intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố kinh tế xã hội tác động đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

26
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải thiện thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những yếu tố kinh tế xã hội tác động đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** ĐẶNG HƢỚNG KIM CHI NHỮNG YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** ĐẶNG HƢỚNG KIM CHI NHỮNG YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BS. NGUYỄN DUY PHONG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan bản luận văn “Những yếu tố kinh tế xã hội tác động đến tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Ngoài những tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong luận văn này, không có sản phẩm, nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận văn mà không đƣợc trích dẫn theo quy định. Toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chƣa từng đƣợc công bố, sử dụng hoặc nộp để nhận bằng cấp tại các trƣờng đại học, cơ sở đào tạo hoặc bất cứ nơi nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015 Học viên Đặng Hƣớng Kim Chi
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ..........................................................................1 1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................................2 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................3 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................................4 1.5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................4 1.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................4 1.7. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................................5 1.8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................7 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................7 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN ............................... 10 2.2.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc .........................................................................10 2.2.2. Nghiên cứu trong nƣớc .........................................................................15 2.3. KHUNG PHÂN TÍCH ................................................................................17
  5. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 19 3.1. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..........................................19 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ..............................................................................19 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................22 3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................................25 3.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ....................... 26 3.3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................26 3.3.2. Phân tích dữ liệu ...................................................................................27 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................29 4.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG TRẺ SUY DINH DƢỠNG .................29 4.2. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................................31 4.3. THỐNG KÊ MÔ TẢ ...................................................................................37 4.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ .............................................................................38 4.4.1. Kiểm tra đa cộng tuyến .........................................................................38 4.4.2. Kết quả hồi quy .....................................................................................39 4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ ...........................................................................49 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................53 5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................53 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH...............................................................................54 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACC ...................................Administrative Committee on Coordination ĐB .....................................Đồng bằng ĐH – CĐ ........................... Đại học – Cao đẳng HAZ ...................................Height for Age Z score GDP ...................................Gross Domestic Product MDGs ................................ Millennium Development Goals MICS .................................Multiple Indicator Cluster Surveys OLS ...................................Ordinary Least Squares SCN ...................................Sub - Committee on Nutrition SD ......................................Standard Deviation THCS .................................Trung học cơ sở THPT .................................Trung học phổ thông TP ......................................Thành Phố UNFPA .............................. United Nations Population Fund UNICEF ............................ United Nations Children's Fund WAZ ..................................Weight for Age Z score WHO .................................World Health Organization WHZ ..................................Weight for Height Z score
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng tham chiếu của WHO với 3 chỉ số Z – score ....................................7 Bảng 2.2 : Những yếu tố ảnh hƣởng đến suy dinh dƣỡng trẻ em ............................. 16 Bảng 4.1: Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em qua các năm ................................................29 Bảng 4.2: Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em theo vùng ....................................................30 Bảng 4.3: Tỷ lệ trẻ phân theo giới tính, độ tuổi, khu vực, dân tộc, số trẻ trong gia đình ............................................................................................................................ 32 Bảng 4.4: Tỷ lệ trẻ phân theo trình độ học vấn của cha, mẹ .....................................33 Bảng 4.5: Tỷ lệ trẻ phân theo tình trạng kinh tế, vùng và đặc tính cộng đồng .........34 Bảng 4.6: Tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng phân theo giới tính, độ tuổi, tình trạng kinh tế, khu vực, dân tộc ........................................................................................................35 Bảng 4.7: Tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng phân theo trình độ học vấn của cha, mẹ ...........36 Bảng 4.8: Tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng phân theo vùng, đặc điểm cộng đồng ..............37 Bảng 4.9: Thống kê mô tả ......................................................................................... 38 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy Logistic và OLS về tình trạng suy dinh dƣỡng thấp còi trẻ em ......................................................................................................................... 39 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy Logistic và OLS về tình trạng suy dinh dƣỡng nhẹ cân trẻ em ......................................................................................................................... 43 Bảng 4.12: Kết quả tính tác động biên ......................................................................47
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Khung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến suy dinh dƣỡng trẻ em...........9 Hình 2.2: Khung phân tích ........................................................................................ 18 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................27 Hình 4.1: Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em theo vùng ....................................................30
  9. TÓM TẮT Mục tiêu của luận văn là xác định và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế xã hội đến tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải thiện thực trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em. Bằng cách sử dụng phƣơng pháp hồi quy Logistic đa biến kết hợp với hồi quy tuyến tính đa biến nghiên cứu đã cho thấy trẻ sẽ dễ bị suy dinh dƣỡng hơn khi tuổi càng tăng tuy nhiên nguy cơ này sẽ giảm khi trẻ bắt đầu cứng cáp hơn (đối với suy dinh dƣỡng thấp còi là khi trẻ bƣớc qua giai đoạn 38 tháng tuổi và suy dinh dƣỡng nhẹ cân là 44 tháng tuổi). Kết quả nghiên cứu không cho thấy sự khác biệt về khả năng bị suy dinh dƣỡng giữa nam và nữ, tuy nhiên nghiên cứu đã chỉ ra những bé trai thƣờng có chỉ số cân nặng theo độ tuổi cao hơn bé gái. Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em sống ở thành thị và nông thôn không có khác biệt trong xác suất bị suy dinh dƣỡng nhẹ cân tuy nhiên chỉ số nhân trắc học (chiều cao theo độ tuổi, cân nặng theo độ tuổi) của những trẻ sống ở thành thị bình quân vẫn cao hơn những trẻ sống ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy tình trạng dinh dƣỡng trẻ em dân tộc thiểu số bình quân là kém hơn trẻ dân tộc Kinh, khả năng bị suy dinh dƣỡng của trẻ em dân tộc thiểu số cũng cao hơn, đặc biệt là suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân. Tình trạng kinh tế của hộ tốt hơn sẽ giúp cải thiện tình trạng dinh dƣỡng của trẻ, giảm khả năng bị suy dinh dƣỡng. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy số lƣợng trẻ em dƣới 5 tuổi sống chung trong gia đình càng nhiều thì sẽ gây tác động tiêu cực lên tình trạng dinh dƣỡng của trẻ, khiến trẻ dễ bị suy dinh dƣỡng hơn. Trình độ học vấn của ngƣời cha lẫn ngƣời mẹ càng cao đều giúp cải thiện tình trạng dinh dƣỡng ở trẻ và khiến cho khả năng trẻ bị suy dinh dƣỡng giảm đi. Kết quả nghiên cứu của luận văn không cho thấy bằng chứng của việc sử dụng nƣớc sạch và nhà vệ sinh đạt chuẩn giúp giảm thiểu khả năng suy dinh dƣỡng
  10. tuy nhiên kết quả ƣớc lƣợng của mô hình hồi quy tuyến tính đã cho thấy việc sử dụng nƣớc sạch sẽ góp phần giúp cải thiện chỉ số chiều cao theo độ tuổi của trẻ. Với việc chọn khu vực Đông Nam Bộ làm nhóm so sánh, luận văn đã chỉ ra hầu hết trẻ em sống ở các vùng khác đều dễ bị suy dinh dƣỡng hơn vùng Đông Nam Bộ và tình trạng dinh dƣỡng của trẻ sống ở vùng Đông Nam Bộ cũng là tốt nhất trong 6 vùng. Ngoài ra, các kết quả hồi quy đã cho thấy khả năng trẻ sống ở Bắc Trung Bô, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên bị suy dinh dƣỡng là cao nhất trong tất cả các vùng (cả về suy dinh dƣỡng thấp còi lẫn suy dinh dƣỡng nhẹ cân).
  11. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về suy dinh dƣỡng trẻ em là một trong những chủ đề phổ biến đƣợc nhiều nhà nghiên cứu không chỉ trong lĩnh vực y học mà lẫn kinh tế đặc biệt quan tâm, bởi thông qua việc tham khảo các kết quả nghiên cứu, các bác sĩ có thể giảm thiểu tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em thông qua việc cải thiện khẩu phần ăn của trẻ, các nhà hoạch định chính sách sẽ nắm rõ hơn các nguyên nhân kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ, từ đó có những chính sách can thiệp kịp thời và xác đáng nhằm cải thiện tầm vóc của trẻ, góp phần giúp trẻ có đƣợc những đóng góp tích cực cho xã hội trong tƣơng lại. Xu hƣớng nghiên cứu về nguyên nhân gây ra suy dinh dƣỡng ở trẻ em trên thế giới lẫn Việt Nam thƣờng tập trung vào khía cạnh dinh dƣỡng học và dịch tể học, riêng trong lĩnh vực kinh tế thì các nhà nghiên cứu hay quan tâm đến các yếu tố kinh tế xã hội, văn hóa có liên quan đến vốn con ngƣời, vốn tài chính, vốn vật chất và vốn xã hội nhƣ là những nguyên nhân gián tiếp làm hạn chế khả năng tiếp cận điều kiện dinh dƣỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em. Vậy những yếu tố kinh tế xã hội nào sẽ tác động đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em? Đã có rất nhiều nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm đi tìm lời giải cho câu hỏi trên, tuy nhiên đến nay, về mặt lý thuyết vẫn chƣa có một tiêu chuẩn rõ ràng nào cho vấn đề này. Các nhà kinh tế cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ liệu của nhiều quốc gia khác nhau tuy nhiên kết quả nghiên cứu vẫn chƣa cho thấy đƣợc sự nhất quán trong việc xác định các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ cũng nhƣ chiều hƣớng tác động của một số yếu tố. Việc nghiên cứu về tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em nhằm có những chính sách can thiệp giúp cải thiện tầm vóc của trẻ là một vấn đề quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là với một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, theo hiểu biết của tác giả thì ở Việt Nam khi nghiên cứu về suy dinh dƣỡng, các tác giả đa phần tập trung ở khía cạnh dinh dƣỡng và dịch tể
  12. 2 học, mới chỉ có một vài nhóm tác giả nghiên cứu về những yếu tố kinh tế xã hội nhƣ Hop vs Khan (2002), Thang vs Popkin (2003), Wagstaff và cộng sự (2003)…, trong khi giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em ngày càng trở nên quan trọng. Theo Viện dinh dƣỡng Quốc gia (2014), mặc dù tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em ở Việt Nam có giảm nhƣng vẫn ở mức khá cao đặc biệt là tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em ở thể thấp còi (24.9%). Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em ở một số thành phố lớn nhƣ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… có giảm đáng kể tuy nhiên tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng ở một số vùng nhƣ Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Lai Châu, Hà Giang… Đối mặt với tình trạng nêu trên, thiết nghĩ Việt Nam đang rất cần có những nghiên cứu mang tính khoa học và thực tiễn để giúp các nhà hoạch định chính sách có đƣợc những bằng chứng thuyết phục hơn trong việc xây dựng và triển khai các chính sách nhằm can thiệp để giảm thiểu tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em. 1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể, đời sống ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… đều đƣợc cải thiện. Riêng về tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em cũng có những thay đổi tích cực, bình quân giai đoạn 2007 đến 2014 tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng thể thấp còi giảm 4.3%/ năm và tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân giảm 5.3%/ năm. Tuy nhiên, hiện nay hai tỷ lệ này vẫn còn ở mức khá cao, suy dinh dƣỡng thể thấp còi là 24.9% và suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân là 14.5% (Viện dinh dƣỡng Quốc gia, 2014). Theo UNICEF (1990,1998), nguyên nhân dẫn đến suy dinh dƣỡng trẻ em rất đa dạng và phức tạp, các nguyên nhân này chủ yếu xoay quanh những vấn đề nhƣ khẩu phần ăn, khả năng hấp thụ, tình trạng bệnh tật của trẻ, một số yếu tố về nhân khẩu học, cơ sở hạ tầng và điều kiện môi trƣờng nơi trẻ sinh sống… Suy dinh dƣỡng không chỉ ảnh hƣởng đến cân nặng, chiều cao mà còn ảnh hƣởng tiêu cực đến khả năng miễn dịch của trẻ, gây tổn thƣơng cấu trúc não bộ, khiến trẻ dễ mắc các bệnh huyết áp, tiểu đƣờng, bệnh tim…
  13. 3 và dễ tử vong hơn so với các trẻ khác (Grantham và cộng sự, 2007; Victora và cộng sự, 2010). Trong tƣơng lai, những trẻ nhẹ cân, thấp còi cũng thƣờng thấp hơn khi trƣởng thành so với những trẻ lúc nhỏ không bị suy dinh dƣỡng (Pelletier, 1994; ACC/SCN, 2000). Ngoài tác động tiêu cực trực tiếp lên sức khỏe của trẻ, suy dinh dƣỡng còn gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực lên tình trạng giáo dục, kinh tế của trẻ sau này và là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói (Gulati, 2010). Trẻ suy dinh dƣỡng sau này thƣờng có kết quả học tập kém, khả năng lao động không cao và thu nhập thấp (Thomas, 1997; Branca và Ferrari, 2002; Hunt, 2005; Kar và cộng sự, 2008; Victora và cộng sự, 2010; Martorell và cộng sự, 2010). Không những vậy, tình trạng suy dinh dƣỡng, thấp còi ở trẻ còn có tác động đến cả quốc gia. Theo Horton (1999), ngân hàng thế giới đã ƣớc tính việc đầu tƣ vào dinh dƣỡng cho trẻ có thể làm tăng 2% - 3% GDP của một quốc gia. Mặc dù cả lý thuyết và thực tiễn đều đã chỉ ra các nguyên nhân cũng nhƣ những tác động tiêu cực của suy dinh dƣỡng trẻ em nhƣng phải thừa nhận một thực tế rằng tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em ở Việt Nam vẫn ở mức khá cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng ở những vùng nhƣ Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc (khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ học vấn của ngƣời dân chƣa cao…) tuy có giảm nhƣng vẫn giảm rất ít trong thời gian qua (Viện dinh dƣỡng Quốc gia, 2014). Xuất phát từ những bối cảnh nghiên cứu và các vấn đề nêu trên, tác giả nhận thấy việc chọn đề tài : “Những yếu tố kinh tế xã hội tác động đến tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em tại Việt Nam” mang tính cấp bách và cần thiết. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: xác định và đo lƣờng mức độ tác động của các yếu tố kinh tế xã hội đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải thiện thực trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em.
  14. 4 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt đƣợc mục tiêu mà nghiên cứu đã đề ra, tác giả cần đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi sau: Các yếu tố kinh tế xã hội nào tác động đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em? Ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế xã hội đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em nhƣ thế nào? Ở độ tuổi nào trẻ dễ bị suy dinh dƣỡng nhất? Giải pháp nào để giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ em? 1.5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về những yếu tố kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em trên lãnh thổ Việt Nam, dữ liệu nghiên cứu đƣợc trích xuất từ bộ dữ liệu của cuộc điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam (MICS) năm 2011 do Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA). 1.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sau khi tổng hợp các lý thuyết nền và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan sẽ tiến hành xử lý số liệu. Dựa trên bộ dữ liệu của cuộc điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam (MICS) năm 2011, nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả kết hợp với hồi quy đa biến nhằm tìm ra những bằng chứng thuyết phục hơn về tác động của các biến số kinh tế xã hội lên
  15. 5 tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em, lấy đó làm cơ sở để đƣa ra những khuyến nghị, hàm ý chính sách. 1.7. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú cho kho tàng các nghiên cứu thực nghiệm về suy dinh dƣỡng ở trẻ em. Kết quả nghiên cứu sẽ củng cố cho những kết quả trƣớc đây hoặc có khả năng sẽ tìm ra các mâu thuẫn do đặc thù của trẻ em ở Việt Nam, từ đó giúp hoàn thiện hơn khung phân tích về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ. Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ cung cấp cho ngƣời đọc biết đƣợc mức độ quan trọng khác nhau của từng yếu tố đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách có thể triển khai đƣợc các chính sách can thiệp phù hợp hơn với tình hình suy dinh dƣỡng trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Cuối cùng, nghiên cứu còn đƣa ra một số khuyến nghị, giải pháp tham khảo theo hƣớng gợi ý về chính sách liên quan đến vấn đề suy dinh dƣỡng trẻ em ở Việt Nam. 1.8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài có kết cấu 5 chƣơng nhƣ sau: CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Chƣơng này giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, chƣơng cũng bao gồm câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu cũng nhƣ trình bày sơ nét về phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
  16. 6 Chƣơng này sẽ trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết, mô hình và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây có liên quan đến đề tài, lấy đó làm căn cứ để đề xuất khung phân tích cho đề tài. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chƣơng này trình bày về dữ liệu đƣợc sử dụng để phân tích, trình bày những vấn đề xoay quanh mô hình kinh tế lƣợng đƣợc tác giả đề xuất để nghiên cứu về những yếu tố kinh tế xã hội tác động đến tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em nhƣ phƣơng pháp ƣớc lƣợng, các kiểm định cần thiết cũng nhƣ quy trình thực hiện nghiên cứu. CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng này bên cạnh việc trình bày tổng quan về tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây tác giả sẽ tiến hành mô tả mẫu nghiên cứu, trình bày các thống kê mô tả, kết quả ƣớc lƣợng và kiểm định mô hình. Chƣơng này cũng bao gồm phần thảo luận kết quả ƣớc lƣợng đƣợc cũng nhƣ so sánh nó với kết quả của các nghiên cứu trƣớc đây. CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Chƣơng này tập trung khẳng định lại những yếu tố kinh tế xã hội nào sẽ ảnh hƣởng đến tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em. Bên cạnh đó, chƣơng này còn nêu ra một số khuyến nghị, gợi ý chính sách nhằm có những can thiệp kịp thời giúp hạn chế tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ em. Ngoài ra, đây cũng là phần nhìn lại các hạn chế của nghiên cứu cũng nhƣ đề xuất, gợi ý cho các hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
  17. 7 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Suy dinh dƣỡng trẻ em là tình trạng cơ thể trẻ thiếu hụt các chất dinh dƣỡng cần thiết gây ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và sự vận động của trẻ. Ở Việt Nam, suy dinh dƣỡng trẻ em đƣợc phân làm 3 loại: suy dinh dƣỡng thể thấp còi, suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân và suy dinh dƣỡng thể còi cọc, ở mỗi loại còn đƣợc chia làm nhiều cấp độ khác nhau (Lê Danh Tuyên và Trịnh Hồng Sơn, 2014). Để phân loại và đánh giá tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ các nhà nghiên cứu thƣờng sử dụng công thức của WHO (1995) để tính các chỉ số HAZ (Height for Age Z score – phản ánh tình trạng suy dinh dƣỡng ở thể thấp còi), WAZ (Weight for Age Z score – phản ánh tình trạng suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân), WHZ (Weight for Height Z score – phản ánh tình trạng suy dinh dƣỡng thể còi cọc), sau đó so sánh với chuẩn tăng trƣởng trẻ em mới của WHO (2006) để xác định tình trạng dinh dƣỡng của trẻ. WHO (2010) cũng đề nghị lấy điểm ngƣỡng nhỏ hơn 2 độ lệch chuẩn (tức là các chỉ số HAZ, WAZ, WHZ tính đƣợc < -2 SD) so sánh với quần thể WHO 2005 để đánh giá tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ. Công thức tính HAZ, WAZ, WHZ (WHO, 1995): ( ) ( ) Bảng 2.1: Bảng tham chiếu của WHO với 3 chỉ số Z – score Z - score HAZ WAZ WHZ Không suy dinh Không suy dinh Không suy dinh ≥ -2 SD dƣỡng dƣỡng dƣỡng < -2 SD Thấp còi Nhẹ cân Gầy còm < -3 SD Thấp còi nặng Nhẹ cân nặng Gầy còm nặng Nguồn: UNICEF (1990, 1998)
  18. 8 Các nhà xã hội học khi nghiên cứu về tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ thƣờng sử dụng khung phân tích của UNICEF (1990, 1998). Cách tiếp cận này cho rằng các yếu tố kinh tế xã hội ở các cấp độ khác nhau (cấp độ cộng đồng, gia đình) sẽ tác động lên tình trạng dinh dƣỡng và bệnh tật của trẻ em. Các yếu tố trong khung lý thuyết này bao gồm: quy mô hộ, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hành vi và tình trạng dinh dƣỡng của ngƣời mẹ, cách sinh nở của mẹ, tập quán văn hóa, đặc tính của trẻ (chủ yếu là các yếu tố sinh học)... Các yếu tố kinh tế xã hội trong khung phân tích ảnh hƣởng lên sức khỏe của trẻ ở cấp độ hộ gia đình nhƣ: giáo dục, việc làm, thu nhập và sở hữu các loại hàng hóa lâu bền…, còn ở cấp độ cộng đồng chủ yếu tập trung vào sự sẵn có của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các cơ sở hạ tầng kinh tế. Các yếu tố kinh tế hộ chủ yếu tác động đến sức khỏe của thành viên thông qua khả năng tài chính để có đƣợc nguồn thực phẩm an toàn và dịch vụ để có đƣợc sức khỏe tốt hơn, cải thiện vệ sinh môi trƣờng và đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dƣỡng. Việc thiếu khả năng tiếp cận với nguồn nƣớc và tình trạng môi trƣờng, nhà vệ sinh kém là nguyên nhân của tình trạng suy dinh dƣỡng và bệnh tật. Các yếu tố có liên quan đến mạng lƣới điện, radio, tivi, sự sẵn có của phƣơng tiện đi lại cũng nhƣ nhà ở cả về quy mô và chất lƣợng đều là các yếu tố tác động đến hộ gia đình và tác động đến sức khỏe, dinh dƣỡng của trẻ (UNICEF, 1990, 1998). Hàm ý của khung lý thuyết này là các yếu tố ở cấp độ cộng đồng tác động đến sức khỏe và dinh dƣỡng của trẻ thông qua tình trạng kinh tế xã hội của hộ, hoặc trực tiếp ảnh hƣởng đến môi trƣờng xã hội, kinh tế và vật lý chung của cộng đồng dân cƣ, từ đó ảnh hƣớng đến tình trạng sức khỏe.
  19. 9 Hình 2.1: Khung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến suy dinh dƣỡng trẻ em Trẻ em suy dinh dƣỡng Kết quả Tình trạng tử vong và khuyết tật Chế độ ăn uống Bệnh tật Nguyên nhân trực tiếp Không đây đủ Hạn chế tiếp cận Thiếu kiến thức chăm Thiếu nƣớc sạch/ nhà Nguyên nhân thực phẩm sóc bà mẹ và trẻ em vệ sinh/ dịch vụ y tế cấp hộ Thiếu kiến thức và thái độ phân biệt đã hạn chế Số lƣợng, chất lƣợng nguồn lực - hộ gia đình tiếp con ngƣời, kinh tế và tổ chức – cận nguồn lực và cách chúng đƣợc kiểm soát Nguyên nhân cấp cộng đồng Hệ thống chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội, Tiềm lực: môi trƣờng, công nghệ, vị trí ngƣời phụ con ngƣời nữ, sự hạn chế trong việc tiếp cận nguồn lực Nguồn: UNICEF (1990, 1998) Bên cạnh đó, một khung lý thuyết làm cơ sở cho phƣơng pháp tiếp cận thực nghiệm khi nghiên cứu về vấn đề này đƣợc biết đến khá rộng rãi đó là mô hình tối đa hóa hữu dụng hộ gia đình của Becker (1981). Trong mô hình này, một hộ gia đình sẽ tối đa hóa độ hữu dụng của mình thông qua các tiện ích giải trí, mua sắm hàng hóa và sản xuất hàng hóa chẳng hạn nhƣ dinh dƣỡng cho trẻ em trong khi phải
  20. 10 đối mặt với giới hạn về ngân sách, thời gian và một hàm sản xuất dinh dƣỡng (sinh học). Hàm dinh dƣỡng của trẻ sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố đầu vào nhƣ thức ăn (chất dinh dƣỡng), việc sử dụng dịch vụ y tế, một loạt các đặc điểm cá nhân nhƣ di truyền, giới tính, tuổi tác và các đặc điểm của hộ nhƣ trình độ học vấn của cha mẹ, việc đầu tƣ chăm sóc cho trẻ và sự hiện diện của các thiết bị vệ sinh. Các đặc điểm của cộng đồng nhƣ việc tiếp cận và chất lƣợng của cơ sở y tế cũng có thể tác động trực tiếp lên tình trạng dinh dƣỡng của trẻ. Để giải quyết vấn đề tối ƣu hóa cho hộ gia đình, một hàm cầu về sức khỏe trẻ em đƣợc thể hiện nhƣ sau: Hi = h(x1, x2, x3, μ) Trong đó x1 là các đặc tính của trẻ nhƣ tuổi, giới tính… ; x2 là các đặc tính của hộ gia đình nhƣ các đặc điểm nhân khẩu học, trình độ học vấn của cha mẹ, nguồn lực hộ gia đình… ; x3 là các đặc điểm của cộng đồng nhƣ khả năng tiếp cận và chất lƣợng dịch vụ y tế, giá cả thực phẩm…; μ là sai số ngẫu nhiên không quan sát đƣợc, nó sẽ tác động đến tình trạng dinh dƣỡng của trẻ và đƣợc giả định không tƣơng quan với các biến x. 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN 2.2.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc Có một số lƣợng lớn nghiên cứu về các yếu tố kinh tế xã hội tác động lên sức khỏe của trẻ và hầu hết các nghiên cứu trong phạm vi này đều sử dụng hồi quy, mặc dù vẫn có một số nghiên cứu khác tiếp cận theo hƣớng mô hình, biểu đồ (Caputo và cộng sự, 2003). Trong phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung xoay quanh các yếu tố kinh tế xã hội tác động lên tình trạng suy dinh dƣỡng hoặc có thể hiểu là tình trạng dinh dƣỡng của trẻ dƣới năm tuổi (dƣới 60 tháng), các nghiên cứu thƣờng xoay quanh những vấn đề nhƣ: đặc tính cá nhân trẻ, đặc tính hộ gia đình, đặc tính cộng đồng. Ngoài ra, vẫn có một số nghiên cứu chỉ xem xét độc lập một hiện tƣợng kinh tế xã hội cụ thể nhƣ: bất bình đẳng, giáo dục của bà mẹ, tình trạng biết chữ, nghèo đói...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1