intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh – một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm kiểm định lại mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh trong ngành công nghiệp phần cứng. Kiểm tra vai trò chiến lược của hoạt động sáng tạo đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần cứng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh – một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng

  1. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ, HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH – MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN CỨNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ, HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH – MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN CỨNG Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN TP.Hồ Chí Minh - Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. TP.HCM, ngày 25 tháng 12 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt khoá học cũng như hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi xin cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ tôi hoàn thành việc học và làm luận văn. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ba Mẹ, gia đình tôi đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt chặng đường học tập này. TP.HCM, ngày 25 tháng 12 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 3 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ .................................................................. 7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................. 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................. 1 1.1. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................................. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................................... 3 1.5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................................................................. 4 1.6. Tổng quan về ngành công nghiệp phần cứng ............................................................................................... 5 1.6.1 Xu hướng toàn cầu hoá của các doanh nghiệp phần cứng............................................................... 10 1.6.2. Ngành công nghiệp phần cứng tại Mỹ ..................................................................................................... 12 1.6.3. Tình hình hoạt động của ngành công nghiệp phần cứng tại Việt Nam ...................................... 14 1.7. Bố cục của đề tài ................................................................................................................................................ 18 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 21 2.1. Lý thuyết kinh doanh quốc tế ......................................................................................................................... 21 2.2. Lý thuyết về chi phí giao dịch (Transaction Cost Theory) ................................................................... 22 2.3. Lý thuyết về các nguồn lực ............................................................................................................................. 23 2.4. Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế đến hiệu quả kinh doanh ......................................................... 23 2.4.1. Lý thuyết về ba giai đoạn của hoạt động kinh doanh quốc tế ........................................................ 26 2.5. Mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo và hiệu quả kinh doanh ............................................................ 30 2.6. Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế và hiệu quả sáng tạo ................................................................. 31 2.6.1. Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với năng lực sáng tạo .................................. 32 2.6.2. Mối liên hệ giữa kinh doanh quốc tế và khả năng khai thác và ứng dụng các phát minh mới ....................................................................................................................................................................................... 39 2.7. Hiệu quả sáng tạo, kinh doanh quốc tế và hoạt động R&D .................................................................. 43 2.8. Mô hình đề xuất nghiên cứu ........................................................................................................................... 44 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................... 46 3.1. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................................................ 46 3.2. Cơ sở phương pháp luận .................................................................................................................................. 46 3.3. Phương pháp thu thập thông tin..................................................................................................................... 46 3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................................. 47 3.5. Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo............................................................................................. 49 3.5.1. Hiệu quả kinh doanh ....................................................................................................................................... 49 3.5.2. Hiệu quả hoạt động sáng tạo ....................................................................................................................... 54 3.5.3. Mức độ toàn cầu hoá ....................................................................................................................................... 55 3.5.4. Mức độ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) .......................................................................... 59 3.5.5. Sáng tạo x kinh doanh quốc tế..................................................................................................................... 60 3.6. Biến điều tiết........................................................................................................................................................ 60 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 63
  6. 4.1. Kết quả tương quan Pearson ........................................................................................................................... 63 4.2. Kết quả chạy hồi quy ........................................................................................................................................ 63 4.3. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ..................................................................................................................... 71 4.3.1. Biến phụ thuộc ROA ........................................................................................................................................ 71 4.3.2. Biến phụ thuộc ROI.......................................................................................................................................... 72 4.3.3. Biến phụ thuộc SG ............................................................................................................................................ 73 4.3.4. Biến phụ thuộc INO ......................................................................................................................................... 74 4.3.5. Kết luận về mô hình phù hợp ....................................................................................................................... 75 4.4. Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh ....................................... 76 4.5. Mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh ........................................ 83 4.6. Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế với hoạt động sáng tạo ............................................................ 87 4.7. Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo và kết quả hoạt động kinh doanh... 96 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 100 5.1. Kết luận .............................................................................................................................................................. 100 5.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phần cứng ................................... 101 5.3. Giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp phần cứng ............... 102 5.3.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực...................................................................................... 103 5.3.2. Điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................... 104 5.3.3. Đẩy mạnh đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ ................................................................ 105 5.3.4. Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin .......................................................................... 105 5.4. Kiến nghị đối với chính phủ Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp phần cứng ................................................................................................................................................................... 105 5.5. Hạn chế của đề tài và những đề xuất nghiên cứu trong tương lai .................................................... 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 110 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 130 Phụ lục 1: Kết quả các mô hình hồi quy........................................................................................................... 130 Phụ lục 2: Danh sách các công ty tham gia nghiên cứu .............................................................................. 136 Phụ lục 3: Kết quả kiểm định .............................................................................................................................. 138
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1. 1: Doanh thu toàn cầu của ngành công nghiệp phần cứng ................................... 7 Hình 1. 2: Top 10 công ty phần cứng theo doanh thu năm 2013 ....................................... 8 Hình 1. 3: Top 20 công ty trong ngành công nghiệp phần cứng năm 2010....................... 9 Hình 1. 4: Vùng nhân công thuê ngoài của các tập đoàn phần cứng đa quốc gia của Mỹ qua các năm .................................................................................................................... 12 Hình 1. 5: Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 201215 Hình 1. 6: Tổng số lượng các doanh nghiệp thuộc ngành IT tại Việt Nam ..................... 15 Hình 1. 7: Tổng lượng nhân công các doanh nghiệp thuộc ngành IT tại Việt Nam ........ 16 Hình 1. 8: Doanh thu của các chi nhánh tại Việt Nam .................................................... 16 Hình 2.1: Tổng kết nghiên cứu về hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh................................................................................................................ 26 Hình 2. 2: Lý thuyết về ba giai đoạn của hoạt động kinh doanh quốc tế......................... 29 Hình 2. 3: Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với hiệu quả sáng tạo......... 32 Hình 2. 4: Mô hình đề xuất nghiên cứu ........................................................................... 44
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3. 1: Kết quả chạy tương quan Pearson .................................................................. 66 Bảng 3. 2: Kết quả chạy hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là ROA và ROI ................ 67 Bảng 3. 3: Kết quả chạy hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là SG và INO ................... 68
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ROA: Return on Assets ROI: Return on Investments SG: Sales Growth ICT: Information and Communications Technology
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh – Một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng” được thực hiện theo phương pháp định lượng để xác định mối quan hệ giữa hai biến mức độ hoạt động kinh doanh quốc tế và mức độ hoạt động sáng tạo với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tiên tác giả tìm hiểu vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các lý thuyết kinh tế cổ điển về hoạt động toàn cầu hoá, cũng như đặc thù của ngành công nghiệp phần cứng. Sau đó, mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo với hiệu quả kinh doanh cũng được đưa ra xem xét trên quan điểm cho rằng kết quả kinh doanh sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D của doanh nghiệp. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ ba nguồn chủ yếu là COMPUSTAT, Data Stream và Bloomberg, ngoài ra bảng báo cáo tài chính của công ty cũng được sử dụng trong một vài trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, Espacenet và Lexis-Nexis cũng được sử dụng để cung cấp dữ liệu về hiệu quả của hoạt động sáng tạo. Mẫu thu thập trong luận văn là các doanh nghiệp phần cứng Mỹ có hoạt động liên doanh, đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam. Dữ liệu thu thập các số liệu tài chính và các số liệu khác trong giai đoạn 9 năm từ 2006 đến 2014. Trong phạm vi nghiên cứu này, mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu được xây dựng với kỳ vọng sẽ chứng minh được mối quan hệ phi tuyến tính giữa hai biến mức độ kinh doanh quốc tế và mức độ hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh. Dựa vào kết quả của mô hình hồi quy tuyến tính, hoạt động kinh doanh quốc tế được chứng minh là có ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động sáng tạo và hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiêp. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy vai trò điều tiết của hoạt động kinh doanh quốc tế đối với mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh là không tồn tại.
  11. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Ý nghĩa của đề tài Hiện nay, các tổ chức đều thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm đạt được các lợi thế cạnh tranh bền vững (Porter, 1990). Thông thường các hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ tính đến các chi phí bỏ ra và các lợi ích thu được từ đó đưa ra các mức hiệu quả hoạt động khác nhau nếu các chiến lược này không được lên kế hoạch rõ ràng (Hitt et al., 1997). Mối quan hệ chiến lược này giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh hiện đang là một chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh quốc tế theo đuổi. Vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế đối với kết quả hoạt động kinh doanh xuất phát từ những tác động của nó đến chiến lược tăng trưởng, từ đó góp phần gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây lại có những kết luận khác nhau về mối quan hệ chiến lược này. Các công ty trong ngành công nghiệp sản xuất phần cứng (hardware), với tính chất “quốc tế hoá” đặc trưng của nó, tuy nhiên lại ít nhận được sự quan tâm từ các chuyên gia quốc tế. Với đặc trưng là ngành công nghiệp chú trọng đến phát triển sáng tạo, tận dụng những lợi thế khác nhau để hình thành chuỗi giá trị có lợi nhất, hoạt động kinh doanh quốc tế và nâng cao hiệu quả sáng tạo trở thành hai gọng kiềm chủ yếu điều tiết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành (American Education, 2014). Với tốc độ phát triển nhanh chóng của quá trình toàn cầu hoá, các công ty trong ngành công nghiệp phần cứng hiện phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội đến từ quá trình kinh doanh quốc tế hoá với những sự khác biệt đáng kể so với các công ty sản xuất truyền thống khác. Dựa trên ý tưởng đó, tác giả hy vọng sẽ góp phần lấp đầy khe hổng nghiên cứu này bằng việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo và kết quả hoạt động kinh doanh – Một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng” để tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động
  12. 2 kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động sáng tạo của các công ty công nghiệp phần cứng cũng như kiểm định vai trò điều tiết của các nhân tố khác. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu trước đây tập trung vào tìm hiểu hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, những nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế và đưa ra các kết quả nghiên cứu trái ngược nhau. Một vài nghiên cứu gần đây cũng đã đồng ý với nhận định này khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh (Delios & Beamish, 1999; Hitt et al., 1997; Kotabe et al., 2002, Contractor, 2007). Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây dường như không tính đến khả năng xảy ra mối quan hệ tương tác giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với hiệu quả hoạt động sáng tạo cũng như phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu dạng chéo (cross-sectional data). Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là để tránh được những hạn chế vừa nêu, đồng thời đưa ra một cái nhìn chính xác hơn về mối quan hệ giữa các hoạt động kể trên. Cụ thể hơn, thực hiện bài Luận văn này, tác giả hy vọng thực hiện được ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây. Mục tiêu thứ nhất là kiểm định lại mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh trong ngành công nghiệp phần cứng. Mục tiêu thứ hai là kiểm tra vai trò chiến lược của hoạt động sáng tạo đối với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần cứng. Và mục tiêu cuối cùng là kiểm tra mối quan hệ tương tác giữa hai hoạt động hoạt động kinh doanh quốc tế và sáng tạo của các doanh nghiệp này. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung thu thập mẫu là các tập đoàn công nghiệp phần cứng tại Mỹ hiện đang hoặc sắp có kế hoạch hoạt động tại Việt Nam vì bốn đặc trưng cụ thể của các công ty này (sẽ được trình bày cụ thể hơn trong chương 3). Bài nghiên cứu thu thập
  13. 3 được 176 mẫu, sau khi lọc dữ liệu và xử lý dữ liệu sạch, số công ty còn lại trong mẫu là 136 công ty (ở một số mô hình cụ thể, dữ liệu mẫu phân tích sẽ được ghi kèm theo rõ ràng). Bên cạnh đó, luận văn cũng tập trung nghiên cứu một số lý thuyết tổng quan về kinh doanh quốc tế và hoạt động sáng tạo. Việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cũng là một trong các đối tượng nghiên cứu giúp chỉ ra vai trò và mức độ tác động của hai hoạt động chiến lược kể trên. Và cuối cùng, việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty phần cứng tại Việt Nam trong việc thu hút đầu tư FDI cũng như tiến tới phát triển chuỗi hoạt động kinh doanh độc lập cũng là một trong các đối tượng nghiên cứu của bài luận văn này. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn thu thập dữ liệu từ năm 2006 đến năm 2014. Mốc thời gian 9 năm này nhằm giúp tăng độ chính xác cho kết quả nghiên cứu cũng như phản ánh chính xác hơn những tác động của hoạt động R&D và hoạt động kinh doanh quốc tế đối với mức tăng trưởng và sự phát triển bền vững của ngành. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thứ cấp về các chỉ số tài chính và các số liệu khác liên quan đến hoạt động sáng tạo và hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp để đo lường ảnh hưởng qua lại giữa các biến. Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này đã được sử dụng và cho ra nhiều giá trị có ý nghĩa của các nghiên cứu thực nghiệm tương tự trước đây. Các nguồn dữ liệu để thu thập từ các nguồn: Standard & Poor’s COMPUSTAT, DataStream, Bloomberg và các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, Espacenet và Lexis- Nexis cũng được sử dụng để cung cấp dữ liệu về hiệu quả của hoạt động sáng tạo. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính được lựa chọn áp dụng trong luận văn để xác định các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động kinh doanh, mức độ ảnh hưởng của nhân tố cũng được chỉ rõ thông qua hệ số của các nhân tố trong mô hình hồi quy tuyến tính (Hoàng & Chu, 2008).
  14. 4 1.5. Đóng góp của đề tài Trước tiên, luận văn hệ thống lại các lý thuyết về hoạt động kinh doanh quốc tế và những ảnh hưởng của nó đến kết quả hoạt động kinh doanh. Hoạt động sáng tạo với việc xem xét như là một chiến lược phát triển sản phẩm cạnh tranh cũng được đưa vào nghiên cứu để đánh giá vai trò của nó đến kết quả hoạt động toàn doanh nghiệp. Góp phần hoàn thiện khe hổng nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo và hiệu quả kinh doanh, luận văn bổ sung những kết quả nghiên cứu về các hoạt động này cũng như hoàn thiện hệ thống lý thuyết về các hoạt động kinh doanh quốc tế và hoạt động sáng tạo của các tập đoàn đa quốc gia. Kinh doanh quốc tế hiện đang được đánh giá là một chiến lược chủ chốt để phát triển của tất cả các ngành, kết quả nghiên cứu của bài luận văn này hy vọng đóng góp vào sự hiểu biết về ảnh hưởng của chiến lược này đối với sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó, việc phát triển và hoàn thiện hệ thống các lý thuyết mới về vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế như lý thuyết về ba giai đoạn phát triển của hoạt động kinh doanh quốc tế cũng được thực hiện trong nghiên cứu này. Với Việt Nam được xem là điểm đến đầu tư cho các doanh nghiệp trong thời gian sắp đến, luận văn giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của các hoạt động kinh doanh quốc tế đối với hoạt động sáng tạo và hiệu quả kinh doanh, từ đó làm nền tảng xây dựng các chiến lược hợp tác dài hạn sau này với các tập đoàn đa quốc gia nhằm đạt được mục tiêu phát triển ngành ICT dài hạn tại nước ta giai đoạn 2015 – 2020. Để hiểu rõ hơn về các đóng góp thực tiễn của đề tài này cũng như giúp phần phân tích kết quả nghiên cứu được dễ dàng và nhanh chóng hơn, phần tiếp theo của chương sẽ mang lại cái nhìn tổng quan về ngành công nghiệp phần cứng cũng như các đặc thù, đặc trưng của nó mà từ đó hình thành nên những khác biệt trong kết quả nghiên cứu so với các bài nghiên cứu trước đây. Vì thế, thay vì giống với các bài nghiên cứu trước đây về việc giới thiệu tổng quan về ngành công nghiệp phần cứng sẽ được bố trí giới thiệu trong chương 2, trong bài luận văn này, phần giới
  15. 5 thiệu tổng quan về ngành công nghiệp phần cứng sẽ được trình bày ngay trong phần cuối chương một này. 1.6. Tổng quan về ngành công nghiệp phần cứng Là một trong những ngành quan trọng và lớn nhất trên thế giới, ngành công nghiệp phần cứng đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đóng góp vào sự bùng nổ kinh tế, tăng trưởng và phát triển bền vững của các quốc gia công nghiệp trên thế giới, các hoạt động kinh tế thuộc ngành này đã trở thành một bộ phận tích hợp trong hầu hết các ngành kinh tế. Từ xây dựng đến IT và dệt may, từ sản xuất đồ nội thất đến ngân hàng và sinh học, ngành công nghiệp phần cứng có mặt ở khắp mọi nơi (Hardware Marketplace, 2014). Ngành công nghiệp phần cứng có thể được hiểu rộng là ngành kinh doanh cung cấp phương tiện cho sự tăng trưởng, phát triển và hoạt động trơn tru của các khía cạnh khác nhau trong đời sống và xã hội. Một cách hiểu đơn giản dựa trên các sản phẩm và dịch vụ công nghệ khác nhau mà ngành này cung cấp, ngành công nghiệp phần cứng có thể được chia thành 6 ngành, bao gồm: ngành công nghiệp phần cứng xây dựng, ngành cung ứng phần cứng, ngành công nghiệp phần cứng máy tính, ngành công nghiệp công cụ phần cứng, ngành công nghiệp phần cứng điện tử và ngành công nghiệp phần cứng máy móc (American Education, 2014). Ngành công nghiệp phần cứng có một lịch sử phát triển lâu đời. Mặc dù vậy, mức tăng trưởng dài hạn trung bình của ngành này ở vào mức 17% trong giai đoạn 1975 đến 2000 (Hardware Marketplace, 2014). Trong các ngành con được xếp là công nghiệp phần cứng, ngành công nghiệp bán dẫn được xem là ngành phát triển phổ biến nhất. Ngành này bao gồm các công ty cung cấp các trang thiết bị cần thiết để xây dựng các bộ vi xử lý và mạch tích hợp hay các khối xây dựng cơ bản của thiết bị điện tử. Đây được xem là một ngành khá hấp dẫn để đầu tư lâu dài do công nghệ không ngừng được sáng tạo và phát triển. Dẫn chứng cho các điều này như sự phát triển của ngành vi mạch bán dẫn khi kích thướt con chip ngày càng nhỏ với mật độ bán dẫn cao hơn với Intel là một trong các tập đoàn đầu ngành. Sự thay đổi liên tục này giúp tạo ra nhiều cơ hội cho các ngành công nghiệp liên quan ví dụ như các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cho tất cả các
  16. 6 nhà sản xuất chip lớn. Các công ty này cũng ngày càng đạt được sự tin tưởng của khách hàng và không ngừng mở rộng thị trường sản xuất và tiêu dùng ra các phần khác trên thế giới (Hardware Marketplace, 2014). Ngành con thứ hai đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp phần cứng là ngành công nghiệp không dây và thiết bị máy tính. Một số công ty phát triển trong ngành này như Seagate, Dell, Novatel hay GPS Garmin. Ngành thiết bị điện tử là một ngành đang đứng trước nhiều thách thức và khó khăn. Trong ngành có hàng chục các công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau gây ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm cuối cùng trong khi đó chi phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển liên tục khiến ngành này khó đảm bảo mức tỷ suất sinh lợi cao. Bên cạnh đó, với việc tính năng và thiết kế sản phẩm được thay đổi liên tục, vì vậy các sản phẩm mới không ngừng được thay thế với nhau với thiết kế tốt hơn, kích thước nhỏ hơn, hoặc tính năng thiết lập nhiều hơn. Từ đó, một chiến lược cạnh tranh phổ biến trong ngành này là trở thành một nhà lãnh đạo giá thấp. Tập đoàn Dell trong những năm 1990s và đầu những năm 2000 là một ví dụ điển hình cho ví dụ này. Tuy nhiên, mô hình chiến lược cạnh tranh này nhanh chóng bị sao chép từ các đối thủ cạnh tranh từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Trong khi đó, Apple với việc không ngừng tung ra các sản phẩm đặc sắc về thiết kế và tính năng đã nhanh chóng đánh bại đối thủ và trở thành một trong những tập đoàn dẫn đầu của ngành. Tuy nhiên, khó có công ty nào có thể theo đuổi chiến lược này lâu dài (Hardware Marketplace, 2014). Nhóm ngành con thứ ba là nhóm các công ty mạng dữ liệu xây dựng thiết bị cung cấp trang thiết bị để xây dựng mạng lưới và kiểm soát dữ liệu. Một số sản phẩm phổ biến của nhóm ngành này là switch và router. Một số công ty lớn trong ngành như Netgear (NTGR), Foundry Networks (FDRY) trong đó Cisco Systems (CSCO) hiện được xem là một trong những nhà sản xuất lớn nhất. Thực ra, phân khúc này thực sự không khác biệt gì nhiều so với nhóm ngành thiết bị không dây và máy tính. Các sản phẩm thuộc nhóm ngành này đang ngày càng được chuẩn hoá và phát triển rộng rãi vì vậy việc xây dựng khả năng độc quyền trong ngành là hoàn toàn không thể
  17. 7 xãy ra. Điều này có nghĩa rằng sự cạnh tranh chủ yếu trong ngành hầu như xoay quanh vấn đề về giá cả sản xuất và các tính năng thứ cấp. Do đó, chỉ có các nhà cung ứng có chi phí sản xuất thấp mới đủ khả năng nắm giữ lợi thế cạnh tranh trong ngành (Hardware Marketplace, 2014). Từ sự đánh giá tổng quát ban đầu đó, có thể nhìn thấy rằng đối với tất cả các nhóm ngành thuộc ngành công nghiệp phần cứng, việc phát triển các công nghệ mới và tối thiểu hoá chi phí sản xuất được xem là các chiến lược sống còn của các công ty trong ngành. Nắm rõ được điều này, các công ty công nghiệp phần cứng đang ngày càng phổ biến hơn trong việc theo đuổi song song hai hoạt động kinh doanh quốc tế và phát triển hoạt động sáng tạo trong nỗ lực tối đa hoá lợi nhuận và nâng cao tỷ suất sinh lời của công ty. Dựa trên những quan điểm này, bài luận văn hy vọng đưa ra một cái nhìn rõ ràng hơn về vai trò của các chiến lược này đối với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Hình 1. 1: Doanh thu toàn cầu của ngành công nghiệp phần cứng Nguồn: (The Statistics Portal, 2015) Hình 1.1. mô tả doanh thu toàn cầu của ngành công nghiệp phần cứng giai đoạn 2005 – 2016. Trong suốt giai đoạn này, các nhà kinh tế thống kê thấy sự tăng trưởng liên tục qua các năm mặc dù có một sự sụt giảm nhẹ trong năm 2009 được
  18. 8 xem như là kết quả từ những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trong giai đoạn này. Đồng thời, các nhà kinh tế cũng dự đoán trong năm tới, ngành sẽ đạt mức 408 tỷ euro do tận dụng những lợi thế từ các chính sách hợp tác hoá giữa các nước hay gia tăng mức độ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của các công ty trong ngành. Hình 1. 2: Top 10 công ty phần cứng theo doanh thu năm 2013 Xếp hạng Công ty Quốc gia Doanh thu 1 HP Mỹ $127.2 tỷ 2 Apple Mỹ $08.2 tỷ 3 SamSung Hàn Quốc $99.8 tỷ 4 Dell Mỹ $61.5 tỷ 5 Fujitsu Nhật Bản $55.5 tỷ 6 Cisco Systems Mỹ $43.2 tỷ 7 NEC Nhật Bản $38.2 tỷ 8 Ericsson Thuỵ Điển $30.4 tỷ 9 Xerox Mỹ $21.6 tỷ 10 Alcatel-Lucent Pháp $21.4 tỷ Nguồn: Yahoo Finance, 2013 Trong danh sách này, có đến 5/10 công ty thuộc top là các công ty của Mỹ. Điều này có thể khẳng định một điều Mỹ vẫn luôn là một thị trường tiềm năng của cho sự ra đời và phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phần cứng. Bên cạnh đó, việc các công ty này không ngừng sáng tạo và thực hiện các cải tiến cho sản phẩm cũng như luôn tìm kiếm và phát triển các thị trường tài năng đã trở thành một trong các chiến lược cơ bản giúp các công ty này trụ vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt toàn cầu hiện nay. Để có thể thấy rõ được tính cạnh tranh khốc liệt của ngành này hiện nay ta có thể so sánh danh sách 10 công ty này với danh sách được thiết lập trong khoảng 3 năm trước đó, vào giai đoạn 2010 có thể thấy rõ sự thay đổi về cấp bậc xếp hạng của các công ty trong ngành này.
  19. 9 Hình 1. 3: Top 20 công ty trong ngành công nghiệp phần cứng năm 2010 Nguồn: Yahoo Finance, 2010. Dựa vào hình 1.3 có thể nhận ra rõ ràng rằng HP đã vươn lên vị trí dẫn đầu vào năm 2013 sau khi bị SamSung chiếm giữ vào năm 2010. Trong khi đó, Apple với sự chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng của các sản phẩm công nghệ mới như Iphone, Ipad hay MacBook thế hệ mới đã vươn lên vị trí thứ hai trong danh sách này vào năm 2013. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa hai danh sách kể trên còn là về lĩnh vực
  20. 10 hoạt động thuần tuý của các tập đoàn. Có thể thấy rõ ràng rằng, các công ty phần cứng hiện nay đang dần thực hiện việc tích hợp quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh khác, bên ngoài lĩnh vực phần cứng vốn là điểm mạnh của công ty trong thời gian trước đó. Tại ngành này, việc phát triển sản phẩm mới với tốc độ tên lửa luôn là một yêu cầu bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đứng đầu thị trường. Và nếu một công ty thất bại, chúng sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu săn đuổi của các công ty lớn hơn nhằm tạo ra một hãng kinh doanh mới. Hầu hết các tập đoàn lớn trong ngành này đều thực hiện hoạt động thương mại hoá. Doanh thu quốc tế thông thường chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp và các thị trường như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và các vùng châu Á khác đang là điểm nóng cho hoạt động sản xuất và thiết kế thiết bị phần cứng máy tính (The Editors, 2012). 1.6.1 Xu hướng toàn cầu hoá của các doanh nghiệp phần cứng Hiện nay, toàn cầu hoá trở thành một xu hướng chung cho các doanh nghiệp trong tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành ứng dụng công nghệ cao. Việc tìm kiếm và mở rộng thị trường trở thành một chiến lược chủ chốt cho các doanh nghiệp vì mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các tập đoàn không chỉ bị giới hạn trong một vùng lãnh thổ mà mở rộng ra sang các nước lân cận, thậm chí là toàn thế giới. Đối với ngành công nghiệp phần cứng, tập trung đầu tư phát triển sản phẩm và thị trường trở thành hai gọng kiềm quan trọng cho việc gia tăng lợi thế cạnh tranh của tổ chức hiện nay. Bên cạnh việc đầu tư vốn và các nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tạo, các doanh nghiệp cũng đang có chiến lược mở rộng thị trường, thâm nhập vào các thị trường mới nổi, nhằm mục đích nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.Nhằm cải thiện sức mạnh một cách nhanh chóng hơn, các công ty phần cứng đang xây dựng chiến lược mở rộng thị trường quốc tế, và liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các phương tiện khác nhau để thúc đẩy sự hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh (Junwei Hardware, 2013). Các tập đoàn đa quốc gia trong ngành tại các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và các thị trường truyền thống khác đang tìm kiếm đầu tư mạnh mẽ tại các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1