vụ với tính kỷ luật cao, vô tư không vụ lợi trong việc chấp hành và thừa hành pháp luật được đặt trong mối quan hệ và sự hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, công dân, tổ chức. Hiệu quả công việc là kết quả đầu ra được đ nh giá về chất lượng của công việc đã hoàn thành, số lượng công việc công chức hoàn thành, tính hiệu quả của chi phí, tính kịp thời của từng công việc đã hoàn thành, thực hiện c c qu định và chỉ thị hành chính. Để đ nh gi hiệu quả công việc trong hoạt động quản lý công, nghiên cứu này dựa trên kết quả đạt được của tập thể cán bộ công chức trong sự hợp tác, phối hợp giữa c c phòng ban chu ên môn để tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân Quận quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo đúng qu định của pháp luật. Các kết quả công việc cần đảm bảo về số lượng, chất lượng, mang tính kịp thời và đảm bảo những qu định của pháp luật. 2.1.4 Đo lường hiệu quả công việc Theo Taylor (1972), quan hệ phối hợp với đồng nghiệp là một trong bốn yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức bao gồm (1) môi trường tổ chức, (2) lãnh đạo chiến lược, (3) quan hệ phối hợp với đồng nghiệp và (4) sự thỏa mãn của khách hàng Theo đó quan hệ phối hợp với đồng nghiệp càng tốt thì hiệu quả công việc càng tăng lên và ngược lại. Theo nghiên cứu của Quinn và cộng sự (1983), hiệu quả công việc của tổ chức được thể hiện tập trung vào các hoạt động và qu trình để tổ chức đạt được lợi thế trong việc cung cấp các giá trị mà khách hàng kỳ vọng bao gồm: sản phẩm, dịch vụ chất lượng, phối hợp quy trình nội bộ, hình ảnh sản phẩm, dịch vụ và uy tín của tổ chức.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn