intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2005-2016. Từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý ngân hàng có những ứng phó về luật lệ, có các phương pháp kiểm tra, giám sát thích hợp nhằm hạn chế và phòng ngừa tối đa rủi ro ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HÀ DUNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO NGÂN HÀNG. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HÀ DUNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO NGÂN HÀNG. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng. Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất ký công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của Luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Trần Thị Hà Dung
  4. MỤC MỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5 1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................5 1.6. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................6 1.7. Ý nghĩa đề tài ..................................................................................................7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO NGÂN HÀNG ......8 2.1. Rủi ro ...............................................................................................................8 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ...........................................................9 2.2.1. Nhóm yếu tố đặc thù ngân hàng ...................................................................9 2.2.1.1. Cấu trúc tài sản......................................................................................9 2.2.1.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu...........................................................................11 2.2.1.3. Nguồn vốn phi tiền gửi .......................................................................19 2.2.1.4. Khả năng sinh lời ................................................................................20 2.2.1.5. Hiệu quả ..............................................................................................21 2.2.1.6. Đa dạng doanh thu ..............................................................................23 2.2.1.7. Quy mô ................................................................................................29 2.2.1.8. Tỷ lệ an toàn vốn.................................................................................30 2.2.2. Nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô .........................................................................31
  5. 2.2.2.1. Sự tập trung ngành ..............................................................................31 2.2.2.2. Sự tăng trưởng kinh tế.........................................................................33 2.2.2.3. Lạm phát .............................................................................................35 2.2.2.4. Thất nghiệp .........................................................................................36 2.2.2.5. Lãi suất ................................................................................................36 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................38 3.1. Dữ liệu ...........................................................................................................38 3.2. Mô tả biến .....................................................................................................39 3.2.1. Rủi ro ngân hàng ........................................................................................39 3.2.2. Nhóm yếu tố đặc thù ngân hàng .................................................................40 3.2.2.1. Cấu trúc tài sản....................................................................................40 3.2.2.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu...........................................................................41 3.2.2.3. Nguồn vốn phi tiền gửi .......................................................................42 3.2.2.4. Khả năng sinh lời ................................................................................43 3.2.2.5. Hiệu quả ..............................................................................................43 3.2.2.6. Đa dạng doanh thu ..............................................................................44 3.2.2.7. Quy mô ................................................................................................45 3.2.2.8. Tỷ lệ an toàn vốn.................................................................................46 3.2.2.9. Tình trạng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán ..........................47 3.2.3. Nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô .........................................................................48 3.2.3.1. Sự tập trung ngành ..............................................................................48 3.2.3.2. Sự tăng trưởng kinh tế.........................................................................49 3.2.3.3. Lạm phát .............................................................................................49 3.2.3.4. Thất nghiệp .........................................................................................49 3.2.3.5. Lãi suất ................................................................................................50 3.3. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................52 3.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................52 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................56 4.1. Thống kê mô tả và ma trận tương quan ....................................................56 4.2. Kết quả hồi quy ............................................................................................61
  6. CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ....................................................................................69 5.1. Kết luận .........................................................................................................69 5.2. Một số hàm ý chính sách .............................................................................69 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Generalized method of Phương pháp ước lượng GMM moments moment tổng quát INF Inflation Lạm phát NHNN Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước Việt NHNNVN Nam NHTM Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại Việt NHTMVN Nam NPL Non-performing loan Tỷ lệ nợ xấu Phương pháp ước lượng bình OLS Ordinary Least Square phương nhỏ nhất ROA Return on Assets Lợi nhuận trên tổng tài sản TCTD Tổ chức tín dụng VCSH Vốn chủ sở hữu
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG 1.1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM THÁNG 06/2017 .................................................................................................................................. 1 BẢNG 3.1. DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG TMCP ..................................................... 38 BẢNG 3.2. BẢNG TÓM TẮT BIẾN .................................................................................. 51 BẢNG 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN .................................................................... 56 BẢNG 4.2. MA TRẬN TƯƠNG QUAN VỚI RỦI RO NGÂN HÀNG LÀ CHỈ SỐ Z- SCORE................................................................................................................................. 59 BẢNG 4.3. MA TRẬN TƯƠNG QUAN VỚI RỦI RO NGÂN HÀNG LÀ TỶ LỆ NỢ XẤU ..................................................................................................................................... 60 BẢNG 4.4. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG ..................................................................................................................... 61
  9. TÓM TẮT Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 22 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 2005-2016 nhằm mục đích xem xét các yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2005- 2016. Thông qua việc ước lượng mô hình, đặc biệt là sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống hai bước, bài nghiên cứu tìm thấy các phát hiện chính: (i) rủi ro thời kỳ trước, nguồn vốn phi tiền gửi, mức độ tập trung ngành ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ vốn an toàn tương quan dương với rủi ro ngân hàng; (ii) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, hiệu quả chi phí, quy mô, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay, tình trạng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tương quan âm với rủi ro ngân hàng. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro ngân hàng. Từ khóa: rủi ro ngân hàng, ngân hàng thương mại Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu, Z-score, GMM.
  10. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Nguồn vốn ngân hàng được hình thành nên từ các nguồn vốn: vốn thuộc sở hữu ngân hàng gồm vốn điều lệ và các quỹ, nguồn huy động tiền gửi, vốn vay và các nguồn vốn khác từ điều chuyển vốn, ủy thác đầu tư… Trong đó, vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 72%) trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại, nó đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bảng 1 cho thấy cơ cấu nguồn vốn tại các ngân hàng Việt Nam tới tháng 06/2017. BẢNG 1.1. CƠ CẤU NGUỒN VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM THÁNG 06/2017 Số dư Tỷ lệ trong tổng nguồn vốn Chỉ tiêu (Tỷ đồng) (%) Tổng nguồn vốn tại các TCTD 9.117.276 Trong đó: - Vốn tự có 683.522 7,50 - Tổng tiền gửi của khách hàng tại các TCTD 6.554.465 71,89 - Vốn vay và nguồn vốn khác 1.879.289 20,61 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cho vay là hoạt động kinh doanh truyền thống của các ngân hàng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh thu, tỷ lệ đóng góp của thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập hoạt động tại các ngân hàng đều không dưới 70% (theo thống kê của NHNNVN) Như vậy có thể thấy nguồn vốn cho vay hầu hết lấy từ nguồn huy động tiền gửi. Theo thống kê của NHNNVN, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động thời điểm tháng 06/2017 là 89,02%, trong đó tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là 32,70%. Việc lấy vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dễ gây ra tình trạng mất khả năng thanh khoản của các ngân hàng trong trường hợp có một đợt sóng rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi xảy
  11. 2 ra tình trạng khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng có đủ lượng vốn hoàn trả các khoản nợ, dẫn đến mất khả năng chi trả, và tệ hơn là dẫn tới phá sản ngân hàng. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên (để huy động vốn) do lo ngại về sự thiếu hụt trong nguồn vốn hoạt động. Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng kinh tế. Lịch sử tài chính ngân hàng trải qua một thế kỷ đã chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và trong số đó có 2 cuộc khủng hoảng nổi bật gần đây nhất gắn với hệ thống tài chính hiện đại: Khủng hoảng tài chính châu Á 1997; Khủng hoảng tài chính 2007-2008. Với Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, do độ mở của kinh tế Việt Nam lúc này chưa cao (xuất khẩu so với GDP mới đạt 30%, đồng tiền chưa chuyển đổi), do đã có dầu thô, gạo, xuất khẩu với khối lượng lớn, do có sự chủ động ứng phó từ trong nước, nên Việt Nam đã không bị cuốn hút vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng này và dần dần đã vượt qua. Giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%. Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng. Theo Tổng cục Thống kê, những hậu quả của khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 ảnh hưởng đến Việt Nam sau 5 năm như sau: Lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và 2011. Suy thoái kinh tế, thắt chặt đầu tư. Sản xuất công nghiệp lao đao, tồn kho lớn. Sức mua suy yếu, tiêu thụ hàng hóa khó khăn. Thu hút vốn nước ngoài khó khăn.
  12. 3 Xuất phát từ thực tế về những hậu quả nặng nề mà khủng hoảng mang lại cho nền kinh tế của mỗi quốc gia và cả thế giới, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng, để từ đó có những ứng phó về luật lệ, có các phương pháp kiểm tra, giám sát thích hợp. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đề tài phổ biến này, tuy nhiên ở Việt Nam hầu như các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích ảnh hưởng của rủi ro ngân hàng đến lợi nhuận hoặc tính ổn định của một ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung, còn số lượng đề tài phân tích các yếu tố quyết định rủi ro của ngân hàng thì còn khan hiếm. Nghiên cứu này cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn về tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng tại Việt Nam. Bởi vì các nhà hoạch định chính sách chủ yếu quan tâm đến sự đổ vỡ của ngân hàng, do đó tôi xem xét rủi ro ngân hàng có liên quan đến khả năng vỡ nợ của ngân hàng. Tôi sử dụng hai biến đại diện rủi ro ngân hàng phổ biến: tỷ lệ nợ xấu (NPL) và Z-score. NPL, được định nghĩa là tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng nợ cho vay, đã được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu trước như một thước đo cho sự lành mạnh của ngân hàng (Berger & DeYoung, 1997; Delis & Kouretas, 2011; Festic, Kavkler, & Repina, 2011). Bởi vì NPL thể hiện chất lượng của một danh mục cho vay, chúng ta có thể chắc rằng giá trị cao hơn (thấp hơn) của tỷ lệ này sẽ biểu thị xác suất cao hơn (thấp hơn) của việc đổ vỡ ngân hàng. Có sự nhất trí rộng rãi liên quan đến mối quan hệ nghịch chiều của chất lượng tài sản với rủi ro ngân hàng. Là một chỉ số bổ sung, tôi sử dụng chỉ số Z-score, cũng thường được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm để phản ánh xác suất mất khả năng thanh toán của ngân hàng (Demirgüc¸ -Kunt & Huizinga, 2010; Köhler, 2015, Laeven & Levine, 2009). Z-score cao hơn cho thấy một ngân hàng tránh xa khỏi sự đổ vỡ (Delis & Staikouras, 2011). Z-score được đánh giá là một chỉ số tốt hơn về rủi ro ngân hàng so với NPL vì các khoản nợ xấu thường có yếu tố lạc hậu và có tính chu kỳ cao (Bikker & Metzemakers, 2005; Laeven & Majnoni, 2003). Z-score không có những điểm yếu này vì những thay đổi trong rủi ro ngân hàng được nắm bắt thông qua các thành phần khác nhau của chỉ số này (Delis & Staikouras, 2011). Ngoài ra,
  13. 4 Z-score đại diện cho một thước đo phổ quát hơn về rủi ro ngân hàng, không chỉ riêng rủi ro tín dụng (Agoraki, Delis, & Pasiouras, 2011). Bài viết này đóng góp cho các lý thuyết hiện có bằng nhiều cách khác nhau. Nghiên cứu này bổ sung cho tài liệu trước bằng cách phân tích các yếu tố (đặc thù ngân hàng và vĩ mô) ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Khoảng thời gian được lựa chọn, từ năm 2007 đến năm 2016, tác giả có xem xét tác động của khủng hoảng tài chính và kinh tế đã và đang diễn ra đối với hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Theo hiểu biết của tác giả, rất ít nghiên cứu đã được tiến hành về tác động của cả các biến ngân hàng và các biến kinh tế vĩ mô đối với rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính. (GMM), còn được gọi là ước lượng GMM hệ thống, được phát triển cho các mô hình bảng động của Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998). Nó cho phép kiểm soát sự không đồng nhất không quan sát được cũng như nội sinh. Kỹ thuật mới này chỉ được sử dụng trong các nghiên cứu gần đây về các yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng (ví dụ: Delis & Staikouras, 2011, Haq & Heaney, 2012, Louzis, Vouldis, & Metaxas, 2012). Như vậy, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý ngân hàng cần phải nắm rõ các yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng để có thể đưa ra những luật lệ, các phương pháp kiểm tra, giám sát thích hợp để từ đó hạn chế và phòng ngừa tối đa rủi ro ngân hàng. Hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của vấn đề này, tôi chọn nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng. Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” cho luận văn cao học của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2005-2016. Từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý ngân hàng có những ứng phó về luật lệ, có các phương pháp kiểm tra, giám sát thích hợp nhằm hạn chế và phòng ngừa tối đa rủi ro ngân hàng.
  14. 5 Cụ thể mục tiêu nghiên cứu như sau:  Tìm ra mối quan hệ thuận hay nghịch chiều giữa các yếu tố đặc thù ngân hàng (cấu trúc tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, nguồn vốn phi tiền gửi, khả năng sinh lời, hiệu quả, đa dạng doanh thu, quy mô, tỷ lệ an toàn vốn, tình trạng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán) và các yếu tố vĩ mô (sự tập trung ngành, sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất) với rủi ro ngân hàng.  Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trên đến rủi ro ngân hàng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu này sẽ tập trung giải quyết vấn đề đặt ra là: Có chăng tồn tại mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù ngân hàng (cấu trúc tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, nguồn vốn phi tiền gửi, khả năng sinh lời, hiệu quả, đa dạng doanh thu, quy mô, tỷ lệ an toàn vốn, tình trạng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán) và các yếu tố vĩ mô (sự tập trung ngành, sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất) với rủi ro ngân hàng? Đó là mối quan hệ gì? Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến rủi ro ngân hàng như thế nào? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng Phạm vi nghiên cứu: 22 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2005- 2016. 1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nguồn dữ liệu của vietstock, gồm các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2016. Sau khi loại bỏ các ngân hàng không đủ dữ liệu cho suốt kỳ nghiên cứu và các ngân hàng có số liệu bất thường, luận văn thực hiện nghiên cứu 22 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam 2005-2016. Các biến phụ thuộc và biến độc lập được tổ chức thành dữ liệu bảng (panel data) theo từng ngân hàng phân bố theo
  15. 6 từng năm. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, lập ma trận hệ số tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng. Mô hình được sử dụng trong phân tích là phương pháp ước lượng GMM hệ thống hai bước (two-step system GMM methods). Các kết quả thống kê và hồi quy được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 13.0. 1.6. Nội dung nghiên cứu Bài nghiên cứu được chia làm năm phần chính như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương này đưa ra lý do chọn đề tài, các mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, giới thiệu nội dung bài nghiên cứu và đóng góp của nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây Chương này giới thiệu lý thuyết về rủi ro ngân hàng, khủng hoảng ngân hàng, đổ vỡ hệ thống ngân hàng và sự cần thiết ngăn ngừa đổ vỡ ngân hàng hệ thống. Sau đó trình bày phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, từ đó đưa ra lỗ hổng nghiên cứu của các bài nghiên cứu trước đây. Nội dung chương này không những cung cấp thông tin tổng quát về nhiều nghiên cứu có giá trị mà còn đề cập tới những xu hướng khác biệt trong kết quả nghiên cứu của cùng một chủ đề trên thế giới. Đây là cơ sở lý luận quan trọng trong việc tiến hành thực hiện đề tài này tại Việt Nam.. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này tiến hành giới thiệu dữ liệu nghiên cứu, đưa ra cách đo lường các biến trong bài nghiên cứu, cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và cuối cùng trình bày phương pháp ước lượng. Chương 4: Kết quả nghiên cứu
  16. 7 Chương này trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu thực nghiệm, của mô hình. Đồng thời so sánh với các giả thiết nghiên cứu và một số thảo luận xoay quanh các kết quả ước lượng dựa vào phương pháp ước lượng được đề cập trong Chương 3. Chương 5: Kết luận Chương này tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu của bài, rút ra kết luận của bài nghiên cứu, các hạn chế, kiến nghị và hướng nghiên cứu trong tương lai. 1.7. Ý nghĩa đề tài Bài nghiên cứu đóng góp cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn: Về mặt lý luận, bài nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm và bổ sung cho các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng, nhất là tại Việt Nam, số lượng các nghiên cứu vẫn còn khá khiêm tốn và chưa kiểm tra toàn diện các yếu tố vĩ mô lẫn đặc thù ngân hàng trong mối quan hệ với rủi ro ngân hàng, đây cũng là điểm mới cho đóng góp của kết quả nghiên cứu tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn, việc tìm ra bằng chứng mối quan hệ giữa các yếu tố (đặc thù ngân hàng và vĩ mô) với rủi ro ngân hàng góp phần giúp cho các nhà ban hành chính sách, các cơ quan giám sát ngân hàng, các nhà quản lý, chủ ngân hàng và các nhà nghiên cứu về rủi ro ngân hàng có quan tâm đến vấn đề này tìm thấy được sự hữu ích của việc hiểu biết tốt hơn về các yếu tố ảnh hưởng rủi ro ngân hàng để có thể đưa ra những luật lệ, các phương pháp kiểm tra, giám sát thích hợp để từ đó hạn chế và phòng ngừa tối đa rủi ro ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng dễ dàng bùng nổ và lan rộng như hiện nay.
  17. 8 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO NGÂN HÀNG 2.1. Rủi ro Hệ thống tài chính - ngân hàng luôn được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế, đóng vai trò là một trong những trung gian tài chính quan trọng. Để nền kinh tế phát triển bền vững, hệ thống ngân hàng phải hoạt động đảm bảo an toàn, lành mạnh, đúng pháp luật. Các rủi ro ngân hàng khi thực sự xảy ra dễ dẫn đến khủng hoảng ngân hàng. Khủng hoảng ngân hàng là khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới các hoạt động ngân hàng. Khủng hoảng ngân hàng sẽ dễ gây ra phản ứng lan chuyền, hoảng loạn mất niềm tin trong dân cư, dẫn đến nhiều cuộc tháo vốn khỏi ngân hàng, gây ra khủng hoảng ngân hàng hệ thống. Theo Luc Laeven và Fabian (2008), trong khủng hoảng ngân hàng hệ thống, các doanh nghiệp và tổ chức tài chính xảy ra đổ vỡ và không thanh lý hợp đồng đúng hạn, làm nợ xấu tăng đột biến và vốn của hệ thống ngân hàng bị cạn kiệt (do vốn cho vay không thu hồi được, phần vốn này không được đưa vào để tiếp tục kinh doanh). Trong một số trường hợp, đột biến rút tiền gửi lan truyền có thể dẫn tới khủng hoảng và đổ vỡ ngân hàng hệ thống. Đổ vỡ ngân hàng hệ thống sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính kinh tế và là khởi đầu cho một cuộc suy thoái kinh tế diện rộng, ảnh hưởng đến tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, đời sống xã hội, gây hậu quả to lớn cho quốc gia, trong trường hợp quốc gia bị khủng hoảng đã hội nhập sâu rộng và có vị thế trên trường quốc tế sẽ gây ra khủng hoảng ở cấp độ quốc tế, được minh chứng bằng 2 cuộc khủng hoảng gần đây nhất vào năm 1997 và 2007-2008 đều bắt nguồn từ các quốc gia có vị thế trên thế giới hay ít nhất là có vị thế trong một khu vực thị trường. Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy được tầm quan trọng của sự cần thiết ngăn ngừa đổ vỡ ngân hàng hệ thống. Để có thể làm vậy, cần có sự hiểu biết về các yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng. Trên thực tế, hoạt động ngân hàng có thể gặp phải rủi ro khá đa dạng. Theo
  18. 9 Phí Trọng Hiển (2005) thông thường rủi ro được phân theo những loại sau: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro luật pháp… Trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn không trả được nợ cho Ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề, từ đó nảy sinh các loại rủi ro khác, dẫn đến phá sản Ngân hàng. Rủi ro thanh khoản là tình huống ngân hàng không thể thực hiện các cam kết tài chính đã thỏa thuận với khách hàng hoặc đối tác do không huy động đủ vốn hoặc không thanh khoản được tài sản. Tôi giới hạn bài nghiên cứu với hai loại rủi ro là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây Các yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng là chủ đề của nhiều nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết trong nhiều năm qua ở những quốc gia khác nhau. Đã có nhiều kết luận được phân tích và rút ra từ những kết quả nghiên cứu thực tế, có rất nhiều nghiên cứu cho các kết quả khác nhau và trái chiều. Dưới đây là một vài nghiên cứu nổi bật nhất về đề tài này, tôi xin được liệt kê các kết quả theo từng nhóm các yếu tố được xem xét trong nghiên cứu này. 2.2.1. Nhóm yếu tố đặc thù ngân hàng 2.2.1.1. Cấu trúc tài sản  Quan điểm tương quan thuận Männasoo và Mayes (2009) xem xét vai trò chung của các yếu tố kinh tế vĩ mô, cấu trúc và các yếu tố đặc thù ngân hàng để giải thích sự xuất hiện của các vấn đề ngân hàng ở 19 quốc gia chuyển đổi ở Đông Âu trong thập kỷ qua từ năm 1997. Kết quả nổi bật cho thấy cơ sở vốn mong manh cùng với rủi ro thị trường cao trong môi trường cải cách và những rối loạn về kinh tế vĩ mô là điển hình cho tình trạng khủng hoảng ngân hàng ở các nước chuyển đổi Đông Âu. Tỷ lệ tương đối của nợ cho vay trên tổng tài sản có tương quan dương với các vấn đề ngân hàng, tăng nợ xấu và mất khả năng thanh khoản do quản lý ngân hàng tồi trong dài hạn.
  19. 10 Festic, Kavkler và Repina (2011) thực hiện nghiên cứu các nguồn kinh tế vĩ mô của rủi ro hệ thống trong ngành ngân hàng với 5 nước thành viên mới của EU (NMS). Trong nghiên cứu này, tác giả chứng minh rằng tỷ lệ tín dụng / tài sản góp phần gây tổn hại cho hoạt động của ngân hàng và làm trầm trọng NPL trong các nền kinh tế quan sát. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ tương đối của nợ cho vay trên tài sản và rủi ro của ngân hàng. Cipollini và Fiordelisi (2012) đánh giá tác động của một số yếu tố quyết định đến khủng hoảng ngân hàng tại 14 quốc gia châu Âu, sử dụng một dữ liệu bảng không cân bằng của 308 ngân hàng thương mại được quan sát hàng năm trong suốt giai đoạn lấy mẫu năm 1996-2009. Khác với các nghiên cứu trước đây tập trung vào các đo lường dựa trên lợi nhuận để đánh giá sự ổn định của ngân hàng (như là z-score), tác giả đo lường sự suy thoái tài chính bằng cách sử dụng Economic Value Added, tức là chỉ số hiệu chỉnh rủi ro rất phổ biến của hoạt động ngân hàng đối với những chuyên gia ngân hàng, học viện và nhà làm luật (Fiordelisi và Molyneux, 2006). Tác giả chỉ ra rằng ngân hàng có tỷ lệ nhỏ tài sản thanh khoản cao (liên quan đến cấu trúc tài sản) gia tăng khả năng khủng hoảng. Trujillo-Ponce (2013) phân tích thực nghiệm các yếu tố chính dẫn đến khả năng sinh lời cao của ngân hàng ở Tây Ban Nha từ năm 1999 đến năm 2009 bằng cách sử dụng bộ dữ liệu không cân bằng của 697 quan sát. Một trong các nhận định đáng chú ý của tác giả là: tỷ lệ tương đối lớn các khoản vay trong danh mục đầu tư của ngân hàng thường đi kèm với rủi ro thanh khoản lớn hơn do không có khả năng các ngân hàng đáp ứng sự suy giảm nghĩa vụ nợ hoặc tăng vốn cho phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Như vậy tỷ lệ nợ cho vay trong tổng tài sản có mối tương quan dương với rủi ro thanh khoản. Baselga-Pascual, Trujillo-Ponce và Cardone-Riportella (2015) phân tích thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng ở khu vực đồng euro từ năm 2001 đến năm 2012 bằng cách sử dụng bộ dữ liệu bảng không cân bằng của 1423 quan sát. Khoảng thời gian này cho phép xem xét tác động của khủng hoảng
  20. 11 tài chính và kinh tế gần đây đối với hệ thống ngân hàng khu vực đồng euro. Tác giả áp dụng ước tính GMM hệ thống được phát triển cho các mô hình bảng động của Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998), chỉ mới được sử dụng trong một vài nghiên cứu về các yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng (ví dụ Delis và Staikouras, 2011, Haq và Heaney, 2012, Louzis, Vouldis, và Metaxas, 2012). Tác giả xem xét cả các yếu tố chuyên biệt ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định rủi ro ngân hàng, phân tích 12 biến đã được chứng minh là ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng: cơ cấu tài sản, vốn, nguồn tài trợ phi tiền gửi, khả năng sinh lợi, hiệu quả, đa dạng hóa thu nhập, quy mô, mức độ tập trung ngành ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất. Tác giả sử dụng hai thước đo trực quan và dễ dàng đo lường: NPL, tập trung vào rủi ro tín dụng và Z-score là thước đo tổng thể của rủi ro ngân hàng. Kết quả của tác giả chỉ ra rằng tính thanh khoản (cơ cấu tài sản có tính thanh khoản cao) tương quan âm có ý nghĩa với rủi ro ngân hàng. Dimitrios, Helen và Mike (2016) xác định các yếu tố chính của nợ xấu trong hệ thống ngân hàng khu vực đồng Euro giai đoạn 1990Q1-2015Q2 sử dụng các ước tính GMM. Tác giả nhận thấy các biến số vĩ mô như thất nghiệp và tăng trưởng cùng với các biến đặc thù ngành ngân hàng là khả năng sinh lời và tỷ lệ nợ trên tiền gửi huy động có tương quan mạnh mẽ với NPL. Cụ thể tỷ lệ nợ trên tiền gửi huy động tương quan dương với rủi ro ngân hàng. 2.2.1.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu  Quan điểm tương quan nghịch Furlong và Keeley (1989) phân tích các mối quan hệ lý thuyết giữa quy định vốn và rủi ro tài sản ngân hàng. Kết quả chính là yêu cầu về vốn cao hơn không khuyến khích ngân hàng tăng rủi ro tài sản. Kết quả của tác giả cũng chỉ ra rằng một ngân hàng tối đa hóa giá trị thường đáp ứng các tỷ lệ vốn yêu cầu cao hơn bằng cách tăng thêm vốn, thay vì chỉ bằng cách bán tài sản và giảm tiền gửi. Bằng cách này, ngân hàng sẽ tối đa hóa khối lượng tài sản và giá trị của khoản trợ cấp bảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2