Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp phát triển cây cà gai leo (Solanum procumben lour.) trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
lượt xem 9
download
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng phát triển cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn; đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn; phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn; đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Giải pháp phát triển cây cà gai leo (Solanum procumben lour.) trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỮ VĂN CHÍN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CÀ GAI LEO (Solanum procumben Lour.) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỮ VĂN CHÍN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CÀ GAI LEO (Solanum procumben Lour.) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã ngành: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC LAN THÁI NGUYÊN, NĂM 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên , tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình./. Người cam đoan Lữ Văn Chín
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo, cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế Nông Nghiệp & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toàn khoá học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn thạc sĩ. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Ngọc Lan - Người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thiện luận văn này. Tác giả gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc đến các cấp lãnh đạo, cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã quan tâm, tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập và và nghiên cứu khoa học. Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng sinh động, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 16/7/2020 Tác giả Lữ Văn Chín
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii TRÍCH YẾU CỦA LUẬN VĂN ................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 1.1.1. Tổng quan về cây Cà gai leo ................................................................... 5 1.1.2. Khái niệm về phát triển sản xuất ............................................................. 6 1.1.3. Khái niệm về phát triển cây cà gai leo .................................................... 8 1.1.4. Đặc điểm, vai trò của phát triển sản xuất cây cà gai leo ......................... 9 1.1.5. Nội dung của phát triển cà gai leo......................................................... 11 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cà gai leo .................................... 14 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .................................................... 19 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về cà gai leo và cây dược liệu trên Thế giới ...... 19 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phát triển dược liệu, cà gai leo ở Việt Nam........ 22 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 37 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 37 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 37 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 42 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện .................................................. 45
- iv 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 46 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 47 2.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu .................................................................... 47 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 47 2.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá ........................................................... 49 2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế ........................ 49 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 53 3.1. Tình hình phát triển, phân bố cây cà gai leo tại huyện Thanh Sơn ......... 53 3.1.1. Tình hình phát triển cây cà gai leo tại huyện Thanh Sơn ..................... 53 3.1.2. Phân bố trồng cây cà gai leo tại địa bàn nghiên cứu ............................. 54 3.2. Thực trạng phát triển cà gai leo tại địa bàn nghiên cứu ........................... 55 3.2.1. Đặc điểm nhóm hộ điều tra ................................................................... 55 3.2.2. Phân tích thực trạng trồng cà gai leo tại địa bàn nghiên cứu ................ 63 3.2.3. Phân tích hiệu quả trồng cà gai leo của các hộ điều tra: ....................... 68 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây cà gai leo ........................... 69 3.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 69 3.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 71 3.3.3. Trình độ dân trí...................................................................................... 73 3.3.4. Cơ chế chính sách ................................................................................. 73 3.3.5. Khoa học công nghệ .............................................................................. 74 3.3.6. Thị trường tiêu thụ ................................................................................ 74 3.4. Phân tích SWOT trong trồng cây Cà gai leo tại huyện Thanh Sơn ......... 75 3.4.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 75 3.4.2. Điểm yếu ............................................................................................... 76 3.4.3. Cơ hội .................................................................................................... 78 3.4.4. Thách thức ............................................................................................. 79 3.5. Đề xuất giải pháp phát triển cây Cà gai leo địa bàn huyện Thanh Sơn ... 81 3.5.1. Giải pháp về đất đai............................................................................... 81 3.5.2. Giải pháp về khoa học - công nghệ ....................................................... 81
- v 3.5.3. Giải pháp về hợp tác liên kết................................................................. 82 3.5.4. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................. 84 3.5.5. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................ 85 3.5.6. Giải pháp về vốn ................................................................................... 86 3.5.7. Giải pháp về xây dựng thị trường ......................................................... 88 3.5.8. Đối với người dân ................................................................................. 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Từ, cụm từ viết đầy đủ BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật CC Cơ cấu CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính GT Giá trị HQKT Hiệu quả kinh tế HTX Hợp tác xã KHCN Khoa học công nghệ KT - XH Kinh tế - xã hội KTCB Khai thác cơ bản NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QĐ Quyết định SL Số lượng TTCN Tiểu thủ công nghiệp TƯ Trung ương WB Ngân hàng thế giới
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thực trạng sử dụng đất tại huyện Thanh Sơn .......................... 40 Bảng 2.2: Diện tích đất lâm nghiệp tại huyện Thanh Sơn ........................... 40 Bảng 2.3: Diện tích đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Thanh Sơn ............................................................................................... 41 Bảng 2.4: Diện tích đất trồng cây dược liệu tại huyện Thanh Sơn .......... 41 Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá về kinh tế của huyện Thanh Sơn từ 2017-2019.... 42 Bảng 2.6: Đánh giá chỉ tiêu xã hội và môi trường tại huyện Thanh Sơn từ năm 2017-2019 ........................................................................ 43 Bảng 2.7: Dân số và lao động của huyện Thanh Sơn từ 2017-2018 ............ 44 Bảng 3.1: Diện tích trồng cây Cà gai leo tại địa bàn nghiên cứu ................. 54 Bảng 3.2: Nguồn nhân lực của các hộ điều tra ............................................. 56 Bảng 3.3: Nguồn lực về đất đai của các xã điều tra ..................................... 57 Bảng 3.4: Kênh tiêu thụ nông sản phẩm của hộ gia đình ............................. 59 Bảng 3.5: Đặc điểm các hộ điều tra.............................................................. 61 Bảng 3.6: Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ điều tra ......................... 62 Bảng 3.7: Tình hình sản xuất cà gai leo của nhóm hộ điều tra .................... 64 Bảng 3.8: Đầu tư chi phí sản xuất trồng cà gai leo tính cho 1ha ................. 65 Bảng 3.9: Kết quả trồng cà gai leo của nhóm hộ tính cho 1 ha ................... 66 Bảng 3.10: Hiệu quả sản xuất cà gai leo của các hộ điều tra năm 2019 ........ 68
- viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Bản đồ huyện Thanh Sơn ......................................................... 37 Biểu đồ 3.1: Diện tích trồng cây cà gai leo trên địa bàn nghiên cứu từ năm 2017-2019 ........................................................................ 55 Biểu đồ 3.2: Nguồn nhân lực của các hộ điều tra ......................................... 56 Biểu đồ 3.3: Kênh tiêu thụ nông sản phẩm của hộ gia đình ......................... 60 Biểu đồ 3.4: Đặc điểm các hộ điều tra.......................................................... 61 Biểu đồ 3.5: Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ điều tra ..................... 63 Biểu đồ 3.6: Tình hình sản xuất cà gai leo của nhóm hộ điều tra ................ 64 Biểu đồ 3.7: Đầu tư chi phí sản xuất trồng cà gai leo .................................. 65 Biểu đồ 3.8: Kết quả trồng cà gai leo tính cho 1 ha ..................................... 67 Biểu đồ 3.9: So sánh kết quả trồng cà gai leo giữa các loại hộ .................... 67 Biểu đồ 3.10: Hiệu quả sản xuất của trồng cà gai leo .................................... 69
- ix TRÍCH YẾU CỦA LUẬN VĂN Tên tác giả: Lữ Văn Chín Tên luận văn: Giải pháp phát triển cây Cà gai leo (Solanum procumben Lour.) trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số 8.62.01.15 1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng phát triển cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn. - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn. - Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: Chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, trước tiên phân loại các nhóm hộ trồng Cà gai leo theo tiêu chí giàu nghèo do người dân bình chọn (dựa vào thu nhập, nhà cửa, đất đai và tài sản khác). Từ mỗi nhóm hộ giàu nghèo chọn mẫu ngẫu nhiên theo tỉ lệ 10% số hộ từ khá trở lên, 10% số hộ trung bình, riêng số hộ nghèo có ít nên lấy tỉ lệ là 15% số hộ nghèo, tổng số hộ điều tra của mỗi nhóm hộ là: Nhóm hộ khá trở lên là 38 hộ, nhóm hộ trung bình là 16 hộ, nhóm hộ nghèo là 6 hộ. Tổng số mẫu điều tra của cả 3 xã là 60 hộ. Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, so sánh; phương pháp thống kê kinh tế; phương pháp chuyên khảo.
- x 3. Kết quả nghiên cứu Thanh Sơn là huyện có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển sản xuất cây cà gai leo. Các sản phẩm có nguồn gốc từ cây cà gai leo được sử dụng ngày càng rộng rãi và được ưa chuộng… nên cây cà gai leo đã và đang được xác định là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, là cây trồng chủ lực được huyện quy hoạch mở rộng diện tích sản xuất, tăng số hộ trồng và tiến tới sản xuất tập trung quy mô lớn. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sản xuất cây cà gai leo của hộ nông dân được thể hiện rõ rệt. Trong 3 năm vừa qua, diện tích, năng suất và sản lượng cây cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn liên tục tăng. Tuy nhiên, diện tích sản xuất cây cà gai leo trên địa bàn hiện nay phân bố không đều, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chưa hình thành vùng chuyên canh hàng hóa dẫn tới thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chưa có bảo quản chế biến do chưa có công nghệ cao trong chế biến sản phẩm. Vì cây Cà gai leo là cây trồng mới được trồng phổ biến trong một số năm gần đây nên đòi hỏi người sản xuất phải có kinh nghiệm, trình độ, kiến thức về khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu cũng chỉ ra phát triển sản xuất cây cà gai leo của người dân không đồng đều phụ thuộc vào 6 yếu tố ảnh hưởng đó là điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, chính sách, thị trường. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển sản xuất cây cà gai leo. Trình độ dân trí của các hộ dân trồng cây cà gai leo còn thấp, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật không cao. Về khoa học công nghệ: chưa chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến. Về chính sách của nhà nước còn chậm và chưa kịp thời. Về thị trường tiêu thụ: Đã có sự tham gia của doanh nghiệp tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, phần lớn sản phẩm vẫn được tư thương thu gom nên vẫn có tình trạng việc ép giá vẫn xảy ra tại nơi mua bán sản phẩm.
- xi Vì vậy, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện các mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.Vận dụng các cơ chế, chính sách của nhà nước đã ban hành như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đất đai, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, chương trình nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững…để mở rộng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. - Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được khẳng định trong thực hiện mô hình. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho người dân tham gia mô hình. Đẩy mạnh phát triển mối liên kết giữa 5 nhà trong việc thực hiện mô hình, trong đó vai trò của doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc tham gia cung ứng vật tư đầu vào, chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. - Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả đạt được và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành, triển khai xây dựng mô hình thực tế tại cơ sở.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Theo số liệu thống kê của ngành Y tế, mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ từ 30 - 50 tấn các loại dược liệu khác nhau để sử dụng trong y học cổ truyền, làm nguyên liệu cho công nghiệp dược và xuất khẩu. Trong đó, trên 60% khối lượng này được khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước. Khối lượng dược liệu này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ hơn 200 loài được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, còn nhiều loài dược liệu khác vẫn được thu hái, sử dụng tại chỗ trong cộng đồng và hiện chưa có những con số thống kê cụ thể [15]. Cây cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumben Lour., thuộc họ Cà (Solanaceae) [Nguyễn Minh Khai và cộng sự (2001), Nghiên cứu điều chế thuốc Haina điều trị viêm gan B mạn hoạt động từ Cà gai leo, Tạp chí Dược liệu]. Ngoài ra còn được gọi với những tên khác như: Cà quạnh, Cà gai dây, Cà quýnh, Cà vạnh, Chẻnan (Tày), b’rongoon (Ba Na). Trong thành phần hóa học của Cà gai leo, solasodine là hợp chất chính, đây là một steroid alkaloid được tìm thấy ở khoảng 250 loài cây khác nhau thuộc họ Cà, đặc biệt là chi Solanum, chúng thường tồn tại ở dạng glycoside. Các nghiên cứu trước đây cho thấy Solasodine có hoạt tính kháng viêm và bảo vệ gan, chống lại tế bào ung thư (đặc biệt là ngăn ngừa ung thư da). Solasodine còn là tiền chất để sản xuất các loại corticosteroid, testosteroid và thuốc tránh thai. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ gan [20]. Gần đây, nghiên cứu cho thấy solasodine còn có tác dụng bất hoạt các virus gây bệnh mụn giộp ở người như: Herpes simplex, H. zoster và H. genitalis (Chating và cs), bảo vệ chuột chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn Salmonella typhimurium, giảm lượng cholesterol trong máu…[34 ]. Cây cà gai leo có rất nhiều công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm gan B, chữa viêm gan, xơ gan, tái tạo tế bào gan, giải độc rượu, tăng cường chức năng giải độc
- 2 của gan, bảo vệ tế bào gan và hạn chế tổn thương tế bào gan do rượu, hoá chất độc hại gây nên. Đặc biệt, cà gai leo là một trong những dược liệu được nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ nhất về tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút và xơ gan. Ưu điểm của cây cà gai leo: dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, quay vòng ngắn, trồng một lần có thể cho thu hoạch 03 năm liên tiếp, hạn chế được sự tác động của thiên tai, đầu ra khá ổn định. Sản phẩm sau chế biến rất đa dạng, sử dụng lành tính, ít gây ra tác dụng phụ cho người dùng. Qua thống kê, khảo sát, đánh giá tổng thể thực trạng trồng cà gai leo trên phạm vi cả nước cho thấy vài năm trở lại đây nhiều tỉnh từ Miền trung trở ra bắc phong trào trồng cà gai leo phát triển khá nhanh, như: Thanh Hoá, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phú, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái,… Quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, chủ yếu tự phát, làm theo phong trào, tính chuyên nghiệp bền vững chưa cao, tầm hiểu biết hạn chế, thiếu đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến. Dẫn đến tình trạng cà gai leo thường mọc phân tán, manh mún và chất lượng không đồng đều, trữ lượng có giới hạn và hiện đang cạn kiệt do bị thu hái không kiểm soát. Vì thế, nguồn nguyên liệu này không đủ để đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thanh Sơn thuộc huyện miền núi, tỉnh Phú Thọ. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đất đai màu mỡ. Khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp trồng nhiều loại cây dược liệu có giá trị, trong đó có cà gai leo. Tình trạng hạn hán, ô nhiễm không có; đất, nước, không khí khá sạch. Nằm ở vị trí điểm dừng chân, cửa ngõ nối liền thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc với vùng kinh tế tây bắc. Giáp danh huyện có nhiều địa phương đang rất phát triển trồng cây cà gai leo. Tại Thanh Sơn, cây Cà gai leo chủ yếu do người dân khai thác một cách tự phát nên hiện nay cây mọc tự nhiên không còn nhiều. Mặt khác theo chiến lược quy hoạch phát triển dược liệu của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, huyện Thanh Sơn sẽ là khu vực được ưu tiên phát triển cây dược liệu trong đó
- 3 có cây Cà gai leo. Vì vậy, đây là khu vực tiềm năng cho phát triển cây dược liệu nói chung và cây Cà gai leo nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh trong tương lai. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tôi chọn thực hiện đề tài: “Giải pháp phát triển cây Cà gai leo (Solanum procumben Lour.) trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng phát triển cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn. - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn. - Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng cây Cà gai leo trên địa bàn huyện Thanh Sơn. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để sản xuất và phát triển trồng cây Cà gai leo đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời góp bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh vật học tại địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo về cây Cà gai leo. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Về kinh tế: Nhu cầu sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe hiện nay ngày càng tăng. Quỹ đất trồng và nguồn lao động miền núi rất lớn, đây là cơ hội để người dân miền núi sản xuất cây Cà gai leo theo hướng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình.
- 4 - Về xã hội: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần sản xuất cây Cà gai leo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu làm dược liệu mà thực tiễn đặt ra. - Về môi trường: Sử dụng hợp lý các nguồn đầu vào nhằm giảm thiểu đến môi trường sinh thái khi sản xuất Cà gai leo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hoạt động sản xuất cây cà gai leo ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: * Về không gian: Tập trung nghiên cứu tại các gia đình có diện tích trồng cây Cà gai leo thuộc huyện Thanh Sơn. * Về thời gian: - Tài liệu tổng quan được thu thập trong thời gian 3 năm trở lại đây (từ 2017-2019) để so sánh các chỉ tiêu phân tích. - Số liệu đánh giá thực trạng địa bàn nghiên cứu được tập hợp chủ yếu từ năm 2017 đến nay.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về cây Cà gai leo 1.1.1.1. Đặc điểm thực vật học - Cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumben, thuộc họ Cà (Solanaceae). Ngoài ra, loài này còn có tên gọi khác như: Cà gai dây, Cà vạnh, Cà quýnh, Cà lù, Cà bò, Cà hải nam, Cà quạnh, Quánh, Gai cườm, là loài thực vật. Cà gai leo là loài thực vật sống nhiều năm, thuộc loại thân leo hay bò dài, thân dài 0,6-1m hay cao hơn, chia nhiều cành. Loài có nhiều gai, cành xòa rộng [2], [20]. - Lá hình trứng hay thuôn, phía gốc lá hình rìu hay hơi tròn, mép nguyên hay hơi lượn và khía thùy, mặt trên của lá có gai nhỏ, mặt dưới phủ lông mềm hình sao màu trắng nhạt, phiến dài 3-4cm, rộng 12-20cm, có gai, cuống dài 4- 5mm. Ra hoa tháng 4-9, hoa tím nhạt, nhị vàng, họp thành xim gồm 2-5 hoa. Tạo quả tháng 9-12. Quả là dạng 1318 quả mọng bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính 7-9 mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước khoảng 3 x 2 mm. Loài này có vị hơi the, tính ấm [2], [10]. 1.1.1.2. Phân bố và thu hái - Cà gai leo mọc rải rác ven rừng, lùm bụi, bãi hoang, ven đường, ở độ cao dưới 300m. Phân bố ở Bắc Giang (Yên Thế), Phú Thọ (Việt Trì), Hà Nội (Bưởi), Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Gia Lai (An Khê, Kon Hà Nừng) [7]. - Một số nước cũng có sự phân bố của Cà gai leo như: Lào và Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam) [25]. 1.1.1.3. Đặc điểm sinh thái - Cà gai leo là cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn cao, cây không chịu được ngập úng. Cà gai leo thích nghi trên nhiều loại khí hậu, nhiều loại đất:
- 6 Đất phù sa, đất pha cát, đất ba gian. Cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều trồng được cây thuốc này [7]. 1.1.1.4. Tính vị, tác dụng của cà gai leo - Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Đây được xem là cây thuốc nam có tác dụng giải độc gan tốt nhất hiện nay. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hoạt chất trong cây cà gai leo, có tác dụng ức chế sự sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, chống viêm gan. Hoạt chất Glycoalcaloid trong cà gai leo có tác dụng tác dụng ức chế sự sao chép và làm âm tính virus viêm gan B. Hoạt chất này cũng ức chế mạnh sự phát triển xơ gan, chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và hoạt chất chính glycoalcaloid trên mô hình thực nghiệm sinh vật [6]. - Các bộ phận như rễ và cánh lá có thể thu hái quanh năm. Rửa sạch, thái lát, phơi khô hay sấy khô làm thuốc. Ngoài ra, có thể dùng làm dược liệu nấu cao nước, cao mềm hay cao khô. Toàn cây, nhất là rễ có chứa ancaloid. Trong rễ còn có chứa tinh bột, saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon, glycoalcaloid,… [22]. 1.1.2. Khái niệm về phát triển sản xuất - Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng cao của con người. Như vậy, có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ: - Thứ nhất: Đây là quá trình tăng quy mô về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. - Thứ hai: Là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Cả hai quá trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống của con người. Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển
- 7 của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất càng có vai trò quan trọng hơn nữa khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được nâng cao, đặc biệt hiện nay với xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm. Phát triển sản xuất (PTSX) có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. - PTSX theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ thuật giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên. PTSX theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân, hoặc cả hai. - PTSX theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm giống, vốn, kỹ thuật và lao động. Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về qui mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo. Chú ý trong phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên. Vậy tăng trưởng sản xuất là sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm sản xuất trong một thời gian nhất định. Là kết quả của tất cả các hoạt động và dịch vụ sản xuất tạo ra. Còn hiệu quả sản xuất phản ánh quy mô sản lượng sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra trong 1 năm. Như vậy có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn