Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của tín dụng nhỏ do hội LHPN tỉnh Sóc Trăng cung cấp trong hỗ trợ hội viên Khmer giảm nghèo
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá cách thức quản lý, tổ chức thực hiện nguồn vốn tín dụng nhỏ của Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng; đánh giá tác động của nguồn vốn tín dụng nhỏ trong việc hỗ trợ cho hội viên phụ nữ dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng giảm nghèo; đề xuất giải pháp để Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng quản lý tốt nguồn vốn tín dụng và giúp hội viên phụ nữ dân tộc Khmer tăng thu nhập khi tiếp cận nguồn vốn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của tín dụng nhỏ do hội LHPN tỉnh Sóc Trăng cung cấp trong hỗ trợ hội viên Khmer giảm nghèo
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ XINH HƢỞNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NHỎ DO HỘI LHPN TỈNH SÓC TRĂNG CUNG CẤP TRONG HỖ TRỢ HỘI VIÊN KHMER GIẢM NGHÈO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ XINH HƢỞNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NHỎ DO HỘI LHPN TỈNH SÓC TRĂNG CUNG CẤP TRONG HỖ TRỢ HỘI VIÊN KHMER GIẢM NGHÈO Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÊ NGỌC UYỂN TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan lận văn “Nghiên cứu tác động của tín dụng nhỏ do Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng cung cấp trong hỗ trợ hội viên Khmer giảm nghèo” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. TP.HCM, ngày 19 tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn Phan Thị Xinh Hưởng
- Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Kinh tế TP. HCM đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Ngọc Uyển đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và cho ra kết quả nghiên cứu của luận văn thạc sĩ này.
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 7 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ 8 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. 9 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 5. Kết cấu ............................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ..... 4 1.1 Cơ sở lý thuyết................................................................................................. 4 1.1.1 Các khái niệm .......................................................................................... 4 1.1.2 Các lý thuyết về tác động của tín dụng đối với việc giảm nghèo (hay tăng thu nhập) ................................................................................................. 22 1.2. Các nghiên cứu thực tiễn có liên quan đến đề tài ..................................... 27 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VI MÔ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 .............. 30 2.1. Mô tả địa điểm nghiên cứu.......................................................................... 30 2.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của nguồn vốn tín dụng nhỏ do Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng cung cấp..................................................................................... 34 2.2.1. Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của những ngƣời trong tổ chức...... 34 2.2.2. Kết quả hoạt động nguồn vốn tín dụng nhỏ do Hội LHPN tỉnh cung cấp đến giảm nghèo của hội viên Khmer ......................................................... 36 2.2.3. Góp phần xây dựng tổ chức Hội............................................................. 37 2.2.4. Điểm mạnh và hạn chế trong hoạt động nguồn vốn tín dụng nhỏ do Hội LHPN cung cấp ................................................................................................ 39 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 40
- 3.1. Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu .......................................................... 41 3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu............................................................................... 41 3.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................42 3.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu ...................................................................43 3.5. Mô tả các biến số .......................................................................................... 44 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 46 4.1. CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH SÓC TRĂNG .......................................................................................................46 4.1.1. Chất lƣợng hoạt động của Hội theo đánh giá của các thành viên....46 4.1.2. Một số khó khăn/hạn chế khi hội viên tham gia chƣơng trình ........47 4.2. Những lợi ích của phụ nữ nghèo người Khmer khi tham gia vào các nhóm hỗ trợ phụ nữ .............................................................................................................. 50 4.2.1. Lợi ích từ việc tiếp cận tín dụng .................................................................50 4.2.2. Lợi ích từ việc có thêm việc làm ............................................................ 53 4.2.3. Lợi ích từ việc tham gia các lớp tập huấn. .........................................55 4.2.4. Lợi ích khác. .......................................................................................... 56 4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH. ............................................................................. 58 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 62 5.1. Kết luận .........................................................................................................62 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 1 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 3
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CBTD Cán bộ tín dụng CBPTĐB Cán bộ phụ trách địa bàn CBGS Cán bộ giám sát DTTS Dân tộc thiểu số ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HTPN Hỗ trợ phụ nữ HTPNPTKT Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế LHPN Liên hiệp phụ nữ TCVM Tài chính vi mô UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc NTM Nông thôn mới QLKT Quản lý kinh tế
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Dân số trung bình tỉnh Sóc Trăng năm –2012-2014 .................. 31 Bảng 2.2: Dân tộc Khmer phân theo huyện và thành phố .......................... 32 Bảng 2.3. Kế quả hoạt động tín dụng từ năm 2012-2014 ........................... 37 Bảng 3.1: Ký hiệu và đơn vị các biến đưa vào mô hình ............................. 45 Bảng 4.1: Khó khăn, hạn chế khi tham gia chương trình ........................... 48 Bảng 4.2: Những đề xuất khắc phục khó khăn, hạn chế ............................ 49 Bảng 4.3: Mục đích sử dụng vốn vay ......................................................... 52 Bảng 4.4: Thu nhập tăng thêm khi được hỗ trợ việc làm ........................... 54 Bảng 4.5: Đánh giá mức độ áp dụng các khóa tập huấn của thành viên .... 55 Bảng 4.6: Mức độ tham gia vào các quyết định sau khi tham gia chương trình ............................................................................................................. 57 Bảng 4.7: Kết quả xử lý các biến trong mô hình OLS ............................... 58
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 4.1: Chất lượng hoạt động của chương trình...................................46 Hình 4.2: Số đáp viên gặp khó khăn và không gặp khó khăn ..................47 Hình 4.3: Đồ thị đánh giá lãi suất cho vay của chương trình...................51 Hình 4.4: Đồ thị những việc làm thành viên được hỗ trợ ........................54
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng là một tổ chức chính trị - xã hội, có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ v.v. Với hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở, Hội đã thu hút, tập hợp 137.825 hội viên, trong đó có 43.752 hội viên dân tộc Khmer (chiếm 31,74%); 13.618/53.295 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ (8.544 hộ hội viên nghèo làm chủ hộ) vào tổ chức. Song song với thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng còn thực hiện các dự án nâng cao năng lực, tín dụng tiết kiệm, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình do các tổ chức phi Chính phủ tài trợ. Nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ then chốt, tạo điều kiện để thực hiện tốt các nhiệm vụ khác. Trước yêu cầu công tác Hội và nguyện vọng của đa số hội viên, công tác hỗ trợ phụ nữ nghèo được các cấp Hội đẩy mạnh, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, coi trọng phát huy nội lực của phụ nữ để giảm nghèo bền vững. Các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”,“Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, v.v được duy trì trong suốt những năm qua, cùng các cuộc vận động lớn như “Mái ấm tình thương”,“Thực hành tiết kiệm theo gương Bác” với nhiều hình thức sáng tạo “Hũ gạo tiết kiệm”, “Nuôi heo đất”, v.v được triển khai sâu rộng khắp cả tỉnh với tinh thần tương thân, tương ái, đã tạo nên nguồn nội lực to lớn trị giá gần 50 tỷ đồng (2014), hỗ trợ hàng chục nghìn lượt phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo; việc khai thác, quản lý các nguồn vốn tín dụng được đẩy mạnh, v.v. Trong đó, có nguồn vốn tín dụng nhỏ do tổ chức OXFAM, CIDSE tài trợ từ năm 1997 để hỗ trợ cho hội viên nghèo, phụ nữ Khmer trong tỉnh. Gần 20 năm thực hiện dự án, Hội LHPN đã cung cấp tín dụng cho 1
- 38.299 lượt hội viên với số tiền hơn 57 tỷ đồng để chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ, góp phần tăng thu nhập cho gia đình, giúp hội viên có thói quen tiết kiệm, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò phụ nữ trong gia đình, thu hút phụ nữ vào tổ chức Hội, nâng cao năng lực cho hội viên và cán bộ Hội xây dựng nguồn vốn tiết kiệm tạo sự chủ động về vốn hỗ trợ sản xuất, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của Hội LHPN vẫn còn bộc lộ những vấn đề nhất định cần được giải quyết như: phương thức quản lý, tổ chức thực hiện theo kinh nghiệm và cách thức từ năm 1997 đến nay ít được đổi mới trong khi bối cảnh đã có nhiều thay đổi; nợ xấu phát sinh, tan rã nhóm ngay cả ở những địa bàn mới; có nhiều ý kiến trái chiều về định mức cho vay/hội viên, phương thức thanh toán. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của tín dụng nhỏ do Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng cung cấp trong hỗ trợ hội viên Khmer giảm nghèo” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, bởi đây là vấn đề cần được nghiên cứu nhằm đề ra những giải pháp vừa giúp cho Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng quản lý tốt nguồn vốn tín dụng, vừa hỗ trợ hội viên nói chung, hội viên Khmer nói riêng giảm nghèo có hiệu quả. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng đang quản lý, tổ chức thực hiện nguồn vốn tín dụng nhỏ như thế nào? - Ảnh hưởng tích cực, tiêu cực từ nguồn vốn tín dụng nhỏ do Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng cung cấp đến việc tăng thu nhậpcủa hội viên phụ nữ dân tộc Khmer ra sao? - Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng cần làm gì để quản lý tốt nguồn vốn tín dụng và giúp hội viên Khmer tăng thu nhập khi tiếp cận nguồn vốn này? 2
- 3. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích, đánh giá cách thức quản lý, tổ chức thực hiện nguồn vốn tín dụng nhỏ của Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng. - Đánh giá tác động của nguồn vốn tín dụng nhỏ trong việc hỗ trợ cho hội viên phụ nữ dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng giảm nghèo. - Đề xuất giải pháp để Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng quản lý tốt nguồn vốn tín dụng và giúp hội viên phụ nữ dân tộc Khmer tăng thu nhập khi tiếp cận nguồn vốn này. 4. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn không gian nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi địa bàn đã và đang hưởng lợi nguồn vốn tín dụng nhỏ do Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng cung cấp và có đông đồng bào Khmer. - Giới hạn thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến tháng 2014. 5. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 05 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực tiễn Chương 2: Tổng quan về hoạt động tín dụng vi mô của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2012 – 2014 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị 3
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Các khái niệm 1.1.1.1. Tài chính vi mô a) Khái niệm Theo quan điểm của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB): “Tài chính vi mô là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp hoạt động kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp nhỏ của họ”. Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (CGAP) thì “Tài chính vi mô là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu cảu người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm,…”. Từ khái niệm về TCVM ta có thể định nghĩa tín dụng vi mô như sau: Tín dụng vi mô là một khoản vay nhỏ do ngân hàng hoặc một tổ chức nào đó cung cấp. Khoản vay nhỏ này thường dành cho cá nhân, không cần tài sản thế chấp hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm. b) Đối tượng của tài chính vi mô Những người nghèo chính là đối tượng của TCVM, tuy nhiên những người này không phải là nghèo nhất xã hội. Họ là những người có thu nhập thấp nhưng có việc làm . Họ chỉ có nhu cầu về quy mô vốn vay nhỏ để mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng là đối tượng chính của TCVM. Có rất nhiều nguyên nhân để phụ nữ trở thành mục tiêu đầu tiên của dịch vụ TCVM. Bởi vì khoảng 70% người nghèo trên thế giới là phụ nữ. Tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ cũng cao hơn là nam giới. Việc cấp vốn cho phụ nữ sẽ giúp nâng cao vị thế của họ trong xã hội. 4
- c) Đặc điểm của tài chính vi mô Theo quan điểm của các nhà chính sách, để thanh tra, giám sát một cách có hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính, cần hiểu đúng về tính chất và các đặc điểm hoạt động của mỗi loại hình tổ chức tài chính đó. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Basel: Các nguyên tắc cơ bản nhằm giám sát có hiệu quả hoạt động tài chính vi mô”, Ủy ban Basel đưa ra 10 đặc điểm cơ bản của TCVM như sau: Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp: Các tổ chức TCVM thường xuyên cung cấp tín dụng cho những khách hàng có thu nhập thấp (như lao động bán thất nghiệp và các hộ kinh doanh không chính thức như người bán hàng rong, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và vừa,…). Các đối tượng khách hàng này có đặc điểm chung là sống tập trung trong một khu vực địa lý và cùng nhóm xã hội (hội phụ nữ, nông dân, đồng hương,…). Vì đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp nên các khoản cho vay thường có giá trị nhỏ, thời hạn ngắn và không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, chu kỳ trả nợ của khoản vay lại thường xuyên hơn với mức lãi suất áp dụng thường cao hơn so với các khoản vay thông thường. Nhằm mục đích bù đắp chi phí hoạt động liên quan đến phương thức cho vay vi mô tập trung nhiều nhân lực, các khoản vay TCVM thường áp dụng mức lãi suất cao hơn so với cho vay thương mại. Phân tích rủi ro tín dụng: Hồ sơ vay vốn TCVM thường rất lớn bởi cán bộ tín dụng phải thu thập rất nhiều thông tin về khách hàng thông qua những lần thăm gia đình hoặc địa điểm kinh doanh của họ. Người đi vay thường xuyên thiếu các báo cáo tài chính chính thức; do vậy cán bộ tín dụng phải giúp đỡ khách hàng chuẩn bị tài liệu để đánh giá các dòng tiền tương lai và giá trị ròng của các khoản tiền, qua đó xác định thời hạn và khối lượng của khoản vay. Các đặc điểm của người đi vay và sự sẵn sàng trả nợ của họ cần được cán bộ tín dụng đánh giá trong suốt quá trình viếng thăm khách hàng và xét duyệt khoản vay. Mặc dù trung tâm thông tin tín dụng thường không có sẵn các thông tin về các khách hàng có thu nhập thấp hoặc về tất cả các tổ chức TCVM hiện tại. Tuy nhiên, khi có các thông tin này 5
- tại trung tâm, các thông tin được xem là rất hữu ích và được sử dụng làm tài liệu phục vụ quá trình xét duyệt khoản vay. Đối với cho vay vi mô, xếp hạng tín dụng, nếu được sử dụng trong quá trình xét duyệt khoản vay, được coi là yếu tố bổ sung (điều kiện cần) hơn là yếu tố quyết định (điều kiện đủ). Sử dụng tài sản ký quỹ: Khách hàng của TCVM thường không có tài sản ký quỹ - vật được các ngân hàng thương mại sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Cũng có trường hợp khách hàng TCVM có tài sản ký quỹ, tuy nhiên giá trị của tài sản đó rất thấp (như tivi, đồ nội thất…). Trong trường hợp này, tài sản thế chấp được sử dụng như một phương pháp ràng buộc người đi vay phải trả nợ hơn là sử dụng để bù đắp các khoản lỗ. Phê duyệt và kiểm soát tín dụng: Cho vay vi mô là một quá trình có độ phân tán cao, nên phê duyệt tín dụng phải dựa vào kỹ năng và “độ thâm nhập” của cán bộ tín dụng và các nhà quản lý để tìm ra các thông tin chính xác và kịp thời. Kiểm soát các khoản nợ chậm trả: Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ chậm trả là cần thiết, vì các khoản cho vay TCVM có đặc điểm là không có tài sản đảm bảo, chu kỳ thanh toán nhanh (thường là hàng tuần hoặc hai tuần một lần) và có tác động lây lan. Thông thường, kiểm soát tín dụng TCVM hoàn toàn phụ thuộc cán bộ tín dụng, do họ là người nắm rõ nhất những thông tin về hoàn cảnh cá nhân của khách hàng - là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả công tác thu hồi nợ. Cho vay lũy tiến: Những khách hàng TCVM thường bị hạn chế khả năng tiếp cận đối với các nguồn tài chính khác (do không có tài sản đảm bảo, quy mô sản xuất kinh doanh quá nhỏ bé…) nên họ phải phụ thuộc rất nhiều vào các tiếp cận tín dụng vi mô hiện tại. Cho vay TCVM sử dụng rất nhiều các chương trình khuyến khích nhằm động viên, khen thưởng những người đi vay tốt (như tạo điều kiện cho vay dễ dàng đối với khoản vay kế tiếp, cung cấp khoản vay có giá trị lớn hơn, mức lãi suất thấp hơn, thời hạn trả nợ kéo dài hơn). Các chương trình như vậy được gọi là cho vay lũy tiến. Tuy nhiên, các chương trình này có thể làm gia tăng 6
- rủi ro mắc nợ quá lớn, đặc biệt trong trường hợp hệ thống thông tin tín dụng vi mô không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ. Đặc điểm này của TCVM cũng tạo ra ảnh hưởng đối với công tác quản lý rủi ro lãi suất, nhất là khi các khách hàng TCVM mong muốn lãi suất tín dụng sẽ giảm cùng với những thành tích của khách hàng ngày càng tăng mà không quan tâm gì đến mức lãi suất cho vay trung bình trên thị trường. Cho vay theo nhóm: Một số tổ chức TCVM sử dụng phương thức cho vay theo nhóm, theo đó các khoản cho vay sẽ được giải ngân cho những nhóm khách hàng nhỏ - các cá nhân trong nhóm có cam kết cùng bảo đảm thanh toán cho nhau. Phương thức cho vay này được xây dựng dựa trên giả thiết áp lực nhóm sẽ nâng cao mức bảo đảm trả nợ, bởi vì sự chậm trả của một cá nhân trong nhóm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận tín dụng của các thành viên khác trong nhóm. Hiệu ứng Domino: Thực tế đã chứng minh quản lý chặt chẽ các khoản nợ chậm trả và áp lực nhóm đã đem lại tỷ lệ trả nợ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của các khoản vay cá nhân có thể thay đổi rất nhanh bởi vì bản chất của các khoản vay vi mô là không có tài sản bảo đảm và có hiệu ứng Domino. Hiệu ứng Domino xảy ra khi người đi vay có thể dừng việc trả nợ cho tổ chức TCVM vì họ cho rằng tổ chức TCVM đang rơi vào tình trạng gia tăng nợ quá hạn và như vậy thì tổ chức đó sẽ không có khả năng cung cấp các khoản cho vay vi mô tiếp theo cho mình. Rủi ro tiền tệ: Thỉnh thoảng người đi vay sẽ vay loại tiền khác với loại tiền mà mình sẽ thu về. Trong trường hợp đó, sự thay đổi tỷ giá có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay. Các ảnh hưởng chính trị: TCVM tại nhiều quốc gia được coi là một công cụ chính trị. Các chính trị gia có thể công bố xóa nợ hoặc cấm cung cấp tín dụng vi mô cho người nghèo khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn trì trệ. 7
- d) Vai trò của tài chính vi mô Tạp chí tài chính “Vai trò của tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam” đăng ngày 17/9/2014, có viết: - Giải pháp thoát nghèo: Đa số người nghèo sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với năng suất lao động thấp và ít được tiếp cận với các dịch vụ tài chính và kiến thức. Tài chính vi mô có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và đóng góp cho xã hội. Mặc dù vốn vay của TCVM không lớn như các ngân hàng thương mại hay ngân hàng chính sách nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi những khoản vay này đến được với người nghèo và nghèo nhất vào đúng thời điểm cần thiết nhất, giúp họ khởi tạo sản xuất kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn định chỉ tiêu và bảo vệ họ khỏi nghèo đói mặc dù việc này cần thời gian. - Tăng thu nhập cho hộ gia đình nghèo: Hiện nay, TCVM cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng như cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, (giáo dục tài chính cho khách hàng lập ngân sách và tiết kiệm, hỗ trợ tài chính kịp thời cho khách hàng gặp khó khăn…), giúp người nghèo tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng các khoản thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp, có các khoản thu nhập khác từ tiểu thủ công nghiệp, thương mại, kinh doanh doanh nhỏ. Đồng thời, góp phần giúp người nghèo tránh, giảm rủi ro về kinh tế và cuộc sống, từ đó, tăng thu nhập hộ gia đình. Trong khi thu nhập không tự động tăng lên, nguồn vốn vay đáng tin cậy không cần tài sản thế chấp ban đầu là cơ sở nền tảng cho việc lên kế hoạch khởi động sản xuất, mở rộng kinh doanh, cộng thêm tổ chức cung cấp vốn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng đồng vốn vay hiệu quả, tiết kiệm và không phải bán hay cầm cố tài sản khi gặp rủi ro thất bại. Hơn nữa, cán bộ tín dụng của tổ chức luôn gần gũi với dân, có những sự giúp đỡ kịp thời để người dân nghèo luôn phát huy được hết khả năng sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện thu nhập và cuộc sống của chính họ. 8
- - Tạo dựng tài sản, cải thiện sức khỏe và đầu tư nhiều hơn cho giáo dục: Nhờ tăng thu nhập, người nghèo có thể tích lũy tài sản, tiết kiệm và khả năng vay vốn, để tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhà xưởng, thuê thêm nhân công tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương; mua đất đai xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, vật nuôi. Bên cạnh đó, nhờ tiết kiệm và tài sản được tích lũy, người nghèo thay vì phải chạy ăn từng bữa, tồn tại từ ngày này sang ngày khác, sẽ có những kế hoạch dài lâu và định hướng cho tương lai. Hộ gia đình có nhiều điều kiện để quan tâm đến dinh dưỡng, cải thiện điều kiện sống, chủ động tìm kiếm và chi trả cho dịch vụ y tế thay vì đến các cơ sở y tế khi tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ. Tăng thu nhập đồng nghĩa với việc hộ gia đình có thể cho các con của họ tiếp cận dịch vụ giáo dục với thời gian dài hơn và đầu tư nhiều hơn vào giáo dục cho con cái. - Tăng quyền cho người phụ nữ: Trong rất nhiều chương trình TCVM, phụ nữ nghèo là đối tượng khách hàng tuyệt vời, chủ yếu của các sản phẩm tài chính. Bởi phụ nữ là những người tiết kiệm tích cực và có tỉ lệ hoàn trả các khoản vay cao hơn đàn ông. Đồng thời, phần lớn trong các hộ gia đình nghèo, họ là trụ cột chính kiếm tiền nuôi cả gia đình. Tuy nhiên, phụ nữ nghèo cũng chính là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và dễ bị tổn thương ngay tại gia đình mình. Tham gia chương trình của tổ chức TCVM, phụ nữ sẽ được quản lý tiền, tiếp cận với tri thức dẫn tới nhiều lựa chọn hơn đã khiến họ có quyền nhiều hơn trong các vấn đề của gia đình và xã hội, họ và chồng đã cùng nhau ra quyết định trong những khía cạnh quan trọng của đời sống. Bằng cách này hay cách khác, họ đang đóng góp đáng kể vào tài chính gia đình và thực tế này giúp họ giành thêm sự tôn trọng từ phía chồng con, có thể thương lượng với chồng giúp đỡ việc nhà, tránh các cãi vã về tiền bạc, và được họ hàng, gia đình nhà chồng coi trọng hơn. e) Hình thức và hoạt động của tài chính vi mô Khách hàng của TCVM là người nghèo tại thời điểm vay vốn, không cần tài sản thế chấp. Tài chính vi mô cung cấp dịch vụ tín dụng ngay trên địa bàn mà người vay và tiết kiệm sinh sống, thường là ở khu vực nông thôn. Đây là lý do thu hút 9
- được nhiều người tham gia, giảm chi phí tín dụng, tăng tính tiết kiệm và tính cộng đồng. Phương pháp TCVM được xây dựng đáp ứng cho từng cá nhân hay nhóm khách hàng tham gia. Các tổ chức TCVM thường cung cấp tín dụng theo ba hình thức: cho vay cá thể, cho vay theo nhóm tương hỗ và cho vay gián tiếp theo nhóm tương hỗ qua trung gian thứ ba (các đoàn thể xã hội). Những người nghèo, được tham gia mượn vốn, tiết kiệm, và các dịch vụ tài chính khác. Bên cạnh các dịch vụ về tài chính, các tổ chức TCVM còn thực hiện nhiều hoạt động phi tài chính vì mục đích phát triển khác. Đồng thời, được tiếp cận với bảo hiểm vi mô, người nghèo có thể đương đầu với sự tăng giá đột ngột, hay tài sản, vật nuôi bị bệnh dịch, chết, hoặc bị mất. Việc được mượn vốn cũng cho phép người nghèo tận dụng được những cơ hội phát triển kinh tế. Theo đó, khi vay vốn những người nghèo này phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể để có khả năng trả nợ trong một kỳ hạn được yêu cầu. Nếu không thì các khách hàng có thể sẽ không được lợi từ số tiền mượn và có nguy cơ bị đẩy vào tình trạng nợ nần. Từ đó người nghèo sẽ có nhưng thay đổi trong thói quen tiêu dùng biến đổi từ “kiếm sống hằng ngày” sang “lập kế hoạch cho tương lai”, nhờ đó mà cải thiện dần dần đời sống gia đình. 1.1.1.2. Quá trình phát triển của tài chính vi mô ở Việt Nam Trên thế giới Lần đầu tiên, người ta biết đến TCVM là vào những năm đầu thế kỷ thứ 17, do Jonathan Swift, một người Ailen, là cha đẻ của TCVM. Đến thế kỷ thứ 19, các hình thức cung cấp TCVM dưới dạng bán chính thức mới ra đời do F.W.Raiffeisen, một người Đức thiết kế và áp dụng từ những năm1860 cho lĩnh vực nông nghiệp. Theo phương pháp của F.W.Raiffeisen những nhóm tiết kiệm, vay vốn hoạt động dựa trên nguyên tắc giúp đỡ nhau, bằng những nguồn lực về tài chính, kĩ thuật, tổ chức của chính những thành viên trong nhóm. Những nguồn lực này nhằm 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn