intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre. Qua đó cho phép nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng để làm cơ sở kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre cho giai đoạn tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Lê Tiến Hưng PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Lê Tiến Hưng PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Nguyễn Trọng Hoài Tp. Hồ Chí Minh - 2016 Học viên: Lê Tiến Hưng, MSHV: 7701231617
  3. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết rằng Đề tài luận văn “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp tỉnh Bến Tre” do chính tôi thực hiện, có sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Trọng Hoài. Toàn bộ nội dung và số liệu sử dụng trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Các số liệu được sử dụng để phân tích, nhận xét đánh giá được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy và do bản thân tự thu thập. Ngoài ra, luận văn còn kế thừa một số nhận xét, đánh giá của các đề tài nghiên cứu trước và có trích dẫn nguồn rõ ràng./. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 1 năm 2016 Tác giả Lê Tiến Hưng
  4. LỜI CÁM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt khóa học 2014 – 2016. Xin cám ơn tất cả quý ông, bà công tác, làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong KCN tỉnh Bến Tre đã giành thời gian trao đổi các nội dung liên quan đến đề tài. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến GS.TS Nguyễn Trọng Hoài đã giành thời gian quý báu hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài./.
  5. MỤC LỤC LỜI CAM KẾT LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DẠNH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .............................................................................3 1.4.1.Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3 1.4.2.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3 1.5.1 Thu thập số liệu...................................................................................................3 1.5.2. Các phương pháp phân tích ...............................................................................4 1.6. Kết cấu luận văn .......................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KCN VÀ CÁC NHÂN TỐ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN .......................................................................................................6 2.1. Khái niệm khu công nghiệp:.....................................................................................6 2.2. Cơ sở lý thuyết..........................................................................................................8 2.2.1. Lý thuyết thu hút đầu tư .....................................................................................8 2.2.2. Lý Thuyết kinh tế tập trung vùng ......................................................................9 2.2.3. Lý thuyết định vị công nghiệp ...........................................................................9 2.3. Lợi ích thu hút đầu tư vào KCN .............................................................................10 2.3.1. Lợi ích của địa phương có KCN ......................................................................10 2.3.2. Lợi ích của các DN đầu tư vào KCN ............................................................... 11 2.4. Chính sách pháp luật hiện hành về thu hút đầu tư vào KCN .................................12 2.5. Cơ chế quản lý nhà nước đối với KCN ..................................................................14 2.6. Lược khảo các nghiên cứu trước ............................................................................15
  6. 2.7. Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN và bài học kinh nghiệm về các nhân tố thu hút đầu tư vào KCN cho Bến Tre. .................................................................................17 2.7.1. Kinh nghiệm thu hút đầu tư của một số nước Châu Á ....................................17 2.7.1.1 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN ở Thái Lan ....................................18 2.7.1.2. Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ở Malaysia .................20 2.7.2. Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN tại một số địa phương trong nước ......22 2.7.2.1 Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................................22 2.7.2.2.Kinh nghiệm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương ..23 2.7.3. Các nhân tố thành công từ thực tiễn thu hút đầu tư vào các KCN ở các quốc gia và các địa phương trong nước ..............................................................................26 2.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN ......................................28 2.8.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................28 2.8.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 29 2.8.3. Môi trường đầu tư ............................................................................................ 29 2.8.4. Nguồn nhân lực: ............................................................................................... 30 2.8.5. Cơ chế chính sách ............................................................................................ 31 2.8.6. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................................31 2.8.7. Thủ tục hành chính .......................................................................................... 32 2.8.8 Mối quan hệ giữa nhà đầu tư và cơ quan xúc tiến đầu tư .................................32 2.9. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 34 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN TỈNH BẾN TRE ...................35 3.1 Hiện trạng thu hút đầu tư vào KCN.........................................................................35 3.1.1 Tình hình thu hút các dự án đầu tư ...................................................................35 3.1.2 Thu hút vốn đầu tư theo ngành .............................................................................35 3.1.3. Tình hình giải ngân các dự án đầu tư trong các KCN tỉnh .............................. 38 3.1.4 Vai trò thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre .....................................38 3.1.4.1 Bổ sung nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của tỉnh ...................................38 3.1.4.2 Giá trị sản xuất công nghiệp ......................................................................39 3.1.4.3 Doanh thu và đóng góp vào ngân sách tỉnh ...............................................39
  7. 3.1.4.4 Kim ngạch xuất khẩu của các DN trong các KCN ....................................40 3.1.4.5 Giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương ......................................41 3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN .............................. 43 3.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .....................................................................43 3.2.2 Môi trường đầu tư ............................................................................................. 47 3.2.3 Nguồn nhân lực .................................................................................................48 3.2.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ......................................................................................51 3.2.4.1 Hạ tầng các KCN .......................................................................................51 3.2.4.2. Mạng lưới giao thông đường bộ: .............................................................. 53 3.2.4.3 Hệ thống giao thông đường thủy: .............................................................. 55 3.2.4.4. Hệ thống điện, nước và bưu chính viễn thông: .........................................55 3.2.5 Cơ chế chính sách thu hút đầu tư ......................................................................56 3.2.6 Cải cách thủ tục hành chính .............................................................................58 3.2.7 Mối quan hệ giữa nhà đầu tư và cơ quan xúc tiến đầu tư: ................................ 59 3.3 Tóm tắt các nhận định về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN giai đoạn 2010 -2014 .....................................................................................................61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 64 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT .....65 4.1 Các kết luận từ nghiên cứu ......................................................................................65 4.2 Các giải pháp thu hút đầu tư vào vào các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 ...66 4.2.1 Cơ sở xây dựng các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào các KCN ...................66 4.2.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm thu hút đầu tư vào các KCN đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 ............................................................................................................68 4.2.2.1 Tăng cường quy hoạch sản xuất nông nghiệp và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp nhằm khai thác tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiện của tỉnh. ........................................................................................................68 4.2.2.2. Tranh thủ điều kiện ổn định chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô của quốc gia để thu hút đầu tư .....................................................................................................69 4.2.2.3 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực .......................................................... 70 4.2.2.4 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư ................................ 71 4.2.2.5 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN và tập trung xây dựng hoàn thiện từng KCN ............................................................................................. 72
  8. 4.2.2.6 Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư ................................................................................................................................ 73 4.2.2.7 Chuyên nghiệp hoá công tác xúc tiến đầu tư .............................................74 KẾT LUẬN ...................................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2. BQLCKCN: Ban quản lý các khu công nghiệp 3. CN: Công nghiệp 4. CNH-HDH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 5. DA: Dự án 6. DN: Doanh nghiệp 7. DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa 8. ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long 9. ĐTTN: Đầu tư trong nước 10. ĐTNN: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 11. FAO: Tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc 12. FDI: đầu tư trực tiếp nước ngoài 13. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội 14. KCN: khu công nghiệp 15. KNXK: Kim ngạch xuất khẩu 16. KCX: khu chế xuất 17. KHCN: Khoa học công nghệ 18. KKT: khu kinh tế 19. KTVM: Kinh tế vĩ mô 20. KT-XH: Kinh tế-xã hội 21. QLNN: Quản lý nhà nước 22. R&D: Nghiên cứu và Phát triển 23. TNDN: Thu nhập doanh nghiệp 24. UBND: Uỷ ban nhân dân 25. WTO: Tổ chức thương mại thế giới
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH BẢNG 2.1 ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VỀ THUẾ ĐỐI VỚI DN ĐẦU TƯ VÀO KCN VÀ NGOÀI KCN .................................................................................................................19 HÌNH 2.2. KHUNG PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN...............................................................................................................33 BẢNG 3.1 QUY MÔ DỰ ÁN TRONG CÁC KCN TỈNH BẾN TRE .........................35 BẢNG 3.2 CÁC DỰ ÁN PHÂN THEO NHÓM NGÀNH TÍNH ĐẾN CUỐI THÁNG 6/2015: ........................................................................................................................... 36 BẢNG 3.3 DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG DỪA CÁC NƯỚC ...............37 BẢNG 3.4 VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH VÀ VỐN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN ............................................................................................................39 BẢNG 3.5 GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010-2014(GIÁ CỐ ĐỊNH 2010) ...................................................................................................................39 BẢNG 3.6 DOANH THU THUẦN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CKCN .40 BẢNG 3.7 TÌNH HÌNH NỘP NGÂN SÁCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP .............40 BẢNG 3.8 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA TOÀN TỈNH VÀ CỦA CÁC KCN ..41 BẢNG 3.9 SỐ LAO ĐỘNG TRONG CÁC KCN TỈNH ..............................................41 BẢNG 3.10 THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC KCN ............................................................................................................................... 42 BẢNG 3.11 CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO GIỚI TRONG CÁC KCN .......................42 HÌNH 3.1:VỊ TRÍ ĐỊA LÍ TỈNH BẾN TRE (NGUỒN: HTTP://IPABENTRE.GOV.VN) ..................................................................................43 BẢNG 3.12 SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN PHÂN THEO HUYỆN CỦA TỈNH BẾN TRE ................................................................................................................................ 45 BẢNG 3.13 DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH THÂM DỤNG LAO ĐỘNG TRONG KCN ...................................................................................................49 BẢNG 3.14 MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG .........................................................50 BẢNG 3.15 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ DỰ KIẾN QUY HOẠCH KCN TỈNH BẾN TRE ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT ĐẾN NĂM 2020. ..............................................52 BẢNG 3.16 BẢNG XẾP HẠNG PCI -2014 CÁC TỈNH ĐBSCL ............................... 59 BẢNG 4.1 MA TRẬN SWOT CẤP 2 ..........................................................................66
  11. Chương I: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta thuộc nhóm quốc gia chậm phát triển và có điểm xuất phát thấp. Để theo kịp nền kinh tế các nước phát triển trong khu vực, Việt Nam cần phải có chiến lược và chính sách phát triển kinh tế phù hợp. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước, không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Trong đó, tiến hành xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao với nhiều mô hình khác nhau mà các nước chậm phát triển như Việt Nam vận dụng như một phương thức huy động hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách so với các các nước đang phát triển, tạo động lực thúc đẩy quá trình hội nhập. Trên cơ sở chiến lược quốc gia, tỉnh Bến Tre cũng đã xác định đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp thật sự là khâu đột phá nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Mục tiêu đó được thể hiện trong Nghị quyết số 03-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 và hướng đến năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua tỉnh Bến Tre đã tranh thủ chính sách hỗ trợ của Trung ương và vốn ngân sách hạn hẹp của địa phương để tập trung xây dựng các khu công nghiệp tập trung để thu hút kêu gọi đầu tư. Qua gần 10 năm thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 03-NQ/TU, đến nay Bến Tre có 8 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào danh mục quy hoạch các khu công nghiệp cả nước đến năm 2020, trong đó đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh và lắp đầy 02 KCN Giao Long (167 ha) và KCN An Hiệp (72 ha). Tính đến tháng 6 năm 2015, 02 KCN này có 27 dự án đi vào hoạt động trong số 44 dự án được đăng ký đầu tư với tổng vốn quy đổi 10.877 tỷ. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 là 10.090 tỷ đồng, chiếm khoảng 54,99% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2014 là 50,1%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 404,8 triệu USD, mức tăng bình quân giai đoạn 2011-2014 là 48,88%, chiếm 65% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Đáng chú ý là các dự án đang hoạt động trong 2 KCN này tính đến năm 2014 đã giải quyết việc làm cho 21.924 lao động của địa phương (trong đó có 100 lao động nước ngoài). Kết quả này cho thấy định hướng phát triển các khu công nghiệp tập trung của tỉnh Bến Tre là đúng hướng, thúc đẩy sự phát 1
  12. triển ngành công nghiệp chế biến phục phục xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, nhất là các sản phẩm từ dừa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết đáng kể công ăn việc làm cho lao động địa phương. Bến Tre nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km và thành phố Cần Thơ 120 km, tiếp giáp với các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh. Hiện nay Cầu Rạch Miễu, cầu Cổ Chiên đã hoàn toàn xóa thế ốc đảo của Bến Tre, giúp kết nối tốt với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Về phát triển kinh tế, Bến Tre được biết đến là một tỉnh đi lên từ sản xuất nông nghiệp, với hai thế mạnh là kinh tế vườn và kinh tế biển. Đây là hai lĩnh vực đóng góp rất lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua và cũng là lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế lớn của tỉnh. Như vậy, trong điều kiện tỉnh nghèo như Bến Tre, để nền kinh tế - xã hội tăng trưởng mạnh, khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của tỉnh, vấn đề thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước là rất quan trọng. Việc thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Bến Tre không chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của các nhà quản lý địa phương mà phải xuất phát từ những sự lựa chọn các yếu tố cụ thể của các nhà đầu tư, đặc biệt là cần hiểu rõ được các nhà đầu tư muốn gì và lí do nào họ quyết định bỏ vốn để đầu tư vào mỗi khu vực, mỗi lĩnh vực khác nhau, từ đó các nhà quản lý của tỉnh sẽ có những cải tiến, biện pháp cụ thể và rõ ràng hơn để tăng cường thu hút vốn đầu tư. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre hiện nay là cần thiết, nhằm giúp cho các nhà quản lý của tỉnh có một cái nhìn tổng quát hơn về các nhân tố ảnh hưởng để có giải pháp thu hút đầu tư vào KCN hiệu quả hơn trong thời gian tới. Xuất phát từ tình hình nêu trên và với mong muốn góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre trong thời gian tới, tôi chọn và thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Bến Tre” cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre. Qua đó cho phép nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng để làm cơ sở kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre cho giai đoạn tiếp theo. 2
  13. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích hiện trạng hoạt động các KCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh Bến Tre. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Tình hình hoạt động các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã và đang diễn ra như thế nào? 1.3.2. Những nhân tố quan trọng nào ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN tỉnh Bến Tre? 1.3.3. Tỉnh Bến Tre cần có giải pháp gì để thu hút đầu tư vào các KCN hiệu quả hơn cho giai đoạn tiếp theo. 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.4.1.Đối tượng nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung giới hạn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Bến Tre. 1.4.2.Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: các DN có vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre. + Về thời gian: luận văn tiến hành thu thập tài liệu, số liệu để đánh giá tình hình phát triển các khu công nghiệp từ năm 2010 đến năm 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020. 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Thu thập thông tin Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh có liên quan đến thu hút và quản lý đầu tư như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, BQLCKCN và Cục thống kê tỉnh Bến Tre; Tham khảo tài liệu, lý thuyết có liên quan đến nội dung nghiên cứu từ các nguồn khác nhau như: các Đề tài khoa học, Tạp chí khoa học, các sách, báo và websites về thu hút đầu tư… 3
  14. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả có kế thừa các kiến thức, tài liệu liên quan, coi trọng những bài học kinh nghiệm thành công từ hoạt động thu hút đầu tư của các KCN trong và ngoài nước. 1.5.2. Các phương pháp phân tích Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu thu thập được, tác giả đã chắt lọc những thông tin, dữ liệu cần thiết, quan trọng để chứng minh, đối chiếu với cơ sở lý thuyết để hình thành khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư làm cơ sở phân tích, đánh giá từng nhân tố có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KCN tỉnh. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình phân tích của luận văn gồm: - Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu theo thời gian - Phương pháp chuyên gia: tác giả đã xác định đối tượng và lập danh sách phỏng vấn sâu các chuyên gia là những người thật sự am hiểu về các vấn đề có liên quan đến thu hút và quản lý đầu tư trên địa bàn tỉnh và các chủ đầu tư đang thực hiện dự án đầu tư vào KCN Bến Tre và tiến hành phỏng vấn: + Phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo quản lý, tham mưu xây dựng chính sách của tỉnh tại các cơ quan gồm: Sở kế họach Đầu tư, QLCKCN, Sở Công Thương, Trung âm xúc tiến đầu tư và Văn phòng UBND tỉnh. + Phỏng vấn đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành chế biến thủy sản, sản phẩm từ dừa và nhóm thuộc nhóm ngành thâm dụng lao động. Từ các thông tin có được qua phỏng vấn, kết hợp với thực tiễn hoạt động các KCN, hoạt động quản lý và xúc tiến đầu tư cũng như các chính sách thu hút của tỉnh đã ban hành trước đây, tác giả đã tập trung phân tích đánh giá những yếu tố nào quyết định đến việc đầu tư của các doanh nghiệp vào KCN, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của môi trường trường đầu tư tại Bến Tre và nguồn thông tin nhà đầu tư tiếp cận trước khi đến đầu tư tại Bến Tre. Từ kết quả phân tích hiện trạng những gì đang diễn ra trong quá trình hoạt động của các KCN tỉnh, hoạt động thu hút đầu tư, tác giả dùng phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh nhằm lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm thu hút đầu tư vào KCN Bến Tre hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo. 1.6. Kết cấu luận văn Đề tài nghiên cứu gồm có 4 chương, trong đó: Chương 1 trình bày những nội dung cơ bản của nghiên cứu bao gồm đặt vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, câu 4
  15. hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; Chương 2 trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết liên quan đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, từ đó đúc kết khung phân tích cho nghiên cứu; Chương 3 trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên khung phân tích đúc kết của Chương 2 và dữ liệu thu được nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu; và Chương 4 đi vào kết luận và đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020. 5
  16. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KCN VÀ CÁC NHÂN TỐ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN Chương này có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thiết kế nghiên cứu, nó cung cấp nền tảng lý thuyết cũng như định hướng cho nghiên cứu. Đi vào nội dung Chương, tác giả đã tóm lược các kiến thức, các cơ sở lý thuyết liên quan đến thu hút đầu tư vào các KCN mà cộng đồng khoa học đã công bố trước đó. Nhờ đó, giúp tác giả chọn lọc được phương pháp nghiên cứu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, đi vào trọng tâm nghiên cứu, tránh tản mạn, lạc đề. Như vậy, chương này cho phép tác giả xác lập được định hướng nghiên cứu, chọn lọc thông tin, dữ liệu cần thiết để xây dựng khung phân tích cho vấn đề nghiên cứu. Từ đây, tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu được các khái niệm và cơ sở lý thuyết liên quan như sau: 2.1. Khái niệm khu công nghiệp: Khái niệm về KCN đã được nhiều tác giả nghiên cứu trong nước đề cập đến. Trong luận văn này, tác giả đã tìm hiểu và kế thừa từ các nghiên cứu về khái niệm KCN của các tác giả khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Văn Trịnh (2006), với đề tài “Phát triển khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, KCN có nguồn gốc ban đầu là “cảng tự do” và được biết đến từ thế kỷ 16 như Legheon và Genoa ở Italia. Cảng này được thành lập với mục đích ủng hộ tự do thông thương hàng hoá từ nước ngoài vào và từ cảng đi ra, được vận chuyển một cách tự do mà không phải chịu thuế. Chỉ khi hàng hoá vào nội địa mới chịu thuế quan. Cảng tự do này đã đóng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền ngoại thương của các nước, hình thành các đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ lớn sau này như New York, Singapore và dần dần khái niệm cảng tự do được mở rộng và vận dụng thành loại hình mới là KCN, KCX. Theo tác giả Lê Tuân Dũng (2009), với đế tài “Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển khu công nghiệp ở Việt nam giai đoạn hiện nay” cho rằng, do quá trình hình thành lâu dài mà quan niệm về KCN ở các nước có khác nhau, một số nước châu Á như Thái Lan, Philipin, Indonesia quan niệm KCN là một khu vực diện tích được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp địa điểm cho hoạt động của các xí nghiệp sản xuất công nghiệp với cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ phát triển; trong KCN không có dân cư sinh sống. Trung Quốc 6
  17. và một số nước Châu Ầu lại quan niệm KCN là một khu hành chính kinh tế, gồm các khu chức năng như hành chính, sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nhà ở dân cư.v.v. Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển các KCN trên thế giới, tác giả Lưu Hữu Lễ (2010) với đề tài “Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020” cho biết, KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1896 ở Trafford Park Thành phố Manchester (Anh) với tư cách là một DN tư nhân. Đến năm 1899 vùng công nghiệp Clearing ở thành phố Chicago, bang Illinois bắt đầu hoạt động và được coi là KCN đầu tiên của Mỹ. Đến năm 1959 ở Mỹ đã có 452 vùng công nghiệp và 1.000 KCN tập trung, Pháp có 230 vùng công nghiệp, Anh có 55 KCN và Cannada có 21 vùng công nghiệp (1965). Cũng theo tác giả Lưu Hữu Lễ (2010), ở khu vực Châu Á, Singapore là quốc gia thành lập KCN đầu tiên vào năm 1951, đến năm 1954 Malaysia cũng chuẩn bị thành lập KCN và cho đến thập kỷ 90 đã có 12 KCN. Ấn Độ bắt đầu thành lập KCN từ năm 1955 và đến năm 1959 đã có 705 KCN. Đặc biệt một số nước trong khu vực này đã thành công rất lớn trong việc sử dụng các hình thức KCN, KCX, KCNC để phát triển kinh tế của quốc gia. Điển hình là KCNC ở Tân Trúc – Đài Loan, được xây dựng năm 1980 với diện tích xây dựng 650 ha trên tổng diện tích quy hoạch 2.100ha, với tổng số vốn đầu năm 1995 lên tới 7 tỷ USD, sau 15 năm hoạt động tổng doanh số hàng hóa và dịch vụ đạt được 10,94 tỷ USD chiếm 3,6% GDP Đài Loan. Đến năm 1992, trên thế giới đã có 280 KCX được xây dựng ở 40 quốc gia, trong đó có khoảng 60 khu đã hoạt động mang lại hiệu quả cao. Cụ thể: tổng số người làm việc trong các KCX từ các nước đang phát triển đạt trên 500.000 người, tổng trị giá xuất khẩu các sản phẩm chế biến của các nước đang phát triển là 258 tỷ USD, chiếm khoảng 80% xuất khẩu của KCX, trong đó chủ yếu từ các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan. Như vậy, thuật ngữ KCN được sử dụng rất phổ biến nhưng bản thân nó lại bao hàm nhiều loại hình với các mô hình tổ chức và tính chất hoạt động khác nhau. Tùy điều kiện kinh tế xã hội, địa lý cũng như chính sách kinh tế của từng quốc gia, từng khu vực mà lựa chọn mô hình phù hợp với các loại hình khác nhau như: khu chế xuất (Export Processing Zones – EPZ); khu sản xuất hàng thay thế nhập khẩu (Import Processing Zone – IPZ); Khu công nghiệp (Industrial Processing Zones); Khu công nghệ cao (High – Tech Industrial Zones); Khu vực kinh tế tự do (Free Economic Zone 7
  18. – FEZ);Khu mậu dịch tư do (Free Trade Zone – FTZ); Đặc khu kinh tế. Khu chế xuất (EPZ), đây là loại đặc khu kinh tế có diện tích tương đối nhỏ, có hàng rào phân cách về địa lý trong một quốc gia, không có dân cư sinh sống nhằm thu hút các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. Khu chế xuất được hưởng nhiều ưu đãi; nhất là ưu đãi về thuế và thủ tục hải quan, song đòi hỏi phải xuất khẩu gần như toàn bộ sản phẩm. Khu sản xuất hàng thay thế nhập khẩu (IPZ), đây là hình thức áp dụng chủ yếu ở các nước Đông Á và Đông Nam Á nhằm phục vụ cho chiến lược CNH thay thế hàng nhập khẩu. Tại khu vực này chủ yếu thu hút các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu và chế biến các nguyên liệu thô trong nước. KCN là hình thức tổng hợp của EPZ và IPZ đã nêu ở trên, các KCN này có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các nước vì nó kích thích xu hướng sản xuất hướng ra xuất khẩu, vừa động viên phát triển sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và chế biến nguyên liệu thô trong nước. Ngoài ra các nước phát triển còn phát triển mô hình khu công nghệ sinh học (Bio Technology Park) và KCN sinh thái (Eco Industrial Park). Ở Việt Nam, Luật đầu tư của Quốc hội năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2015) đã định nghĩa: KCN là khu có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát, KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được thành lập và hoạt động theo cơ chế, chính sách quản lý của Chỉnh phủ. Tùy theo mục tiêu thành lập, cách thức tổ chức, chế độ ưu đãi và tính chất hoạt động mà ngoài loại KCN thông thường còn có nhiều loại hình KCN khác như khu chế xuất (KCX) là KCN chỉ gồm các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất hàng hoá để xuất khẩu; khu công nghệ cao (KCNC) là KCN gắn với các hoạt động phát triển công nghệ cao... Mỗi loại có những nét đặc thù riêng và vai trò nhất định đối vói nền kinh tế, do đó Nhà nước cần có nhũng chính sách đầu tư phát triển riêng. 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Lý thuyết thu hút đầu tư Theo Kotler (2000), các địa phương đều muốn thu hút các nhà đầu tư vào địa phương mình bằng nhiều hình thức. Trước hết họ chọn ra nhà đầu tư chiến lược có những đặc điểm, mối quan tâm và nhận thức chung. Kế đến, các nhà lập kế hoạch của 8
  19. địa phương phải đo lường những nhận thức của nhà đầu tư chiến lược dựa theo các thuộc tính thích hợp. Các địa phương cho nhà đầu tư chiến lược thấy niềm tin vào sự phát triển trong tương lai của địa phương thông qua việc cung ứng các khoản vay hào phóng để thực hiện dự án đầu tư. Quan điểm của Kotler cho rằng các DN được thu hút về các địa phương cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và ở đó “giá trị gia tăng” góp phần cải thiện năng suất và chất lượng. Theo Akwetey (2002), chính phủ một số nước đã cung cấp một khuông khổ pháp lý tương đối đầy đủ để thực hiện các giao dịch trong xu thế tự do hoá thương mại, và đây là yếu tố quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thành lập các nhà máy công nghiệp hoá và tăng cường sản xuất hàng hoá để xuất khẩu. Từ hai lý thuyết trên cho thấy, các nhà đầu tư thường quyết định đầu tư vào nơi nào có sự quan tâm chung với nhà đầu tư, có triển vọng phát triển tốt trong tương lai, sẵn sàn cho vay để thực hiện dự án và có khả năng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao. 2.2.2. Lý Thuyết kinh tế tập trung vùng Theo Krugman (1998), hầu hết các hoạt động kinh tế có liên quan đến địa lý và thường có khuynh hướng tập trung lại với nhau. Người dân thường tập trung sinh sống tại các đô thị trung tâm. Nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ (ngân hàng) cũng tập trung về phương diện địa lý, các KCN tập trung chính là nơi cung cấp các sản phẩm chuyên môn hoá và thương mại quốc tế. Công nghiệp tập trung tạo điều kiện cho thị trường lao động của một địa phương phát triển, các kỹ năng chuyên môn hoá cao được chia sẽ, người lao động và người sử dụng lao động đều dễ dàng gặp nhau khi có nhu cầu. Như vậy, có thể hiểu rằng các hoạt động kinh tế, trong đó có các hoạt động đầu tư thường có khuynh hướng tập trung lại với nhau, kéo theo sự hình thành và phát triển các thị trường tài chính, thị trường lao động nhằm cung cấp các dịch vụ cần thiết và thuận lợi cho các hoạt động kinh tế. Chính vì lý do này giải thích tại sao các nhà đầu tư thường chọn các khu kinh tế tập trung, các KCN để đầu tư. 2.2.3. Lý thuyết định vị công nghiệp Lý thuyết định vị công nghiệp lý giải sự hình thành các KCN dựa trên nguyên tắc tiết kiệm chi phí vận chuyển. Lý thuyết này do nhà kinh tế Alfred Weber (1909) xây dựng với nội dung cơ bản là mô hình không gian về phân bố công nghiệp trên cơ sở nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí vận chuyển trong tổng chi phí và tối đa hoá lợi 9
  20. nhuận. Cơ sở của lý thuyết này là chi phí vận chuyển chiếm phần khá lớn trong cấu thành chi phí sản xuất vì liên quan đến vận chuyển đầu vào, đầu ra của nhà sản xuất. Vì thế, cần lựa chọn vị trí xây dựng cơ sở sản xuất sao cho tiết kiệm chi phí vận chuyển ở mức cao nhất. Song, theo Alfred Weber, hạn chế là tập trung quá nhiều DNCN vào một không gian hẹp cũng gây nên những vấn đề khó khăn cho xử lý môi trường, tạo áp lực lớn đối với hệ thống kết cấu hạ tầng chung kết nối với khu vực liền kề, gây ra nạn khan hiếm về nguồn lực trong một địa bàn hẹp, gia tăng chi phí vận chuyển khi phải đáp ứng khối lượng lớn các yếu tố đầu vào cho các đối tượng DN trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao. Đồng quan điểm với Alfred Weber, Vernon (1966) cho rằng vấn đề chi phí được đặt lên hàng đầu, địa điểm đầu tư là lựa chọn thứ hai. Vernon còn cho rằng các công ty xuyên quốc gia chuyển sản xuất ra nước ngoài nằm gần nguồn cung cấp nguyên liệu hay thị trường tiêu thụ để giảm bớt chi phí vận chuyển, nhờ vậy sẽ hạ thấp được giá thành sản phẩm. Như vậy, từ các cơ sở lý thuyết trên cho phép hiểu rằng các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư là gần nguồn nguyên liệu, dễ tiếp cận thị trường tiêu thụ nhằm giảm chi phí vận chuyển để gia tăng hiệu quả đầu tư, dễ tiếp cận thị trường lao động có kỹ năng, khuôn khổ pháp lý, thuận lợi về cơ sở hạ tầng. 2.3. Lợi ích thu hút đầu tư vào KCN 2.3.1. Lợi ích của địa phương có KCN Các KCN ở các địa phương được hình thành nhằm mục đích thu hút các dự án đầu tư để tạo ra công ăn việc làm và nâng cao thu nhập. Các lợi ích mà các KCN mang lại và góp phần phát triển địa phượng được đo bằng số lượng công ăn việc làm mới được tạo ra, thu nhập của của các tổ chức địa phương bằng cách nộp thuế, và tăng giá trị bất động sản. Như vậy, các cơ hội tạo việc làm mới và sự tăng trưởng thu nhập tích cực sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương (Castells và Hall, 1994). Ngoài ra, những hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN sẽ hình thành mối liên hệ với các khu vực khác như cung cấp nguyên liệu, vật liệu, dịch vụ gia công, chế biến sản phẩm cho KCN thông qua các hoạt động sản xuất để cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp trong KCN và điều này sẽ giúp cho các khu vực xung quanh KCN có điều kiện phát triển. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2