Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường đại học
lượt xem 4
download
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường đại học
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM TRẦN BẢO HÒA PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU VAY VỐN CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Hướng đào tạo: hướng ứng dụng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và do tôi thực hiện. Các số liệu được dùng trong bài để nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng hoặc do chính bản thân tôi thu thập được. Các kết quả trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, phù hợp và khách quan tại Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Ngày 15 tháng 12 năm 2019 Người cam đoan Phạm Trần Bảo Hòa
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ MỞ ĐẦU 1 Về tính cấp thiết và lý do chọn đề tài............................................................. 1 2 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 2.1 Mục tiêu chung............................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2 3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 2 4.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2 4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 5 Phương pháp nghiên cứu và đóng góp mới ................................................... 2 6 Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 3 TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................................................................................................... 4 1.1 Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 4 1.1.1 Khái niệm về tín dụng sinh viên .................................................................... 4 1.1.2 Các quy định của chính sách tín dụng dành cho học sinh sinh viên. ............. 5 1.1.3 Vai trò của tín dụng đối với sinh viên ............................................................ 9 1.1.4 Mục tiêu của chính sách cho học sinh sinh viên vay ..................................... 9 1.2 Tổng quan các nghiên cứu ........................................................................... 11 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................. 11 1.2.2 Tình hình nghiên cứu quốc tế ...................................................................... 13
- 1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 15 1.2.3.1 Công trình trong nước ............................................................................... 15 1.2.3.2 Công trình nước ngoài ............................................................................... 15 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên ............. 15 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 18 CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 19 2.1 Xây dựng mô hình ........................................................................................ 19 2.1.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 19 2.1.2 Mô hình nghiên cứu...................................................................................... 20 2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 24 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 24 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu và phân tích thông tin ................................. 24 2.2.3 Bảng hỏi khảo sát và mã hóa biến ................................................................ 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 26 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 27 3.1 Thông tin về mẫu khảo sát .............................................................................. 27 3.1.1 Về giới tính ................................................................................................... 27 3.1.2 Năm đang học .............................................................................................. 27 3.2 Thống kê mô tả ............................................................................................ 28 3.3 Kết quả kiểm định các biến độc lập ............................................................. 30 3.4 Dự đoán xác suất của một số trường hợp..................................................... 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 32 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN ..................................................................................... 33 4.1 Kết luận ........................................................................................................ 33 4.2 Giải pháp ...................................................................................................... 33 4.2.1 Tăng hạn mức cho vay ................................................................................. 33 4.2.2 Tăng số lần giải ngân.................................................................................... 34 4.2.3 Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình ............................................................ 34 4.2.4 Tăng cường thu hồi nợ sinh viên sau khi ra trường ..................................... 34
- 4.2.5 Ổn đình nguồn vốn vay ................................................................................ 35 4.3 Kiến nghị.......................................................................................................... 35 4.3.1 Về phía Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội ........................................ 35 4.3.2 Về phía chính quyền địa phương.................................................................. 35 4.3.3 Về phía nhà trường ....................................................................................... 35 4.3.4 Về phía sinh viên và gia đình ....................................................................... 36 4.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................... 36 KẾT LUẬN........................................................................................................... 37 Tài liệu tham khảo PHỤ LỤC I: PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC II KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS
- DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Số tiền giải ngân hàng tháng cho sinh viên từ năm 6 2007 – 2018 2 Bảng 1.2 Kết quả thực hiện cho vay học sinh sinh viên của 10 Ngân hàng chính sách xã hội từ 2010 - 2017 3 Bảng 1.3 Tóm tắt một số nghiên cứu có liên quan 12 4 Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nhu cầu 24 vay vốn 5 Bảng 2.2 Nội dung mã hóa biến 26 6 Bảng 3.1 Mô tả số liệu về tình hình chi phí và thu nhập 29 7 Bảng 3.2 Tổng hợp đặc điểm từ 150 sinh viên khảo sát 29 8 Bảng 3.3 Tình hình vay vốn của sinh viên điều tra 30 9 Bảng 3.4 Bảng Omnibus Test of Model 31 10 Bảng 3.5 Bảng Classification Table 31 11 Bảng 3.6 Kết quả kiểm định Wald các biến trong mô hình 31
- DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài 20 2 Biểu đồ 3.1 Cơ cấu giới tính trong mẫu nghiên cứu 28 3 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu năm sinh viên đang theo học 28 4 Biểu đồ 3.3 Số lượng thành viên đang đi học trong gia đình 30
- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Tiêu đề: “Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học”. Chính sách tín dụng dành cho học sinh sinh viên là một trong những chính sách có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ khả năng trang trải chi phí việc học. Với số lượng sinh viên trúng tuyển tăng dần qua các năm thì nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường đại học cũng sẽ tăng và với mục tiêu không để sinh viên nào phải bỏ học. Nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học”. - Mục tiêu nghiên cứu là: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các sinh viên trường Đại học. Mục tiêu cụ thể bao gồm: hệ thống các các cơ sở lý thuyết và thực tiễn của chính sách tín dụng dành cho sinh viên các trường Đại học, nêu một số thực trạng còn tồn đọng trong chính sách tín dụng dành cho sinh viên, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên. Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi, sau đó tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và mô hình hồi quy binary logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học. Kết quả nghiên cứu: các yếu tố có tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên bao gồm chi phí học tập, thu nhập của sinh viên, số lượng thành viên đang đi học, đối tượng hộ gia đình và nơi cư trú của gia đình sinh viên. Kết luận và hàm ý: chính sách tín dụng sinh viên chủ yếu nhắm đến hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bên cạnh đó chính sách vẫn còn tồn đọng các vấn đề cần có các đề xuất để nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên. Từ khóa: chính sách cho vay, sinh viên đại học, nhân tố ảnh hưởng nhu cầu.
- ABSTRACT Title: “Analysis of factors affecting the need for credit of students” Disadvantaged student credit program at VietNam Bank For Social Policy is one of the most important policies for students with difficult family circumstances. In the order to improve the level of meeting the student’s loan needs, I decided to conduct a research about "Analysis of factors affecting the need for credit of student". Problem: Analysis of factors affecting the need for credit of students to improve the student’s loan demand Specific objectives include: a system of theoretical and practical basis of the credit policy for students of university students, highlighting some outstanding situations in the credit policy for students, analyzing the factors affecting the loan needs of university students, proposing solutions to improve the level of meeting the student's loan needs. Methods: the thesis uses Randomization methods to collect data through questionaires, then proceeds to process the data using descripive statistics, comparision and regression model of binary logistic to analyze the data. Results: The factors affecting the need for credit of students include schooling costs, living expenses, the number of members attending school, household type and residence of student’s family. Conclusions: besides the problems that are still inadequate, this policy also brings certain benefits, supporting a part of costs, reducing the burden for families, helping students improve the level of meeting the student’s loan needs. Keywords: credit program, student, the factors affecting the needs.
- 1 MỞ ĐẦU 1 Về tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm, nhất là khi nhu cầu về nguồn năng lực có trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng. Trong đó, giáo dục đại học đã mở ra cơ hội để nhiều người có thể phát triển không những về mặt chuyên môn mà còn bao gồm nhiều kỹ năng cần thiết khác. Tuy nhiên, hiện nay với mức thu nhập bình quân không ổn định của không ít gia đình do thiên tai, hạn hán hay những biến cố thì việc cho con ăn học tới nơi tới chốn là rất khó khăn. Nhiều sinh viên phải bỏ học giữa chừng vì không đủ tiền đóng học phí cũng như sinh hoạt phí. Trước thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1/2007/QĐ – TTg ngày 27 tháng 09 năm 2007 về tín dụng đối với học sinh sinh viên. Với mức lãi suất ưu đãi nên nguồn vốn chỉ có một tỉ lệ nhỏ là thu nợ để tái cho vay, tiền còn lại được cân đối từ Ngân sách Nhà nước. Đây là một chương trình có đối tượng thụ hưởng rộng, thời gian trung bình của một món vay kể từ khi giải ngân cho đến khi thu hồi nợ là khá dài trong khi nguồn lực thì có hạn. Không những thế, nguồn vốn này còn bị một số gia đình sử dụng không đúng mục đích bởi vì lãi suất thấp nên các hộ dù đủ năng lực lo cho con đi học vẫn vay để đầu tư vào những chuyện khác. Theo tính toán của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, những năm gần đây có bình quân 20% số sinh viên trúng tuyển có như cầu vay do đó thiếu hụt về nguồn vốn thực sự rất cấp bách. Vậy nhu cầu vay của sinh viên có được đáp ứng hết hay không và những nhân tố nào tác động làm tăng nhu cầu vay vốn của sinh viên, xuất phát từ những thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường đại học”. Từ đó có thể đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên.
- 2 2 Mục đích nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống các các cơ sở lý thuyết và thực tiễn của chính sách tín dụng dành cho sinh viên của sinh viên các trường Đại học - Nêu một số thực trạng còn tồn đọng trong chính sách tín dụng dành cho sinh viên. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học. - Đề xuất các giải pháp nhằm giúp sinh viên tiếp cận vốn vay. 3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu của đề tài này là :”Các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh các trường Đại học là gì”. Từ đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát: sinh viên trường đại học Khoa học tự nhiên, trường Xã hội nhân văn, trường Sư phạm Kỹ Thuật TPHCM Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2019 đến tháng 11/2019 5 Phương pháp nghiên cứu và đóng góp mới Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên kết hợp thống kê mô tả và so sánh để thu thập số liệu sau đó tiến hành phân tích hồi quy mô hình binary logistic. Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
- 3 Số liệu thứ cấp: số liệu các định mức cho vay từ năm 2007 đến nay, kết quả thực hiện cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn giai đoạn từ năm 2010 đến 2017 trong báo cáo tổng kết và báo cáo thường niên của Ngân hàng Chính sách xã hội. Số liệu sơ cấp: bảng câu hỏi khảo sát đối với sinh viên đã có tham gia vay hoặc không tham gia vay tại 3 trường đại học là Khoa học tự nhiên, Xã hội nhân văn và Sư phạm kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh. Đóng góp mới của luận văn Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến nhu cầu vay của sinh viên tại các trường Đại học. Từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay cho sinh viên. 6 Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, Phụ lục nội dung chính của bài luận văn bao gồm: ● Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu trước ● Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu ● Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ● Chương 4: Kết luận TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU Phần mở đầu tác giả trình bày sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. Cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp. Xuất phát từ những đắn đo, ý tưởng suy nghĩ từ những mục tiêu đó , nghiên cứu cụ thể hóa thành câu hỏi được trả lời trong đề tài và sau cùng là kết cấu của của dề tài nghiên cứu. Phần mở đầu này sẽ làm cơ sở cho các chương tiếp theo.
- 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Khái niệm về tín dụng sinh viên 1.1.1.1 Các khái niệm tín dụng sinh viên Những định nghĩa, khái niệm tín dụng sinh viên được sử dụng phổ biến và có thể tóm tắt từ các từ điển và quan điểm của Ngân hàng Thế giới (World Bank) như sau: Từ điển của Macmilan viết như sau: “Tín dụng sinh viên là một khoản tiền do ngân hàng hoặc một tổ chức cho sinh viên vay để hoàn thành khóa học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ hoàn trả số tiền này”. Từ điển Cambridge viết: “Tín dụng sinh viên là một thỏa thuận vay tiền giữa sinh viên một trường cao đẳng hoặc đại học với một ngân hàng để thanh toán cho việc học, việc hoàn trả sẽ bắt đầu sau khi sinh viên kết thúc việc học và bắt đầu đi làm”. Quan điểm của Ngân hàng Thế giới (World Bank): “Chi phí chia sẻ không thể được thực hiện một cách công bằng mà không có một chương trình cho sinh viên vay có thể hỗ trợ cho tất cả sinh viên, những người có nhu cầu vay cho việc học tập…điều hợp lý của hình thức hỗ trợ tài chính sinh viên được đề xuất với chính phủ làm đảm bảo sinh viên vay vốn chứ không phải là các khoản tài trợ”. 1.1.1.2 Các yếu tố cấu thành quan hệ hình thức cho vay Quan hệ hình thức cho vay được cấu thành bởi 4 yếu tố: - Chủ thể tín dụng gồm người cho vay và người đi vay. Trong một số trường hợp, chủ thể thứ ba xuất hiện với tư cách là người bảo lãnh cho vay. Người cho vay là người nhượng quyền sử dụng sử dụng vốn tín dụng cho người khác sử dụng, có thể là thể nhân hay pháp nhân, khi nhượng quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác theo đuổi những mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau nhưng chủ yếu là kiếm lời. Người đi vay là người nhận quyền sử dụng vốn tín dụng của người cho vay, sử dụng vốn tín dụng với hai lý do tiêu dùng hoặc kinh doanh (đầu tư). - Đối tượng tín dụng là quyền sử dụng (không phải là quyền sở hữu) vốn tín dụng bằng tiền.
- 5 - Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian thực hiện chuyển quyền sử dụng vốn tín dụng. Nó được tính từ khi bắt đầu giao vốn tín dụng cho người đi vay và kết thúc khi người cho vay nhận lại đối tượng tín dụng kèm một phần giá trị tăng thêm. - Giá cả tín dụng (lãi suất/ lợi tức) là giá trị bù đắp cho người cho vay do việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn tín dụng. Cũng có thể coi giá tín dụng là giá mà người đi vay phải trả cho nhận quyền sử dụng vốn tín dụng. 1.1.1.3 Cơ sở hình thành tín dụng sinh viên Tín dụng ra đời từ rất sớm, nhờ sự phát triển mạnh mẽ trong sản xuất là sự phân công lao động xã hội và xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, điều này khiến xã hội bị phân hóa. Của cải vật chất tập trung vào tay một nhóm người, trong khi một số khác lại có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Từ đó đẩy họ vào cuộc sống vay mượn, nợ nần, đây chính là cơ sở hình thành tín dụng. Cơ sở hình thành nguồn vốn tín dụng dành cho sinh viên bắt nguồn từ thực tế là có nhiều sinh viên đã thi đậu vào trường đại học nhưng gia đình không đủ điều kiện để trang trải các chi phí. Trước thực tế đó, Nhà nước đã quyết định thành lập quỹ tín dụng cho sinh viên nhằm giảm bớt gánh nặng cho gia đình cũng như bản thân sinh viên. 1.1.2 Các quy định của chính sách tín dụng dành cho học sinh sinh viên. ● Đối tượng được vay vốn là học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; học sinh sinh viên là thành viên của hộ gia đình nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật hoặc là thành viên của hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định; học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
- 6 ● Điều kiện được vay vốn: học sinh, sinh viên đang sinh sống tại hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn trên; đối với sinh viên, sinh viên năm nhất thì phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của trường; đối với sinh viên từ năm hai trở đi phải có giấy xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. ● Mức vốn và lãi suất cho vay năm 2018 (Điều 5) - Mức vốn: từ năm 2007 mức cho vay được quy định là 800.000đ/tháng, mức giải ngân qua hàng năm tăng dần để hỗ trợ tối đa cho sinh viên, đến năm 2018 mức giải ngân là 1.500.000đ/tháng, kể từ ngày 01/12/2019 mức giải ngân được nâng lên 2.500.000đ/tháng. Mức giải ngân hằng năm được tăng lên qua các năm và thống kê chi tiết theo bảng sau: Bảng 1.1 Số tiền giải ngân hàng tháng cho sinh viên từ năm 2007 đến năm 2018 Năm 2007 2009 2010 2013 2016 2017 2018 Mức vay (nghìn 800 860 900 1.100 1.250 1.500 1.500. đồng) Nguồn Tác giả tổng hợp từ các Quyết định của Thủ tướng về hạn mức cho sinh viên vay từ năm 2007 đến năm 2018 - Lãi suất: Lãi suất cho vay đối với sinh viên hiện nay là 0,55%/tháng (theo Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ), nghĩa là 6,6%/năm. ● Thủ tục vay vốn sinh viên Người vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội, là cha hoặc mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đã thành niên (đủ 18 tuổi) được Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã sở tại xác nhận. Theo Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách xã hội: Hồ sơ cho vay:
- 7 - Giấy đề nghị vay vốn kiêm Khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng). - Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD). - Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số10/TD). - Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) ● Thời hạn vay bao gồm thời hạn vay tiền và thời hạn trả nợ. Thời hạn vay tiền là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận khoản vay đầu tiên cho đến ngày học sinh sinh viên kết thúc khóa học. Trong khoảng thời gian này sinh viên chưa phải chi trả bất cứ khoản vay nào kể cả tiền lãi và tiền gốc. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả khoản vay đầu tiền cho đến khi trả hết cả gốc lẫn lãi. Đối với sinh viên có thời gian đào tạo một năm thì thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay. Đối với sinh viên có thời gian đào tạo trên một năm thì thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Đối với các chương trình khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. ● Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn: trong trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng thì lãi suất phải trả sẽ được giảm. Ngân hàng chính sách xã hội sẽ quy định cụ thể lãi suất ưu đã trong trường hợp trả nợ trước hạn. ● Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn: Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn. ● Trách nhiệm của các cơ quan:
- 8 Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn nhà nước để cho học sinh, sinh viên vay và kinh phí cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt việc cho học sinh, sinh viên vay vốn. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành: chịu trách nhiệm chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc quyền quản lý phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện chính sách tín dụng học sinh, sinh viên, chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thực hiện xác nhận việc học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có đủ điều kiện vay vốn. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định. Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với học sinh, sinh viên theo quy định. Tổ chức huy động vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên đồng thời phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong quá trình cho vay để vốn vay được sử dụng đúng mục đích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên trong việc nhận tiền vay và đóng học phí. Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là học sinh, sinh viên đã được vay vốn nhà nước theo quy định tại Quyết định này có trách nhiệm đôn đốc học sinh, sinh viên chuyển tiền về gia đình để trả nợ hoặc trực tiếp trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội.
- 9 1.1.3 Vai trò của tín dụng đối với sinh viên Tín dụng đối với sinh viên có vai trò hết sức quan trọng. Đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay những gia đình gặp phải những biến cố thì việc trang trải học phí đúng thời hạn là rất khó khăn. Điều đó dẫn đến, các sinh viên bắt buộc phải kiếm thêm công việc để kiếm sống nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Đối với các trường có sinh viên có kết quả học tập không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường. Chính vì vậy chương trình tín dụng dành cho sinh viên rất có ý nghĩa, một mặt giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo, mặt khác giúp sinh viên có thể trang trải chi phí học tập và một phần nào đó chi phí sinh hoạt từ đó giúp sinh viên yên tâm tập trung vào việc học và tự tin bước vào đời. 1.1.4 Mục tiêu của chính sách cho học sinh sinh viên vay Chương trình tín dụng dành cho học sinh sinh viên trên toàn thế giới đều rất đa dạng và được ban hành tùy vào hoàn cảnh của mỗi nước nhưng chủ yếu có năm mục tiêu cơ bản. Đầu tiên, mục tiêu xã hội thể hiện trong việc trao cơ hội được tiếp tục học tập cho người nghèo, các khoản vay luôn hướng đến các đối tượng thực sự có nhu cầu và mong muốn, hỗ trợ sinh viên thông qua lấy nguồn thu từ mức học phí đóng cao hơn, tăng cơ hội tiếp tục trau dồi kiến thức ở các bậc cao hơn, đây là hình thức trợ cấp chéo. Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của sinh viên cũng như tăng cường khả năng độc lập về tài chính bên cạnh hỗ trợ sinh viên giảm bớt khó khăn về tài chính trong quá trình học tập. Thứ ba, sinh viên an tâm hơn trong việc học hành và tập trung vào việc học dẫn đến sẽ đạt kết quả tốt hơn, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai. Thứ tư, mục tiêu ngân sách của chính sách thể hiện thông qua việc đảm bảo thu nhập cho các trường, từ đó chủ động hơn trong việc duy trì chất lượng đào tạo trước việc chi phí hằng năm có thể tăng lên. Từ đó, chính sách giúp mở rộng hệ thống giáo dục đại học, mở rộng cơ sở hạ tầng, mở rộng các hệ thống của các trường đại học thông qua mở các trường dân lập, tư thục. Mục tiêu của chính sách tín dụng dành cho học sinh sinh viên tại Việt Nam cũng đề ra các mục tiêu tương tự như các nước trên thế giới. Hằng năm có rất nhiều sinh viên nhận được giấy báo trúng tuyển và nhập học từ các trường nhưng vì điều kiện gia
- 10 không cho phép nên không thể tiếp tục theo học. Chính sách này đồng hành cùng sinh viên trong suốt quãng thời gian theo học cũng như tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho người nghèo, đảm bảo công bằng xã hội. Sau khi tốt nghiệp. sinh viên có đủ điều kiện sẽ dễ dàng tìm kiếm được một công việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của bản thân điều này sẽ cung cấp một nguồn nhân lực có chất lượng. Không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho bản thân sinh viên mà chính sách góp phần giảm bớt gánh nặng về tài chính cho gia đình sinh viên. Với thực tế hiện nay, hầu hết các trường đã đang và sẽ chuyển sang tự chủ tài chính, chính sách này cũng sẽ chia sẻ bớt gánh nặng về học phí cho nhà trường – nơi sinh viên trực tiếp theo học. Cụ thể từ năm 2010 đến năm 2017 kết quả thực hiện cho vay đã đạt được các kết quả như sau: Bảng 1.2 Kết quả thực hiện cho vay HSSV của NHCSXH từ 2010-2017 Năm Doanh số Doanh số Tổng dư Nợ quá Tỷ lệ Số hộ còn cho vay thu nợ nợ (triệu hạn nợ quá dư nợ (triệu (triệu đồng) (triệu hạn (hộ) đồng) đồng) đồng) (%) 2010 8.770.161 948.990 26.052.014 78.744 0,29 1.792.000 2011 9.438.390 2.043.918 33.446.486 144.785 0,43 1.923.159 2012 6.741.188 4.385.052 35.802.569 167.198 0,47 1.886.289 2013 5.335.446 6.873.937 34.261.788 168.328 0,49 1.701.402 2014 4.126.090 8.587.845 29.793.755 114.255 0,38 1.677.964 2015 3.009.419 8.338.759 24.455.866 107.732 0,44 1.303.775 2016 2.413.326 7.479.484 19.375.049 125.923 0,65 830.012 31/08/2017 625.648 3.996.367 15.993.136 142.081 0,89 671.021 Nguồn Báo cáo tổng kết và báo cáo thường niên của Ngân hàng chính sách xã hội Thông qua Báo cáo tổng kết và báo cáo thường niên của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, những kết quả thực hiện chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn đến ngày 31/08/2017 đã đạt được như sau:
- 11 - Tổng doanh số cho vay đến ngày 31/08/2017 đạt 59.061 tỷ đồng, doanh số cho vay bình quân là 5.906 tỷ đồng/năm; trong đó năm cao nhất là năm 2011 với doanh số cho vay đạt 9.438 tỷ đồng. - Đối với phần thu nợ thì tổng doanh số đến ngày 31/08/2017 đạt 42.662 tỷ đồng, doanh số bình quân là 4.262 tỷ đồng/năm; số thu nợ cao nhất đạt 8.588 tỷ đồng trong năm 2011. - Số dư nợ đến ngày 31/08/2017 là: 15.993 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 142 tỷ đồng, chiếm 0,89%/tổng dư nợ. Các năm có dư nợ cao là 2011, 2012, 2013 lần lượt với số dư nợ là 33.447 tỷ đồng, 35.802 tỷ đồng, 34.262 tỷ đồng. - Chương trình đã giúp cho trên 3,5 triệu lượt HSSV được vay vốn để chi phí học tập. Các năm có số hộ gia đình và HSSV có dư nợ cao là: năm 2011 là 1.923 hộ, với 2.407 HSSV; năm 2012 là 1.886 hộ, với hơn 2.314 HSSV; năm 2013 là 1.701 hộ, với 2.094 HSSV. Đến nay, chỉ còn hơn 671 ngàn hộ gia đình đang vay vốn cho gần 761 nghìn HSSV đi học. 1.2 Tổng quan các nghiên cứu 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Các đề tài nghiên cứu liên quan đễn chương trình tín dụng dành cho học sinh sinh viên đã được một số người tiến hành với phạm vi trong cả nước cũng như tại địa phương. Trong số các công trình đã được công bố thì có một số công trình có nội dung tiêu biểu liên quan đến đề tài như sau: 1. Tác giả Nguyễn Mai Hương và Nguyễn Thùy Linh đã nghiên cứu đề tài “Chương trình tín dụng sinh viên và một số vấn đề đặt ra”. Bài viết đưa ra các ưu cũng như nhược điểm của chính sách đồng thời giới thiệu, trình bày các phương thức, thủ tục cho vay vốn thông qua hộ gia đình, đại diện hộ gia đình là người trực tiếp đứng ra vay vốn và có trách nhiệm trả nợ với Ngân hàng Chính sách xã hội. Từ đó, bài viết tổng kết những kết quả đạt được từ năm 2007 đến năm 2017 với một số nội dung như sau: chính sách đã tạo cơ hội cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đã của nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Bên cạnh đó bài viết cũng đưa ra các hạn chế, bất cập còn tồn tại của chính sách
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn