intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trọng tâm của bài nghiên cứu này là phân tích mối tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của nguồn vốn bằng cách sử dụng dữ liệu của các công ty cổ phần niêm yết trên sàn Hose. Chính sách tài trợ được đo lường thông qua cấu trúc vốn và cấu trúc sở hữu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ------------ NGUYỄN THÀNH CHUNG NGHIÊN CỨU SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI TRỢ VÀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ------oOo------ NGUYỄN THÀNH CHUNG NGHIÊN CỨU SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI TRỢ VÀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng…… năm 2013 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thành Chung Khóa: K19 2. Mã ngành: 60340201 3. Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh 4. Họ tên Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa 5. Nhận xét: (Kết cấu luận văn, phương pháp nghiên cứu, những nội dung (đóng góp) của bài luận văn, thái độ làm việc của học viên). ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ 6. Kết luận: 7. Đánh giá: (điểm / 10).
  4. LỜI CẢM ƠN  Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt Quý Thầy Cô Khoa Tài chính Doanh nghiệp, đã hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian theo học tại trường. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Người hướng dẫn khoa học, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, về những ý kiến đóng góp và những chỉ dẫn có giá trị giúp tác giả hoàn thành bài luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã hết lòng ủng hộ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 Học viên Nguyễn Thành Chung
  5. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự giúp đỡ của Cô hướng dẫn và những người mà tác giả đã cảm ơn. Số liệu thống kê được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào có tới thời điểm hiện nay. Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả Nguyễn Thành Chung
  6. Danh mục bảng: Danh mục bảng: Trang Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ......................... 15 Bảng 3.1: Biến phụ thuộc ............................................................................... 20 Bảng 3.2: Biến độc lập ................................................................................... 21 Bảng 3.3: Biến kiểm soát ............................................................................... 22 Bảng 3.4: Chính sách tài trợ các doanh nghiệp ....................................... 23 - 24 Bảng 3.5: Kết quả tính toán các biến độc lập................................................. 25 Bảng 4.1: Ma trận hệ số tương quan .............................................................. 28 Bảng 4.2: Kết quả hồi quy theo REM và FEM với mô hình 01 .................... 30 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy theo REM và FEM với mô hình 02 .................... 31 Bảng 4.4: Kiểm định Hausman cho mô hình 01 ............................................ 32 Bảng 4.5: Kết quả Hausman cho mô hình 02 ................................................ 32 Bảng 4.6: Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................... 33 Bảng 4.7: Khắc phục mô hình 01 ................................................................... 36 Bảng 4.8: Khắc phục mô hình 02 ................................................................... 39
  7. Danh mục phụ lục: Phụ lục 1: Hồi quy đa biến mô hình 01 – REM Phụ lục 2: Hồi quy đa biến mô hình 01 – FEM Phụ lục 3: Hồi quy đa biến mô hình 02 – REM Phụ lục 4: Hồi quy đa biến mô hình 02 – FEM Phụ lục 5: Danh sách các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM Danh mục viết tắt Asset Turnover Tỷ lệ doanh thu trên Tổng tài sản BOARD Số lượng thành viên Hội đồng quản trị Board size Tổng số thành viên hội đồng quản trị Board remuneration Tổng thù lao cho tất cả các thành viên hội đồng quản trị Capital Biến liên quan đến cấu trúc vốn CEO-chair duality Là biến được mã hóa, là 1 nếu Giám đốc điều hành cũng là chủ tịch hội đồng quản trị, ngược lại là 0 Compensation Chi phí lương Control Biến kiểm soát CONC Tỷ lệ sở hữu của thành viên Hội đồng quản trị DID Cổ tức mỗi cổ phiếu chia giá cổ phiếu
  8. Director ownership Quyền sở hữu cổ phần của các giám đốc (không bao gồm cổ phiếu thưởng ưu đãi) DUM Biến giả ngành External mornitory Biến liên quan đến chi phí giám sát bên ngoài là các ngân hàng Executive option use là 1 nếu các giám đốc điều hành đưa ra những kế hoạch nổi bật khi kết thúc năm tài chính, ngược lại là 0 External ownership Quyền sở hữu cổ phần của các cá nhân không phải là tổ chức hay các giám đốc vượt quá 5% vốn chủ sở hữu FEM Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effects models) Firm size Tổng doanh thu hàng năm LEVERAGE Đòn cân nợ (Tổng nợ trên tổng tài sản) OETS Tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu OLS Bình phương tuyến tính nhỏ nhất (Ordinary Least Squares) Ownership Biến cấu trúc sở hữu Independence Số lượng các giám đốc độc lập chia cho tổng số giám đốc trong hội đồng quản trị Institutional ownership Quyền sở hữu cổ phần của các tổ chức giới hạn trong khoảng 20 cổ đông là các tổ chức
  9. REM Mô hình ảnh hưởng cố định (Random effects models) ROE Tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu SIZE Quy mô công ty (Tổng doanh thu)
  10. Mục lục Trang TÓM TẮT ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU LUẬN VĂN 1. Giới thiệu ............................................................................................... 2 1.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 3 1.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4 1.3 Ý nghĩa nghiên cứu................................................................................ 4 1.4 Bố cục của bài luận văn ......................................................................... 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .................................................... 6 2.1. Mức độ sở hữu nhà quản trị và chi phí đại diện .................................... 6 2.2. Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu và chi phí đại diện ........................... 8 2.3. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị (Board) và chi phí đại diện ..... 9 2.4. Đòn cân nợ và chi phí đại diện ............................................................ 10 2.5. Mô hình nghiên cứu của Hongxia Li và Liming Cui .......................... 12 2.6. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ............................... 14 CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 18 3.1. Dữ liệu ................................................................................................. 18 3.2. Các biến trong mô hình ....................................................................... 20 3.2.1. Biến phụ thuộc ......................................................................... 20
  11. 3.2.2. Biến độc lập.............................................................................. 21 3.2.3. Biến kiểm soát .......................................................................... 22 3.3. Đặc điểm dữ liệu ................................................................................. 23 3.4. Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 26 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ............................... 28 4.2. Mô hình hồi quy theo phương pháp FEM và REM ............................ 29 4.3. Kiểm định Hausman ........................................................................... 32 4.4 Kiểm tra mức độ vi phạm các giả định cần thiết cho mô hình 4.4.1. Đa cộng tuyến .......................................................................... 33 4.4.2. Tự tương quan .......................................................................... 34 4.4.3. Phương sai thay đổi .................................................................. 35 4.4.4. Khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi . 36 4.4.4.1 Khắc phục mô hình 01 ............................................................ 36 4.4.4.2 Khắc phục mô hình 02 ............................................................ 39 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 5. Kết luận ............................................................................................... 41 5.1. Các hạn chế của đề tài ......................................................................... 42 5.2. Các kiến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo ........................................ 43 Danh mục Tài liệu tham khảo ......................................................................... 44 Phụ lục ............................................................................................................. 49
  12. 1 TÓM TẮT Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu xem xét mức độ tác động của chi phí đại diện đối với các doanh nghiệp chủ yếu tại các nước phát triển như Mỹ, Úc, Anh, Canada,.. Tại Việt Nam, vấn đề chi phí đại diện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó chi phí đại diện ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bài luận văn này nghiên cứu sự tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) giai đoạn 2009 – 2012. Chi phí đại diện được đo lường thông qua hai biến: Tổng doanh thu trên tổng tài sản (Asset Turnover) và Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Sử dụng mô hình kiểm định đa biến bài luận văn cung cấp bằng chứng cho thấy sự tác động của chính sách tài trợ bao gồm cấu trúc vốn và cấu trúc sở hữu lên chi phí đại diện. Tương quan ngược chiều giữa cấu trúc vốn được đại diện bằng Tỷ lệ đòn bẩy và chi phí đại diện đã chứng minh một công ty có tỷ lệ nợ cao sẽ làm giảm chi phí đại diện. Nếu một công ty có tỷ lệ nợ trên tài sản cao, những chủ nợ quan tâm nhiều hơn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp và sẽ khuyến khích họ kiểm soát công ty. Trong khi đó, kết quả phân tích hồi quy cho thấy cấu trúc sở hữu tác động cùng chiều lên chi phí đại diện khi đo lường bằng ROE. Từ khóa: chi phí đại diện, chính sách tài trợ, cấu trúc sở hữu, cấu trúc vốn
  13. 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU LUẬN VĂN 1. GIỚI THIỆU Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập từ năm 2000 đã trải qua hơn 10 năm phát triển. Đến thời điểm tháng 12/2012 đã có hơn 700 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán. Tổng giá trị vốn hóa thị trường đến thời điểm tháng 8/2012 đạt 28,79% GDP. Điều này cho thấy những công ty niêm yết đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã cải tiến rất nhiều trong phương thức quản trị nhưng vấn đề chi phí đại diện được xem là rất khó kiểm soát, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước vì định nghĩa mơ hồ của kiểm soát cổ phần nhà nước. Một vài đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: trình độ quản trị doanh nghiệp còn hạn chế, mức độ kiểm soát yếu của các cổ đông lớn, việc xây dựng văn hóa quản trị rủi ro trong công ty chưa được xem trọng, mức độ tuân thủ công bố thông tin cho cổ đông bên ngoài chưa được kiểm soát…là một trong vài nguyên nhân làm gia tăng chi phí đại diện. Sau Jensen và Meckling (1976), vấn đề chi phí đại diện trong công ty và những chi phí liên kết với chúng đã được nghiên cứu rộng rãi trong các tài liệu tài chính doanh nghiệp. Một số lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm cung cấp bằng chứng rằng các quyết định tài chính, quyết định đầu tư bị ảnh hưởng đáng kể bởi xung đột đại diện và mức độ chi phí đại diện trong hoạt động của công ty. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng có 3 cách để làm giảm xung đột giữa những nhà quản lý và cổ đông:
  14. 3  Gia tăng mức độ quản lý từ những người sở hữu vì tỷ lệ quản lý từ những người sở hữu cao gắn lợi ích của những nhà quản lý và cổ đông (Jensen, 1993; Ang, 2000);  Kiểm soát quản lý từ những cổ đông lớn (Shleifer, 1986);  Sử dụng nợ để gia tăng kỷ luật cho những nhà quản lý. Đối với phương pháp thứ 1, nhiều bằng chứng thực nghiệm được thu thập bởi các nhà nghiên cứu, ví dụ như, Ang và cộng sự (2000), Fleming và cộng sự (2005), chỉ ra rằng chi phí đại diện phát sinh từ mâu thuẫn giữa cổ đông và người đại diện có thể được giảm bằng cách gia tăng cổ phần của người đại diện trong vốn, tức là chi phí đại diện biến đổi nghịch chiều với quyền sở hữu của người đại diện. Một vài nhà nghiên cứu như Grossman và Hart (1982); Williams (1987), chứng minh đòn bẩy nợ cao làm giảm chi phí đại diện và gia tăng giá trị công ty bằng cách khuyến khích những người đại diện hành động vì lợi ích của cổ đông hơn. Lập luận này được biết đến như là một lý thuyết chi phí đại diện. Đòn bẩy nợ cao có thể giảm chi phí đại diện thông qua việc giám sát hoạt động bởi chủ nợ (Ang và cộng sự, 2000), mối đe dọa của việc thanh lý có thể làm cho người đại diện mất danh tiếng, tiền lương,…(Williams, 1987 ), áp lực buộc phải tạo ra dòng tiền mặt để thanh toán chi phí lãi vay (Jensen, 1986) và việc cắt giảm đầu tư quá mức (Harvey và cộng sự, 2004). 1.1 Mục tiêu nghiên cứu: Trọng tâm của bài nghiên cứu này là phân tích mối tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện của nguồn vốn bằng cách sử dụng dữ liệu của các công ty cổ phần niêm yết trên sàn Hose. Chính sách tài trợ được đo lường thông qua cấu trúc vốn và cấu trúc sở hữu. Để đạt được mục tiêu này đề tài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
  15. 4  Thông qua các phương pháp kiểm định xác định mức độ ảnh hưởng của chính sách tài trợ đối với chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM?  Sự khác biệt như thế nào về tương quan giữa chính sách tài trợ và chi phí đại diện tại Việt Nam và trên thế giới? 1.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của bài luận văn là phương pháp định lượng nhằm đánh giá mức độ tác động của chính sách tài trợ đến chi phí đại diện. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa nhân tố trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu về chi phí đại diện trên thế giới. Bài luận văn sử dụng hai mô hình hồi quy bao gồm: Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để cho kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Kiểm định Hausman được thực hiện để lựa chọn mô hình phù hợp nhất với tập dữ liệu. Ngoài ra, tác giả sử dụng các kiểm định khác để đánh giá mức độ vi phạm giả thuyết của mô hình về tự tương quan, phương sai thay đổi và tìm cách khắc phục. Các kết quả tính toán được thực hiện qua phần mềm STATA 11. 1.3 Ý nghĩa nghiên cứu Chi phí đại diện luôn tồn tại trong tất cả các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu tác động của chính sách tài trợ đến chi phí đại diện là cần thiết nhằm xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Hiện nay, tại Việt Nam không có nhiều các nghiên cứu thực nghiệm về chi phí đại diện. Bài luận văn cho thấy mức độ tác động của chính sách tài trợ
  16. 5 đến chi phí đại diện tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp làm giảm chi phí đại diện. 1.4 Bố cục của bài luận văn: Luận văn được trình bày thành năm chương:  Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu  Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây  Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu  Chương 4: Kết quả nghiên cứu  Chương 5: Kết luận, hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.
  17. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Vấn đề chi phí đại diện gây ra bởi việc tách quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong những doanh nghiệp lớn (Berle, 1933). Jensen và Meckling (1976) chỉ ra rằng chi phí đại diện xảy ra do mâu thuẫn về lợi ích của các nhà quản lý và chủ sở hữu. Những nhà quản trị sở hữu ít hơn 100% dòng tiền thặng dư của công ty có tiềm năng xung đột lợi ích với cổ đông bên ngoài vì họ chọn tái đầu tư dòng tiền thặng dư hơn chi trả cho nhà đầu tư (Jensen, 1976, 1986). Sự xung đột phát sinh khi có rủi ro đạo đức bên trong công ty, được gọi là chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu. Vấn đề chi phí đại diện này có thể được giải quyết bằng cách tăng quyền sở hữu của những nhà quản lý bởi vì quyền sở hữu quản lý cao gắn lợi ích quản lý và các cổ đông (Jensen, 1976). Các khả năng khác bao gồm giám sát quản lý của các cổ đông lớn (Shleifer, 1986), và việc sử dụng tài trợ của nợ cho các nhà quản lý kỷ luật (Jensen, 1986; Stulz, 1990). 2.1 Mức độ sở hữu nhà quản trị và chi phí đại diện: Những xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý và cổ đông chủ yếu phát sinh từ sự tách biệt quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát trong các công ty hiện nay tạo thành điểm khởi đầu cho một lượng lớn các bài nghiên cứu điều tra mức độ tác động của cấu trúc sở hữu vào chi phí đại diện và hoạt động doanh nghiệp. Ý tưởng về sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát trở thành các công trình chuyên đề của Smith (1976) và Berle và Means (1933). Hai nghiên cứu này chứng minh rằng khi
  18. 7 tách biệt quyền sở hữu và quyền kiểm soát, sẽ có những xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý và các cổ đông. Quan trọng là công ty sau đó là tìm cách để loại bỏ những xung đột tức là để tìm cơ chế quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Theo Jensen và Meckling (1976) thì mức độ gia tăng sở hữu của nhà quản trị có thể sắp xếp các lợi ích giữa các nhóm do đó làm giảm chi phí đại diện. Theo mô hình của họ, mối quan hệ giữa quyền sở hữu của nhà quản trị và chi phí đại diện là tuyến tính và điểm tối ưu cho các công ty có thể đạt được khi các nhà quản lý mua lại toàn bộ cổ phần của công ty. Ngược lại, Morck et al (1988) tranh luận rằng mức độ sở hữu cao của nhà quản trị có để dẫn đến sự bảo thủ mà những cổ đông bên ngoài khó tìm thấy. Kole (1995) cho rằng quyền sở hữu quản lý có thể ảnh hưởng khác nhau phụ thuộc vào công ty lớn nhỏ. Trong khi, Ang và cộng sự (2000) xem xét mối quan hệ giữa chi phí đại diện và quyền sở hữu nhà quản trị cho các công ty nhỏ, thì Singh cộng sự đã thử nghiệm cùng một công việc về mối quan hệ đối với các doanh nghiệp lớn. Bênh cạnh đó, nghiên cứu của Kazuo Ogawa và Hirokuni Uchiyamna thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội Đại học Osaka (Nhật Bản) cho thấy ở các công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty cổ phần quy mô nhỏ, các quyết định đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào chi phí đại diện, trong khi chi phí đại diện cao hay thấp hoàn toàn không phụ thuộc vào quy mô của công ty là lớn hay nhỏ. Mặc dù, sự giám sát của cổ đông lớn có thể làm giảm chi phí đại diện nhưng nó cũng có thể gây hại cho công ty bằng cách làm gia tăng sự xung đột giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số. Khi cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát công ty, họ sẽ thực hiện các giao dịch gây hại cho cổ đông nhỏ (Shleifer and Vishny, 1997). Trường hợp này sẽ thêm trầm trọng khi luật pháp không đủ hiệu quả để bảo vệ cổ đông thiểu số (Grossman và Hart, 1985)
  19. 8 2.2 Mức độ tập trung vốn sở hữu và chi phí đại diện. Một vấn đề quan trọng để làm giảm chi phí đại diện liên quan đến vấn đề tập trung vốn chủ sở hữu. Những cổ đông có cổ phần đáng kể có động lực để theo dõi quản lý, giám sát do đó, bảo vệ thành quả đầu tư của họ. Tuy nhiên, do những lợi ích giám sát đối với các cổ đông tương ứng với phần vốn góp (Grossman and Hart, 1988), các cổ đông có mức sở hữu trung bình hoặc thấp không có biện pháp khuyến khích để phát huy hành vi giám sát. Stiglitz (1985) đã lập luận rằng một trong những cách quan trọng nhất để tối đa hóa giá trị của các công ty là thông qua sở hữu cổ phần tập trung của công ty. Shome và Singh (1995) nhân rộng kết quả này và cung cấp bằng chứng cho thấy sự hiện diện của cổ đông lớn cải thiện hoạt động về kế toán. Cổ đông lớn như vậy, giải quyết các vấn đề đại diện như cả hai đều có lợi ích chung trong tối đa hóa lợi nhuận, và đủ kiểm soát tài sản của công ty để lợi ích của họ được tôn trọng. Bryan và cộng sự (2005) cho rằng việc giám sát của các cổ đông bên ngoài sẽ hạn chế việc sử dụng chi phí quá mức và đảm bảo rằng tổ chức sẽ sử dụng tài sản hiệu quả hơn. Mặc dù các cổ đông lớn có thể giúp làm giảm chi phí đại diện kết hợp với các nhà quản lý, tuy nhiên, điều này cũng có thể làm tổn hại đến công ty bởi các xung đột gây ra thiệt hại lớn cho cổ đông thiểu số. Các cổ đông kiểm soát thường có thể tiếp cận thông tin tốt hơn, giữ nhiều quyền lực hơn trong việc lựa chọn quản lý và tham gia vào chính quyết định tạo ra (Shleifer và Vishny, 1997). Những cổ đông kiểm soát tác động đến lợi ích của các cổ đông nhỏ bằng cách không phân chia cổ tức và các dòng lợi nhuận. Ang (1999) cung cấp bằng chứng về cơ cấu sở hữu của công ty và chi phí đại diện xét về mặt sử dụng tài sản và chi phí hoạt động. Ang sử dụng dữ
  20. 9 liệu của các công ty nhỏ tại Mỹ để kiểm tra chi phí đại diện thay đổi như thế nào với cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp. Tác giả nhận thấy chi phí đại diện:  Tăng khi người ngoài quản lý công ty so với người trong công ty;  Tương quan nghịch với cổ phần sở hữu của người quản lý nghĩa là khi mức độ sở hữu của người quản lý tăng sẽ có tác dụng làm giảm chi phí đại diện;  Với mức độ tác động thấp hơn, chi phí đại diện sẽ giảm với sự giám sát lớn hơn của các ngân hàng;  Tương quan cùng chiều với số lượng cổ đông không phải là những nhà quản lý; Trong bài nghiên cứu thứ 2, Singh and Davidson (2003) mở rộng công việc của Ang và cộng sự (1999) thông qua phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp và chi phí đại diện đối với các tập đoàn lớn. Sử dụng phương thức khác để đo lường chi phi đại diện (sử dụng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trên Tổng doanh thu - SG&A thay vì chi phí hoạt động đo lường chi phí đại diện - OETS), họ đã phân tích dữ liệu nhiều kỳ cho các năm 1992-1994, và bài nghiên cứu cho thấy không chỉ cấu trúc sở hữu như là yếu tố quyết định chi phí đại diện, mà còn vai trò của cổ đông lớn bên ngoài trong việc gia tăng kỷ luật của những nhà quản lý. Họ tìm thấy sở hữu những cổ đông lớn bên ngoài chỉ có tác dụng hạn chế vào việc giảm chi phí đại diện và số lượng thành viên Hội đồng quản trị thì nghịch chiều với doanh thu và không liên quan với chi phí tự do. 2.3 Số lượng thành viên Hội đồng quản trị (Board) và chi phí đại diện Theo Pearce và Zahra (1991), Hội đồng quản trị lớn có quyền lực mạnh hơn và hiệu quả hơn Hội đồng quản trị nhỏ. Hội đồng quản trị lớn sẽ có sự cung cấp các tư vấn tốt hơn trong quá trình quản lý ra quyết định và cải thiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2