intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ gia công cơ khí tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Conmeothayxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng khi đặt hàng gia công và sử dụng các sản phẩm cơ khí. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Từ kết quả phân tích, tác giả đưa ra những hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị cảm nhận cho khách hàng.ố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ gia công cơ khí tại Thành Phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TUẤN NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ GIA CÔNG CƠ KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TUẤN NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ GIA CÔNG CƠ KHÍ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN TÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Để thực hiện đề tài luận văn “Nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ gia công cơ khí tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, tôi đã tự tìm hiểu và nghiên cứu thông qua sách vở, tài liệu được tìm tòi trong quá trình nghiên cứu và quá trình học tài trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đồng thời vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm tích lũy và thông qua việc trao đổi với người hướng dẫn khoa học, các giảng viên, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013 Người viết NGUYỄN MINH TUẤN
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, biểu đồ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................ 1 1.1 Lý do nghiên cứu ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................ 3 1.6 Kết cấu của luận văn ................................................................................... 4 Tóm tắc chương 1 ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 5 2.1 Tồng quan về thị trường dịch vụ gia công cơ khí ..................................... 5 2.1.1 Giới thiệu về ngành cơ khí chết tạo máy ............................................. 5 2.1.2 Dịch vụ gia công của các doanh nghiệp cơ khí hiện nay .................... 7 2.1.3 Thực trạng dịch vụ gia công cơ khí hiện nay....................................... 8 2.2 Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 12 2.2.1 Lý thuyết về giá trị ............................................................................. 12
  5. 2.2.2 Lý thuyết về giá trị cảm nhận ............................................................. 13 2.2.3 Mối quan hệ giữa giá trị cảm nhận và các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận ............................................................................................................... 15 2.3 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 19 2.4 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 21 Tóm tắt chương 2 .............................................................................................. 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 24 3.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 24 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................24 3.1.2 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................25 3.2 Nghiên cứu định tính.................................................................................. 27 3.2.1 Xây dựng dàn bài thảo luận.................................................................27 3.2.2 Tiến hành nghiên cứu định tính ........................................................... 27 3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính............................................................... 28 3.3 Nghiên cứu định lượng............................................................................... 33 3.3.1 Mẫu nghiên cứu .................................................................................. 33 3.3.2 Thống kê mô tả..................................................................................... 34 3.3.3 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo........................................................ 34 3.3.4 Phân tích nhân tố khám phá ............................................................... 35 3.3.5 Phân tích hồi quy ................................................................................. 36 3.3.6 Kiểm định T-test và Anova ..................................................................37 Tóm tắt chương 3 .............................................................................................. 39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 40 4.1 Giới thiệu .....................................................................................................40 4.2 Thông tin mẫu nghiên cứu.........................................................................40 4.3 Đánh giá thang đo ...................................................................................... 46 4.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo lý thuyết .............. 46
  6. 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................... 49 4.3.3 Phân tích tương quan và phân tích hồi quy ....................................... 52 4.3.4 Kiểm định giả thuyết .......................................................................... 57 4.4 Ảnh hưởng của các biến định tính đến Giá trị cảm nhận...................... 57 4.4.1 Kiểm định Anova cho biến nhóm tuổi ................................................ 58 4.4.2 Phân tích Anova cho biến trình độ học vấn ....................................... 59 Tóm tắt chương 4 .............................................................................................. 60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.............................................................. 62 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 62 5.2 Các kết quả chính của đề tài ...................................................................... 62 5.3 So sánh kết quả nghiên cứu với nghiên cứu trước .................................. 63 5.4 Hàm ý chính sách đối với các doanh nghiệp dịch vụ gia công cơ khí hiện nay .................................................................................................................... 64 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 74 Tóm tắt chương 5 .............................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh SP: Giá/ Chi phí dịch vụ SQ: Chất lượng dịch vụ PQ: Chất lượng sản phẩm OC: Năng lực gia công EV: Giá trị cảm xúc SV: Giá trị xã hội NXB: Nhà xuất bản
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Thang đo cảm nhận về Giá .......................................................................... 29 Bảng 3.2 Thang đo cảm nhận Chất lượng dịch vụ ...................................................... 30 Bảng 3.3 Thang đo cảm nhận Chất lượng sản phẩm .................................................. 30 Bảng 3.4 Thang đo cảm nhận về Năng gia công ........................................................ 31 Bảng 3.5 Thang đo Giá trị cảm xúc ............................................................................ 31 Bảng 3.6 Thang đo Giá trị xã hội ................................................................................ 32 Bảng 3.7 Thang đo Giá trị cảm nhận tổng thể ............................................................ 32 Bảng 4.1 Thống kê mẫu .............................................................................................. 41 Bảng 4.2 Thống kê mức độ đặt hàng .......................................................................... 41 Bảng 4.3 Thống kê giá trị Trung bình các biến nghiên cứu........................................ 42 Bảng 4.4 Thống kê giá trị Trung bình thang đo Giá ................................................... 43 Bảng 4.5 Thống kê giá trị Trung bình thang đo Chất lượng dịch vụ .......................... 43 Bảng 4.6 Thống kê giá trị Trung bình thang đo Chất lượng sản phẩm ...................... 44 Bảng 4.7 Thống kê giá trị Trung bình thang đo Năng lực gia công ........................... 45 Bảng 4.8 Thống kê giá trị Trung bình thang đo Giá trị cảm xúc ................................ 45 Bảng 4.9 Thống kê giá trị Trung bình thang đo Giá trị xã hội ................................... 46 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định các thang đo lý thuyết bằng Cronbach’s Alpha .......... 48 Bảng 4.11 Kết quả phân tích nhân tố EFA của thành phần Giá trị cảm nhận ........... 51 Bảng 4.12 Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo tổng thể Giá trị cảm nhận ........ 52 Bảng 4.13 Kết quả phân tích tương quan .................................................................... 52 Bảng 4.14 Tóm tắt mô hình hồi quy ........................................................................... 54 Bảng 4.15 Kết quả phân tích ANOVA ....................................................................... 54 Bảng 4.16 Trọng số hồi quy ........................................................................................ 54 Bảng 4.17 Kiểm định giả thuyết ................................................................................. 57 Bảng 4.18 Bảng kiểm định Levene cho biến nhóm tuổi ............................................. 58
  9. Bảng 4.19 Bảng kiểm định Anova cho biến nhóm tuổi .............................................. 58 Bảng 4.20 Bảng kiểm định Levene cho biến trình độ học vấn ................................... 59 Bảng 4.21 Bảng kiểm định Anova cho biến trình độ học vấn .................................... 59 Bảng 4.22 Kết quả phép kiểm định Bonferroni .......................................................... 60
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1 Quá trình sản xuất ........................................................................................ 7 Biểu đồ 2.1 Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam trong tháng 10/2012 và tháng 10/2013 ......................................................................................... 10 Hình 2.2 Mô hình giá trị khách hàng ........................................................................ 14 Hình 2.3 Hình Mô hình lý thuyết đề nghị ................................................................. 20 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 26 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................. 33
  11. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Lý do nghiên cứu Ngành cơ khí là một ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành công nghiệp cơ khí phát triển sẽ giúp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy phát triển kinh tế cho đất nước. Việt nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa thì vai trò của công nghiệp cơ khí càng trở nên quan trọng hơn. Trước thực tế đó, nhu cầu về các thiết bị, máy móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất ngày càng tăng. Để cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục đảm bảo năng suất, các doanh nghiệp phải luôn tìm kiếm nguồn gia công cung cấp các thiết bị, các chi tiết máy khi cần lắp ráp, bảo dưỡng hay sữa chữa dây chuyền sản xuất. Ngoài yếu tố về tính kịp thời, các thiết bi, các chi tiết máy cần phải đảm bảo yếu tố về chất lượng kỹ thuật. Hiện nay mặc dù có nhiều cơ sở và doanh nghiệp gia công cơ khí nhưng theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành thì phần lớn các sản phẩm gia công cơ khí hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng các yêu cầu thực tế cho các doanh nghiệp sản xuất. Các sản phẩm cơ khí hiện nay vẫn được nhập khẩu nhiều từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật… Các doanh nghiệp muốn tìm được một nguồn cung ổn định và đảm bảo các yếu tố về thời gian cũng như về chất lượng là điều không dễ dàng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của từng cơ sở và doanh nghiệp gia công. Khác với các sản phẩm tiêu dùng với nhiều thương hiệu và chủng loại trên thị trường, khách hàng sẽ dễ dàng đánh giá và lựa chọn sản phẩm phù hợp, nhưng sản phẩm gia công cơ khí thường là những sản phẩm đặc thù cho từng loại máy móc và từng dây chuyền sản xuất. Nếu sản phẩm thay thế không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật thì dây chuyền sản xuất không thể hoạt động gây tổn thất về kinh tế cho doanh nghiệp.
  12. 2 Để hiểu rõ cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm gia công hiện nay cũng như chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp gia công cơ khí, tác giả chọn đề tài Nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ gia công cơ khí tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ gia công cơ khí của các cơ sở và doanh nghiệp gia công cơ khí hiện nay chủ yếu là ở khu vực TPHCM. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dịch vụ gia công tại cơ sở của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng khi đặt hàng gia công và sử dụng các sản phẩm cơ khí. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị cảm nhận của khách hàng. - Từ kết quả phân tích, tác giả đưa ra những hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị cảm nhận cho khách hàng. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ gia công cơ khí tại TPHCM. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào những doanh nghiệp khách hàng đã đặt hàng gia công các sản phẩm cơ khí phục vụ cho quá trình sản xuất tại địa bàn TPHCM. Đối tượng khảo sát là các nhân viên kỹ thuật bảo trì trong các doanh nghiệp đang trực tiếp tham gia đặt hàng gia công các sảm phẩm cơ khí.
  13. 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đồng thời thiết lập và bổ sung các biến quan sát để đo lường các biến nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi những khách hàng đã đặt hàng gia công các sản phẩm cơ khí. - Nghiên cứu định lượng : Nghiên cứu được thực hiên thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với khách hàng đã đặc hàng gia công các sản phẩm cơ khí. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm định lại mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình nhằm khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Việc kiểm định thang đo cùng với giả thuyết bằng hệ số tin cậy Cronbach’ Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính dựa trên kết quả sử lý số liệu thống kê SPSS. Cuối cùng là phân tích T-Test và Anova nhằm đánh giá sự khác biệt về giá trị cảm nhận giữa các nhóm tuổi, giới tính, và trình độ của những nhân viên tham gia khảo sát. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Đề tài mang ý nghĩa thực tiễn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ gia công cơ khí hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Từ đó giúp các doanh nghiệp tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của khách hàng hiện nay. - Đề tài góp phần phát triển lý thuyết về giá trị cảm nhận của khách hàng trong lĩnh vực gia công cơ khí. Từ đó làm tài liệu kham thảo cho các nghiên cứu khác cụ thể hơn và phạm vi rộng hơn sau này.
  14. 4 1.6 Kết cấu của luận văn Luận văn được chia làm 05 chương - Chương 1: Tổng quan - Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Chương 3: Thiết kế nghiên cứu - Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận, hàm ý chính sách Tóm tắc chương 1 Chương 1 trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, kết cấu của luận văn. Chương tiếp theo sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
  15. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Tồng quan về thị trường dịch vụ gia công cơ khí 2.1.1 Giới thiệu về ngành cơ khí chết tạo máy Cơ khí chế tạo máy được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – là ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Chính vì nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nên sự phát triển của ngành cơ khí chế tạo máy chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Chủ trương của nhà nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính vì vậy, các ngành phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển này đang được quan tâm một cách tích cực. Mục tiêu là tạo ra đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, lao động cao nghệ cao có thể làm chủ được công nghệ và các phương tiện, máy móc hiện đại. Các ngành này được đào tạo trong các trường học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp, trường nghề. Đó là các ngành lớn: Cơ khí, điện, điện tử và các chuyên ngành nhỏ bên trong nó. Với mọi người, khi nhắc tới công việc của ngành cơ khí thì thường có liên tưởng ngay tới sắt thép, liên quan tới các công việc bằng tay như tiện, phay, bào, hàn…Có thể coi cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc vật dụng hữu ích. Như vậy cơ khí chính là một ngành chủ yếu tạo ra tư liệu lao động của con người trong thế giới hiện đại.  Công việc của kỹ sư chế tạo máy - Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì an liền, máy sản xuất bánh kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp… - Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
  16. 6 - Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD. - Lập trình gia công máy CNC. - Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu… - Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp. - Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó. - Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vất liệu…  Môi trường làm việc - Thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy móc nếu làm ở vị trí sản xuất, bảo dưỡng thiết bị. - Nếu chuyên về thiết kế thì môi trường làm việc sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi: Phòng kỹ thuật, phòng dự án… - Nếu làm trong môi trường sản xuất, thì thường tiếp xúc với các máy móc, sắt thép, dầu nhớt,… và kể cả tiếng ồn. - Thường phải làm việc theo nhóm và theo tổ, cakíp.  Những tố chất cần thiết cho người kỹ sư chế tạo máy - Cần phải có sự đam mê với công việc, với ngành mà bạn đã lựa chọn. - Có tư duy sáng tạo, tư duy logic. - Có sức khỏe tốt.  Quá trình gia công và sản xuất
  17. 7 Quá trình gia công và sản xuất trong nhà máy cơ khí là tập hợp các hoạt động có ích để biến nguyên vật liệu hay bán thành phẩm thành sản phẩm. Quá trình sản xuất chia ra: - Quá trình chính: Là quá trình liên quan trực tiếp đến việc chế tạo chi tiết, lắp ráp và hoàn chỉnh sản phẩm. Quá trình chính trong gia công cơ khí bao gồm: Quá trình tạo phôi, quá trình gia công cắt gọt, quá trình nhiệt luyện, quá trình lắp ráp, quá trình bao gói, sơn… - Quá trình phụ: cung cấp năng lượng, cung cấp nước, khí nén, vận chuyển, bảo quản, sữa chữa thiết bị, chế tạo trang bị dụng cụ, tổ chức, quản lý, điều hành, phục vụ sinh hoạt và vệ sinh an toàn. Quá trình sản xuất được thực hiện theo sơ đồ sau: Quá trình công nghệ Quá trình Quá trình Quá trình Quá trình tạo phôi gia công lắp ráp kết thúc QTCN chế tạo Hình 2.1 Quá trình sản xuất (Nguồn: Công nghệ chế tạo máy – ĐHSP Kỹ Thuật TP.HCM năm 2005) 2.1.2 Dịch vụ gia công của các doanh nghiệp cơ khí hiện nay Dịch vụ gia công cơ khí là việc bên thuê gia công giao cho một đơn vị nhận gia công thực hiện gia công các sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn được cam kết giữa hai bên. Hoạt động gia công được thực hiện thông qua hợp đồng được quy định cụ thể về số lượng, chất lượng, giá thành và thời gian hoàn thành, trách nhiệm bồi thường …
  18. 8 Các doanh nghiệp gia công cơ khí hiện nay tồn tại với nhiều quy mô và hình thức khác nhau. Chất lượng dịch vụ gia công của doanh nghiệp phụ thuộc vào: Quá trình tổ chức sản xuất Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc Năng lực chuyên môn của đội ngũ quản lý, kỹ sư, thợ lành nghề… Các sản phẩm gia công: Chi tiết máy: Trục quay, bánh răng, con lăn, bulông, ốc vít… Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất: hệ thống băng tải, băng truyền… Hợp đồng gia công: Là hợp đồng giữa khách hàng và đơn vị nhận gia công. Nội dung hợp đồng thường liên quan đến các nội dung: Giá gia công, yêu cầu kỹ thuật, thời gian giao hàng, thời gian thanh toán và các dịch vụ khác… Một số các doanh nghiệp gia công cơ khí tại TpHCM hiện nay như: Công ty cổ phần cơ khí Thủ Đức Địa chỉ: 219 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty cổ phần cơ khí Duy Thắng Văn phòng : 81/105/28 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM Công ty TNHH cơ khí chính xác Phan Vinh Địa chỉ: 32 đường Cầu xây 2, phường Tân Phú, quận 9, TP.HCM VIỆT NAM Công ty TNHH cơ khí chính xác Thịnh Phát Địa Chỉ: 255/19 KP 3B, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,Tp.HCM. 2.1.3 Thực trạng dịch vụ gia công cơ khí hiện nay Hiện nay, gia công cơ khí trong nước rất yếu so với khu vực và thế giới. Nhiều năm qua, mặc dù đã có một số doanh nghiệp có điều kiện đầu tư quy mô lớn máy móc, thiết bị hiện đại, có khả năng chế tạo được các sản phẩm chất lượng cao thay
  19. 9 thế hàng nhập khẩu, nhưng số doanh nghiệp này quá ít ỏi và cũng đang gặp nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành cơ khí hiện có khoảng 3.100 doanh nghiệp với 53.000 cơ sở sản xuất. Trong đó có 450 doanh nghiệp quốc doanh, 1.250 cơ sở sản xuất tập trung và 156 xí nghiệp tư doanh. Tuy có số lượng đông đảo nhưng phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu so với khu vực và thế giới. Hiện chỉ có lĩnh vực đóng tàu và chế tạo thiết bị điện thực hiện được định hướng chiến lược, các lĩnh vực khác vẫn còn tụt khá xa so với mục tiêu đề ra. “Yếu và Thiếu” là hai từ được các chuyên gia trong ngành cơ khí nói nhiều nhất khi đề câp thực trạng của ngành cơ khí hiện nay. Thiếu lực lượng nhân công lành nghề, khâu tư vấn thiết kế vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt, thiếu hẳn các chuyên gia đầu ngành cho lĩnh vực cơ khí chế tạo. Mặc dù đã có sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực đóng tàu và thiết bị điện tuy nhiên cũng phát triển chưa mạnh và phần lớn vẫn nhập khẩu từ thiết bị nước ngoài. Ngoài ra các doanh nghiệp vẫn chưa có được những nhà máy được trang bị đồng bộ dây chuyền tiên tiến... mà nguyên nhân của nó chính là việc thiếu vốn đầu tư. Các trang thiết bị máy móc dành cho cơ khí phần lớn là những trang thiết bị hiện đại ứng dụng công nghệ cao trên thế giới. Do đó chi phí cho việc đầu tư là rất lớn trong khi tình hình kinh tế hiện nay khó khăn, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay hợp lý. Trong số nhiều dự án thuộc danh mục cơ khí trọng điểm được Chính phủ phê duyệt thì có ít dự án được thực hiện. Mỗi năm, nước ta phải tốn hàng tỷ USD nhập máy móc, thiết bị về để xây dựng các công trình, phát triển các ngành công nghiệp trong nước, trong khi ngành gia công cơ khí trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ bé, thậm chí nhiều người còn cho rằng, chúng ta đang mất thị phần, "thua trên sân nhà".
  20. 10 Tháng 10/2013 Tỷ USD Tháng 10/2012 16 14 12 10 8 6 4 2 0 Máy Máy vi Vải các Điện Xăng Sắt thép Chất dẻo Nguyên Hóa chất Thức ăn móc, tính, loại thoại dầu phụ liệu gia xúc thiết bị, điện tử dệt, may dụng cụ Biểu đồ 2.1 Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam trong tháng 10/2012 và tháng 10/2013 (Nguồn: Tổng cục Hải Quan) Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan năm 2013 cho thấy trị giá nhập khẩu máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các mặt hàng khác. Trị giá nhập khẩu năm tháng 10/2012 là 13,3 tỷ USD và tháng 10/2013 là 15,1 tỷ USD. Điều này cho thấy nước ta vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cung thiết bị từ nước ngoài rất nhiều. Theo ý kiến các chuyên gia trong ngành: Ông Trần Thanh Hồng, Vụ trưởng, Ban kinh tế Trung Ương thì trình độ công nghệ ngành cơ khí chế tạo còn đơn giản, lạc hậu, tụt hậu khoảng 2-3 thế hệ so với khu vực. Thiết bị phần lớn đã qua nhiều năm sử dụng, lạc hậu về tính năng kỹ thuật, độ chính xác kém, không đủ vốn để đầu tư thay thế, đổi mới, nâng cấp. Trình độ công nghệ và thiết bị ở các khâu còn thấp, yếu và chậm được cải tiến (từ khâu tạo phôi, đúc được những mác thép có chất lượng và độ bền cao. Công nghệ tạo phôi, đúc, nhiệt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2