intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động trong Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

37
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá hiện trạng điều kiện làm việc của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và sức khỏe. Nghiên cứu mối liên hệ giữa điều kiện làm việc mà có ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và năng suất lao động doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động trong Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----------------- NGUYỄN PHƯƠNG LÂM NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60310105 Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Quốc Tế TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, chưa được công bố nội dung ở bất kì đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Phương Lâm
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ..................................................................... 1 1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ....................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................. 3 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................... 3 1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................. 3 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 3 1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN ................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT ........................................................ 6 2.2 LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ................................. 21 2.3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG ................................................. 25 2.4 CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ....................................... 27 2.6 KHUNG PHÂN TÍCH, HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 36 2.7 TÓM TẮT ....................................................................................... 38 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 39
  5. 3.2 CÁC KHÁI NIỆM, BIẾN ĐẠI DIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ............................................................ 40 3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................. 47 3.4 TÓM TẮT ...................................................................................... 50 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 THỐNG KÊ BIẾN .......................................................................... 51 4.2 KẾT QUẢ HỒI QUY ..................................................................... 54 4.3 TÓM TẮT ...................................................................................... 60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 CÁC KẾT QUẢ CHÍNH ................................................................ 61 5.2 KIẾN NGHỊ, HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 61 5.3 HẠN CHẾ ....................................................................................... 65 5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DLDNNVV Bộ dữ liệu khảo sát doanh nghiệp nhỏ và vừa NLĐ Người lao động NSLĐ Năng suất lao động TIẾNG ANH Ý nghĩa tiếng Việt Small and Medium Sized Doanh nghiệp nhỏ và SME / SMEs Enterprise vừa International Labour Tổ chức Lao động thế ILO Organization giới Organization for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát OECD operation and Development triển kinh tế
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa (Nhóm 1) .............................................................................................................. 22 Bảng 2. Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgônômi (Nhóm 2) ..................... 23 Bảng 3. Các yếu tố môi trường lao động (Nhóm 3) ............................................ 23 Bảng 4. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................... 36 Bảng 5. Danh sách các biến dùng trong mô hình................................................. 45 Bảng 6. Bảng tổng hợp thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình theo hiện giá năm 2010. (Nguồn: Tính toán của đề tài)............................................... 51 Bảng 7. Bảng tổng hợp thống kê mô tả các biến định danh và biến giả trong mô hình. (Nguồn: tính toán của đề tài)....................................................................... 52 Bảng 8. Bảng Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến với lệnh collin trong STATA. (Nguồn: từ số liệu của đề tài) ................................................................ 55 Bảng 9. Kết quả hồi quy dữ liệu bảng (Nguồn: tính toán của đề tài) .................. 57
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1. Tháp nhu cầu Maslow, Abraham Maslow (1943) – Nguồn: http://anhoa.edu.vn/ .............................................................................................. 17 Hình 2. Các yếu tố giúp người lao động tạo ra kết quả lao động tốt .................. 20 Hình 3. Mối liên kết giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động trong DNNVV. Nguồn: Tổ chức lao động thế giới ILO ................................................................ 26 Hình 4 Khung phân tích mối quan hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................... 37
  9. 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN Chương 1 trình bày về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn. 1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Trong dự thảo Kế hoạch Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2016 – 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phần Tổng quan khu vực DNNVV giai đoạn 2011 – 2015 có nêu tổng quan chung DNNVV có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng và vẫn duy trì được vai trò ổn định và phát triển kinh tế - xã hội qua các mặt:  Đóng góp của DNNVV ổn định trong cơ cấu GDP, tỷ trọng cao nhất là nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước (với 98,6% là DNNVV) ở mức 48 – 49%.  Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội vào khu vực DNNVV ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng cao khoảng 40%/năm, đặc biệt năm 2013, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội của DNNVV tăng đột biến đến 86,2%.  DNNVV vẫn là khu vực thu hút và tạo ra việc làm cho người lao động với tỷ trọng lao động tăng đều qua các năm và đạt 5,17 triệu lao động vào cuối năm 2013. (năm 2010 chỉ đạt 4,35 triệu lao động) Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV giảm sút nghiêm trọng trong giai đoạn vừa qua, chưa có dấu hiệu phục hồi rõ nét, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: vốn sản xuất kinh doanh còn ở mức thấp, doanh thu bình quân tăng chậm, lợi nhuận trước thuế giảm sút mạnh mẽ. Chính vì vậy, việc đưa ra các chương trình hỗ trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt là trong bối cảnh, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế khu vực và thế giới với Cộng đồng Kinh tế các nước ASEAN hay các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam -
  10. 2 Hàn Quốc, Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Chile, Liên minh kinh tế Á – Âu và các hiệp định khác ở vai trò thành viên ASEAN, thì yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp nói chung ngày càng cao, đặc biệt liên quan đến vấn đề môi trường và sức khỏe người lao động. Tác giả hiện đang công tác tại Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Nam, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với công việc chính là triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì vậy, mối quan tâm của tác giả là làm thế nào để thiết kế các chương trình hỗ trợ nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo góc nhìn của khách hàng gồm 4 yếu tố SQCD: An toàn lao động (Safety), Chất lượng sản phẩm (Quality), Chi phí cạnh tranh (Cost) và Giao hàng đúng hạn (Delivery). Trong đó các yếu tố Chi phí và Giao hàng liên quan mật thiết với Năng suất lao động. Trong thực tế, công cụ được sử dụng phổ biến và đơn giản nhất để cải thiện năng suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là công cụ 5S1 có nguồn gốc từ Nhật Bản. Hoạt động này xoay quanh 3 hoạt động chính là Sàng lọc (loại bỏ các vật không cần thiết) – Sắp xếp (sao cho dễ nhận thấy và sử dụng hiệu quả) và Sạch sẽ (duy trì vệ sinh để tạo cơ chế phát hiện các vấn đề bất thường), còn Săn sóc (Tiêu chuẩn hóa, hệ thống hóa thành các quy định) và Sẵn sàng (Đào tạo ý thức tuân thủ quy định) là để duy trì 3S ở trên. Qua quá trình hỗ trợ DNNVV áp dụng công cụ này, có nhiều bằng chứng thực tế cho thấy rằng các cải thiện về điều kiện làm việc góp phần nâng cao năng suất. Nhằm khảo sát một cách có hệ thống mối liên hệ này, trong đó nhấn mạnh đến việc khảo sát các yếu tố về điều kiện làm việc mà liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động (đây là yếu tố được đánh giá ngày càng quan trọng trong năng 1 5S là khái niệm có nguồn gốc về Nhật Bản với 5 thuật ngữ trong tiếng Nhật là Seiri, Seiton, Seisou, Seiketsu, Shitsuke lần lượt nghĩa là Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng. Đây là công cụ khởi nguồn từ công ty TOYOTA khi công ty này tìm kiếm cách thức duy trì sự vận hành hiệu quả của nhà máy.
  11. 3 lực cạnh tranh của doanh nghiệp2), vì vậy tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động trong DNNVV ở Việt Nam” sử dụng kiến thức chuyên ngành kinh tế học sức khỏe để phân tích. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố có cơ sở khoa học tác động của điều kiện làm việc tới năng suất lao động của DNNVV thông qua yếu tố sức khỏe. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá hiện trạng điều kiện làm việc của doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và sức khỏe - Nghiên cứu mối liên hệ giữa điều kiện làm việc mà có ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và năng suất lao động doanh nghiệp 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Các yếu tố về điều kiện làm việc mà có ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động tác động đến năng suất lao động của doanh nghiệp như thế nào? 1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là các DNNVV được khảo sát lặp lại qua “Điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” trong các năm 2011, 2013 và 20153 Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo trên phạm vi cả nước. Phạm vi về thời gian là từ năm 2010 – 2014 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 An toàn (Safety) được bổ sung vào QCD để hình thành SQCD (Tiêu chuẩn mới trong đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. An toàn (Safety) cũng được nhiều tổ chức bổ sung vào khái niệm 5S để hình thành nên khái niệm 6S khi đề cập đến công cụ cải tiến điều kiện làm việc và năng suất lao động. 3 Khảo sát doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện trong các năm 2011, 2013 và 2015 nhằm thu thập thông tin của 2 năm trước đó.
  12. 4 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: đề tài sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để đo lường tác động của điều kiện làm việc, cũng như kiểm soát những yếu tố không quan sát được cùng có tác động đến năng suất lao động. Từ kết quả hồi quy dữ liệu bảng, đề tài sẽ phân tích các yếu tố điều kiện làm việc, sức khỏe tác động như thế nào đến năng suất lao động. 1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN Nhằm đạt được tính chặt chẽ trong việc trình bày, kết nối các nội dung giúp người đọc có thể tham khảo các vấn đề và kết quả của quá trình nghiên cứu, nội dung của đề tài được trình bày trong 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan. Chương này trình bày các nội dung tổng quát của đề tài, đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cũng như giới thiệu sơ lược về phương pháp và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này sẽ trình bày các lý thuyết có liên quan để làm rõ hai khái niệm chính của đề tài là năng suất lao động và điều kiện lao động cũng như trình bày các bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất nhằm xây dựng khung phân tích và hướng tiếp cận cho đề tài. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Nội dung chương này sẽ trình bày các khái niệm được sử dụng trong mô hình, cách đo lường các biến đại diện cũng như giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời trình bày quy trình xử lý dữ liệu bảng từ bộ dữ liệu Điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam các năm 2011, 2013, 2015. Cuối cùng là đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm. Chương 4: Kết quả nghiên cứu
  13. 5 Chương này sẽ trình bày kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình, kết quả kiểm định lựa chọn mô hình, kiểm định lỗi của mô hình và kết quả hồi quy. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này sẽ tóm lược lại những kết quả quan trọng của đề tài và đặc biệt là mô hình nghiên cứu từ đó đưa ra khuyến nghị và hàm ý chính sách. Trong phần này cũng nêu lên hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu, chương này sẽ trình bày các lý thuyết có liên quan, các bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa điều kiện làm việc và năng suất lao động. 2.1 LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT 2.1.1. Sản xuất theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị Marx - Lenin a. Khái niệm Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm? (Nguồn: Wikipedia) b. Các yếu cơ bản của sản xuất Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện. Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động có hai loại. Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất, đá, thủy sản... Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác. Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông... Loại này là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.
  15. 7 Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Tư liệu lao động lại gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất), và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bãi, đường sá, phương tiện giao thông. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. (Nguồn: Giáo trình triết học Mác – Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo) 2.1.2. Sản xuất theo cách tiếp cận của kinh tế học tân cổ điển Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay là sản phẩm). a. Yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra Yếu tố đầu vào hay còn gọi là yếu tố sản xuất là bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào được dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao gồm lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng, v.v. Hàng hóa và dịch vụ là những đầu ra của sản xuất. b. Công nghệ Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra được quyết định bởi kỹ thuật sản xuất hay còn gọi là công nghệ. Công nghệ là cách thức sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Công nghệ được cải tiến khi có những phát minh khoa học mới được áp dụng trong sản xuất. Công nghệ tiến bộ sẽ dẫn đến những phương pháp sản xuất mới mà chúng có thể sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là những công nghệ mới có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào như trước hay thậm chí ít hơn. Với những công nghệ mới, máy móc thiết bị có năng suất cao hơn
  16. 8 và công nhân có thể đạt năng suất cao hơn. Những điều này làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. c. Hàm sản xuất Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng đầu ra (sản phẩm) làm ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó cho biết số lượng sản phẩm tối đa của sản phẩm đó (ký hiệu là q) có thể được sản xuất ra bằng cách sử dụng các phối hợp khác nhau của vốn (K) và lao động (L), với một trình độ công nghệ nhất định. Vì thế, hàm sản xuất thông thường được viết như sau: Q = f (x1 , x2 ,…, xn ) với Q là sản lượng đầu ra và x1 , x2 ,…, xn là các yếu tố sản xuất đầu vào. Nếu cố định các yếu tố sản xuất khác mà chỉ nghiên cứu, xem xét đến hai yếu tố là lao động và vốn thì chúng ta có hàm sản xuất là Q = f (K, L) Sử dụng dạng hàm sản xuất phổ biến là hàm Cobb – Douglas để biểu diễn mối quan hệ đó như sau: Y= f (K, L) = ALαKβ trong đó:  Y = sản lượng  L = lượng lao động  K = lượng vốn  A = năng suất toàn bộ nhân tố  α và β là các hệ số co giãn theo sản lượng lần lượt của lao động và vốn; chúng cố định và do công nghệ quyết định. Khi đó, năng suất lao động sẽ được xác định bằng cách lấy sản lượng đầu ra chia cho lượng lao động đầu vào để sản xuất ra số đầu ra đó.
  17. 9 𝑂𝑢𝑡𝑝𝑢𝑡 𝑌 Labour Productivity = = 𝐼𝑛𝑝𝑢𝑡 𝐿 Như vậy, khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến năng suất lao động, không thể không xem xét các yếu tố về lao động, vốn và công nghệ. Trong đề tài này, tác giả sẽ đưa các yếu tố này vào mô hình ở vai trò biến kiểm soát. (Nguồn: Giáo trình Kinh tế học vi mô, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ) 2.1.3. Năng suất lao động a. Khái niệm Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng suất lao động được hiểu là tỷ lệ giữa đầu ra và đầu vào4. Định nghĩa này được sử dụng thống nhất ở nhiều tổ chức khác như Tổ chức lao động thế giới (ILO), Viện năng suất Việt Nam hay Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Như vậy, năng suất lao động là một thuật ngữ để ám chỉ mức độ hiệu quả của việc sử dụng lao động. Xét theo phạm vi, năng suất lao động có thể chia thành 2 loại:  Năng suất lao động cá nhân hay năng suất lao động cá biệt Là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số số lượng sản phẩm hoàn thành với thời gian lao động để hoàn thành số sản phẩm đó. Năng suất lao động cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Năng suât lao động cá nhân có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất. Việc tăng 4 Trong cuốn Đo lường năng suất, đo lường tốc độ tăng năng suất tổng thể và năng suất ngành xuất bản năm 2002
  18. 10 hay giảm năng suất lao động cá nhân phần lớn quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, do đó hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận trả công theo năng suất lao động cá nhân hay mức độ thực hiện của từng cá nhân từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn sống của người lao động Có rất nhiều nhân tố tác động đến năng suất lao động cá nhân, tuy nhiên các nhân tố chủ yếu là chủ yếu là các yếu tố gắn với bản thân người lao động, (kỹ năng, kỹ xảo, cường độ lao động, thái độ lao động, tinh thần trách nhiệm…) , dụng cụ lao động, bố trí lao động và phục vụ nơi làm việc. Sự thành thạo, sáng tạo trong sản xuất của người lao động và mức độ hiện đại của công cụ lao động sẽ quyết định năng suất lao động cá nhân cao hay thấp Ngoài ra các nhân tố gắn với quản lý con người và điều kiện lao động thì đều ảnh hưởng đến năng suất lao động cá nhân. Vì thế muốn tăng năng suất lao động cá nhân thì phải quan tâm đến tất cả các yếu tố tác động đến nó.  Năng suất lao động xã hội hay năng suất lao động chung Là mức năng suất của tất cả các nguồn lực của một doanh nghiệp hay toàn xã hội (ở đây tập trung đến năng suất tại doanh nghiệp). Năng suất lao động xã hội được đo bằng tỷ số giữa đầu ra của doanh nghiệp với số lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động xã hội có sự tiêu hao của lao động sống và lao động quá khứ. Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất, lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia (biểu hiện ở máy móc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm).
  19. 11 Như vậy, khi nói đến hao phí lao động sống là nói đến năng suất lao động cá nhân, còn hao phí lao động sống và lao động vật hoá là năng suất lao động xã hội. (Nguồn: Thư viện học liệu mở Việt Nam) Qua đó thấy rằng giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Năng suất lao động cá nhân là tiền đề cho năng suất lao động xã hội. Tuy nhiên giữa năng suất lao động cá nhân và lao động xã hội không phải lúc nào cũng cùng chiều. Nếu giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội tăng đều tăng, đây là mối quan hệ cùng chiều mong muốn vì năng suất lao động cá nhân liên quan đến thu nhập của người lao động, còn năng suất lao động xã hội phản ánh lợi ích của doanh nghiệp. Cả hai đều tăng thì lợi ích hai bên đều tăng. Nếu năng suất lao động cá nhân tăng mà năng suất lao động xã hội không tăng hoặc giảm thì đây là mối quan hệ không mong muốn vì lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động không thống nhất . Trường hợp này xảy ra vì khi cá nhân ngươi lao động vì muốn tăng năng suất lao động nên bỏ qua quy trình công nghệ, lãng phí nguyên vật liệu, sử dụng máy móc không hợp lý, coi nhẹ chất lượng sản phẩm. Do đó muốn quan hệ năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội cùng chiều thì phải thường xuyên nâng cao trách nhiệm đối với doanh nghiệp đối với người lao động, cần phải có biện pháp khuyến khích và kỷ luật nghiêm ngặt, phải gắn lợi ích của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp để người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn nữa và tuân thủ các kỷ luật trong lao động b. Đo lường Năng suất được đo bằng cách lấy đầu ra chia cho yếu tố đầu vào. (Nguồn: ILO)
  20. 12 𝑂𝑢𝑡𝑝𝑢𝑡 Labour Productivity = 𝐼𝑛𝑝𝑢𝑡 Trong nghiên cứu này, với dữ liệu thứ cấp từ Điều tra DNNVV, không thể đo lường được năng suất lao động cá nhân bằng cách lấy tỷ số giữa số lượng sản phẩm hoàn thành với thời gian lao động để hoàn thành số sản phẩm đó. Còn đối với năng suất lao động xã hội tại doanh nghiệp sẽ được đo bằng tỷ lệ tổng giá trị đầu ra là doanh thu và tổng số lao động đầu vào. c. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động Dựa vào định nghĩa về khái niệm về năng suất lao động đã nêu ở mục a, mục này sẽ thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất.  Theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị Marx – Lenin Cách thức sử dụng sức lao động để tác động vào đối tượng lao động bằng công cụ sản xuất. Cách thức tổ chức phục vụ nơi làm việc – nơi tồn tại các yếu tố của sản xuất như đã đề cập ở trên. (xem chi tiết tại Phụ lục 1)  Theo cách tiếp cận của kinh tế học tân cổ điển Với cách tính năng suất lao động trung bình như trên, sẽ là hàm số của K, L có hệ số A đại diện cho năng suất toàn bộ nhân tố (TFP) (dựa trên lý thuyết về hàm sản xuất phổ biến, hàm Cobb-Douglas). Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sẽ là: Ảnh hưởng bởi lao động Ảnh hưởng bởi vốn Ảnh hưởng bởi công nghệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2