Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nợ xấu, rủi ro đạo đức và các quy định điều tiết trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mức độ mà các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt với những thách thức trong quan hệ cho vay, và sự tham gia của họ vào các hành vi rủi ro, vì điều này có thể làm tăng thêm các vấn đề rủi ro đạo đức của ngành ngân hàng trong tương lai gần. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nợ xấu, rủi ro đạo đức và các quy định điều tiết trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THÀNH NAM NỢ XẤU, RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC QUY ĐỊNH ĐIỀU TIẾT TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THÀNH NAM NỢ XẤU, RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CÁC QUY ĐỊNH ĐIỀU TIẾT TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. ĐINH THỊ THU HỒNG Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Người cam đoan Nguyễn Thành Nam
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm ................... 8 1.1. Nợ xấu ..........................................................................................................8 1.2. Vấn đề rủi ro đạo đức và các khoản nợ xấu.................................................9 1.3. Nợ xấu và rủi ro đạo đức ở các ngân hàng Việt Nam................................11 Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ............................................. 15 2.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình.............................................................15 2.2. Mô tả biến ..................................................................................................18 2.3. Dữ liệu và thống kê mô tả..........................................................................24 Chương 3: Phân tích thực nghiệm .................................................................... 26 3.1. Ước tính ngưỡng ........................................................................................28 3.2. Kết quả hồi quy ..........................................................................................31 3.3. Vấn đề nội sinh ..........................................................................................37 3.4. Thảo luận thêm về nhân tố tác động đến nợ xấu .......................................40 Kết luận và một số hàm ý chính sách ................................................................ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHỤ LỤC Phụ lục A – Giá trị thống kê LR1 và LR2 theo Hansen (1999) Phụ lục B – Hệ thống Ngân hàng thương mại và các quy định ở Việt Nam. Phụ lục C – Kết quả hồi quy mô hình 1 – 4 Phụ lục D – Kết quả hồi quy hai giai đoạn 2SLS dựa trên biến công cụ
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa 1 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 2 GDP Tổng sản phẩm nội địa 3 NHNN Ngân hàng Nhà nước 4 NHTM Ngân hàng thương mại 5 SBV Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 6 VAMC Công ty quản lý tài sản Việt nam 7 WTO Tổ chức thương mại thế giới
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tóm tắt biến và kỳ vọng dấu ...................................................................23 Bảng 2: Thống kê mô tả các biến chính ...............................................................25 Bảng 3: Ước tính mức ngưỡng .............................................................................28 Bảng 4: Phân loại số quan sát ngân hàng – năm theo giá trị ngưỡng. .................31 Bảng 5: Kết quả hồi quy với tỷ lệ nợ xấu NPL là biến ngưỡng ...........................35 Bảng 6 : Kết quả hồi quy sử dụng biến công cụ (IV) ...........................................38 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2008 - 2014 ..............3 Hình 4.1: Xây dựng khoảng tin cậy và “miền không bác bỏ” (Tỷ lệ nợ xấu). .....30
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nợ xấu (NPL) từ lâu đã là một vấn đề đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, là trở ngại lớn cho sự phát triển của các ngân hàng nội địa, và đang trở thành một nhân tố chính ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ thống tài chính. Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong lưu chuyển vốn, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2007 - 2014, nợ xấu đã thực sự trở thành một gánh nặng cho nền kinh tế với tốc độ gia tăng đạt gần 51%/năm1. Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu đạt mức trung bình khoảng 4.08% trên tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống2. Vấn đề nợ xấu cao liên tục xuất hiện trong hầu hết báo cáo của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, tình huống này trở nên phức tạp hơn cho công tác quản lý khi các tổ chức khác nhau công bố số lượng không thống nhất về tỷ lệ nợ xấu. Trước thực tế này, vào tháng 4/2012 NHNN đã ban hành Quyết định số 780/QĐ-NHNN, cho phép các tổ chức tín dụng sửa đổi điều khoản trả nợ và gia hạn thời gian trả nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về thanh toán nợ. Năm 2013, đánh dấu sự ra đời của công ty Quản lý tài sản VAMC3, đã làm cho tỉ lệ nợ xấu có xu hướng giảm, tuy nhiên sự sụt giảm vẫn chỉ là nhất thời và chưa có dấu hiệu giảm thực sự và rõ nét. Thực tế, các nghiên cứu trước đây cũng xác định rằng nợ xấu báo hiệu vấn đề tài chính trong tương lai mà các ngân hàng phải đối mặt. Demirguc-Kunt (1989), Barr và cộng sự (1994) đã nhận thấy rằng các ngân hàng thường có một mức độ nợ xấu cao trước khi sụp đổ. Và hiện tượng này sẽ được coi là dấu hiệu của khủng hoảng tài 1 Nguồn: Tác giả tự tính toán bằng số liệu được thu thập từ các nguồn: http://www.baomoi.com/no-xau-toan-he-thong-ngan-hang-dang-gia-tang/c/6916509.epi ; http://vneconomy.vn/tai-chinh/no-xau-tai-viet-nam-phien-ban-2-trong-1-20140211104136812.htm 2 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tại: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdchtctctd/tlnxttdntd?_afrLoop=16280222458 5000#%40%3F_afrLoop%3D162802224585000%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525 %26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3Dtlcqg75du_322 3 Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC): http://sbvamc.vn/cong-ty-quan-ly-tai-san-vamc/
- 2 chính trong tương lai nếu không được theo dõi đầy đủ và giải quyết kịp thời (Reinhart và Rogoff, 2010; Nkusu, 2011; Louzis và cộng sự, 2012). Không giống như những lĩnh vực khác, ngành ngân hàng tồn tại một mức độ rủi ro lan truyền hệ thống 4 rất lớn, do đó chỉ cần sự sụp đổ của một ngân hàng thì có thể lây lan qua các ngân hàng khác, gây ra một hiệu ứng dây chuyền và có khả năng đưa đến sự bất ổn cho toàn bộ hệ thống trong nước hay thậm chí là toàn cầu. Thực tế là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã chỉ ra sự mong manh dễ vỡ của hệ thống tài chính toàn cầu, và đồng thời, một cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở một nước có thể ảnh hưởng đến không chỉ sự ổn định của hệ thống ngân hàng toàn cầu5, mà còn tác động tiêu cực đến cả nền kinh tế thực và hệ thống tài chính. Thật vậy, những bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng sự phát triển hệ thống tài chính và các cải cách ngân hàng đã cải thiện đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy, kích thích các ngân hàng nhỏ (Hasan và cộng sự, 2009; Fang và Giang, 2014; Peng và cộng sự, 2014; Lin và cộng sự, 2015). Bài nghiên cứu này được tiến hành trong giai đoạn bùng nổ nợ xấu ở Việt Nam từ năm 2007-2014 và xem xét vấn đề rủi ro đạo đức tồn tại trong hành vi cho vay của các ngân hàng. Một khía cạnh ủng hộ cho chủ điểm nghiên cứu này đó là nợ xấu tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế ở phạm vi lớn trong thời gian qua. Do đó, nghiên cứu về nợ xấu sẽ là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam, và đặc biệt là các nhà quản lý giám sát hoạt động cho vay của các ngân hàng ngày nay. 4 Rủi ro lan truyền hệ thống (tên tiếng anh là systemic risk) là khả năng mà một sự kiện ở cấp độ doanh nghiệp có thể gây ra sự bất ổn nghiêm trọng hoặc sụp đổ cho toàn bộ ngành hay thậm chí là cả nền kinh tế. (nguồn: http://www.investopedia.com/terms/s/systemic-risk.asp ) 5 Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây giai đoạn 2007-2008, Jo (2014) thấy rằng cú sốc tài chính ở Hoa kỳ đã được chuyển đến các nền kinh tế thị trường mới nổi thông qua các hoạt động cho vay của các ngân hàng quốc tế Hoa Kỳ. Gang và Qian (2015) báo cáo rằng rủi ro hệ thống của Trung Quốc đã tăng lên trong những năm gần đây kể từ năm 2009 do sự lây lan từ những biến động của thị trường tài chính toàn cầu.
- 3 2. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, nợ xấu tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế ở một phạm vi rộng lớn, ít nhất là trong thập kỷ trước, cụ thể với một tỷ lệ nợ xấu cao sẽ có tác động tiêu cực lên phát triển kinh tế. Bởi vì, xuất phát từ lo ngại về sự không chắc chắn trong thị trường tài chính đột nhiên gia tăng, khiến các ngân hàng hạn chế các hoạt động cho vay nhằm tránh nợ xấu, làm cho các doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn (hoặc chịu chi phí vốn cao) để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, và điều này cuối cùng sẽ đưa đến một tác động bất lợi đối với nền kinh tế thực (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2015). Tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2008-2014 7.00% 6.40% 6.20% 6% 5.70% 6.00% 5.40% 5.40% 5.20% 5.00% 4.00% 4.08% 3.00% 3.61% 3.25% 3.07% 2.00% 2.50% 2.17% 2.09% 1.00% 0.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ nợ xấu Tăng trưởng GDP Hình 1: Tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2008 - 2014 Nguồn: Dữ liệu từ NHNN, Worldbank Như chúng ta có thể thấy từ hình 1, tỷ lệ nợ xấu tăng theo hướng ngược lại với tốc độ phục hồi của nền kinh tế, điều này cho thấy tỷ lệ nợ xấu cao hơn đi kèm với tăng trưởng GDP thấp hơn. Chính xác hơn, tỷ lệ nợ xấu tăng làm chậm lại tất cả các hoạt động của hệ thống tài chính (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2015). Do đó, sự yếu kém trong khu vực ngân hàng, với thành phần chính là nợ xấu, đã được giám sát và phân tích cẩn thận hơn bởi các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, vấn đề
- 4 ở đây không phải chỉ xem xét riêng nợ xấu mà còn có sự tồn tại của các can thiệp và điều tiết của chính phủ trên những khoản nợ xấu này. Từ khía cạnh trên có thể thấy nợ xấu là một nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp lên nền kinh tế ở cả góc độ vi mô và vĩ mô. Trong quá khứ, vấn đề nợ xấu không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư mà còn nhận được sự chú ý của các nhà làm chính sách điều tiết ngân hàng và các chuyên gia khoa học xã hội. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau liên quan đến vấn đề nợ xấu trên thế giới, tuy nhiên những nghiên cứu về trường hợp Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt là những nghiên cứu định lượng. Một số nghiên cứu sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phát hiện ra các nhân tố chính tác động đến sự thay đổi nợ xấu. Chẳng hạn như Võ Thị Ngọc Hà và Lê Vĩnh Triển (2014) sử dụng hồi quy bảng với dữ liệu của 8 ngân hàng niêm yết trong giai đoạn 2008 - 2013 tìm thấy mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô với tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong khi đó, Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2014) phát hiện rằng cả yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đều ảnh hưởng đến nợ xấu. Đặc biệt, các yếu tố thuộc về đặc trưng của ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu quá khứ, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, quy mô hay mức sở hữu của Nhà nước trong các ngân hàng đều có những ảnh hưởng đáng kể lên tỷ lệ nợ xấu (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2015; Đoàn Thanh Hà và Hoàng Thị Thanh Hằng, 2016). Không chỉ ở Việt Nam mà các nghiên cứu trên thế giới cũng đã nhận thấy rằng ngoài các yếu tố kinh tế vĩ mô, thì các khoản nợ xấu của các ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các hoạt động nội bộ (Salas & Saurina, 2002, Louzis và cộng sự, 2012, Abid và cộng sự, 2014). Cụ thể, Berger và DeYoung (1997) phát hiện ra rằng tồn tại một mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố bên trong như chất lượng quản lý, rủi đạo đức với nợ xấu. Đi sâu hơn, Zhang và cộng sự (2015) phát hiện tồn tại vấn đề rủi ro đạo đức trong việc cho vay của các ngân hàng ở Trung Quốc dựa trên một mức ngưỡng của tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra, tính chất sở hữu nhà nước và các ràng buộc ngân sách mềm đi kèm ở các ngân hàng cũng có khả năng ảnh hưởng đến các hoạt động nội bộ của ngân hàng, và thể hiện vấn đề rủi ro đạo đức tiềm ẩn (Shi, 2004). Chính vì
- 5 vậy, cần kịp thời xem xét mức độ rủi ro đạo đức và tác động của nó đối với hiệu quả hoạt động hay cụ thể hơn là tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. Dựa trên quan điểm này, bài nghiên cứu kỳ vọng đóng góp một cái nhìn chung về vấn đề nợ xấu, cụ thể là mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro đạo đức từ hành vi cho vay của các ngân hàng với mức độ nợ xấu thông qua việc xác định một mức ngưỡng nợ xấu nhất định. Từ mức ngưỡng này, các nhà quản lý có động cơ để chấp nhận rủi ro vượt mức khi đối mặt với những thách thức tài chính, xuất phát từ xung đột lợi ích và vấn đề đại diện. Hệ quả là, một sự gia tăng cho vay không thích đáng khi gặp vấn đề tài chính có thể làm giảm nhiều hơn giá trị chất lượng tài sản và dẫn đến những khó khăn hơn nữa cho các ngân hàng. Chính vì vậy mà việc xác định được phạm vi của hành vi rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng thương mại sẽ giúp tránh được những bất ổn tài chính tiềm tàng, từ đó có thể thiết kế được các mục tiêu chính sách và giám sát ngân hàng một cách nghiêm ngặt và minh bạch hơn. 3. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mức độ mà các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt với những thách thức trong quan hệ cho vay, và sự tham gia của họ vào các hành vi rủi ro, vì điều này có thể làm tăng thêm các vấn đề rủi ro đạo đức của ngành ngân hàng trong tương lai gần. Đầu tiên, nghiên cứu áp dụng một mô hình ngưỡng để nghiên cứu vai trò của nợ xấu trong việc báo hiệu các vấn đề rủi ro đạo đức. Thứ hai, nghiên cứu cũng áp dụng mô hình này vào các ngân hàng thương mại Việt Nam để kiểm định giả thiết “các ngân hàng gặp khó khăn có động lực để chấp nhận rủi ro vượt mức”, làm gia tăng thiệt hại và khả năng vỡ nợ. Phương pháp đề xuất và các phát hiện thực nghiệm của nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam khi đang phải đối mặt với tình trạng nợ xấu cao và các vấn đề rủi ro đạo đức tiềm ẩn trong khu vực này. Dựa trên những mục tiêu trên, bài nghiên cứu kỳ vọng cung cấp những hiểu biết về việc sử dụng tỷ lệ nợ xấu như là một công cụ quản lý có thể có giá trị cho các nhà lãnh đạo Việt Nam muốn tìm hiểu và theo dõi mức độ rủi ro của các ngân hàng trong hệ thống.
- 6 4. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu trên, luận văn tập trung phân tích để trả lời các câu hỏi : Hành vi cho vay của các ngân hàng có liên quan đến việc nợ xấu đạt đến một ngưỡng cụ thể hay không? Và liệu các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao có xu hướng áp dụng một chiến lược cho vay nhiều rủi ro hơn, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn hay không? 5. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy ngưỡng (threshold model)6 với bộ dữ liệu của 25 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 - 2014 để xác định các vấn đề rủi ro đạo đức. Phương pháp hồi quy ngưỡng được thiết kế để chia các quan sát riêng lẻ vào các trạng thái với điều kiện là giá trị của một biến được xác định trước (biến ngưỡng). Các mô hình được sử dụng trong bài dựa trên nghiên cứu của Hansen (1999), và đã được chứng minh là một công cụ hiệu quả khi điều tra các hiệu ứng bất đối xứng có thể có. Mô hình này gần đây cũng được được sử dụng để nghiên cứu hành vi của ngân hàng. Với dữ liệu bảng cân bằng (i đại diện cho chỉ số chéo (các ngân hàng) và t đại diện cho chuỗi thời gian), phương trình nghiên cứu có thể được viết như sau: 𝑦𝑖,𝑡 = 𝑐𝑖 + 𝛽1 𝑥𝑖,𝑡 𝐼(𝑞𝑖,𝑡 ≤ 𝛾) + 𝛽2 𝑥𝑖,𝑡 𝐼(𝑞𝑖,𝑡 ≥ 𝛾) + 𝜀𝑖,𝑡 Trong đó I(.) là hàm chỉ báo nhận giá trị 1 nếu điều kiện trong dấu ngoặc đúng, và nhận giá trị 0 nếu ngược lại, qi,t là biến ngưỡng được xác định trước. Mô hình này cho phép giá trị ngưỡng được chọn nội sinh, và cũng chấp nhận hiệu ứng ngưỡng một phần. 6. Hạn chế của nghiên cứu Có một số hạn chế nhất định trong quá trình tác giả thực hiện nghiên cứu. Những hạn chế này chủ yếu đến từ dữ liệu kiểm định. Đầu tiên, đó là sự không đầy đủ của 6 Xem phụ lục A
- 7 dữ liệu cho toàn bộ các ngân hàng trong hệ thống, do sự giới hạn về thời gian và dữ liệu công bố của các ngân hàng. Thứ hai, sự thay đổi về khung pháp lý điều tiết và sự gia nhập của các ngân hàng mới theo thời gian cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị định lượng của nghiên cứu. Dù vậy, xét cho cùng mục tiêu của bài nghiên cứu vẫn là điều tra và phân tích các khoản nợ xấu và ý nghĩa về mặt kinh tế đối với những phát hiện trong nghiên cứu vẫn được đảm bảo đáng tin cậy. 7. Bố cục Cấu trúc của bài nghiên cứu được trình bày như sau. Phần tiếp theo trình bày nội dung nghiên cứu, bao gồm chương 1 trình bày ngắn gọn chi tiết về nền tảng nghiên cứu của bài và tóm tắt các nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực này. Chương 2 giải thích phương pháp nghiên cứu và dữ liệu được sử dụng. Trong khi chương 3 trình bày các kết quả thực nghiệm và giải quyết vấn đề sai lệch nội sinh tiềm tàng dựa trên hồi quy biến công cụ. Phần cuối cùng của bài nghiên cứu đưa ra các kết luận và một số đề xuất chính sách từ các phát hiện thực nghiệm. Cụ thể, bố cục bài nghiên cứu bao gồm: Giới thiệu Chương 1: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Chương 3: Phân tích thực nghiệm Kết luận và một số hàm ý chính sách
- 8 Chương 1: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 1.1. Nợ xấu Nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản và tập trung nhất, phản ánh chất lượng, hiệu quả hoạt động của một ngân hàng cũng như sự phát triển ổn định của cả hệ thống bởi vì hoạt động tín dụng là hoạt động chính và đem lại nguồn thu lớn nhất cho các ngân hàng, mà trong đó tỷ lệ nợ xấu là một chỉ số chung nhất đại diện cho rủi ro tín dụng (Makri, Tsagkanos, & Bellas, 2014). Về cơ bản, một khoản nợ của ngân hàng được xem là nợ xấu khi hơn 90 ngày trôi qua mà người đi vay không thanh toán các khoản nợ hoặc lãi đã được thỏa thuận (Ngân hàng Trung Ương Châu Âu). Định nghĩa đầy đủ hơn được Phòng Thống kê – Liên hợp quốc xác định “một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận”. Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây cũng được coi là định nghĩa của IAS đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới7. Ở Việt Nam, nợ xấu được định nghĩa trong Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước : “Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng”. Trong đó, nợ nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào nhóm thích hợp. Những khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, chẳng hạn, nợ nhóm 3 là các khoản nợ được tổ chức tín 7 Trích dẫn từ: “Nợ xấu Ngân hàng phát triển chi nhánh Khánh Hòa và biện pháp giải quyết nợ xấu”, Thái Ninh. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2016/03/23/no-xau-ngn-hng-pht-trien-chi-nhnh-khnh-ha-v-bien-php-giai- quyet-no-xau/
- 9 dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, trong khi nhóm 4 và 5 lần lượt là các khoản nợ có khả năng mất vốn cao hoặc không có khả năng thu hồi. Do đó, để phù hợp với bối cảnh Việt Nam, bài nghiên cứu này xem xét nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày, tương tự các nghiên cứu trước đây như Bùi Duy Tùng và cộng sự (2015) hay Đoàn Thanh Hà và cộng sự (2016). Cụ thể là giá trị nợ xấu bằng tổng các khoản nợ dưới chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4), và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). 1.2. Vấn đề rủi ro đạo đức và các khoản nợ xấu Trên thực tế, các ngân hàng thường khó có thể tránh khỏi các khoản nợ xấu do hoạt động cho vay luôn chứa đựng rủi ro. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà ở đó các giám đốc ngân hàng có động cơ để thực hiện cho vay với rủi ro cao hơn so với mức tối ưu. Jensen và Meckling (1976) cho rằng có hai loại vấn đề rủi ro đạo đức nảy sinh từ hành vi này. Đầu tiên là việc tìm kiếm đặc lợi của nhà quản lý, được thực hiện khi các giám đốc theo đuổi các lợi ích cá nhân từ việc đầu tư vào các dự án ưa thích hoặc thông qua việc kiểm soát không đầy đủ những khoản vay. Vấn đề rủi ro đạo đức còn lại nảy sinh từ sự mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và các chủ nợ. Các cổ đông có thể muốn thực hiện những khoản vay rủi ro nhưng cuối cùng lại chuyển những rủi ro này đến những người gửi tiền. Lý thuyết của Jensen và Meckling (1976) hàm ý rằng cả hai vấn đề rủi ro đạo đức trên đều dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng (cho vay) cao hơn và hình thành một lượng lớn hơn các khoản nợ xấu. Dĩ nhiên, rủi ro đạo đức thì không quan sát trực tiếp được, nhưng có thể được suy ra từ việc quan sát hành vi ngân hàng. Như đã được nhấn mạnh ở trên, một trong những lý do chính của vấn đề rủi ro đạo đức đó là việc chấp nhận rủi ro quá mức trong cho vay. Foos và cộng sự (2010) gợi ý rằng sự tăng trưởng tín dụng đại diện cho một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro của các ngân hàng. Qua việc nghiên cứu ở các ngân hàng Mỹ, Canada, Nhật và Châu Âu trong suốt giai đoạn 1997-2007, Foos và cộng sự (2010) thấy rằng tăng trưởng tín dụng dẫn đến một sự gia tăng các khoản lỗ từ cho vay trong suốt ba năm liên tiếp sau đó, gây nên một sự sụt giảm trong cả thu nhập từ lãi và tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Demirguc-Kunt (1989), Barr và cộng sự
- 10 (1994), Gorton và Rosen (1995), Berge và Udell (1994) và Shrieves và Dahl (2003) đã nghiên cứu sâu hơn và nhận thấy tồn tại mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, nợ xấu và sự chấp nhận rủi ro của các ngân hàng. Phần lớn các nghiên cứu cũng tập trung xem xét về vấn đề rủi ro đạo đức, hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng trong khuôn khổ cấu trúc sở hữu cổ phần. Ví dụ, Saunder và cộng sự (1990) nhận thấy cổ đông kiểm soát các ngân hàng thì có khuynh hướng thực hiện nhiều rủi ro hơn so với những nhà quản lý kiểm soát các ngân hàng. Demsert và Strahan (1997) tìm thấy mối quan hệ dương và không tuyến tính giữa các thước đo rủi ro thị trường và mức sở hữu của nhà quản lý (cổ phần thuộc nhà quản lý). Jia (2009) gợi ý hoạt động cho vay bởi các ngân hàng cổ phần thì thận trọng hơn so với hoạt động cho vay bởi các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Ngoài ra, Zhou (2014) đã chứng minh được sự đa dạng hóa trong cấu trúc thu nhập của các ngân hàng giúp giảm thiểu không đáng kể tổng rủi ro của ngân hàng. Như vậy, bài nghiên cứu này sẽ mở rộng hơn những nghiên cứu trên bằng việc tìm hiểu sâu hơn về vai trò của cấu trúc sở hữu cổ phần đối với hành vi các ngân hàng và rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, thái độ của ban quản lý của các ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng. Boyd và Graham (1998), Nier và Baumann (2006) gợi ý khi các ngân hàng cảm thấy “quá lớn để sụp đổ” nhờ vào sức mạnh thị trường lớn của họ hoặc là kỳ vọng được cứu trợ trong trường hợp vỡ nợ, thì vấn đề rủi ro đạo đức càng trở nên rõ rệt hơn. Soedarmono và Tarazi (2015) thấy rằng sức mạnh thị trường càng lớn trong ngành ngân hàng có thể ngay lập tức dẫn đến sự không ổn định hơn trong hệ thống ngân hàng ở các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương. Kim và cộng sự (2015) cũng phát hiện ra sự gia tăng trong sức mạnh thị trường của các ngân hàng lớn gây nên sự bất ổn tài chính của các ngân hàng nhỏ ở các nền kinh tế châu Á. Cuối cùng, Bernanke và Gertler (1986) chỉ ra rằng những khoản nợ xấu có thể đưa đến các hành vi khác nhau của các ngân hàng dựa theo sự ưa thích hay khẩu vị rủi ro của họ. Các ngân hàng khôn ngoan và hiệu quả thường có xu hướng thận trọng hơn khi họ đối mặt với mức độ gia tăng của các khoản nợ xấu. Tuy nhiên khi tỷ lệ nợ xấu
- 11 quá cao, cả cổ đông và các nhà quản lý ngân hàng đều có sự khuyến khích (hay động cơ) rõ ràng để chuyển dịch rủi ro. Eisdofer (2008) phát hiện các doanh nghiệp trong tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ có hành vi chuyển dịch rủi ro nhiều hơn. Xem xét các ngân hàng ở Mỹ, Koudstaal và Wijnbergen (2012) nhận thấy với danh mục cho vay có càng nhiều vấn đề thì càng thúc đẩy các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao. Bruche và Llobet (2011) tranh luận khi các ngân hàng đối mặt với mối đe dọa phá sản, họ có xu hướng đảo nợ xấu để gia tăng khả năng thu hồi. Bằng chứng từ các nghiên cứu trên chỉ ra mức độ nợ xấu có thể là một yếu tố quan trọng quyết định hành vi của các ngân hàng đưa đến việc họ có những hành vi khác nhau khi đối mặt với nợ xấu cao hơn mức chuẩn. Chính vì vậy có lý do để tin rằng mức độ của nợ xấu có thể hữu ích trong việc xác định sự hiện diện của rủi ro đạo đức trong ngành ngân hàng. Do đó, bài nghiên cứu này sẽ xác định hành vi cho vay và rủi ro đạo đức ở các ngân hàng khi họ đối mặt với một mức nợ xấu trên mức ngưỡng. 1.3. Nợ xấu và rủi ro đạo đức ở các ngân hàng Việt Nam Về sự quản lý rủi ro trong hệ thống, vào năm 2005, NHNN đã đưa ra các quy định về phân loại nợ xấu8, cho phép các ngân hàng đẩy nhanh thời hạn cho vay và quyền quyết định nhiều hơn đối với các khoản nợ quá hạn. Tính đến tháng 12 năm 2008, hầu như tất cả các tổ chức tài chính đã thiết lập được cơ chế đánh giá tín nhiệm nội bộ và định giá rủi ro. Ngày 1/1/2013, NHNN ban hành Thông tư 2, trong đó thắt chặt các quy định về phân loại tài sản của ngân hàng cùng với việc thành lập và sử dụng các khoản dự phòng rủi ro tín dụng. Thông tư 2 của NHNN đã có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm 2014, dự kiến sẽ đưa phân loại tài sản của các ngân hàng Việt Nam gần hơn với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế hơn9. Trong năm 2010, NHNN cũng nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu yêu cầu lên 9%, cao hơn một chút so với mức chuẩn của Basel I10. 8 Xem thêm: http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=18421 . 9 Xem thêm Hệ thống ngân hàng thương mại và các quy định ở Việt Nam tại phụ lục B. 10 Basel I là một bộ quy tắc ngân hàng quốc tế do Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) ban hành, quy định các yêu cầu về vốn tối thiểu của các tổ chức tài chính với mục tiêu giảm thiểu rủi ro tín dụng. Các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế phải duy trì một khoản vốn tối thiểu (8%) trên các tài sản rủi ro. Basel I
- 12 Có thể thấy, ngành ngân hàng Việt Nam được quản lý cao, dường như đã miễn nhiễm ban đầu trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 tương đối tốt, tuy nhiên, những ảnh hưởng thực sự đã bắt đầu được cảm nhận vào năm 2011. Suy thoái càng trầm trọng hơn trong năm 2012 với sự bùng nổ các khoản nợ xấu, nguyên nhân chủ yếu là do tăng trưởng tín dụng quá mức tập trung vào lĩnh vực bất động sản vào năm 2009. Mức nợ xấu rất cao cộng với cơ sở vốn yếu của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam và các vấn đề thanh khoản nghiêm trọng trong hệ thống đã khiến cho chính phủ phải tập trung vào việc tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng. Điển hình là chính phủ đã tạo ra một cơ cấu giải quyết nợ xấu dành riêng cho các ngân hàng thông qua Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) được thành lập vào tháng 7 năm 2013 với mục đích giúp các ngân hàng đưa các khoản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối trong 5 năm, trong đó các khoản cho vay được tái cấu trúc hoặc phục hồi. Dù vậy, kết quả bước đầu của các hoạt động này của VAMC vẫn còn khiêm tốn. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý trong giai đoạn này là việc các ngân hàng Việt Nam tập trung cho vay chủ yếu vào các tập đoàn lớn, trong đó phần lớn các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Dễ thấy, bởi vì không có sự độc lập trong quan hệ giữa ngân hàng và chính phủ khi họ thiết lập chính sách tín dụng, nên chính phủ thường khuyến khích các ngân hàng tài trợ các dự án rủi ro hoặc các dự án chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và qua đó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2015). Cũng chính điều này đã làm tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng vì các DNNN thường có hiệu quả hoạt động thấp hơn và dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với khu vực tư nhân, điển hình như các trường hợp của Vinashin và Vinalines. Theo VNEconomy, dữ liệu cập nhật đến 31-3-2012 cho thấy, “khối ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm quá nửa miếng bánh nợ xấu, tới 50,5%; nhóm thứ hai là khối NHTM cổ phần với 27,8%; nhóm ngân hàng nước ngoài chiếm khá nhỏ (do sự hạn chế về quy mô) với 4,2%; nhóm các tổ chức tín dụng khác chiếm 17,5%. Còn ở khía cạnh đối tượng đi vay, nếu chia trung bình trên khoản nợ vay, thì là bộ quy tắc đầu tiên trong ba bộ quy tắc được biết riêng như Basel I, II và III và được gọi chung là Hiệp ước Basel. Nguồn: http://www.investopedia.com/terms/b/basel_i.asp .
- 13 khối DNNN chiếm khoảng một nửa số nợ xấu của ngân hàng”. Theo ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN thì “có đến 70% nợ xấu ngân hàng là nợ của các DNNN, còn nợ của tư nhân chỉ là phần nhỏ…”11. Trong lịch sử, các ngân hàng được xem là dễ đổ vỡ do tỷ lệ nợ xấu cao và hệ số an toàn vốn thấp (Kauko, 2014), trong đó một phần chủ yếu là do ưu thế cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (DNNN) và sự can thiệp mạnh của chính phủ (Mathews, 2013). Shi (2004) cung cấp một phân tích thú vị về cơ chế mà các ngân hàng thương mại Trung Quốc tích lũy các khoản nợ xấu như thế nào. Ông tranh luận rằng sự tồn tại của ràng buộc ngân sách mềm thúc đẩy rủi ro đạo đức ở ngân hàng, dẫn tới nhiều hơn đáng kể các vấn đề về nợ xấu. Trong thời kỳ chuyển đổi, khi Trung Quốc chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, chính phủ cho phép giới hạn ngân sách mềm cả các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Kết quả là, các ngân hàng có động lực để cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do sự bảo đảm ngầm của chính phủ đối với các doanh nghiệp này (các tập đoàn thuộc sở hữu Nhà nước) và vì thế cũng đảm bảo đối với họ (Cull và Xu, 2003; Xie, 2003; Chen và cộng sự, 2013). Hậu quả của điều này, theo Lu và cộng sự (2005), các ngân hàng có một sự thiên vị cho vay có hệ thống có lợi cho các DNNN, và điều này thì nguy hiểm hơn và rủi ro vỡ nợ cũng sẽ cao hơn12. Như vậy, sự hỗ trợ của chính phủ có thể thúc đẩy rủi ro đạo đức do các ngân hàng trở nên ít hiệu quả hơn và thực hiện nhiều khoản vay rủi ro hơn do sự đảm bảo ngầm của chính phủ. Điều này cũng đã được phản ánh rõ nét trong diễn biến những gì đang xảy ra ở hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện hành. Do đó, việc chỉ gia tăng các yêu 11 Trích dẫn từ: http://www.tienphong.vn/kinh-te/nhung-ai-dang-no-xau-lon-586485.tpo . 12 Vấn đề này thì không hạn chế chỉ riêng ở Trung Quốc. Ví dụ, sử dụng dữ liệu từ các ngân hàng tiết kiệm ở Đức, Gropp và cộng sự (2014) cho thấy bằng chứng của rủi ro đạo đức do sự can thiệp chính phủ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn