intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm trên TTCK Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài luận văn có 2 mục tiêu nghiên cứu như sau: Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam; nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần của vốn luân chuyển (kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân) và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm trên TTCK Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- TRẦN THỊ BÍCH VÂN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM TRÊN TTCK VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- TRẦN THỊ BÍCH VÂN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM TRÊN TTCK VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HDKH: TS. NGUYỄN VĂN LƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM TRÊN TTCK VIỆT NAM ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 TRẦN THỊ BÍCH VÂN Học viên cao học khóa 18 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Lƣơng đã hƣớng dẫn rất tận tình, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cũng nhƣ động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả các thầy cô vì những kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm từ những bài giảng mà các thầy cô đã truyền đạt trong quá trình học tập tại trƣờng Đại học Kinh tế TPHCM. Tác giả Trần Thị Bích Vân
  5. i MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục ............................................................................................................................i Danh mục các ký hiệu – Chữ viết tắt ............................................................................ iii Danh mục bảng biểu ....................................................................................................... iv Danh mục hình vẽ ............................................................................................................ v Tóm tắt ............................................................................................................................. 1 1. GIỚI THIỆU ..............................................................................................................2 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ...........5 2.1. Cơ sở lý thuyết mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển & tỷ suất sinh lợi .......5 2.1.1 Quản trị các khoản phải thu và lợi nhuận ........................................................... 6 2.1.2. Quản trị hàng tồn kho và lợi nhuận: ..................................................................6 2.1.3. Quản trị các khoản phải trả và lợi nhuận ........................................................... 7 2.1.3. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận ........................................................ 7 2.2. Những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn luận chuyển và tỷ suất sinh lợi. .................................................................................................................8 2.2.1. Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. ...................................................9 2.2.2. Những nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ................................................12 2.3 Kết luận................................................................................................................... 17 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................18 3.1 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................18 3.2 Định nghĩa các biến .................................................................................................18 3.3 Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................................. 21 3.4 Phƣơng pháp và mô hình nghiên cứu ......................................................................22 3.5 Kết luận.................................................................................................................... 23 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................... 24 4.1 Thống kê mô tả ........................................................................................................24 4.2 Ma trận tƣơng quan pearson .................................................................................... 25 4.3 Kết quả hồi quy OLS ............................................................................................... 29
  6. ii 4.3.1 Mô hình 1 : Mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân ACP và tỷ suất sinh lời của công ty ROA. ......................................................................................................30 4.3.2 Mô hình 2 : Mối quan hệ giữa kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân ICP và tỷ suất sinh lời ROA ..................................................................................................31 4.3.3 Mô hình 3 : Mối quan hệ giữa kỳ thanh toán bình quân APP và tỷ suất sinh lời ROA. .......................................................................................................................... 32 4.3.4 Mô hình 4 : Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt CCC và tỷ suất sinh lời ROA . ............................................................................................................33 4.4 Các kiểm định thống kê ........................................................................................... 34 4.4.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình .................................................................34 4.4.2 Kiểm định vấn đề đa cộng tuyến ......................................................................34 4.4.3 Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan ............................................................... 35 4.5 Kết luận.................................................................................................................... 36 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................................... 36 5.1. Kết luận................................................................................................................... 36 5.2. Đề xuất .................................................................................................................... 37 5.2.1 Xuất phát từ mối quan hệ nghịch chiều giữa ACP và ROA ............................. 37 5.2.2 Xuất phát từ mối quan hệ nghịch chiều giữa ICP và ROA .............................. 39 5.2.3 Xuất phát từ mối quan hệ thuận chiều giữa APP và ROA ............................... 39 5.2.4 Xuất phát từ mối quan hệ nghịch chiều giữa CCC và ROA ............................ 40 5.3. Hạn chế và định hƣớng trong tƣơng lai ..................................................................41 5.4 Kết luận................................................................................................................... 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................42 PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .............................................44 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT .........................................50 PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ ...............................................................................51 PHỤ LỤC 4: MA TRẬN TƢƠNG QUAN PEARSON ................................................52 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH 1 ........................................................ 53 PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH 2 ........................................................ 56 PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH 3 ........................................................ 59 PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH 4 ........................................................ 61
  7. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng anh Tiếng việt ROA Return on total assets ratio Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ACP Accounts collection period Kỳ thu tiền bình quân ICP Inventory conversion cycle Kỳ luân chuyển hàng tồn kho APP Average Payment period Kỳ thanh toán bình quân CCC Cash conversion cycle Chu kỳ luân chuyển tiền mặt SIZE Size Qui mô công ty BEDT Debt ratio Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản SGROW Sales growth Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số TTCK Stock exchange Thị trƣờng chứng khoán
  8. iv DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc đây ............................................................... 13 Bảng 3.1: Tóm tắt các biến đƣợc sử dụng trong mô hình .............................................19 Bảng 3.2: Tóm tắt chiều hƣớng tác động của biện độc lập lên biến phụ thuộc ...........22 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong toàn bộ mẫu khảo sát...................................24 Bảng 4.2: Ma trận tƣơng quan Pearson các biến trong mô hình ...................................26 Bảng 4.3: Tóm tắt kết quả hồi quy mối quan hệ nhân quả giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lời. ............................................................................................ 29
  9. v DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 2.1 : Chu kỳ luân chuyển tiền mặt và chu kỳ kinh doanh ......................................5 Hình 2.2: Ảnh hƣởng về việc dự trữ hàng tồn kho đến lợi nhuận doanh nghiệp ............7
  10. 1 TÓM TẮT Mục đích của bài luận là nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi. Mẫu nghiên cứu bao gồm 30 công ty ngành thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2011. Để kiểm định giả thuyết, tác giả sử dụng phân tích tƣơng quan và phƣơng pháp hồi quy đa biến. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt-CCC và ba thành phần của nó ( kỳ thu tiền bình quân- ACP, kỳ luân chuyển hàng tồn kho-ICP và kỳ thanh toán bình quân-APP) là các biến độc lập đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển. Biến phụ thuộc ROA đƣợc sử dụng để đo lƣờng tỷ suất sinh lợi của công ty. Ngoài ra, tác giả còn đƣa vào trong mô hình hồi quy 03 biến kiểm soát đó là quy mô-SIZE, tỷ lệ nợ- DEBT và tăng trƣởng doanh thu-SGROW. Kết quả cho thấy tồn tại mối tƣơng quan nghịch, có ý nghĩa thống kê giữa CCC, ACP, ICP và ROA. Ngƣợc lại, ROA và APP có mối tƣơng quan thuận và có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy hiện ROA tƣơng quan nghịch với SIZE, DEBT và tƣơng quan thuận với SGROW. Kết quả hồi quy đã xác nhận sự tồn tại của một mối quan hệ đáng kể giữa việc quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của công ty thực phẩm.Cụ thể, quản trị vốn luân chuyển hiệu quả (CCC đƣợc rút ngắn) sẽ góp phần làm gia tăng lợi nhuận của công ty và từ đó tối đa hoá giá trị cho các cổ đông. Tóm lại, bài nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam, đóng góp thêm vào kết quả nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi. Do đó, các nhà quản trị có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty bằng cách quản trị chu kỳ luân chuyển tiền mặt ở mức phù hợp và đảm bảo các thành phần của nó đƣợc duy trì ở mức tối ƣu nhất.
  11. 2 1. GIỚI THIỆU Lý thuyết tài chính doanh nghiệp truyền thống thƣờng chú trọng đến việc nghiên cứu những quyết định tài chính dài hạn, cụ thể là quyết định đầu tƣ, cấu trúc vốn, cổ tức hay định giá công ty. Tuy nhiên, việc quản trị vốn luân chuyển cũng đóng vai trò rất quan trọng và ngày càng thu hút mối quan tâm của các nhà quản lý tài chính trên thế giới (Lyroudi and Lazaridis, 2000) vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến tỷ suất sinh lợi và khả năng thanh toán của doanh nghiệp (Appuhami, 2008; Christopher và Kamalavalli, 2009; Dash và Ravipati, 2009; Deloof, 2003; Eljelly, 2004; Raheman và Nasr, 2007). Các tập đoàn lớn trên thế giới ( Dell, Wal- Mart, …) đã tuyên bố rằng hoạt động quản trị hiệu quả vốn luân chuyển là một trong những nguồn lực chủ yếu để tạo lợi thế cạnh tranh thƣơng mại của họ (Ruback, 2003) “Vốn luân chuyển” đƣợc dịch từ thuật ngữ tiếng anh “Working capital”, trong một số tài liệu thì “working capital” còn đƣợc dịch là “vốn lƣu động” tùy vào mục đích của nhà phân tích .Tác giả sử dụng thuật ngữ “Vốn luân chuyển” để dịch cho thuật ngữ tiếng Anh “Working capital” xuyên suốt bài luận văn này. Vốn luân chuyển đƣợc định nghĩa bằng chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Quản trị vốn luân chuyển liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh và tài trợ ngắn hạn của công ty, những hoạt động ngắn hạn này liên quan đến việc trả tiền mua nguyên vật liệu thô, sản xuất, bán sản phẩm và thu tiền từ việc bán sản phẩm đó. Một nguyên tắc của quản trị vốn luân chuyển là thu tiền càng nhanh càng tốt, trì hoãn các khoản phải trả càng lâu càng tốt và duy trì hàng tồn kho ở mức hợp lý. Nguyên tắc này dựa trên khái niệm chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC-Cash conversion cycle) của tác giả Richards và Laughlin (1980). Chu kỳ luân chuyển tiền mặt của một công ty đƣợc định nghĩa là khoảng thời gian từ khi trả tiền mua nguyên vật liệu thô đến khi thu tiền bán thành phẩm hay chu kỳ luân chuyển tiền mặt đƣợc tính bằng cách cộng kỳ thu tiền bình quân với kỳ luân chuyển hàng tồn kho trừ cho kỳ thu tiền bình quân. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt là công cụ cơ bản đƣợc sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả quản trị vốn luân chuyển (Richards and Laughlin, 1980). Do đó, bằng cách giảm thời gian tiền mặt bị ứ đọng trong vốn luân chuyển, công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt có thể đƣợc rút ngắn bằng cách giảm thời gian
  12. 3 luân chuyển hàng tồn kho qua việc xử lý và bán hàng hóa nhanh hơn hoặc bằng cách giảm thời gian thu tiền khách hàng qua việc tăng tốc thu nợ hoặc bằng cách kéo dài thời gian thanh toán qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp. Mặt khác, việc rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt cũng có thể gây thiệt hại cho công ty, làm giảm tỷ suất sinh lợi. Khi giảm thời gian luân chuyển hàng tồn kho, công ty phải tính toán kỹ càng, tránh tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho, điều đó có thể làm cho khách hàng chuyển sang mua sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Khi giảm thời gian thu tiền, công ty có thể sẽ bị mất các khách hàng tín dụng tốt và khi kéo dài thời gian trả nợ cho nhà cung cấp, công ty không chỉ bị mất đi các khoản chiết khấu thanh toán mà còn có thể gây tổn hại đến uy tín của chính công ty. Việc rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt có tác động hai chiều đến lợi nhuận doanh nghiệp. Do vậy, quản trị vốn luân chuyển hiệu quả liên quan đến việc quản trị chu kỳ luân chuyển tiền mặt và các thành phần của nó ( kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thanh toán bình quân) ở mức thích hợp nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp và tối đa hóa giá trị cho các cổ đông (Lazaridis và Tryfonidis, 2006). Quản trị vốn luân chuyển không đầy đủ dẫn đến các công ty đối mặt với phá sản. Mặt khác, quá nhiều vốn luân chuyển sẽ gây ra lãng tiền mặt và cuối cùng là giảm lợi nhuận (Chakraborty, 2008). Hơn nữa, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đang có chiều hƣớng lan rộng, chính sách tín dụng thắc chặt, khách hàng thực hiện chính sách thắt lƣng buộc bụng, còn nhà cung cấp thì không còn chấp nhận các khoản thanh toán trễ hẹn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu hƣớng co cụm, giảm công suất, thu hẹp quy mô hay phá sản do thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế gặp khó khăn, lạm phát tăng dẫn tới chi phí đầu vào tăng cao, lãi suất ngân hàng cao ngất ngƣỡng… , nhƣng nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do chiến lƣợc đầu tƣ, khả năng quản trị, đặc biệt là quản trị chi phí và dòng tiền hiệu quả cũng là bài toán khó với rất nhiều doanh. Nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với tình trạng thiếu tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, nợ phải thu và hàng tồn kho bị tồn đọng, áp lực từ các khoản thanh toán đến hạn của các nhà cung cấp. Do đó, công tác quản trị vốn luân chuyển càng trở nên quan trọng trong chiến lƣợc quản trị tài chính doanh nghiệp
  13. 4 nhằm tối đa hóa giá trị cổ đông. Hơn nữa, ngành công nghiệp thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể sản lƣợng đầu ra ngành công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đồng thời cũng là khu vực thu hút rất nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong những năm gần đây. Ngoài ra, đây còn là lĩnh vực sản xuất rất nhạy cảm với biến động giá cả và tình hình kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành công nghiệp thực phẩm trên TTCK Việt Nam ”. Bài luận văn có 02 (hai) mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau: 1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam 2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần của vốn luân chuyển ( kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân) và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam Các phần tiếp theo của luận văn sẽ đƣợc trình bày theo cấu trúc nhƣ sau: 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Kết quả nghiên cứu 5. Kết luận, kiến nghị
  14. 5 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển & tỷ suất sinh lợi Theo nhƣ trong phần giới thiệu đã đề cập, quản trị vốn luân chuyển liên quan đến việc quản trị các thành phần của chu kỳ luân chuyển tiền mặt vì chu kỳ luân chuyển tiền mặt đƣợc sử dụng để đo lƣờng hiệu quả quản trị vốn luân chuyển (Mussawi, Laplaute và các Kieschnick, 2006). Chu kỳ luân chuyển tiền mặt đƣợc tính toán theo công thức nhƣ sau: CCC = ACP + ICP – APP Trong đó: CCC: Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (ngày) ACP: Kỳ thu tiền bình quân (ngày) ICP: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ngày) APP: Kỳ thanh toán bình quân (ngày) Mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và chu kỳ kinh doanh đƣợc diễn tả trong sơ đồ sau đây: Hình 2.1 : Chu kỳ luân chuyển tiền mặt và chu kỳ kinh doanh Nhƣ vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận là nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và các thành phần của nó với lợi nhuận.
  15. 6 2.1.1 Quản trị các khoản phải thu và lợi nhuận Các khoản phải thu là việc cấp các khoản tín dụng cho khách hàng. Kiểm soát các khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hoá thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hoá quá nhiều hoặc mở rộng chính sách tín dụng cho khách hàng thì sẽ làm tăng chi phí cho khoản phải thu và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi đƣợc nợ cũng gia tăng. Chính sách bán chịu ảnh hƣởng trực tiếp đến việc quản trị các khoản phải thu. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích đƣợc nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhƣng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu và phát sinh chi phí đi kèm nên các nhà quản trị cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này. 2.1.2. Quản trị hàng tồn kho và lợi nhuận: Tồn kho hình thành mối liên hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một công ty sản xuất phải duy trì tồn kho dƣới những hình thức nhƣ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Tác động tích cực của việc duy trì tồn kho là giúp cho công ty chủ động hơn trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm, điều đó giúp công ty đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh tránh nguy cơ mất khách hang và ngƣng sản xuất. Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có mặt trái của nó là làm phát sinh chi phí liên quan đến tồn kho bao gồm chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơi hội do đầu tƣ vào hàng tồn kho. Tiền bị ứ đọng trong hàng tồn kho không sinh lãi trong khi chi phí tích trữ và bảo hiểm phải thanh toán chƣa kể đến rủi ro hàng hóa bị hƣ hỏng hoặc lỗi thời. Do đó, các nhà quản lý sản xuất phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí cho việc trữ hàng tồn kho vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Sau đây là sơ đồ tóm tắt về ảnh hƣởng của việc dự trữ hàng tồn kho đến lợi nhuân doanh nghiệp.
  16. 7 (Nguồn : http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=3020) Hình 2.2: Ảnh hưởng về việc dự trữ hàng tồn kho đến lợi nhuận doanh nghiệp 2.1.3. Quản trị các khoản phải trả và lợi nhuận Các khoản phải trả là khoản tiền doanh nghiệp chiếm dụng của nhà cung cấp, đây là nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp ít tốn kém chi phí sử dụng vốn. Quản trị các khoản phải trả liên quan đến khả năng thƣơng thảo hợp đồng về những điều khoản thanh toán với nhà cung cấp. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ uy tín công ty, quy mô, trị giá hợp đồng, ….. Kéo dài thời gian thanh toán sẽ làm giảm áp lực cho dòng tiền hoạt động, từ đó giảm chi phí sử dụng vốn, làm tăng lợi nhuận công ty. Tuy nhiên, các nhà quản lý nên cẩn thận khi kéo dài thời gian thanh toán này vì có thể gây tổn hại đến uy tín và tỷ suất sinh lợi của công ty trong dài hạn. 2.1.3. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận Theo quan điểm truyền thống về mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận của công ty thì, trong trƣờng hợp các yếu tố khác không đổi, một chu kỳ luân chuyển tiền mặt dài hơn sẽ làm tổn hại đến tỷ suất sinh lợi của công ty. Việc rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty bởi vì nó cải thiện hiệu quả của việc sử dụng vốn luân chuyển. Do đó, bằng cách giảm thời gian tiền mặt bị ứ đọng trong vốn luân chuyển, công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn. Chu
  17. 8 kỳ luân chuyển tiền mặt có thể đƣợc rút ngắn bằng cách giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho qua việc xử lý và bán hàng hóa nhanh hơn hoặc bằng cách giảm thời gian thu tiền khách hàng qua việc tăng tốc thu nợ hoặc bằng cách kéo dài thời gian thanh toán qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp. Bất kỳ sự tăng hay giảm các thành phần của vốn luân chuyển đều có tác động tƣơng ứng đến lợi nhuận của công ty. Giữ một sự cân bằng tối ƣu giữa mỗi thành phần vốn luân chuyển là mục tiêu chính của quản trị vốn luân chuyển. Lamberson (1995) chỉ ra rằng hầu hết thời gian và nỗ lực quản lý tài chính đƣợc sử dụng trong việc xác định mức độ chƣa tối ƣu của tài sản ngắn hạn và nợ phải trả và mang chúng đến mức tối ƣu. Một mức độ tối ƣu của vốn luân chuyển là một sự cân bằng giữa rủi ro và hiệu quả. Nó yêu cầu giám sát liên tục để duy trì mức độ tối ƣu của các thành phần khác nhau của vốn luân chuyển, chẳng hạn nhƣ các khoản phải thu tiền mặt, hàng tồn kho và các khoản phải nộp (Afza và Nazir, 2009). Cách thức mà vốn luân chuyển đƣợc quản lý có thể tác động đáng kể lên cả khả năng thanh khoản và sinh lợi của công ty (Deloof, 2003). Các quyết định theo hƣớng tối đa hóa tỷ suất sinh lợi sẽ làm tối thiểu hóa khả năng thanh khoản tƣơng xứng. Ngƣợc lại, tập trung hoàn toàn vào thanh khoản sẽ tạo xu hƣớng làm giảm tỷ suất sinh lợi tiềm năng của công ty. Tóm lại, quản trị vốn luân chuyển đóng một vai trò quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, nó có thể tác động đến sự thành công hay thất bại của công ty trong kinh doanh bởi vì quản trị vốn luân chuyển ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty. Vì thế, chúng ta cần nghiên cứu sự ảnh hƣởng của từng thành phần của vốn luân chuyển đến lợi nhuận của doanh nghiệp để từ đó có cách xử lý thích hợp nhằm duy trì các thành phần của nó ở mức độ tối ƣu. 2.2. Những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn luận chuyển và tỷ suất sinh lợi. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt đƣợc sử dụng để đo lƣờng hiệu quả quản trị vốn luân chuyển (Mussawi, Laplaute và Kieschnick, 2006). Do đó, hầu hết các bài nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển đều thực hiện thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận. Trên thế giới, có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này, nhƣng ở Việt Nam, thì
  18. 9 rất hạn chế, tác giả chỉ tìm thấy có hai (02) bài nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận. 2.2.1. Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới. Tác giả tìm thấy rất nhiều bài nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận. Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đƣợc trình bày tóm tắc nhƣ sau:  Đầu tiên là nhóm tác giả Lazardidis và Tryfonidis (2006) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận và quản trị vốn luân chuyển của 131 công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Athens ASE(Athens Stock Exchange) trong giai đoạn 2001- 2004. Trong đó, lợi nhuận hoạt động thuần (GROSS PR-Gross operating profitability) là biến phụ thuộc, đƣợc sử dụng để đo lƣờng lợi nhuận của công ty và chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC-Cash conversion cycle) và các thành phần của nó ( Kỳ thu tiền bình quân – A/R, kỳ luân chuyển hàng tồn kho - INV, kỳ thanh toán bình quân – A/P) là các biến độc lập, đƣợc dùng để đo lƣờng việc quản trị vốn luân chuyển. Ngoài ra, tác giả còn đƣa vào mô hình 03 biến kiểm soát đó là tỷ lệ nợ (FIN DEBT), quy mô doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng bằng logarit tự nhiên của doanh thu (LNSALES) và tỷ lệ đầu tƣ tài chính dài hạn (FIXED FA). Biến giả ngành công nghiệp cũng đƣợc tác giả đƣa vào mô hình. Kết quả ở phụ lục 1.1 cho thấy mối quan hệ nghịch chiều có ý nghĩa thống kê giữa lợi nhuận hoạt động thuần và chu kỳ luân chuyển tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân và ngƣợc lại, kỳ thanh toán bình quân lại có mối quan hệ thuận chiều với lợi nhuận. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho thể hiện mối quan hệ nghịch chiều, nhƣng không có ý nghĩa thống kê (sign > 0.05) . Nghĩa là, việc rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt, giảm số ngày thu tiền khách hàng sẽ làm tăng lợi nhuận hoạt động doanh nghiệp và kéo dài thời gian thanh toán cho các hóa đơn để tận dụng thời hạn cấp tín dụng từ các nhà cung cấp sẽ cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả còn phát hiện thêm rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn thì lợi nhuận hoạt động cao. Tóm lại, các nhà quản trị có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty bằng cách quản trị chu kỳ luân chuyển tiền mặt ở mức phù hợp và đảm bảo duy trì các thành phần của nó ở mức tối ƣu nhất.
  19. 10  Trong bài nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận nhóm tác giả Raheman & Nasr (2007), nhóm tác giả này khảo sát 94 công ty đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Karachi (KSE), Pakistan trong vòng 6 năm (1999-2004). Tác giả nghiên cứu ảnh hƣởng của các biến quản trị vốn luân chuyển gồm kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán bình quân, chu kỳ luân chuyển tiền mặt và các hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn tác động lên lợi nhuận hoạt động thuần (NOP- Net operating profitability) của các doanh nghiệp Pakistan. Biến tỷ lệ nợ, quy mô công ty ( đo lƣờng bằng logarit tự nhiên của doanh số) và tỷ lệ tài sản dài hạn đƣợc sử dụng làm biến kiểm soát trong mô hình. Hồi quy đa biến và mối tƣơng quan Pearson đƣợc tác nhóm tác giả này sử dụng trong phân tích. Kết quả phụ lục 1.2 cho thấy có mối quan hệ tƣơng quan nghịch chiều giữa các biến của quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận công ty. Cụ thể, khi chu kỳ luân chuyển tiền mặt càng dài sẽ dẫn đến làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và các nhà quản trị có thể gia tăng giá trị cho cổ đông bằng cách giảm chu kỳ luân chuyển tiền mặt ở mức tối ƣu nhất. Kết quả cũng cho thấy có mối tƣơng quan mạnh, nghịch chiều giữa khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lợi và tƣơng quan thuận chiều giữa quy mô và lợi nhuận. Nghĩa là các công ty có quy mô càng lớn thì tỷ suất sinh lợi càng cao.  Trong bài nghiên cứu của tác giả Hassanpoor (2007) về mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận doanh nghiệp, tác giả tiến hành khảo sát mẫu thống kê bao gồm 101 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran, Iran (TSE) trong giai đoạn 2004-2008. Hồi quy đa biến và mối tƣơng quan Pearson đƣợc sử dụng để kiểm tra giả thuyết. Các biến phụ thuộc, biến độc lập, biến kiểm soát và biến giả ngành công nghiệp đƣợc sử dụng trong mô hình hoàn toàn giống với nhóm tác giả Lazardidis và Tryfonidis (2006). Những phát hiện cho thấy có ý nghĩa thống kê tồn tại mối quan hệ nghịch chiều giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt, kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân và lợi nhuận doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa số ngày hàng tồn kho và lợi nhuận là không đƣợc xác nhận. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy sự tồn tại của một mối quan hệ đáng kể giữa lợi nhuận và quản trị vốn luân chuyển của doanh nghiệp.
  20. 11  Hasan (2011) đã chỉ ra bằng chứng thực nghiệm về ảnh hƣởng của quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận của các công ty trên thị trƣờng chứng khoán Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Mẫu nghiên cứu gồm 105 công ty thuộc 5 ngành nghề khác nhau trong giai đoạn 2005-2009 tạo thành 525 quan sát. Công tác quản trị vốn luân chuyển là một trong những yếu tố quyết định quan trọng của giá trị của các công ty vì nó ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời. Mục đích chính của bài viết này là để làm sáng tỏ mối quan hệ thực nghiệm giữa hiệu quả quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận doanh nghiệp. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt và ba thành phần của nó ( kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thanh toán bình quân) đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả của quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đƣợc sử dụng đại diện cho lợi nhuận doanh nghiệp. Tác giả xây dựng bốn mô hình chi tiết nhƣ sau: Trong đó :  ROA = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản  Ar = 365/ vòng quay khoản phải thu  Inv = 365/ vòng quay hàng tồn kho  Ap = 365/ vòng quay khoản phải trả  CCC = Kỳ thu tiền bình quân +Kỳ luân chuyển hàng tồn kho–Kỳ thanh toán bình quân  Size = LN(Tổng tài sản)  Debt = Tổng nợ / Tổng tài sản  Sgrow = (Doanh thu năm t – doanh thu năm t-1)/ Doanh thu năm t-1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2