intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế 63 tỉnh thành tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích: Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế tại các địa phương tại Việt Nam; phân tích mối tác động không gian giữa các yếu tố trong nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế 63 tỉnh thành tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CAO THỊ THU TRANG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 63 TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CAO THỊ THU TRANG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 63 TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính công (Hướng nghiên cứu) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế 63 tỉnh thành tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu hoàn toàn do bản thân thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Huyền. Các trích dẫn, số liệu đều được dẫn nguồn, kết quả trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2019 Cao Thị Thu Trang
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ..................................................................... 1 1.1. Lý do thực hiện đề tài .................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .................................................. 3 1.6.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4 1.7. Kết cấu của luận văn...................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ......... 5 2.1. Khái niệm liên quan .......................................................................................... 5 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế .................................................................................... 5
  5. 2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế .................................................. 5 2.2. Một số quan điểm về lý thuyết tăng trưởng kinh tế ........................................ 11 2.2.1. Mô hình tăng trưởng của trường phái cổ điển .......................................... 11 2.2.2. Mô hình tăng trưởng của Các Mác ........................................................... 12 2.2.3. Mô hình trường phái tân cổ điển .............................................................. 12 2.2.4. Mô hình tăng trưởng của Harrob-Domar ................................................. 13 2.2.5. Mô hình tăng trưởng của Robert Solow ................................................... 13 2.2.6. Mô hình tăng trưởng hiện đại của Paul Samuelson.................................. 14 2.2.7. Mô hình tăng trưởng nội sinh ................................................................... 14 2.2.8. Lý thuyết về thể chế và hoạt động kinh tế................................................ 17 2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 19 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ...................................................................... 19 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 21 2.3.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu .................................................. 24 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 25 3.1. Mô hình hồi quy đề xuất ................................................................................. 25 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 30 3.2.1. Kiểm định Moran’s I ................................................................................ 30 3.2.2. Mô hình kinh tế lượng không gian ........................................................... 31 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 37 4.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 1986 – 2016 ................................ 37 4.2. Tình hình của các yếu tố tác động tăng trưởng kinh tế hiện nay .................... 41
  6. 4.2.1. Tình hình sử dụng vốn.............................................................................. 41 4.2.2. Thực trạng lực lượng lao động ................................................................. 43 4.2.3. Thực trạng thể chế .................................................................................... 44 4.2.4. Nhận xét chung về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ............................. 45 4.3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ...................................... 45 4.4. Sự tự tương quan không gian giữa các địa phương ........................................ 46 4.5. Lựa chọn ma trận và mô hình không gian ...................................................... 47 4.5.1. Kết quả tác động trực tiếp ........................................................................ 50 4.5.2. Kết quả tác động gián tiếp ........................................................................ 50 4.5.3. Kết quả tổng tác động ............................................................................... 51 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 53 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 53 5.2. Kiến nghị......................................................................................................... 54 5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Đặc điểm kinh tế của từng thời kì ............................................................ 38 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu. .............. 45 Bảng 4.3: Kiểm định Global Moran’s I của Tăng trưởng kinh tế ............................. 47 Bảng 4.4: Kết quả AIC của các ma trận không gian ................................................. 47 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman và hệ số độ trễ không gian Rho ................. 48 Bảng 4.6: Kết quả mô hình hồi quy .......................................................................... 49
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1986-2014 .................................... 37 Hình 4.2: Vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước phân theo nguồn vốn ......... 41 Hình 4.3: ICOR của một số nước trong khu vực ...................................................... 42
  9. TÓM TẮT Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực ngày càng mở rộng với Việt Nam đi kèm theo đó là hàng loạt cơ hội và thách thức. Tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đón đầu cơ hội cũng như phòng ngừa, khắc phục khó khăn để phát triển nền kinh tế Việt Nam là quan trọng hơn bao giờ hết. Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế 63 tỉnh thành tại Việt Nam. Đồng thời phân tích tác động không gian giữa các yếu tố. Nghiên cứ sử dụng cơ sở dữ liệu thứ cấp từ năm 2010 đến 2016. Tiếp đến, nghiên cứu tiến hành chạy mô hình hồi quy gồm POOL OLS, FEM và REM, SAR, SEM và SDM. Kết quả chỉ ra rằng yếu tố quy mô dân số, chất lượng lao động, thể chế chính trị và FDI có tác động đáng kể lên tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Kết quả cũng chỉ ra quy mô dân số và cơ sở hạ tầng ở những địa phương lân cận có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở một tỉnh thành cụ thể. Ảnh hưởng của đô thị hóa và cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế mang tính chất vùng hơn là cục bộ tại một tỉnh thành. Đồng thời nghiên cứu cũng xác định thể chế chính trị có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Dựa vào nghiên cứu cũng có thể kết luận để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thì chính phủ cần đảm bảo vấn đề cung ứng dịch vụ công phải công bằng, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của người thừa hành công vụ, bên cạnh đó đảm bảo thực hiện an sinh xã hội song song với phát triển kinh tế. Từ khóa: phát triển, thể chế, không gian
  10. ABSTRACT The international and regional economic integration is increasingly expanding with Vietnam, along with a series of opportunities and challenges. Efficient use of all resources, anticipating opportunities as well as preventing and overcoming difficulties to boost and develop Vietnam's economy is more important than ever. The study aims to analyze the factors affecting the economic growth of 63 provinces and cities in Vietnam. Simultaneously analyze spatial impact between factors. The study used secondary databases from 2010 to 2016. Next, the study conducted running regression models including POOL OLS, FEM and REM, SAR, SEM and SDM. The research results indicate that population size, labor quality, political institutions and FDI have significant impacts on local economic growth. The results also indicate that population size and infrastructure in the surrounding localities have an impact on economic growth in a particular province. The impact of urbanization and infrastructure on regional economic growth is more local than that in a province. At the same time, the study also identifies the political institutions that have a positive impact on local economic growth. Based on the study, it can also be concluded that in order to promote sustainable economic growth, the government needs to ensure that the provision of public services is fair, efficient, and enhances the responsibilities of public service executors. Besides, it ensures the implementation of social security in parallel with economic development. Keywords: development, institutions, space
  11. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do thực hiện đề tài Cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là mong ước của mọi người. Bàn luận về điều này thật có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với sự phát triển của nhân loại, những nghiên cứu về các vần đề kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường đã làm tốn không biết bao thời gian, công sức, trí tuệ mà vẫn là chưa đủ. Nhờ vào những cải cách kinh tế toàn diện, sự chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong kinh tế phát triển. Hai thập kỷ qua, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã thể hiện đúng quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đạt được những tiến bộ ấn tượng về tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều hạn chế cần được khắc phục. Nếu như trước khi gia nhập WTO, Việt Nam được kì vọng sẽ trở thành một con hổ mới của Châu Á, tiếp bước được sự phát triển của Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Singapore. Thực tế tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO chỉ đạt ở mức trung bình 6,5%, ngay khi vừa mở cửa lại chịu tác động tiêu của suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không đạt được kì vọng như mong đợi, Việt Nam còn cơ nguy cơ bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình như Philippine đã từng mắc phải. Từ năm 2014 trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã có xu hướng phục hồi và tăng trở lại. Bên cạnh đó, việc kí kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do với EU, Chile, Hàn Quốc,…trở thành thành viên chính thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (2010) và mới đây nhất là kí kết thành công hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (2/2016) giúp cánh cửa hội nhập kinh tế
  12. 2 thế giới và khu vực lại ngày càng mở rộng thêm đối với Việt Nam, đi kèm theo đó là hàng loạt cơ hội và thách thức. Tổng cục thống kê đã công bố vào cuối tháng 6 số liệu tăng trưởng trong nửa đầu năm 2019 của Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng GDP quý II ước đạt 6,71%. Với kết quả này, cộng thêm việc sau khi tính toán lại, GDP quý I tăng trưởng 6,82%, chứ không phải chỉ là 6,79% như con số ước tính trước đó, thì tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 6,76%. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á năm 2019. Theo đó, tăng tăng trưởng của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 vào khoảng 6,8% dù nền nông nghiệp nước này chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán và dịch tả lợn châu Phi.Việt Nam vẫn ưu tiên, tập trung duy trì đà tăng trưởng công nghiệp mạnh mẽ, phát triển sản xuất, dù có nhiều ngành có dấu hiệu chững lại từ nửa cuối 2018. Theo đánh giá của ADB: Yếu tố quan trọng giúp duy trì đà tăng trưởng của Việt Nam chính là lực hút FDI, các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 27% trong suốt 5 tháng đầu năm 2019. Việc tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đón đầu cơ hội cũng như phòng ngừa, hạn chế, khắc phục khó khăn để đẩy mạnh, phát triển nền kinh tế nước ta là quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế 63 tỉnh thành tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng, thứ tự mức độ ảnh hưởng cũng như gợi ý các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kì đất nước hội nhập. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích: Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế tại các địa phương tại Việt Nam. Phân tích mối tác động không gian giữa các yếu tố trong nghiên cứu.
  13. 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố tác động lên phát triển kinh tế bao gồm thể chế, qui mô dân số, cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động, chi phí lao động, vốn FDI Tác động không gian qua lại giữa các yếu tố tại các địa phương Việt Nam trong việc phát triển kinh tế. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Các yếu tố thể chế, qui mô dân số, cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động, chi phí lao động, vốn FDI của 63 tỉnh thành tại Việt Nam Không gian: 63 tỉnh thành tại Việt Nam. Thời gian: Từ năm 2010 - 2016. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Có sự tương tác về mặt không gian của các yếu tố thể chế, qui mô dân số, cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động, chi phí lao động, vốn FDI giữa các địa phương trong phát triển kinh tế hay không? 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này tiến hành tập trung và hệ thống lại các học thuyết về kinh tế, thể chế và các mối quan hệ thành tố tác động lên tăng trưởng kinh tế. Thông qua các bước thống kê và tổng hợp từ cơ sở dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sẽ tiến hành tìm ra mối quan hệ không gian trong tăng trưởng kinh tế và các yếu tố trong bài. Tiếp đến, nghiên cứu tiến hành chạy các mô hình hồi quy bao gồm POOL OLS, FEM và REM, SAR, SEM và SDM. Từ cơ sở các mô hình kể trên, nghiên cứu tiến hành tổng hợp, đánh giá kết quả từ các kết quả từ các mô hình trên. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 1.6.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần làm rõ và hệ thống những lý luận về thể chế, sự phát triển kinh tế
  14. 4 và mối liên hệ giữa các yếu tố lên sự phát triển của kinh tế của các địa phương tại Việt Nam. Thông qua việc hệ thống, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ cho ra góc nhìn và sự hiểu biết một cách toàn diện về yếu tố thể chế, các yếu tố tác động lên phát triển kinh tế. Đóng góp tính mới trong việc tìm ra các yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế các địa phương và mối quan hệ không gian giữa các yếu tố đó. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua chạy mô hình hồi quy, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ chỉ ra được tình hình thực tiễn trong mối quan hệ giữa thế chể và phát triển kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ cho ra được mối liên hệ không gian giữa quy mô dân số, cơ sở hạ tầng, trình độ giáo dục và chi phí nhân công và sự phát triển kinh tế. Thông qua kết quả trên, nghiên cứu cũng gợi ý các giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp phát triển kinh tế cho chính địa phương của mình cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền. 1.7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận văn được kết cấu thành 5 chương, cụ thể: Chương 1: Giới thiệu về đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây: Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
  15. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1._Khái niệm liên quan 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế Theo Simon Kurnetz, tăng trưởng là sự gia tăng bền vững về sản lượng bìnhquân đầu người hay sản lượng trên mỗi công nhân. Theo Douglas North và Robert Paul Thomas, tăng trưởng xảy ra khi sản lượng gia tăng nhanh hơn gia tăng dân số. Tóm lại, tăng trưởng kinh tế dưới dạng khái quát là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là quá trình làm gia tăng sản lượng thực bình quân đầu người (tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số hay còn gọi là POP đầu người) trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó, sản lượng bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ, giúp gia tăng phúc lợi xã hội của con người. 2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế Để đo lường và đánh giá tăng trưởng kinh tế, ta dựa vào các chỉ tiêu: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tổng sản phẩm quốc nội là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong năm trên phạm vi lãnh thổ quốc gia, thường được tiếp cận theo các cách khác nhau: - Về phương diện sản xuất, GDP được xác định bằng toàn bộ giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước. - Về phương diện tiêu dùng, được biểu hiện ở toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành của thị trường được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ hàng năm - Về phương diện tiêu dùng, tổng sản phẩm trong nước là toàn bộ giá trị mà hộ gia đình, doanh nghiệp và tổ chức nhà nước thu được do giá trị gia tăng đem lại
  16. 6 Tổng sản phẩm trong nước chủ yếu phản ánh khả năng sản xuất của một nền kinh tế. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ta bởi công dân trong một nước trong năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện trong hay ngoài nước. Là thước đo sản lượng gia tăng mà người dân của một nước thực sự thu nhập được. GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài Thu nhập bình quân đầu người Thu nhập bình quân đầu người là thương số giữa toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra trong năm với tổng số dân. Thu nhập bình quân đầu người tỷ lệ thuận với quy mô sản lượng và tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nghịch với dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế tự nhiên hằng năm. Vì vậy, mặc dù thu nhập bình quân đầu người phản ánh sự tăng trưởng và phát triển, nó vẫn chưa nói lên bản chất mà tăng trưởng kinh tế mang lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 𝑌𝑡 − 𝑌𝑡−1 𝑦= 𝑌𝑡−1 Trong đó: y: Tốc độ tăng trưởng của Y Y: GDP thực hoặc GNP thực hoặc GDP thực bình quân đầu người Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Từ lý thuyết và thực nghiệm của các trường phái kinh tế khác nhau về tăng trưởng kinh tế, nhận thấy ở các nền kinh tế khác nhau, các yếu tố chính quyết định đến tăng trưởng kinh tế đều bao gồm vốn, lao động, công nghệ. Bên cạnh đó, yếu tố tài nguyên, thể chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế. Thể chế
  17. 7 Schneider (1999) định nghĩa chất lượng thể chế công như là việc thi hành thẩm quyền hoặc kiểm soát để quản lý hoạt động và tài nguyên của một quốc gia. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID, 2002) theo khía cạnh khác đã định nghĩa thể chế công là một hệ thống phức tạp của sự tương tác giữa các cấu trúc, truyền thống, chức năng và quy trình đặc trưng bởi giá trị của trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia. UNDP (2002) định nghĩa thể chế công là phấn đấu vì quy định của pháp luật, tính minh bạch, công bằng, hiệu quả, trách nhiệm và tầm nhìn chiến lược trong việc thực thi quyền lực chính trị, kinh tế và hành chính. Trong khi các tài liệu không cung cấp bất kỳ định nghĩa chính xác duy nhất nào về thuật ngữ thể chế công, nhưng dường như có một sự thống nhất về các khía cạnh của nó. “Thể chế công liên quan đến cách chính phủ được cấu trúc, quy trình quản lý và kết quả là thực hiện những điều liên quan đến nhu cầu của những công dân mà họ phục vụ” Jreisat (2002). Các khía cạnh này bao gồm các tổ chức của hệ thống xã hội, kinh tế và chính trị, phân bổ các nguồn lực công cho các thành viên của xã hội, việc thu hồi và thực thi quyền lực chính trị, tất cả đều quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của một xã hội bất kỳ. Như đã thảo luận bởi Keefer (2004), thuật ngữ thể chế công “rất đàn hồi và đa chiều”. Tuy nhiên, Keefer (2004) cũng chỉ ra rằng hầu hết các định nghĩa đều liên quan đến “mức độ mà các chính phủ đáp ứng cho người dân và cung cấp cho họ các dịch vụ cốt lõi nhất định, chẳng hạn như bảo vệ quyền sở hữu, các quy định chung của pháp luật và mức độ mà thể chế cung cấp cho các nhà hoạch định chính phủ một động lực để đáp ứng tốt cho công dân”. Vì bản chất đa chiều của thể chế công, một số định nghĩa đã xuất hiện trong các tài liệu. Ngân hàng Thế giới định nghĩa thể chế công là “thực thi quyền lực chính trị để điều hành hoạt động của một quốc gia”. Ngân hàng Phát triển châu Phi (1999) mở rộng định nghĩa của Ngân hàng Thế giới để thích ứng với nền kinh tế
  18. 8 toàn cầu thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa. ADB định nghĩa thể chế công là “một quá trình đề cập đến cách thức mà quyền lực được thực thi trong việc quản lý vấn đề công của một quốc gia và mối quan hệ với các quốc gia khác”. Điều quan trọng cần lưu ý là các định nghĩa của Ngân hàng Thế giới và ADB dường như chú trọng nhiều hơn về hiệu quả của chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ cho các thành viên trong xã hội của họ. Tuy nhiên, như được thảo luận bởi Keefer (2004), khái niệm rộng hơn về thể chế công nên bao gồm các cơ chế khuyến khích chi phối các hành động của các tác nhân chính trị. Đây là vấn đề của hệ thống chính trị và kinh tế. Những nghiên cứu trước đây về phát triển kinh tế ngầm giả định rằng các chính trị gia sẽ đưa ra quyết định tối đa hóa phúc lợi xã hội. Dethier (1999) đã đưa ra quan điểm rằng “chính phủ không phải là nhà độc tài nhân từ mà là những người tìm kiếm cách để tối đa hóa phúc lợi xã hội, nhưng cấu trúc thể chế phức tạp đặc trưng bởi các mối quan hệ đại diện”.Sử dụng hiệu quả các nguồn lực công không chỉ phụ thuộc vào thể chế (hạn hẹp như là cấu trúc tổ chức), mà còn phụ thuộc vào các chương trình ưu đãi trong các tổ chức công Dethier (1999). Một định nghĩa rộng hơn về thể chế được cung cấp bởi North (1990) là “những quy tắc của những trò chơi trong xã hội hoặc chính thức hơn là “những trở ngại mà con người đặt ra để hình thành sự giao tiếp giữa con người với nhau trong xã hội”. Định nghĩa rộng hơn này quy định cơ chế khuyến khích trong cơ chế ra quyết định. Một định nghĩa khác ám chỉ tới cái nhìn toàn diện hơn về thể chế này được cung cấp bởi Kaufman và Kraay (2002). Kaufmann và Kraay (2002) định nghĩa thể chế công là “truyền thống và các tổ chức mà chính quyền được thực thi trong một quốc gia”. Theo các tác giả, điều này gồm quá trình mà các chính phủ được tuyển chọn, kiểm soát và thay thế; khả năng của chính phủ để thiết lập và thực thi chính sách; sự tôn trọng của người dân và
  19. 9 nhà nước đối với các tổ chức để quyết định các tương tác giữa kinh tế và xã hội. Đặc biệt, quá trình mà các chính phủ được tuyển chọn và giám sát tác động rất lớn đến cơ chế khuyến khích trong các tổ chức chính phủ. Thể chế được hiểu là các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy định cấu trúc tương tác giữa người với người. Các thể chế chính trị – xã hội được thừa nhận có tác động đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt thông qua việc tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường đầu tư. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Một thể chế chính trị xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Thể chế tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng, tức là tạo ra những điều kiện thuận lợi để hướng các hoạt động theo hướng có lợi và hạn chế các mặt bất lợi. Chỉ số PAPI Chỉ số PAPI là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Chỉ số PAPI bao gồm 6 chỉ số lĩnh vực nội dung, 22 chỉ số nội dung thành phần và hơn 90 chỉ tiêu thành phần về hiệu quả quản trị và hành chính công của toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước. Quy mô dân số Dân số là một nguồn lực lượng sản xuất chính, là yếu tố khác tạo đầu ra cho nền kinh tế, vì lao động cần thiết để làm việc với nguồn vốn đã có sẵn và không thể thiếu được trong các hoạt đông kinh tế và lao động còn là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Mọi quốc gia điều nhấn mạnh đến mục tiêu “phát triển vì con người và coi đó là động lực của sự phát triển”. Vì vậy, dân số có vai trò là động lực của sự phát triển, là động lực quan trọng trong
  20. 10 tăng trưởng kinh tế. Vốn và lao động sẽ làm việc với nhau để tạo ra một mức POP bình quân đầu người, được gọi là trạng thái ổn định. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng có được từ sự tích lũy từ giai đoạn trước đó, huy động từ nhiều nguồn khác nhau từ trong và ngoài nước, từ các tổ chức nhà nước hay tư nhân. Cơ sở hạ tầng sẽ dùng vào việc đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất như máy móc thiết bị, vật chất, chuyển giao công nghệ để tạo ra sản phẩm có giá trị cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, vốn vật chất, máy móc thiết bị, còn được tạo ra bằng cách tiết kiệm và đầu tư. Các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ tiết kiệm thu nhập của họ từ vay mượn của người khác để đầu tư. Khi đầu tư tăng lên thì nhu cầu mua sắm thiết bị cũng tăng. Khi có nhiều nhà máy, phương tiện vận tải được đưa vào sản xuất sẽ làm gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế và từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Cơ sở hạ tầng kém làm gia tăng chi phí sản xuất, điều này làm giảm tính hấp dẫn của các nước nhận đầu tư trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Cho nên, cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thị trường tiềm năng và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trình độ giáo dục Trình độ giáo dục phản ảnh tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, của giáo dục và đào tạo, qua đó gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân… mà còn vào cả chất lượng của các yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Nếu vốn và lao động được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hóa được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng thì trình độ giáo dục được coi là yếu tố chất lượng của tăng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2