intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích Bayes các nhân tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Phân tích Bayes các nhân tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam" nhằm phân tích và đánh giá chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố chọn lọc đến NIM của những NHTM Việt Nam; đề xuất các hàm ý chính sách có thể giúp những NHTM Việt Nam tăng trưởng vững chắc lợi nhuận và NIM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích Bayes các nhân tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC THÙY AN PHÂN TÍCH BAYES CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC THÙY AN PHÂN TÍCH BAYES CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TSKH NGUYỄN NGỌC THẠCH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích Bayes các nhân tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập từ các tổ chức trong và ngoài nước, có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy; kết quả nghiên cứu từ luận văn là hoàn toàn trung thực và khách quan. Nếu phát hiện bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người thực hiện luận văn NGUYỄN NGỌC THÙY AN
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp tại đơn vị công tác, các thầy cô giảng dạy, các bạn cùng lớp đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Khoa sau đại học, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học và tốt nghiệp tại trường. Người thực hiện luận văn Nguyễn Ngọc Thùy An
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu đặt mục tiêu tổng quát là nhận diện, chọn lọc một nhóm chín nhân tố, đánh giá chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến NIM của 24 NHTM Việt Nam bao phủ thời gian 13 năm (2009 - 2021) bằng việc sử dụng thuật toán lấy mẫu Hydrid Metropolis-Hastings (MH) trong khuôn khổ tiếp cận tuyến tính Bayes. Giai đoạn 2009 - 2021 là thời kỳ phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009 kéo dài đến khi Đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng toàn thế giới. Nghiên cứu thực hiện mô phỏng mô hình Bayes bao gồm chín biến giải thích với sáu nhân tố vi mô (đặc thù ngân hàng): NPL (tỷ lệ nợ xấu), LDR (tỷ lệ cho vay trên tiền gửi), LIQ (tính thanh khoản), COST (tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động), ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản), SIZE (quy mô ngân hàng) và ba nhân tố môi trường vĩ mô: GRO (tăng trưởng GDP), INF (tỷ lệ lạm phát), COV (Covid-19). Để kiểm định hiệu quả lấy mẫu và năng lực dự báo của mô hình Bayes, tác giả thực hiện các kiểm định hội tụ chuỗi MCMC và tính hợp lý của mô hình Bayes. Theo những kết quả mô phỏng mô hình Bayes, NPL, LDR, COST, ROA và INF tương quan cùng chiều với NIM; trong khi LIQ, SIZE, GRO và COV cho các kết quả ngược lại. Ngoại trừ biến SIZE (quy mô ngân hàng) thể hiện một tương quan yếu, thậm chí không rõ ràng, tất cả những biến số còn lại tương quan mạnh đến NIM. Các kết quả mô phỏng mô hình Bayes là cơ sở vững chắc và tin cậy cho các gợi ý chính sách nhằm góp phần tăng trưởng bền vững NIM cho các ngân hàng Việt Nam.
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BF Bayes factor Deviance information DIC criterion ESS Effective sample size EU European Union FEM Fixed effects model GDP Gross domestic product MCMC Markov chain Monte Carlo MH Metropolis-Hastings ML Marginal likelihood NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NIM Thu nhập lãi cận biên OLS Ordinary least square P(My) Posterior probabilities REM Random effects model TCTD Tổ chức tín dụng
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix CHƯƠNG I................................................................................................................. 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 1.5. Dữ liệu, cách tiếp cận và phương pháp ............................................................... 3 1.6. Giá trị lý thuyết và tác động thực tiễn ................................................................. 3 1.7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 4 KẾT LUẬN CHƯƠNG I............................................................................................ 5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN NGÂN HÀNG VÀ CÁC PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM .................................................................................. 6 2.1. Lý luận về thu nhập lãi cận biên .......................................................................... 6 2.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 6 2.1.2 Ý nghĩa ........................................................................................................ 6 2.2. Các lý thuyết nền tảng ......................................................................................... 6 2.2.1 Lý thuyết Hiệu quả X .................................................................................. 6 2.2.2 Lý thuyết Lợi thế kinh tế nhờ quy mô ........................................................ 7 2.2.3 Lý thuyết Sức mạnh thị trường tương đối................................................... 8 2.3. Các phân tích thực nghiệm .................................................................................. 9 CHƯƠNG III ............................................................................................................ 19 PHƯƠNG PHÁP LUẬN, MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU .............................................. 19 3.1 Phương pháp luận ............................................................................................... 19 3.2 Mô hình............................................................................................................... 21 3.2. Quy trình thực hiện phân tích Bayes ................................................................. 23 3.3. Biến phụ thuộc ................................................................................................... 24
  8. vi 3.4. Các biến độc lập ................................................................................................ 24 3.4.1 Tỷ lệ nợ xấu .............................................................................................. 24 3.4.2 Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi ........................................................................ 25 3.4.3 Tính thanh khoản ...................................................................................... 25 3.4.4 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ...................................... 26 3.4.5 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ............................................................... 27 3.4.6 Quy mô ngân hàng .................................................................................... 27 3.4.7 Tăng trưởng GDP ...................................................................................... 28 3.4.8 Tỷ lệ lạm phát ........................................................................................... 28 3.4.9 Dịch bệnh Covid-19 .................................................................................. 29 3.5. Mẫu dữ liệu ........................................................................................................ 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ....................................................................................... 32 CHƯƠNG IV............................................................................................................ 33 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG BAYES VÀ THẢO LUẬN ............................................. 33 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu ...................................................................................... 33 4.1.1 Thu nhập lãi cận biên ................................................................................ 33 4.1.2 Tỷ lệ nợ xấu .............................................................................................. 33 4.1.3 Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi ........................................................................ 36 4.1.4 Tính thanh khoản ...................................................................................... 37 4.1.5 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ...................................... 38 4.1.6 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ............................................................... 39 4.1.7 Quy mô ngân hàng .................................................................................... 41 4.1.8 Tăng trưởng GDP ...................................................................................... 42 4.1.9 Tỷ lệ lạm phát ........................................................................................... 42 4.2. Kiểm tra hiện tượng tự tương quan ................................................................... 44 4.3 Kết quả phân tích Bayes ..................................................................................... 45 4.3.1 So sánh và lựa chọn mô hình Bayes ......................................................... 45 4.3.2 Kiểm định hội tụ chuỗi MCMC ................................................................ 55 4.3.3 Kiểm định tính phù hợp của mô hình Bayes............................................. 56 4.4 Thảo luận kết quả mô phỏng Bayes ................................................................... 59 4.4.1 Tỷ lệ nợ xấu .............................................................................................. 61 4.4.2 Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi ........................................................................ 61 4.4.3 Tính thanh khoản ...................................................................................... 61 4.4.4 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động ...................................... 61
  9. vii 4.4.5 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ............................................................... 62 4.4.6 Quy mô ngân hàng .................................................................................... 62 4.4.7 Tăng trưởng GDP ...................................................................................... 62 4.4.8 Tỷ lệ lạm phát ........................................................................................... 62 4.4.9 Covid-19.................................................................................................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG IV ....................................................................................... 64 CHƯƠNG V ............................................................................................................. 65 KẾT LUẬN, HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ ............................................................... 65 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ............................................................................. 65 5.1. Kết luận.............................................................................................................. 65 5.2. Một số hàm ý chính sách ................................................................................... 66 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai........................................................... 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG V ........................................................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... i PHỤ LỤC .................................................................................................................. iii
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp những phân tích tần suất về NIM ............................................ 11 Bảng 3.1: Đo lường biến trong mô hình Bayes ........................................................ 23 Bảng 3.2: Dấu kỳ vọng của các biến giải thích ........................................................ 30 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả dữ liệu ................................................................ 33 Bảng 4.2: Kết quả tự tương quan giữa các biến ....................................................... 44 Bảng 4.3: Tóm tắt mô phỏng mô hình Bayes với N(0,1)…………..………………45 Bảng 4.4: Tóm tắt mô phỏng mô hình Bayes với N(0,3)………….……………….46 Bảng 4.5: Tóm tắt mô phỏng mô hình Bayes với N(0,5)……………….………….47 Bảng 4.6: Tóm tắt mô phỏng mô hình Bayes với N(0,10)……………..…………..48 Bảng 4.7: Tóm tắt mô phỏng mô hình Bayes với N(0,20)…………………………49 Bảng 4.8: Tóm tắt mô phỏng mô hình Bayes với N(0,50)…………………………50 Bảng 4.9: Tóm tắt mô phỏng mô hình Bayes với N(0,100)………………………..51 Bảng 4.10: Tóm tắt mô phỏng mô hình Bayes với N(0,1000)……………………..52 Bảng 4.11: Tóm tắt mô phỏng mô hình Bayes với N(0,10000)……………………53 Bảng 4.12: Các tiêu chuẩn thông tin Bayes………………………………………..54 Bảng 4.13: Kiểm định mô hình Bayes……………………………………………..54 Bảng 4.14: Kiểm định ESS………………………………………………………...55 Bảng 4.15: Kết quả mô phỏng mô hình Bayes với N(0,3)…………………………60 Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả mô phỏng mô hình Bayes ............................................. 66
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tóm tắt lý thuyết hiệu quả X ...................................................................... 7 Hình 2.2: Tóm tắt lý thuyết sức mạnh thị trường tương đối ...................................... 8 Hình 4.1: NIM của NHTM Việt Nam ...................................................................... 35 Hình 4.2: Nợ xấu của NHTM Việt Nam .................................................................. 36 Hình 4.3: Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của NHTM Việt Nam ................................... 37 Hình 4.4: Tính thanh khoản của NHTM Việt Nam .................................................. 38 Hình 4.5: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động của NHTM Việt Nam.. 39 Hình 4.6: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của NHTM Việt Nam ........................... 40 Hình 4.7: Quy mô của NHTM Việt Nam ................................................................. 41 Hình 4.8: Tăng trưởng GDP của Việt Nam .............................................................. 42 Hình 4.9: Lạm phát của Việt Nam............................................................................ 43 Hình 4.10: Giá trị quan sát so với dự báo………………………………………56 Hình 4.11: Giá trị sai số so với dự báo…………………………………………57 Hình 4.12: Tỷ lệ số liệu quan sát trong khoảng dự báo…………….…………..58 Hình 4.13: Biểu đồ Q & Q cho phần dư…………………………….………….59
  12. 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thương mại (NHTM) là một định chế tài chính trong nền kinh tế thị trường. Giống như các doanh nghiệp thông thường, mục tiêu hoạt động của NHTM là đạt lợi nhuận tối đa nên NHTM đặt hiệu quả lên hàng đầu. Trong kinh tế học cũng như tài chính, có nhiều chỉ tiêu để đo lường hiệu quả và NIM là một chỉ tiêu phổ biến. Để duy trì tăng trưởng bền vững NIM, cần nhận diện các nhân tố quan trọng và đánh giá tác động của chúng đến NIM của ngân hàng. Từ năm 2020, dịch bệnh Covid-19 lây lan toàn cầu sau khi xuất hiện ở Wuhan (Trung Quốc), gây nên một cuộc khủng hoảng kinh tế khắc nghiệt, trong đó khách hàng vay vốn của NHTM bao gồm doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng rất nặng nề. Trong bối cảnh đó, NHTM cần hạ lãi vay để khách hàng tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng mà không chuyển thành nợ xấu. Để giữ hiệu quả hoạt động không bị suy giảm, NHTM cũng cần giảm lãi suất huy động mà có thể làm giảm lượng tiền gửi, ảnh hưởng đến NIM. Như vậy, nhân tố Covid-19 đưa vào phân tích là cần thiết. Đáng chú ý là các nghiên cứu thực nghiệm trước về NIM có hai hạn chế: Thứ nhất, theo lược khảo của tác giả, tất cả các phân tích sử dụng cách tiếp cận tần suất (frequentist) thường cho các kết quả thiếu tin cậy, thiếu ổn định và thậm chí mẫu thuẫn, đặc biệt khi sử dụng một mẫu dữ liệu nhỏ; Thứ hai, phần lớn các mô hình thực nghiệm không có biến Covid-19. Từ suy luận trên, luận văn đặt mục tiêu nhận diện chọn lọc và đánh giá các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến NIM của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ kinh tế thế giới và Việt Nam khôi phục sau Đại suy giảm 2008-2009 cho đến các năm dịch bệnh virus corona bùng phát trên toàn thế giới.
  13. 2 Chính vì vậy, tác giả chọn chủ đề cho nghiên cứu luận văn của mình như sau: “Phân tích Bayes các nhân tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: Nhận diện, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố chọn lọc đến NIM của các NHTM Việt Nam. Với bằng chứng thực nghiệm nhận được từ phân tích Bayes, luận văn gợi ý một số hàm ý chính sách góp phần tăng trưởng vững chắc NIM của các NHTM Việt Nam.  Các mục tiêu cụ thể: (i) Nhận diện một nhóm các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh đến NIM của những NHTM Việt Nam. (ii) Phân tích và đánh giá chiều hướng và mức độ tác động của các nhân tố chọn lọc đến NIM của những NHTM Việt Nam. (iii) Đề xuất các hàm ý chính sách có thể giúp những NHTM Việt Nam tăng trưởng vững chắc lợi nhuận và NIM. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu  Những nhân tố quan trọng nào có ảnh hưởng tới NIM của các NHTM tại Việt Nam?  Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố quan trọng tới NIM như thế nào?  Những hàm ý chính sách quan trọng gì cần được thực hiện để góp phần tăng trưởng bền vững NIM cho những NHTM Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: Nhóm những nhân tố có tác động mạnh đến NIM của những NHTM Việt Nam.  Phạm vi: Bằng chứng từ 24 NHTM Việt Nam cho giai đoạn 2009-2021.
  14. 3 1.5. Dữ liệu, cách tiếp cận và phương pháp  Dữ liệu: Số liệu của những biến vi mô (mang tính đặc thù ngân hàng) được rút ra và xử lý từ các báo cáo tài chính hợp nhất chính thức của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ 2009-2021. Số liệu môi trường vĩ mô có nguồn gốc từ hệ thống dữ liệu của Ngân hàng thế giới.  Cách tiếp cận và phương pháp: Để thực hiện phân tích, luận văn sử dụng cả cách tiếp cận định tính (qualitative methods) lẫn định lượng (quatitative methods). Các phương pháp định tính quan trọng như phân tích - tổng hợp, quy nạp - suy diễn được vận dụng để khám phá các quy luật riêng trong xu hướng chung và các xu hướng chung chi phối quy luật riêng trong mục tiêu tăng trưởng vững chắc NIM của ngân hàng dưới sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố đặc thù ngân hàng cùng với các nhân tố liên quan môi trường vĩ mô. Thông qua phân tích dữ liệu bảng bằng thuật toán Hydrid MH (kết hợp MH với Gibbs) trong khuôn khổ cách tiếp cận tuyến tính Bayes (Bayesian multivariate linear regression), dựa trên phần mềm Stata 18, nghiên cứu này thu được các khám phá thực nghiệm tin cậy và vững về sự ảnh hưởng mạnh của một nhóm các nhân tố đến NIM đối với các NHTM Việt Nam. 1.6. Giá trị lý thuyết và tác động thực tiễn  Về cách tiếp cận và phương pháp: trong bối cảnh cách tiếp cận thống kê tần suất truyền thống bị chỉ trích nặng nề bởi vì trong việc kiểm định những giả thuyết thống kê, việc vận dụng P-values không thể mang lại các ước lượng không chệch và chính xác, các phương pháp Bayes trở thành một cách tiếp cận thống kê thay thế có năng suất và tính linh hoạt cao. Giữa những lợi thế chính của cách tiếp cận Bayes, khả năng kết hợp linh hoạt các phân phối tiên nghiệm cùng dữ liệu có sẵn để cung cấp những kết quả mô phỏng tin cậy và chính xác (các phân phối hậu nghiệm) là một lợi thế vượt trội.  Sau khi được thực hiện hoàn chỉnh, luận văn được kỳ vọng sẽ cung cấp những kết quả thực nghiệm tin cậy, chính xác cho những giải pháp và chính sách hữu hiệu. Cụ thể, các kết quả mô phỏng mô hình Bayes sẽ giúp các NHTM thực
  15. 4 hiện nhiều biện pháp để hạn chế những nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực và phát huy các nhân tố tạo hiệu ứng tích cực, từ đó góp phần tăng trưởng bền vững NIM. 1.7. Cấu trúc luận văn Chương I: Giới thiệu đề tài Chương này trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu chính cùng với những mục tiêu cụ thể và những câu hỏi nghiên cứu, đối tượng cùng với phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận Bayes, phương pháp lấy mẫu MCMC, dữ liệu vi mô và vĩ mô cần thiết cho phân tích. Chương II: Cơ sở lý thuyết về thu nhập lãi cận biên ngân hàng và các phân tích thực nghiệm Chương II bao gồm: trình bày những khái niệm cơ bản về NIM, lược khảo những lý thuyết nền tảng và tổng quan các phân tích thực nghiệm nổi bật. Chương III: Phương pháp luận, mô hình và dữ liệu Chương này giới thiệu cách tiếp cận, phương pháp phân tích dữ liệu, mô hình Bayes trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước và các lý thuyết nền tảng. Mẫu dữ liệu bảng cần thiết để thực hiện mô phỏng mô hình Bayes được mô tả. Luận văn cũng thực hiện các kiểm định thống kê cần thiết để so sánh và lựa chọn mô hình Bayes phù hợp nhất, thực hiện các kiểm định hội tụ chuỗi MCMC và tính hợp lý của mô hình Bayes. Chương IV: Kết quả mô phỏng Bayes và thảo luận Chương IV trình bày các kết quả thống kê mô tả dữ liệu và các kết quả mô phỏng mô hình Bayes, kiểm định hội tụ chuỗi MCMC, kiểm định tính hợp lý của mô hình Bayes được chọn. Tiếp theo, các kết quả mô phỏng mô hình Bayes được phân tích, thảo luận để đưa ra những nhận định kết luận cuối cùng. Chương V: Kết luận, hàm ý chính sách và hạn chế của nghiên cứu Chương này trình bày những kết quả chính, đồng thời dựa trên các kết luận, luận văn đề xuất một số gợi ý chính sách đề góp phần tăng trưởng bền vững NIM cho các NHTM Việt Nam.
  16. 5 KẾT LUẬN CHƯƠNG I Chương I đã thực hiện một số nội dung chính sau đây: phân tích sự cần thiết của luận văn; đề xuất mục tiêu chính cùng với những mục tiêu cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu tương ứng; mô tả đối tượng, phạm vi đối tượng; giới thiệu cách tiếp cận, phương pháp luận Bayes; dữ liệu, các đóng góp kỳ vọng về cách tiếp cận và phương pháp phân tích cũng như các tác động thực tiễn.
  17. 6 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN NGÂN HÀNG VÀ CÁC PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM 2.1. Lý luận về thu nhập lãi cận biên 2.1.1 Khái niệm NIM (Net Interest Margin) của NHTM đó là mức sinh lời ròng của tổng tài sản sinh lời (net returns to earning assets). Hay nói cách khác, “NIM là tỷ lệ thu nhập lãi ròng hay chênh lệch lãi (giữa thu nhập lãi và chi phí lãi) trên tổng tài sản sinh lời” (Golin, 2001). “Tài sản sinh lời bao gồm những chứng khoán đầu tư và khoản mục cho vay (investment securities, loan, leases)” (Golin, 2001). NIM có “biên độ (spread) cho một quý hoặc một năm” (Golin, 2001) và được tính theo công thức sau: 𝐓𝐡𝐮 𝐧𝐡ậ𝐩 𝐥ã𝐢 𝐭𝐡𝐮ầ𝐧 NIM = (1) 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐥ờ𝐢 2.1.2 Ý nghĩa Về phương diện kinh tế, “NIM thể hiện tỷ suất sinh lời hay hiệu quả của ngân hàng” (Golin, 2001). Hay nói cánh khác, NIM phản ánh một NHTM có khả năng đảm bảo tăng trưởng thu nhập cao hơn so với chi phí bỏ ra. Nếu phân tích chính xác động thái của NIM thông qua việc đánh giá thu nhập kỳ vọng và chi phí cần thực hiện, NHTM sẽ đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. NIM cao cho thấy một ngân hàng hoạt động hiệu quả. Đó là bởi vì ngân hàng này kiểm soát tốt chi phí và khai thác hiệu quả các tài sản sinh lời. Về phương diện xã hội, khi các NHTM có NIM lớn, nhưng các chủ thể kinh tế vay vốn đang phải gánh chịu lãi vay cao, thì hệ quả là tác động bất lợi đến tăng trưởng GDP. 2.2. Các lý thuyết nền tảng 2.2.1 Lý thuyết Hiệu quả X Theo lý thuyết Hiệu quả X (Tên tiếng Anh: X-efficiency theory), “một ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn nếu có ưu thế hơn về quản trị hay tiết kiệm nhiều hơn chi phí hoạt động; từ đó, thu được lợi nhuận cao hơn các ngân hàng khác” (Giordano &
  18. 7 Lopes, 2015). Nhờ vận hành năng suất cao, ngân hàng tiết kiệm một phần chi phí đáng lẽ phải bỏ ra, giảm được lãi suất cho vay để thu hút nhiều khách hàng mới, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận. Bởi vậy, khi ngân hàng đạt một tỷ lệ thấp chi phí trên thu nhập, chứng tỏ ngân hàng này vận hành hiệu quả vì nó giảm đáng kể chi phí và tăng thu nhập. Lý luận trên gợi ý rằng hoạt động quản trị tốt góp phần giảm chi phí cho các NHTM và tăng trưởng NIM. Hình 2.1: Tóm tắt lý thuyết Hiệu quả X 2.2.2 Lý thuyết Lợi thế kinh tế nhờ quy mô Lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Tên tiếng Anh: Economies of scale theory) là một lý thuyết nền tảng khác cần tham khảo. Theo lý thuyết này, mọi công ty tìm cách tăng quy mô sản lượng. Quy mô lớn của công ty cho thấy công ty đó sở hữu lợi thế lớn về chi phí sản xuất bởi vì chi phí trung bình của nó giảm nhờ một mức chi phí sản xuất cố định được phân bổ đều cho mỗi đơn vị sản phẩm. Thế nhưng, mỗi công ty có một mức quy mô tối ưu nên nếu vượt mức tối ưu đó, lợi ích kinh tế sẽ mất đi. Tương tự, các NHTM vận dụng lý thuyết này để tăng quy mô tới một mức tối ưu nào đó thì khi đó, chúng sẽ vận hành hiệu quả hơn nhờ tiết kiệm đáng kể chi phí.
  19. 8 Như vậy, theo luận điểm này, những ngân hàng biết cách tăng quy mô (tăng trưởng tài sản) thì sẽ đạt được mức lợi nhuận lớn hơn. 2.2.3 Lý thuyết Sức mạnh thị trường tương đối Sức mạnh thị trường tương đối (Tên tiếng Anh: Relative market power) là một cơ sở lý thuyết quan trọng nữa trong phân tích NIM (Giordano & Lopes, 2015). Lý thuyết này chỉ ra rằng nếu một doanh nghiệp tạo được một (những) sản phẩm khác biệt và chiếm lĩnh một thị phần lớn thì nhờ vận hành hiệu quả sẽ có cơ hội lớn cho thu nhập vượt trội. Tương tự những doanh nghiệp phi tài chính, các NHTM mở rộng thị phần hoặc tăng quy mô thông qua mua bán, sáp nhập và nhờ đó khai thác được sức mạnh thị trường, đề xuất được các mức lãi vay cao hơn cho khách hàng nên nâng cao biên độ (spread) cũng như kiếm được mức lợi nhuận cao hơn. Để tăng biên độ, các NHTM giảm lãi suất tiền gửi và đồng thời tăng lãi vay. Theo suy luận, một ngân hàng mở rộng đáng kể thị phần thì kiếm được mức NIM cao. Hình 2.2: Tóm tắt lý thuyết Sức mạnh thị trường tương đối
  20. 9 2.3. Các phân tích thực nghiệm Một lượng lớn công trình nghiên cứu về NIM cho thấy chủ đề này nhận được mối quan tâm lớn. Luận văn lược khảo một số phân tích thực nghiệm nổi bật được công bố trong và ngoài nước.  Công trình nghiên cứu nước ngoài: Trong số những nghiên cứu nước ngoài (Khediria & Ben-Khedhiri, 2011; Gul & Zaman, 2011; Raharjo & ctg, 2014; Bhati & Mirza, 2018; Singh & van der Wel, 2019), đáng chú ý là một nghiên cứu sớm về NIM được xuất bản vào năm 2011 (Khediria & Ben-Khedhiri, 2011). Áp dụng kỹ thuật REM khá phổ biến, Khediria & Ben-Khedhiri (2011) nghiên cứu mối tương quan của sáu nhân tố đặc thù với NIM tại 10 NHTM Tunisia thời kỳ 1996-2005 và khám phá rằng, ngoại trừ chất lượng quản lý có quan hệ nghịch chiều, các biến chi phí lãi suất ngầm, chi phí hoạt động, chi phí cơ hội của khoản dự trữ, quy mô vốn tương quan cùng chiều với NIM, còn biến rủi ro tín dụng không có ý nghĩa thống kê. Khác với Khediria & Ben-Khedhiri (2011), Gul & ctg (2011) ước lượng bốn mô hình với bốn biến phản hồi (response variable) tương ứng (ROA, NIM, ROE và ROCE) cùng với bảy biến dự báo (predictor variables) dựa trên một bộ dữ liệu bảng bao gồm 15 NHTM Pakistan trong thời kỳ 2005-2009. Kết quả bằng việc sử dụng một kỹ thuật tần suất đơn giản Pool OLS phát hiện các biến quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và GDP tương quan ngược chiều với NIM, tỷ lệ lạm phát cho kết quả trái ngược, trong khi các biến tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và giá trị vốn hóa thị trường không có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt, Raharjo & ctg (2014) tập trung vào mối tương quan của 10 nhân tố đặc thù ngân hàng và môi trường vĩ mô đến NIM của 30 NHTM Indonesia trong thời kỳ 2008-2012. Kết quả mô hình FEM phát hiện các biến tăng trưởng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động, ROA, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tỷ lệ nợ xấu, lạm phát tương quan cùng chiều với NIM, trong khi biến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2