Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
lượt xem 4
download
Bài nghiên cứu này nhằm phân tích khó khăn, thách thức và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của chương trình 135 trên địa bàn nghiên cứu. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình 135, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội đối với địa bàn huyện miền núi biên giới Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM QUỐC CƯỜNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM QUỐC CƯỜNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN Ngành: KINH TÊ NÔNG NGHIỆP Mã số: 8.62.01.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG VĂN SƠN THÁI NGUYÊN - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức và bậc đào tạo nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Quốc Cường
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt hơn 2 năm học tập cao học, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới: - Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên; Khoa Kinh tế & PTNT cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Lãnh đạo UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư và các chủ đầu tư đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn. Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Dương Văn Sơn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thiện đề tài luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, tháng 12 năm 2017 Tác giả
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ......................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................ vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4 1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả ........................................................................ 4 1.1.2. Giới thiệu về chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 ............................. 6 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 12 1.2.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan ......................... 12 1.2.2. Kinh nghiệm thực hiện chương trình 135 ở một số địa phương trong cả nước ................................................................................................... 15 1.2.3. Bài học kinh nghiệm thực hiện chương trình 135 đối với huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên ............................................................................. 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 28 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 28 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 28 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 28 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 28
- iv 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28 2.3. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 29 2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu .............................................................................. 29 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 29 2.4. Hệ thống chỉ tiêu thông tin nghiên cứu .................................................... 32 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 34 3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình 135 huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên ................................................................................................. 36 3.2.1. Các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình 135 ............... 36 3.2.2. Các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên .......................................................................................... 37 3.2.3. Hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên......................................................................................................... 41 3.3. Hiệu quả của chương trình 135 đối với các hộ điều tra tại huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên ............................................................................. 49 3.4. Khó khăn, thách thức và yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chương trình 135 huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên ..................................... 62 3.4.1. Những khó khăn và thách thức của quá trình thực hiện chương trình 135 huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên .................................................. 62 3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả hoạt động chương trình 135 tại huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên ...................................................... 64 3.5. Mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình 135 tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên ................................................................. 67 3.5.1. Mục tiêu................................................................................................. 67 3.5.2. Quan điểm ............................................................................................. 67 3.5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình 135 tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên ......................................................................................... 69 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81 PHỤ LỤC
- v DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT CSHT : Cơ sở hạ tầng CT : Chương trình ĐBKK : Đặc biệt khó khăn THCS : Trung học cơ sở UBDT : Uỷ ban dân tộc UBND : Uỷ ban nhân dân WTO : Tổ chức thương mại thế giới
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số mẫu điều tra ............................................................................. 31 Bảng 3.1. Xã thuộc chương trình 135 đặc biệt khó khăn huyện Mường Chà giai đoạn 2011-2015 ............................................................. 38 Bảng 3.2. Xã thuộc chương trình 135 và thôn đặc biệt khó khăn huyện Mường Chà giai đoạn 2016-2020 ................................................ 39 Bảng 3.3. Kết quả hỗ trợ sản xuất trong giai đoạn 2011-2016 ..................... 41 Bảng 3.4. Tổng vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất và hộ hưởng lợi ........................ 43 Bảng 3.5. Số lượng công trình cơ sở hạ tầng xây dựng giai đoạn 2011- 2016 tại huyện Mường Chà .......................................................... 44 Bảng 3.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2011-2016 .................................. 47 Bảng 3.7. Một số thông tin ở cấp huyện về hiệu quả và tác động của chương trình 135 huyện Mường Chà ........................................... 51 Bảng 3.8. Một số thông tin ở cấp xã về hiệu quả và tác động của chương trình 135 huyện Mường Chà ........................................... 54 Bảng 3.9. Một số thông tin ở cấp thôn về hiệu quả và tác động của chương trình 135 huyện Mường Chà ........................................... 56 Bảng 3.10. Đánh giá của cán bộ xã về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chương trình 135 ......................................................... 65
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm 2011-2016 ..................................... 52 Hình 3.2. Đánh giá của người dân về thay đổi chất lượng cuộc sống ........ 57 Hình 3.3. Nguyên nhân chính làm cho cuộc sống được cải thiện ............... 58 Hình 3.4. Chương trình quan trọng nhất thực hiện tại địa phương ............. 59 Hình 3.5. Tỷ lệ người biết về hoạt động của chương trình 135 .................. 60 Hình 3.6. Đánh giá của hộ thụ hưởng về hiệu quả và tác động của chương trình 135 ......................................................................... 61 Hình 3.7. Đánh giá của người dân về khó khăn thách thức trong việc thực hiện chương trình 135 huyện Mường Chà .......................... 63 Hình 3.8. Đánh giá của cán bộ xã về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chương trình 135 ........................................................ 65
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trên thế giới trong công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế trong vòng 2 thập kỷ vừa qua. Tỷ lệ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống khoảng 14% năm 2008. Cải cách về đất đai và thương mại là những yếu tố chính giúp cho tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Nhờ đó, cứ ba trong số bốn người nghèo đã thoát nghèo trong giai đoạn này. Tuy nhiên, theo thời gian tốc độ giảm nghèo đang chậm lại và phần lớn người nghèo sống ở khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong bối cảnh và tình hình mới, tốc độ giảm nghèo đang chững lại, nhiều hộ cận nghèo có nguy cơ tái nghèo cao. Cùng với những tác động đa chiều của khủng hoảng kinh tế thế giới, xóa đói giảm nghèo đứng trước không ít thách thức, đặc biệt là các dân tộc miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới phía Tây Bắc nước ta. Ngày 31/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 135/1998/QĐ-TTg (gọi tắt là chương trình 135) là chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện mục tiêu “Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước; góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng”. chương trình 135 đến nay đã hoàn thành, sau 2 giai đoạn thực hiện, giai đoạn 1 (1999 - 2005), giai đoạn 2 (2006 - 2010) và giai đoạn 3 (2011-2015) và giai đoạn 2016-2020 đã được khởi động và đang được thực hiện. Điện Biên là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới phía Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên 9.563 km2 (trong đó 154.093,9 ha đất nông nghiệp;
- 2 602.021,6 ha đất lâm nghiệp). Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015 được thực hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên tại 101 xã, 22 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Sau khi kết thúc giai đoạn 2011-2015 này, tỉnh Điện Biên đã đạt được những thành tựu nhất định trong mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 551 /QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2011-2015 và năm 2016. Mường Chà là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Điện Biên còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ. Trên địa bàn huyện Mường Chà, chương trình 135 giai đoạn 2011-2016 vừa qua đã được triển khai như thế nào? Kết quả thực hiện chương trình này ra sao? Hiệu quả và tác động của chương trình này như thế nào đến đời sống kinh tế hộ cũng như phát triển kinh tế - xã hội địa phương? Cần làm gì và làm như thế nào để tiếp tục thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Mường Chà cũng như các nơi khác trong toàn tỉnh Điện Biên một cách có hiệu quả? Cần những giải pháp nào để góp phần nâng cao hiệu quả chương trình 135 giai đoạn 2017-2020?,… Vì vậy việc thực hiện đề tài: “Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên” là rất cần thiết và cấp bách, vừa có ý nghĩa khoa học, lại có ý nghĩa thực tiễn lớn phục vụ chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 của địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chương trình 135 và tác động của Chương trình trong giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. - Đánh giá những kết quả đã đạt được của chương trình 135 giai đoạn 2011-2016 vừa qua.
- 3 - Đánh giá một số hiệu quả và tác động của chương trình 135 đến giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. - Phân tích khó khăn, thách thức và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của chương trình 135 trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình 135, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội đối với địa bàn huyện miền núi biên giới Mường Chà, tỉnh Điện Biên. 3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về chương trình 135, hiệu quả và tác động của chương trình này trong giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu, là căn cứ khoa học đối với các nhà lãnh đạo, quản lý chương trình, lãnh đạo các ban ngành địa phương nghiên cứu, sử dụng nhằm tổ chức thực hiện chương trình 135.
- 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả * Khái niệm về hiệu quả Hiệu quả là khái niệm vừa rộng, lại vừa sâu, được sử dụng nhiều trong thực tiễn đời sống xã hội, trong kinh tế và quản trị kinh doanh. Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn, máy móc,…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào (inputs) đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó. Sự hiệu quả được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất. Trong đời sống xã hội, theo quan niệm thật đơn giản thì hiệu quả được hiểu là kết quả thực mà việc làm mang lại. Do đó trong phạm vi luận văn này, hiệu quả của chương trình 135 được hiểu là những kết quả thực mà chương trình 135 đã mang lại từ những đầu tư (vốn, vật chất, kỹ thuật,…). Những kết quả này có thể bao gồm cả những tác động, hiệu quả của chương trình 135 đã đem lại từ những đầu tư của chương trình này. * Chương trình 135 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là: "chương trình một - ba - năm"), là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai bắt đầu từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-
- 5 TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005 (Judy L. Baker, 2002). Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010). Giai đoạn III từ 2016-2020 theo Quyết định 551 ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ. - Hiệu quả của chương trình 135 Chương trình 135 đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu quan trọng, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội nông thôn vùng dân tộc, góp phần tích cực trong công tác phát triển văn hoá, giáo dục và y tế, giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các xã trong vùng, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; Các tuyến đường giao thông liên xã, liên bản được mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội; hệ thống thuỷ lợi được xây dựng đã nâng cao năng lực tưới, mở rộng diện tích đất sản xuất giúp các xã đặc biệt khó khăn ổn định lương thực; tăng số người được sử dụng điện; số trường, lớp học được xây dựng kiên cố với quy mô nhà cấp III, cấp IV và trang thiết bị phục vụ cho giáo viên và học sinh được đầu tư tương đối đầy đủ, nhanh chóng khắc phục được tình trạng thiếu lớp học, góp phần tích cực tăng tỷ lệ các em trong độ tuổi đến trường đi học; Việc thực hiện chương trình 135 kết hợp với việc lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp cho một số hộ đồng bào dân tộc có tập quán sản xuất nương rẫy, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, canh tác một vụ nay biết làm ruộng nước, thâm canh tăng vụ, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn công nghiệp; đưa giống cây trồng, vật nuôi mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất thay cho giống địa phương, tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình, tạo động lực để vươn lên thoát nghèo.
- 6 1.1.2. Giới thiệu về chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 100/2015/QH13 về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, từ 16 chương trình, thì giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia rút lại còn 2 chương trình (gồm Chương trình xây dựng Nông thôn mới và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững), trong đó chương trình 135 là một chương trình nằm trong chương trình giảm nghèo bền vững. Ngoài 2 hợp phần hiện tại (hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất và hợp phần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng) thì chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 có thêm hợp phần hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh sách 2.275 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu của 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào diện đầu tư của chương trình 135 năm giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu cụ thể của chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 là góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo trên địa bàn tới năm 2020 gấp 3,5 lần so với năm 2011, tương đương với 26 triệu đồng/người/năm; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo 4%/năm ở các xã, thôn. Đến năm 2020, cơ bản các xã, thôn, bản có đường giao thông đi lại thuận lợi quanh năm; 100% trung tâm xã, hộ gia đình có điện lưới quốc gia đáp ứng 70% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm; phấn đấu có 30% số xã thuộc chương trình 135 hoàn thành các mục tiêu chương trình. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư 2.240 xã của 44 tỉnh; ngân sách địa phương đầu tư 35 xã của 4 tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Hà Nội, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các tỉnh có nhiều xã khó khăn được đưa vào diện đầu tư của Chương trình 135 là Cao Bằng 148 xã, Hà Giang 141 xã; Lào Cai 113 xã; Thanh Hóa 115 xã; Lạng Sơn 111; Sơn La 102 xã; Điện Biên 98 xã,... Tổng vốn đầu tư 21.000 tỷ đồng. Nguồn vốn chương trình sẽ hỗ trợ người dân về giống cây con phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cho cán bộ
- 7 cơ sở và người dân về quản lý thực hiện Chương trình và các chính sách dân tộc, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Mục tiêu nhằm tăng thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đến năm 2020 gấp 3 đến 5 lần so với năm 2011, tương đương 26 triệu đồng/người/ năm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo 4% mỗi năm, phấn đấu tất cả hộ gia đình có điện lưới quốc gia, đáp ứng 70% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa phê duyệt danh sách 80 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu của 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành mục tiêu chương trình 135 năm 2015. Trong đó, tỉnh có nhiều xã hoàn thành mục tiêu chương trình 135 là Bình Phước và Thái Nguyên, mỗi tỉnh có 12 xã; Lào Cai 7 xã; Sóc Trăng 8 xã; Trà Vinh 7 xã,... Năm 2014-2015, chương trình 135 đầu tư cho 2.331 xã (ngân sách trung ương đầu tư 2.295 xã, ngân sách địa phương đầu tư 36 xã), 3.509 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ngân sách trung ương đầu tư 3.448 thôn, bản; ngân sách địa phương đầu tư 61 thôn, bản) với tổng số vốn từ ngân sách nhà nước là 7.790 tỷ đồng. Trong hai năm 2014 - 2015, việc phân bổ vốn của chương trình 135 từ ngân sách Trung ương cho các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên giới các thôn bản đặc biệt khó khăn mang tính cào bằng dẫn đến sự không công bằng giữa các vùng miền có điều kiện, kinh tế xã hội khác nhau. Nguồn vốn từ Trung ương chưa thực sự tập trung đầu tư vào nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất. Vì vậy, rất cần thiết xây dựng các tiêu chí phân bổ vốn để khắc phục những hạn chế đó. Theo Văn phòng Điều phối chương trình 135 Uỷ ban Dân tộc, giai đoạn 2016 - 2020 có 7 tiêu chí để xác định việc phân bổ vốn, gồm: Tiêu chí đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; tiêu chí về thôn đặc biệt khó khăn; tiêu chí về dân số (số nhân khẩu); tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo, số hộ nghèo của tỉnh; tiêu chí về số xã thôn hoàn thành mục tiêu; tiêu chí về tỷ lệ giải ngân; tiêu chí về chấp hành chế độ báo cáo.
- 8 Nhằm phát huy hiệu quả, khắc phục những hạn chế của chương trình trong những giai đoạn trước, giai đoạn 2016-2020, chương trình 135 đưa ra 7 cơ chế, giải pháp để thực hiện gồm: Phân bổ vốn theo tiêu chí; các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn sẽ được rà soát, đánh giá theo tiêu chí nhất định giữa giai đoạn để bổ sung hoặc đưa ra khỏi Chương trình; tăng cường khen thưởng vật chất và tinh thần đối với những địa phương thực hiện tốt chương trình 135; nội dung hỗ trợ sản xuất gắn với Nghị quyết số 14/2014/NQ-CP; phân cấp cho xã làm chủ đầu tư; đổi mới công tác lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình 135 trong trung hạn, lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của xã; thí điểm cơ chế đặc thù. Đối với hợp phần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình 135 đầu tư nguồn lực cho các công trình bức thiết, đặc biệt là giao thông nông thôn, thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình nước sạch, dẫn nước từ giếng, từ bể nước về tới nhà dân; tăng cường sự giám sát của cộng đồng, nhất là đội ngũ người có uy tín đối với các công trình xây dựng; giao cho xã làm chủ đầu tư nhằm nâng cao trách nhiệm của địa phương trong xây dựng, quản lý, sử dụng và duy tu bảo dưỡng công trình. Về hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, các đại biểu kiến nghị cần tăng cho vay, giảm cho không, như vậy sẽ giúp người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm với nguồn vốn và tự ý thức vươn lên; chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp như ứng dụng công nghệ sinh học, tiếp cận các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao và nhân rộng trên địa phương, đưa giống tốt, năng suất cao vào sản xuất. Theo thông tin từ văn phòng chương trình 135 và các chương trình, dự án giảm nghèo: Giai đoạn 2016 - 2020 mục tiêu của chương trình 135 là: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững.
- 9 Nội dung của chương trình 135 giai đoạn này bao gồm hai hợp phần quan trọng là: Hỗ trợ sản xuất và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. a) Hỗ trợ phát triển sản xuất: Tập trung giải quyết các nội dung sau đây: - Bổ sung và nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, tiếp cận tín dụng, thông tin thị trường, sử dụng đất đai hiệu quả; - Hỗ trợ giống, phân bón, vật tư phục vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế; - Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản; - Hỗ trợ vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; - Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho người dân tham quan, học tập, nhân rộng mô hình; - Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y; vệ sinh an toàn thực phẩm. b) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: Tập trung giải quyết các nội dung sau: - Hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; - Hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh; - Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm: Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã, thôn, bản; - Hoàn thiện các công trình để bảo đảm chuẩn hóa trạm y tế xã; - Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn xã; xây dựng lớp tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, nhà ở giáo viên, trang bị bàn ghế, điện, nước sinh hoạt, công trình phụ trên địa bàn thôn, bản; - Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, thôn, bản;
- 10 - Các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số; - Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở. Cũng theo thông tin chương trình 135 và các chương trình, dự án giảm nghèo cho biết: Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc lồng ghép để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương triển khai thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao; cần ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời để địa phương thuận lợi trong triển khai chương trình 135 giai đoạn tới; nên đầu tư có trọng điểm để giải quyết triệt để từng vấn đề cấp thiết. UBDT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể để tạo thuận lợi cho các địa phương khi triển khai thực hiện; có cơ chế khuyến khích để hướng đầu tư, lồng ghép chương trình 135 với các chương trình khác ở địa phương được nhiều hơn; đào tạo nâng cao năng lực sao cho phù hợp với đối tượng để góp phần giúp đồng bào thoát nghèo nhanh và bền vững; việc phân cấp sẽ có cơ chế mở tuỳ thuộc vào thực tế địa phương để lựa chọn cơ quan thường trực và trong giai đoạn 2016-2020 sẽ phân cấp mạnh xuống cấp xã; khuyến khích với các địa phương có thể cân đối được nguồn lực và giao cho tỉnh làm chủ đầu tư để có mức đầu tư cao hơn cho địa bàn thuộc chương trình 135. Theo thông tin chương trình 135 và các chương trình, dự án giảm nghèo: Quá trình thực hiện chương trình 135 các giai đoạn trước đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế. Về nguồn vốn, dù đã có chủ trương phân bổ dựa trên mức độ khó khăn và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương, nhưng thực tế chưa thực hiện được. Bên cạnh đó, việc phân bổ vốn giữa các hợp phần/tiểu dự án cũng chưa được linh hoạt. Có tình trạng các địa phương cân đối nguồn lực theo cách nếu địa bàn đó đã thụ hưởng chương trình 135 thì sẽ hạn chế các nguồn lực khác.
- 11 Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, kiểu “cấp phát” ở một số dự án đã góp phần dẫn đến tâm lý ỷ lại, hạn chế sự chủ động của đối tượng hưởng lợi trong phát huy kiến thức bản địa để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Với mục tiêu thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững tại các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), xã biên giới, an toàn khu và thôn bản ĐBKK, chương trình 135 sẽ gồm 3 tiểu dự án: Tiểu dự án 1 là xây dựng cơ sở hạ tầng cấp xã, thôn bản phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của người hưởng lợi theo phương châm xã/thôn bản có công trình, dân có việc làm và thu nhập, do cộng đồng thực hiện. Chỉ với các công trình có giá trị cao, yêu cầu kỹ thuật phức tạp mới lựa chọn nhà thầu, còn với các công trình giao cho cộng đồng tự triển khai thì sẽ đơn giản hoá thủ tục đầu tư, thanh quyết toán. Tiểu dự án 2 là hỗ trợ phát triển sản xuất tăng thu nhập, khuyến khích hỗ trợ theo tổ nhóm sinh kế cả trong nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tiểu dự án 3 là xoá bỏ cơ chế cho không, tăng cường đóng góp của người hưởng lợi trong các hoạt động. Giai đoạn này có thêm một hợp phần là nâng cao năng lực cho cán bộ xã và cộng đồng để đáp ứng yêu cầu làm chủ đầu tư, tham gia vào lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động. Từ năm 2016, về mặt tổ chức chỉ còn một ban chỉ đạo chung cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia, với sự tham gia của các bộ, ngành và ở phía địa phương cũng chỉ có một ban chỉ đạo, giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư cơ chế đặc thù rút gọn. Mặc dù chương trình chưa được phê duyệt nhưng Chính phủ đã phân bổ kinh phí cho các địa phương, với tổng mức gần 90%. Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành có hướng dẫn tạm thời để các địa phương chủ động triển khai. Ủy ban Dân tộc cũng đã ban hành văn bản số 146 hướng dẫn các địa phương triển khai chương trình 135 với nguồn lực đã được phân bổ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn