Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ
lượt xem 5
download
Luận văn nghiên cứu lý thuyết và phân tích các yếu tố tác động đến số thu ngân sách Nhà nước tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ và mức độ tác động của các nhân tố này. Từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách phù hợp nhằm đảm bảo và gia tăng bền vững nguồn thu ngân sách nhà nước tại các tỉnh này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***&&*** NGUYỄN HỮU HUY LÂM PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***&&*** NGUYỄN HỮU HUY LÂM PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ Chuyên ngành : Tài chính – Ngân Hàng Mã ngành :8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : GS.TS. DƢƠNG THỊ BÌNH MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này tôi xin chân thành cảm ơn Giáo Sư Tiến Sỹ Dương Thị Bình Minh đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài . Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và cung cấp cho tối rất nhiều kiến thức bổ ích trong suốt thời gian theo học chương trình sau đại học tại trường Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh . Và sau cùng xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài . Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Ngƣời viết Nguyễn Hữu Huy Lâm
- Lời Cam Đoan Tôi tên Nguyễn Hữu Huy Lâm, tôi xin cam đoan đây là luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi . Các kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, các thông tin trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tp HCM, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Huy Lâm
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Tóm tắt - Abstract Chƣơng I MỞ ĐẦU ................................................................................... Trang 1 1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................... Trang 1 1.1 Tầm quan trọng của số thu ngân sách đối với các hoạt động kinh tế xã hội ………………………………………………………………………………..…. ... Trang 1 1.2 Khái quát kết quả thu ngân sách các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ giai đoạn từ năm 2005 -2017 và lý do lựa chọn đề tài ................................................................ Trang 2 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................. Trang 4 3.Câu hỏi nghiên cứu của đề tài ................................................................. Trang 4 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................... Trang 4 4.1 Đối tượng nghiên cứu :…………………………………………….… .. Trang 4 4.2 Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………….. .... Trang 4 5. Những đóng góp mới của đề tài …………………………………...... .. Trang 5 6.Phƣơng pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu của đề tài ……... .. Trang 5 7. Bố cục đề tài …………………………………………………… ............ Trang 5 Tóm tắt chương I ……………………………………………………..….... Trang 6
- CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ................................................................ Trang 7 1. Khái quát về THU NSNN ..................................................................... Trang 7 1.1 Khái niệm thu ngân sách nhà nước ....................................................... Trang 7 1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước ......................................................... Trang 8 1.3 Phân loại các nguồn thu của ngân sách nhà nước ................................ Trang 9 1.3.1.Căn cứ theo tính chất : ........................................................................ Trang 9 1.3.2 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ .............................................................. Trang 10 1.3.3 Căn cứ theo nội dung .......................................................................... Trang 10 1.3.4 Phân loại các nguồn thu ngân sách nhà nước hiện hành tại Việt Nam Trang 11 2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu ngân sách nhà nƣớc ........................... Trang 13 3. Các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố có lên quan đến đề tài ....... Trang 17 3.1 Các bài nghiên cứu về thực nghiệm trong nước : .................................. Trang 17 3.2 Các bài nghiên cứu về thực nghiệm nước ngoài : .................................. Trang 18 4. Mô hình nghiên cứu của đề tài ............................................................... Trang 19 Tổng kết chương II ....................................................................................... Trang 20 CHƢƠNG III : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................... Trang 21 1.Mô hình nghiên cứu ................................................................................ Trang 21 2. Định nghĩa các biến số, nguồn dữ liệu và mô tả dữ liệu của các biến trong bài nghiên cứu ............................................................................................................. Trang 21 3.Phƣơng pháp phân tích dữ liệu : ........................................................... Trang 25 4.Mô hình hồi quy của đề tài ..................................................................... Trang 26
- 5.Kỳ vọng dấu hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình của đề tài ....................................................................................................................... Trang 27 6. Đơn vị của tiến trong mô hình hồi quy đề tài ....................................... Trang 28 6 Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng đƣợc sử dụng trong đề tài ............ Trang 30 7.1 Mô hình Pooled OLS ( Hồi quy kết hợp tất cả các quan sát ) ................ Trang 30 7.2 Mô hình FEM ( Mô hình ảnh hưởng cố định ) ....................................... Trang 30 7.3 Mô hình REM ( Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên ) ................................ Trang 32 Tổng kết chương III: .................................................................................... Trang 33 CHƢƠNG IV : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH BẰNG MÔ HÌNH ....................................................................................... Trang 34 1. Thống kê mô tả dữ liệu các biến trong mô hình hồi quy của đề tài ... Trang 34 2.Kết quả hồi quy ....................................................................................... Trang 34 2.1 Kết quả hồi quy của mô hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát (Pooled OLS) .................................................................................................................................. Trang 35 2.2 Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM) .................... Trang 36 2.3 Kết quả hồi theo mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) ..................... Trang 37 3. So sánh và kiểm định tính phù hợp của từng mô hình ............................. Trang 38 3.1So sánh mô hình Pooled OLS và REM .................................................... Trang 38 1.1.2 So sánh mô hình Pooled OLS và FEM ................................................ Trang 38 1.1.3 So sánh mô hình REM và FEM ........................................................... .Trang 39 4.Kiểm định các hiện tượng làm sai lệch kết quả hồi quy ............................ Trang 41 4.1Hiện tượng tự tương quan ........................................................................ Trang 41 4.2 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ............................................. Trang 41 4.3 Kiểm định hiện tượng phụ thuộc chéo giữa các đối tượng ..................... Trang 42
- 4.4 Kiểm định tính dừng của các biến .......................................................... Trang 42 5.Hiệu chỉnh mô hình FEM và kết quả hồi quy của đề tài ..................... Trang 44 5.1 Hiệu chỉnh mô hình FEM ..................................................................... Trang 44 5.2 Kết quả hồi quy của đề tài cũng nhƣ mức ý nghĩa hồi quy các biến trong đề tài ....................................................................................................................... Trang 44 5.3 Tổng hợp kỳ vọng và mức ý nghĩa hồi quy các biến trong đề tài ........... Trang 45 6.Tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng đến số thu thuế trên địa bàn tỉnh thành Đông Nam Bộ ................................................................................................................... Trang 47 Tổng kết chương IV ...................................................................................... Trang 48 CHƢƠNG V : KẾT LUẬN, HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP . Trang 50 1 Kết Luận ................................................................................................... Trang 54 2 Hàm ý chính sách và các giải pháp ............................................................ Trang 51 3 Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. Trang 54 Kết luận chƣơng V ...................................................................................... Trang 55 5 Kết luận chung của đề tài ....................................................................... Trang 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Tỷ trọng số thu ngân sách các tỉnh Đông Nam Bộ so với cả nước giai đoạn từ 2005-2017 ...................................................................................................................... trang 03 Bảng 3.1 Bảng kỳ vọng dấu hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình của đề tài .......................................................................................................................................trang 27 Bảng 3.2 Bảng mô tả các biến trong mô hình .................................................... trang 28 Bảng 4.1 Bảng mô tả tóm tắt dữ liệu thống kê các biến ....................................trang 34 Bảng 4.2 Bảng kết quả hồi quy theo mô hình Pool OLS ..................................trang 35 Bảng 4.3 Bảng kết quả hồi quy theo mô hình FEM ...........................................trang 36 Bảng 4.4 Bảng kết quả hồi quy theo mô hình REM ..........................................trang 37 Bảng 4.5 Bảng Bảng tổng hợp kỳ vọng vả mức ý nghĩa thống kê các biến độc lập trong mô hình bài nghiên cứu ................................................................................................ trang 45
- TÓM TẮT Xã hội không thể hoạt động, duy trì sự ổn định và phát triển nếu như không có bộ máy Nhà Nước điều khiển mọi hoạt động trong xã hội, duy trì an ninh trật tự, đề ra các chính sách, các giải pháp để xã hội càng phát triển vững mạnh, nâng cao thu nhập người dân . Để Nhà Nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình đối với xã hội thì cần một nguồn quỹ để đảm bảo duy trì hoạt động Nhà Nước, cũng như để Nhà Nước thực hiên các hoạt động chi để phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội nguồn quỹ đó là ngân sách nhà nước . Ngân sách nhà nước bao gồm thu ngân sách Nhà nước và chi ngân sách Nhà nước, trong đó Thu ngân sách nhà nước là quá trình tổ chức huy động các nguồn tài chính của xã hội vào quỹ ngân sách để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước . Vì vậy ý thức được tầm quan trọng của thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động của nhà nước tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách nhà nước. Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trong giai đoạn từ năm 2005-2017. Đây là khu vực có số thu ngân sách chiếm hơn 50 % tổng thu ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn này, nhưng chưa có một bài nghiên cứu nào về các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách của khu vực . Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách khu vực Đông Nam Bộ, tác giả đề xuất các giải pháp để có thể giữ vững và nâng cao hơn nữa số thu ngân sách của các tỉnh thành này. Tổng hợp từ các cơ sở lý thuyết, các bài nghiên cứu định lượng trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, tác giả xây dựng các yếu tố có khả năng tác động đến số thu ngân sách bao gồm các yếu tố : Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành (GDP) ; Tỷ trọng sản phẩm trong nước khu vực nông nghiệp GDP ; Ty trọng độ mở thương mại/ GDP; Số chi đầu tư phát triển từ ngân sách; Số chi cho giáo dục từ ngân sách; Số lượng doanh nghiệp cuối cùng là Lạm phát đại diện là chỉ số giá CPI . Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tich định lượng, tác giả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đế này đến số thu ngân sách của khu vực .
- Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy Tổng sản phẩm theo giá hiện hành , Chi cho giáo dục, Số lượng doanh nghiệp và Lạm phát có tác động đến số thu ngân sách nhà nước . Tỷ trọng Nông nghiệp/ GDP; Tỷ trọng độ mở thương mại/ GDP; Số chi đầu tư phát triển từ ngân sách không có tác động đến số thu ngân sách nhà nước . Từ kết quả hồi quy của bài nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số biện pháp để cải thiện số thu ngân sách tại khu vực các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ, qua đó các cơ quan quản lý nhà nước , các nhà hoạch định chính sách của vực này và của cả Việt Nam có thể cải thiện tốt hơn nữa số thu ngân sách của khu vực cũng như của Việt Nam Từ khóa : Ngân sách nhà nước; thu ngân sách nhà nước; tổng sản phẩn theo giá hiện hành; tỷ trọng độ mở thương mại.
- ABSTRACT Society cannot operate, maintain stability and development if there is no State apparatus to control all activities in society, maintain order and security, set policies and solutions for the commune. The association grows stronger and improves people's income. In order for the State to well perform its functions and duties towards society, it is necessary to have a fund to ensure the maintenance of the State's activities, as well as for the State to carry out spending activities to serve the needs Social development of the fund source is the state budget. State budget includes State budget revenue and State budget expenditure, in which state budget revenue is the process of mobilizing social financial resources into budget fund to ensure expenditure needs. gorvernment's . Therefore, being aware of the importance of the state budget revenue for the operation of the state, the author studies the factors affecting the state budget revenue.The study investigates the factors affecting the state budget revenue in the provinces of the Southeast in the period from 2005-2017. This is an area with a number of budget revenues accounting for more than 50% of Vietnam's total budget revenue during this period, but there has not been any research on the factors affecting the budget revenue of this region. Through studying the factors affecting the revenue of the Southeast region, the author proposed solutions to maintain and further improve the budget revenues of these provinces. Summing up the theoretical basis, the domestic and foreign quantitative research papers related to the topic, the author builds the factors that can affect the budget revenue including the following factors: General domestic products at current prices (GDP); Proportion of domestic agricultural products GDP; trade open weight / GDP; Expenditures on development investment from the budget; The amount spent on education from the budget; The final number of enterprises is Inflation represented as CPI price index. Using quantitative analysis method, the author assesses the influence of these factors on the revenue of the region. The results of the study show that Total products at current prices, Education, Number of Enterprises and Inflation have an impact on the state budget revenue. Agriculture density / GDP; Proportion of open trade / GDP; The amount of spending on development investment from the budget has no impact on the state budget revenue. From the regression results of the study, the author has proposed a number of measures to improve the budget revenue in the provinces of the Eastern South Vietnam, through which the state management agencies and planners policy policy of this region and of Vietnam can further improve the region's revenue as well as of Vietnam
- Keywords: State budget; state budget revenue; total product at current prices; proportion of open trade.
- 1 Chƣơng I : MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài 1.1 Tầm quan trọng của số thu ngân sách đối với các hoạt động kinh tế xã hội Xã hội không thể hoạt động, duy trì sự ổn định và phát triển nếu như không có bộ máy Nhà Nước điều khiển mọi hoạt động trong xã hội, duy trì an ninh trật tự, đề ra các chính sách, các giải pháp để xã hội phát triển vững mạnh, nâng cao thu nhập người dân . Để nhà nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình đối với xã hội thì cần một nguồn quỹ để nhà nước duy trì hoạt động cũng như để thực hiên các hoạt động chi phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội nguồn quỹ đó là ngân sách nhà nước . Ngân sách nhà nước bao gồm thu ngân sách Nhà nước và chi ngân sách Nhà nước, trong đó Thu ngân sách nhà nước là quá trình tổ chức huy động các nguồn tài chính của xã hội vào quỹ ngân sách để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thu ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện chức năng, vai trò cùa nhà nước. Chi ngân sách nhà nước cũng để đảm bảo thực hiện chức năng, vai trò của nhà nước bao gồm các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp , cơ quan , tổ chức , dân cư trong nước và nước ngoài , chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội , đảm bảo quốc phòng an ninh , đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước , chi trả nợ nhà nước , chi viện trợ nước ngoài , các khoản chi khác . Trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước, nguồn thu từ thuế luôn là nguồn thu chính, chiếm tỷ trọng lớn và thường chiếm hơn 90 % tổng nguồn thu của Ngân sách nhà nước . Đây là nguồn thu chính của ngân sách của mỗi quốc gia, là nguồn quỹ chính để đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động duy trì sự ổn định xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng . Ngân sách nhà nước là nguồn kinh phí để nhà nước thực hiện
- 2 các chính sách an sinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng v.v.. thực hiện các nhiệm vụ cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Tại Việt Nam, theo các số liệu thống kê các năm gần đây thì số thu ngân sách nhà nước của khu vực các tỉnh Đông Nam Bộ luôn chiếm trên 50% tổng số thu ngân sách của Việt Nam . Các tỉnh Đông nam bộ của Việt Nam bao gồm : Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh . Mặc dù nhiều năm nay đã có nhiều bài nghiên cứu trong nước nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách, tuy nhiên khu vực Đông Nam Bộ đến nay chưa có bài nghiên cứu nào về các yếu tố tác động đến số thu ngân sách khu vực này mặc dù đây là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách quốc gia và đó là lý do để người viết thực hiện bài nghiên cứu này. 1.2 Khái quát kết quả thu ngân sách các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ giai đoạn từ năm 2005 – 2017 và lý do lựa chọn đề tài. Như đã trình bày ở trên, mặc dù ngân sách nhà nước là nguồn quỹ chính để nhà nước thực hiện các chức năng của mình, tuy nhiên hiện nay tại địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ vẫn chưa có nghiên cứu nào về các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách trên địa bàn khu vực . Đây là khu vực rất năng động, đang có tốc phát triển rất nhanh và có mức đóng góp rất lớn cho ngân sách quốc gia . Số liệu thu ngân sách các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ so với cả nước được thể hiện theo bảng sau : Bảng 1.1 BẢNG TỶ TRỌNG SỐ THU NGÂN SÁCH CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ SO VỚI CẢ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2005 -2017. Đơn vị tính : Tỷ đồng Tỷ trọng thu ngân Số thu ngân sách Số thu ngân sách cách các tỉnh STT Năm các tỉnh Đông sách của Việt Đông Nam Bộ / Nam Bộ Nam Việt Nam
- 3 01 2005 140,385.1 228,287 61.5% 02 2006 171,732.5 279,472 61.4% 03 2007 172,271.7 315,915 54.5% 04 2008 256,651.0 416,783 61.6% 05 2009 243,074.0 442,340 55.0% 06 2010 300,471.1 588,428 51.1% 07 2011 389,826.2 721,804 54.0% 08 2012 452,691.4 734,883 61.6% 09 2013 467,540.0 828,348 56.4% 10 2014 480,908.0 877,697 54.8% 11 2015 493,737.5 996,870 49.5% 12 2016 517,701.0 1,101,377 47.0% 13 2017 553,204.9 1,288,665 42.9% TC 4,640,194.3 8,820,869.0 52.60% ( Nguồn : Tổng Cục Thống Kê và các Cục Thống Kê các tỉnh thành Đông Nam Bô giai đoạn 2005-2017) Qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng đóng góp cho ngân sách quốc gia của các tỉnh thành Đông Nam Bộ mặc dù rất cao trong tổng ngân sách quốc gia ( bao gồm cả số thu từ khai thác dầu thô và khí đốt của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ) nhưng đang có xu hướng giảm dần đều qua các năm . Điều này cho thấy tốc độ tăng thu của khu vực này đang thấp đi so với bình quân chung của cả nước dẫn đến tỷ trọng đóng góp cho ngân sách quốc gia có khuynh hướng giảm dần . Vì vậy để tìm hiểu về các yếu có ảnh hương đến số thu ngân sách của khu vực các tỉnh Đông nam bộ nơi mà số thu ngân sách trung bình chiếm trên 50 % tổng thu ngân sách của Việt Nam, tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách khu vực kinh tế quan trọng này . Thông qua kết quả của bài nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra các khuyến nghị về chính sách cho các cơ quan quản lý nhà nước tại các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ nhằm cải thiện số thu ngân sách của khu vực và nâng cao hơn nữa tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước của các tỉnh thành này.
- 4 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu lý thuyết và phân tích các yếu tố tác động đến số thu ngân sách Nhà nước tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ và mức độ tác động của các nhân tố này. Từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách phù hợp nhằm đảm bảo và gia tăng bền vững nguồn thu ngân sách nhà nước tại các tỉnh này . 3.Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Mục đích chính của đề tài là để trả lời cho các câu hỏi sau : - Số thu ngân sách nhà nước tại các tỉnh thành miền Đông Nam Bộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào. - Các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào ( cùng chiều hay ngược chiều ) và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với số thu ngân sách nhà nước tại các tỉnh thành miền Đông Nam Bộ. 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách Nhà nước tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ bao gồm 05 tỉnh và 01 thành phố gồm : Đồng Nai , Bình Dương, Bình Phước , Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2 Về phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách nhà nước của khu vực các tỉnh thành Đông Nam Bộ trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2017.
- 5 5. Những đóng góp mới của đề tài - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước , Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh và Thành Phố Hồ Chí Minh . Đây là khu vực có số thu ngân sách chiếm trên 50% tổng thu ngân sách nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2017 nhưng chưa có một bài nghiên cứu nào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số thu ngân sách của khu vực . Mặt khác do tỷ trọng đóng góp vào ngân sách quốc gia của khu vực này đang có khuynh hướng giảm dần, nguồn thu từ khai thác dầu thô và khí đốt của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang ngày càng cạn kiệt .Vì vậy tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến số thu ngân sách nhà nước của khu vực này ( không bao gồm số thu từ khai thác dầu thô và khí đốt ) từ kết quả của bài nghiên cứu sẽ đề xuất các khuyến nghị về chính sách nhằm ổn định và gia tăng hơn nữa nguồn thu ngân sách khu vực . 6.Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài - Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp nghiên cứu định lượng . Bằng việc tổng hợp khung lý thuyết có liên quan đến đề tài, tác giả xác định các yếu tố tác đến số tác động đến số thu ngân sách nhà nước khu vực các tỉnh thành Miền Đông Nam Bộ từ đó xây dựng mô hình kinh tế lượng của đề tài . Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để hồi quy dữ liệu của đề tài bằng phần mềm thống kê Stata 14 . Các phương pháp hồi quy dự liệu bảng được sử dụng trong đề tài là : Phương pháp bình phương bé nhất ( Mô hình Pool OLS) ; Mô hình tác động cố định ( Fixed Effects Model – FEM ) ; Mô hình tác động ngẫu nghiên ( Random Effects Model – REM ) . 7. Bố cục đề tài Bố cục của đề tài gồm 05 chương : Chương I là phần mở đầu; Chương II là phần cơ sở lý luận; Chương III là phần thiết kế nghiên cứu; Chương IV phần phân
- 6 tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách bằng mô hình; Chương V là phần hàm ý chính sách và kết luận. Tóm tắt chƣơng I Chương này chủ yếu nói lên lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu đối với khu vực các tỉnh thành Đông Nam bộ . Chương này cũng trình bày mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng như những đóng góp mới sau khi thực đề tài nghiên cứu . Sau cùng trình bày phương pháp nghiên cứu và mô hình của đề tài .
- 7 CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC. 1. Khái quát về THU NSNN 1.1 Khái niệm thu ngân sách nhà nƣớc Như mọi loại nguồn quỹ tài chính khác, Ngân sách nhà nước luôn có hai phần là phần thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước, đây là quỹ tiền tệ để Nhà nước thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình . Như vậy thu ngân sách nhà nước là một trong hai thành phần của Ngân sách nhà nước, đây cũng là nguồn thu chính của tài chính công . Có nhiều khái niệm về Ngân sách nhà nước, chẳng hạn “ Ngân sách nhà nước là một đạo luật tài chính cơ bản do quốc hội quyết định , thông qua đó các khoản thu , chi tài chính nhà nước được thực hiện trong một niên khóa tài chính” “ ( Sử Đình Thành – Bùi Thị Mai Hoài, 2009, trang 213) hay theo như quy định tại điều 1 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 thì : “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Riêng về khái niệm về thu ngân sách nhà nước một trong hai thành phần tạo nên ngân sách nhà nước thì căn cứ theo khoản 1 điều 2 của luật số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về Ngân sách nhà nước quy định : “ Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật “ Ngoài ra theo định nghĩa được ghi trong Niên giám thống kê năm 2005- 2017 của Tổng cục thống kê thì thu ngân sách nhà nước được định nghĩa nhu sau : “ Thu ngân sách nhà nước gồm toàn bộ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước từ các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ , từ dân cư trong nước và các nguồn thu ngoài nước , bao gồm các khoản : Thu từ thuế, phí , lệ phí , thu từ các hoạt động
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn