intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm bền vững trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

47
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế trong việc phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm tại huyện Trấn Yên. Trên cơ sở đó đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững nghề trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên trong giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm bền vững trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ĐÔNG PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG DÂU, NUÔI TẰM BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ĐÔNG PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG DÂU, NUÔI TẰM BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đình Hòa THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Đông
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Bùi Đình Hòa người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên, các cơ quan, đơn vị của huyện; Ủy ban nhân dân và các hộ nông dân các xã đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài. Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Đông
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ......................................................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................. 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững .......................................................................... 5 1.1.2. Khái niệm phát triển trồng dâu, nuôi tằm bền vững ......................................... 6 1.2. Cơ sở thực tiễn phát triển trồng dâu, nuôi tằm................................................... 13 1.2.1. Lịch sử phát triển trồng dâu, nuôi tằm ở Việt Nam ....................................... 13 1.2.2. Tình hình phát triển trồng dâu, nuôi tằm ở một số địa phương ..................... 15 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu ................................................................ 16 1.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Trấn Yên ........................................................ 18 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 19 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ........................................................................................................... 19 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 19 2.1.2. Kinh tế - xã hội ................................................................................................ 21 2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm địa bàn tác động đến phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm của huyện Trấn Yên ........................ 25 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 27
  6. iv 2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp .................................................................................. 27 2.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp ..................................................................................... 27 2.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ..................................................................... 29 2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................... 29 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 30 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển về kinh tế ...................................... 30 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển về xã hội ....................................... 32 2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển về môi trường ............................... 32 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRỒNG DÂU NUÔI TẰM BỀN VỮNG CỦA HUYỆN TRẤN YÊN TỈNH YÊN BÁI ........................................... 33 3.1. Tình hình trồng dâu nuôi tằm của huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái...................... 33 3.1.1. Thực trạng phát triển quy mô diện tích trồng dâu và nuôi tằm huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái ................................................................................... 33 3.1.2. Thực trạng quy mô sản xuất của hộ dâu tằm .................................................. 36 3.2. Thực trạng phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm của các hộ điều tra ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ....................................................................... 38 3.2.1. Các thông tin chung của các hộ trồng dâu, nuôi tằm được khảo sát ............... 38 3.2.2. Cơ sở vật chất trồng dâu - nuôi tằm ................................................................ 40 3.2.3. Thực trạng phát triển kỹ thuật trong sản xuất dâu tằm ................................... 42 3.2.4. Thực trạng phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.......................... 45 3.3. Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất dâu tằm huyện Trấn Yên .................... 47 3.3.1. Kết quả, hiệu quả kinh tế................................................................................. 47 3.3.2. Kết quả, hiệu quả xã hội .................................................................................. 51 3.3.3. Kết quả, hiệu quả môi trường.......................................................................... 51 3.4. Đánh giá chung về mức độ phát triển bền vững của sản xuất dâu tằm .............. 52 3.5. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dâu tằm ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ....................................................................... 53 3.5.1. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................ 53 3.4.2. Các yếu tố khách quan .................................................................................... 54 3.5. Một số nhận xét về tình hình phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên bái ................................................................................... 55
  7. v 3.5.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 55 3.5.2. Khó khăn ......................................................................................................... 56 3.6. Quan điểm, định hướng để phát triển bền vững nghề trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ................................................... 57 3.7. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững nghề trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ............................................ 58 3.7.1. Giải pháp về quy hoạch đất đai ....................................................................... 58 3.7.2. Giải pháp đào tạo tập huấn .............................................................................. 58 3.7.3. Giải pháp đầu tư .............................................................................................. 59 3.7.4. Giải pháp khoa học kỹ thuật............................................................................ 59 3.7.5. Giải pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ ............................................................ 60 3.7.6. Đa dạng hóa sản phẩm từ cây dâu, con tằm .................................................... 60 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 69
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQC Bình quân chung CC Cơ cấu ĐVT Đơn vị tính GO Tổng giá trị sản xuất (Gross output) GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian (Intermediate cost) LĐ Lao động MI Thu nhập hỗn hợp (Mixed income) NN Nông nghiệp SL Số lượng SX Sản xuất UBND Uỷ ban nhân dân VA Giá trị gia tăng (Value added) VIETSERI Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương (Vietnam Sericultural Research Centre)
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diễn biến diện tích dâu và năng xuất, sản lượng kén tằm cả nước giai đoạn 2009 - 2015 .......................................................................... 14 Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Trấn Yên qua 3 năm (2015 - 2017) ....... 20 Bảng 2.2: Giá trị sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế huyện Trấn Yên giai đoạn 2015 -2017........................................................................................... 22 Bảng 2.3: Dân số và lao động của huyện Trấn Yên giai đoạn 2015 - 2017 ........ 23 Bảng 3.1. Diễn biến diện tích dâu của các xã trong huyện Trấn Yên năm 2015-2017 ............................................................................................ 34 Bảng 3.2. Sản lượng kén tằm của các xã trong huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015-2017 ..................................................................... 35 Bảng 3.3. Diện tích đất trồng dâu tằm bình quân của 1 hộ giai đoạn 2015-2017 ..... 36 Bảng 3.4. Một số thông tin về chủ hộ trồng dâu, nuôi tằm ở huyện Trấn Yên ........... 38 Bảng 3.5. Số năm trồng dâu nuôi tằm của các chủ hộ được khảo sát của huyện Trấn Yên ................................................................................... 39 Bảng 3.6. Đầu tư nhà và điều hòa của người nuôi tằm huyện Trấn Yên ............ 41 Bảng 3.7. Đầu tư nhà nuôi tằm của các nhóm hộ ................................................ 41 Bảng 3.8. Giống dâu và được sử dụng trong các hộ khảo sát ................................ 42 Bảng 3.9. Thực hiện chăm sóc dâu, tằm của các hộ được khảo sát..................... 43 Bảng 3.10. Phòng trừ bệnh hại trong nuôi tằm ...................................................... 45 Bảng 3.11. Liên kết trong sản xuất dâu tằm .......................................................... 46 Bảng 3.12. Kết quả sản xuất dâu tằm của các hộ khảo sát .................................... 48 Bảng 3.13. Chi phí cho sản xuất của các hộ khảo sát trong một năm ................... 49 Bảng 3.14. Kết quả và hiệu quả sản xuất bình quân của các hộ khảo sát trong một năm ............................................................................................... 50 Bảng 3.15. Đánh giá ảnh hưởng của sản xuất dâu tằm đến môi trường ................ 52 Bảng 3.16. Đánh giá sản xuất dâu tằm theo tiêu chí phát triển bền vững ............. 53
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững ................................................................... 6 Hình 3.1. Biểu đồ diện tích trồng dâu và sản lượng kén tằm của huyện Trấn Yên từ năm 2015-2017........................................................................... 36 Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu quy mô diện tích dâu của nông hộ năm 2017 ............... 37
  11. ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế trong việc phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm tại huyện Trấn Yên. Trên cơ sở đó đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững nghề trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên trong giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. 2. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập, tổng hợp số liệu liên quan đến tình hình chung về sản xuất dâu tằm; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn huyện Trấn Yên. Số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp để phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Điều tra, khảo sát thực tế các hộ sản xuất dâu tằm tại địa bàn các xã thuộc huyện Trấn Yên. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nghề trồng dâu nuôi tằm tại địa phương huyện Trấn Yên. 3. Kết quả nghiên cứu Đề xuất các giải pháp để phát triển bền vững sản xuất dâu tằm tại huyện Trấn Yên, gồm: Giải pháp về quy hoạch đất đai; Giải pháp đào tạo tập huấn; Giải pháp đầu tư; Giải pháp khoa học kỹ thuật; Giải pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ; Đa dạng hóa sản phẩm từ cây dâu, con tằm.
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây dâu tằm đã được loài người biết đến và sử dụng để nuôi tằm lấy kén ươm tơ, dệt lụa từ rất sớm. Nghề trồng dâu nuôi tằm vẫn giữ vai trò quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Đây là một ngành sản xuất phù hợp với các quốc gia đang phát triển ở vùng nhiệt đới, góp phần phát triển kinh tế, nhất là những vùng nông thôn nghèo, lạc hậu, đồng thời mang ngoại tệ về cho đất nước. Ở nước ta trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa là một trong những ngành nghề truyền thống xuất hiện chỉ sau nghề trồng lúa. Vào thế kỷ 17 diện tích trồng dâu ở nước ta đã từng đạt tới gần 100.000 mẫu tương đương với 30.000 ha và tơ lụa Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một hướng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã có nghề trồng dâu nuôi tằm từ nhiều năm nay. Là địa phương có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu... rất thuận lợi cho sự phát triển của cây dâu, con tằm. Tại Trấn Yên có thể nuôi được giống tằm lưỡng hệ quanh năm để sản xuất ra tơ đạt chất lượng cấp A - 3A. Với diện tích trồng dâu và nuôi tằm được phát triển ở các xã Việt Thành, Tân Đồng, Báo Đáp, Đào Thịnh, Y Can, Quy Mông … Từ quy mô hơn 30 ha (năm 2002) đã hình thành vùng trồng dâu 300 ha (năm 2017) gắn với nuôi tằm, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị trên thị trường, đã đem lại nguồn thu nhập ổn định và làm giàu cho nông dân, đem lại hiệu quả rõ rệt trong phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hiện nay sản xuất dâu tằm tại huyện Trấn Yên vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Đất trồng dâu còn manh mún, diện tích trồng dâu còn nhỏ lẻ, phân tán; khả năng đầu tư thâm canh thấp, ứng dụng các kỹ thuật còn chưa kịp thời; việc phòng trị sâu, bệnh cho diện tích dâu và nuôi tằm còn chưa thực hiện tốt; năng suất, chất lượng lá dâu, năng suất, chất lượng kén tằm chưa cao. Việc tổ chức sản xuất từ cung ứng trứng tằm, tằm con chưa có sự gắn kết, liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở cung ứng và các hộ trồng dâu nuôi tằm. Việc tiêu thụ sản phẩm kén tằm, giá thu mua kén tằm chưa thực sự ổn định; chưa có ký kết hợp đồng giữa người thu mua sản
  13. 2 phẩm kén tằm với người nuôi tằm. Vì vậy, việc phát triển trồng dâu, nuôi tằm chưa được bền vững. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại địa phương. Do vậy, việc nghiên cứu phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm bền vững tại huyện Trấn Yên là thực sự cần thiết. Đây là cơ sở, tiền đề để cơ quan quản lý Nhà nước và đặc biệt là người nông dân có nhận thức đúng đắn và có định hướng về việc phát triển, mở rộng nghề trồng dâu, nuôi tằm một cách bền vững trên địa bàn huyện. Từ thực tiễn đó, để phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có của huyện về đất đai, khí hậu, lao động; đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong phát triển trồng dâu, nuôi tằm; từ đó khuyến khích nông dân đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế huyện Trấn Yên một cách bền vững, tôi chọn đề tài: “Phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm bền vững trên địa bàn huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của sản xuất dâu tằm trên địa bàn, đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững nghề trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm bền vững. - Đáng giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế nghề trồng dâu, nuôi tằm tại huyện Trấn Yên. - Đánh giá thuận lợi, khó khăn và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nghề trồng dâu, nuôi tằm tại huyện Trấn Yên.
  14. 3 - Đề xuất định hướng và một số giải pháp để phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm bền vững trên địa bàn huyện Trấn Yên giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển trồng dâu, nuôi tằm bền vững trên địa bàn huyện, được cụ thể hóa ở các đối tượng khảo sát là: Các hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm, các tổ chức kinh tế xã hội có liên quan, các cơ chế chính sách về phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm bền vững. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển, tính bền vững; đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế; phân tích các yếu tố ảnh hưởng; xác định mục tiêu, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển trồng dâu nuôi tằm bền vững trên địa bàn nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi trồng dâu, nuôi tằm, sản xuất kén. Về không gian: Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên địa bàn huyện Trấn Yên. Cụ thể là thực hiện nghiên cứu trên phạm vi các xã đang trồng dâu nuôi tằm của huyện là 3 xã Việt Thành, Báo Đáp, Hòa Cuông. Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển trồng dâu, nuôi tằm đến năm 2017. Xác định mục tiêu, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Số liệu về tình hình phát triển sản xuất dâu tằm qua 3 năm từ 2015 đến 2017. Số liệu điều tra được tiến hành trong thời gian gần nhất (năm 2017). 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Những đóng góp mới: Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào trên địa bàn huyện Trấn Yên về phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm bền vững. Vì vậy, luận văn sẽ cho biết được thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện nay có phát triển bền vững không? Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm bền vững? Từ đó đưa ra những giải
  15. 4 pháp để phát triển bền vững nghề trồng dâu, nuôi tằm, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của người dân. - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: + Về mặt khoa học: Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, các sinh viên, học viên cao học trong việc nghiên cứu các vấn đề về phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm bền vững. Đánh giá này có giá trị tham khảo tốt cho các đề tài nghiên cứu về phát triển sản xuất bền vững những sản phẩm nông nghiệp tương tự. + Về mặt thực tiễn: Có thể vận dụng, sử dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài cho sự phát triển bền vững nghề trồng dâu, nuôi tằm tại địa phương; là cơ sở cho các hộ trồng dâu, nuôi tằm tại huyện Trấn Yên phát triển sản xuất dâu tằm bền vững, nâng cao thu nhập.
  16. 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững 1.1.1.1. Phát triển Phát triển được định nghĩa là “Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới”. Triết học siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng. Triết học duy vật biện chứng cho rằng phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn (Học viện Chính trị Hành chính, 2012). Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến phát triển dưới các góc độ khác nhau của nhiều tác giả như: Lưu Đức Hải (2001), Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Trần Thị Nhung và Võ Dao Chi (2013), … Qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội, đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội”. 1.1.1.2. Phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù riêng về kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." . Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội
  17. 6 công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Mô hình phát triển bền vững được cụ thể hóa trên hình 1.1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững Kinh tế bền vững: Phát triển nguồn lực; Tăng quy mô SX; Chuyển dịch cơ cấu kết quả và hiệu quả. Xã hội bền vững: Lao động, việc làm; Xóa đói giảm nghèo; Bình đẳng giới. Môi trường bền vững: Khai thác hợp lý; Không gây ô nhiễm; Tránh tác động tiêu cực. 1.1.2. Khái niệm phát triển trồng dâu, nuôi tằm bền vững 1.1.2.1. Đặc điểm của cây dâu, con tằm * Đặc điểm của cây dâu: Cây dâu (Morus alba L.) thuộc họ Moraceace là một loài cây thân gỗ lâu năm có nguồn gốc từ Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Dâu trồng một lần có thể cho thu hoạch nhiều lần trong năm và trong nhiều năm. Cây dâu sau khi trồng khoảng 6 tháng sẽ cho thu hoạch lá để nuôi tằm. Trong suốt thời kỳ kinh doanh, cây dâu có thể cho thu hoạch lá từ 8 - 10 lứa hái/năm, năng suất có thể đạt từ 10 - 35 tấn lá/ha/năm và cho thu hoạch trong nhiều năm.
  18. 7 Cây dâu có thể sinh trưởng tốt ở đất bãi ven sông và bãi cát ven biển, trên các vùng đồi núi. Dâu có thể trồng bằng hom cành hay bằng hạt đều sinh trưởng tốt. Cũng như các cây trồng khác, giống dâu có vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng lá. Ở nước ta có trên 160 giống dâu bao gồm các giống dâu địa phương, giống dâu mới lai tạo và giống dâu nhập nội. * Đặc điểm của con tằm Theo Đỗ Thị Châm (1995), tằm dâu thuộc lớp côn trùng, có tên khoa học là Bombyx mori L., thức ăn duy nhất là lá cây dâu, nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa cung cấp nước cho tằm. Phân theo tính hệ thì tằm dâu có hai loại chính là tằm lưỡng hệ và tằm đa hệ. Tằm đa hệ không ngủ đông, nên trong điều kiện tự nhiên một năm có thể nuôi được nhiều lứa. Giống tằm đa hệ kén vàng năng suất chất lượng thấp, nhưng rất khỏe phù hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta. Tằm lưỡng hệ là giống tằm ngủ đông nên trong điều kiện tự nhiên một năm chúng chỉ nở hai lần, thời gian còn lại bảo quản trứng trong kho lạnh. Tằm lưỡng hệ có kén màu trắng cho năng suất và chất lượng tơ cao hơn so với tằm đa hệ nhưng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và thời tiết thuận lợi. * Trồng dâu nuôi tằm là hai công đoạn sản xuất của người nông dân. Hai công đoạn này có quan hệ mật thiết với nhau. Giai đoạn trồng dâu là giai đoạn trung gian của quá trình sản xuất dâu tằm. Người dân tổ chức sản xuất thường là một quá trình được khép kín trong các hộ sản xuất nông nghiệp. Chất lượng lá dâu có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nuôi tằm 1.1.2.2. Các nhân tố tác động đến phát triển sản xuất dâu tằm * Những yếu tố về điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, đất đai có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất dâu tằm. Vì vậy, muốn sản xuất đạt hiệu quả, người trồng dâu, nuôi tằm phải hiểu quy luật của tự nhiên, bố trí cơ cấu giống dâu, giống tằm hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. * Những yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội. + Dân số, lao động: Dân số lớn tạo ra nhu cầu lớn cho sản phẩm tơ, kén tằm, đồng thời cung cấp lao động cho phát triển sản xuất. Trồng dâu nuôi tằm đòi hỏi kỹ thuật, tốn nhiều thời gian và công lao động. Quá trình sinh trưởng và phát triển của
  19. 8 con tằm trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn yêu cầu kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau, nên người lao động phải có trình độ nhất định. + Thị trường: Thị trường tiêu thụ chịu ảnh hưởng bởi quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu. Thị trường kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ. Nếu thị trường chấp nhận thì quy mô sản xuất sẽ được duy trì và phát triển mở rộng. Người sản xuất căn cứ vào cung - cầu của xã hội về sản phẩm hàng hoá mà mình sản xuất, từ đó định hướng cho quá trình sản xuất về quy mô, cơ cấu sản xuất, số lượng, chất lượng... sản phẩm hàng hoá phù hợp yêu cầu của thị trường. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm tơ tằm trong nước ngày càng tăng cao. Sự tăng trưởng nhanh về nhu cầu lụa tơ tằm trong nước do một số nguyên nhân chủ yếu: đời sống nhân dân không ngừng tăng lên, chất lượng tơ lụa được cải thiện và lượng khách nước ngoài tới Việt nam ngày càng nhiều. Với dân số hơn 90 triệu người, Việt nam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ tơ lụa nội địa rất lớn. + Chủ trương, chính sách: Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, quy định nhằm khuyến khích đầu tư, khai thác tốt các nguồn lực sẵn có của địa phương, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nói chung thì ngành sản xuất dâu tằm tơ cũng được Nhà nước ta quan tâm và tạo điều kiện để phát triển. Ở địa phương, chủ trương phát triển sản xuất dâu tằm thể hiện qua việc quy hoạch tổng thể sản xuất để khai thác lợi thế tiềm năng vùng. Với mỗi địa phương cụ thể, chính quyền có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thúc đẩy sản xuất phát triển. + Tập quán truyền thống: Về mặt tích cực, tác động đến sản xuất, thông qua kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình sản xuất lâu dài, các mối quan hệ trong sản xuất, nhất là quan hệ tiêu thụ sản phẩm đã được thiết lập sẵn. Sự liên kết giữa các hộ trong sản xuất hỗ trợ nhau tạo ra một lượng sản phẩm hàng hóa đủ lớn trên thị trường. Mặt khác, tập quán sản xuất truyền thống ăn sâu vào tiềm thức là một cản trở không nhỏ tới việc phổ biến và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất.
  20. 9 * Yếu tố dịch bệnh: Là yếu tố gây thiệt hại cho sản xuất, làm tăng chi phí sản xuất, giảm khối lượng cũng như chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Cây dâu hay con tằm đều có những loại sâu bệnh nhất định ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Khi chăm sóc dâu không tốt, lá dâu không đảm bảo chất lượng bị sâu bệnh hay quá trình sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh không hợp lý thì khi cho tằm ăn sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tằm. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng tơ kén cũng như giá trị sản phẩm. * Tổ chức sản xuất Sản xuất dâu tằm có đặc điểm là tính thủ công trong sản xuất rất cao, do yêu cầu chăm sóc rất nghiêm khắc đối với con tằm. Do đặc điểm này nên trên thế giới chỉ có một số ít trang trại nuôi tằm con tập trung, toàn bộ công việc nuôi tằm lớn do nông hộ thực hiện. Thực tế đã chứng minh, công việc chăn tằm chỉ có hiệu quả nếu thực hiện ở quy mô hộ gia đình. Tổ chức sản xuất sẽ có hiệu quả nếu công tác tổ chức sản xuất trong từng hộ có hiệu quả và có sự phối hợp giữa các hộ với nhau để sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực trong từng hộ. * Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm sản xuất: Tằm là loại côn trùng máu lạnh, không điều tiết được nhiệt độ cơ thể, ở mỗi tuổi của nó lại yêu cầu các điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khác nhau, sức sống rất yếu, dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, người nuôi tằm cần phải có hiểu biết về những đặc điểm riêng biệt của con tằm và phải có trình độ kỹ thuật từ khâu ấp trứng đến khâu nuôi tằm, xử lý tằm lúc thức, lúc ngủ, lúc bị bệnh hại, điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ trong phòng nuôi. * Khoa học công nghệ trong sản xuất: Ngày nay khoa học công nghệ đã trở thành một yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất, quyết định sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trải qua một quá trình phát triển rất lâu dài, khoa học và công nghệ dâu tằm ngày càng hoàn thiện và đã có đóng góp ngày càng tăng trong sản xuất. Các giống dâu mới, giống tằm chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất. Bên cạnh đó các kỹ thuật trồng, chăm sóc dâu, kỹ thuật nuôi tằm, vệ sinh sát trùng, phòng trị bệnh cho tằm, kỹ thuật lên né, trở lửa và thu hoạch kén không ngừng được hoàn thiện. Kỹ thuật thu hoạch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0