Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003 - 2007
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu về chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. Tìm ra và xác định các nhân tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến; Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn An Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003 - 2007
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH TÂM PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TỈNH AN GIANG 2003-2007 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HCM, năm 2009
- 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH TÂM PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TỈNH AN GIANG 2003-2007 Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ NGỌC PHƯƠNG TP HCM, năm 2009
- 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận văn thạc sĩ kinh tế “ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007” là công trình nghiên cứu của tôi. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các số liệu do Cục Thống kê tỉnh An Giang công bố từ năm 2003-2007, các số liệu phản ánh kết quả điều tra các doanh nghiep do Cục thực hiện hàng năm và được chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2009
- 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................ ...1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………….....................3 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT……………………………........................................3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................4 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................4 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................5 7. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU........................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ..................................………………………………….....................7 1.1.KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH.....................7 1.1.1. Định nghĩa …………………………………………………………7 1.1.2. Bản chất ……………………………………………………………8 1.1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp ………...…...9 1.1.4. Mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất - kinh doanh và lợi thế cạnh tranh……………………………………………………………………….9 1.2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ............................................................................……….................10 1.2.1. Những yếu tố đầu vào......................................................................10 1.2.2. Những yếu tố đầu ra.........................................................................14 1.2.3. Những yếu tố bên ngoài...................................................................18 1.2.4. Những yếu tố bên trong...................................................................19 1.2.5. Những chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh..................21 1.2.6. Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh được nghiên cứu………………………………………………………………22 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN………………..................................23
- 5 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến của Trung quốc… 23 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến của Thái Lan ..........27 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2003-2007………………...31 2.1. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG SỐ LAO ĐỘNG...............31 2.1.1. Số lượng doanh nghiệp....................................................................31 2.1.2. Tổng số lao động.............................................................................31 2.2. VỐN KINH DOANH..............................................................................33 2.2.1. Chia theo nguồn vốn........................................................................33 2.2.2. Chia theo loại tài sản........................................................................34 2.3. TỔNG MỨC LÃI....................................................................................35 2.3.1. Số lượng doanh nghiệp có lãi..........................................................35 2.3.2. Tổng mức lãi...................................................................................36 2.3.3. Mức lãi bình quân một doanh nghiệp..............................................37 2.4. TỔNG MỨC LỖ..................................................................................... 38 2.4.1. Số lượng doanh nghiệp lỗ................................................................38 2.4.2. Tổng mức lỗ.....................................................................................38 2.4.3. Mức lỗ bình quân một doanh nghiệp...............................................40 2.5. DOANH THU THUẦN...........................................................................40 2.5.1. Tốc độ tăng......................................................................................40 2.5.2. Cơ cấu..............................................................................................42 2.6. LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ.................................................................42 2.6.1. Tốc độ tăng......................................................................................42 2.6.2. Cơ cấu............................................................................................. 44 2.7. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ...............................................45 2.7.1. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh...........................45 2.7.2. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu...........................46
- 6 2.7.3. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần..........................48 2.8. THUẾ NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...............................................50 2.8.1. Cơ cấu.............................................................................................50 2.8.2. Tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước so với vốn kinh doanh....................50 2.9. TỔNG THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG..................................................51 2.9.1. Tốc độ tăng......................................................................................51 2.9.2. Cơ cấu.............................................................................................52 2.9.3. Thu nhập bình quân một lao động..................................................52 2.10. NHẬN XÉT CHUNG...........................................................................53 2.10.1. Những thành tựu...........................................................................53 2.10.2. Những tồn tại................................................................................56 2.11. MÔ HÌNH SWOT........................................................................... 57 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH........................................................................60 3.1. MÔ TẢ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG..................................................60 3.1.1. Cơ sở chọn mô hình.........................................................................60 3.1.2. Mô tả mô hình..................................................................................62 3.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH HÌNH KINH TẾ LƯỢNG …………………………………………………………………….66 3.2.1. Kết quả hồi quy mô hình.................................................................66 3.2.2. Phân tích kết quả hồi quy mô hình..................................................68 3.3. LỰA CHỌN MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG.....................................69 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TỈNH AN GIANG...................................................71 4.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN..................................................................71
- 7 4.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN.CHỦ YẾU………………………………………………....................73 4.3. MỤC TIÊU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH...............................................................................................74 4.4. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU...........................................................................75 4.5. KIẾN NGHỊ.............................................................................................81 KẾT LUẬN....................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................88 PHỤ LỤC.......................................................................................................90
- 8 LỜI CÁM ƠN Xin trân trọng cám ơn quý Thầy, cô của Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế phát triển và các khoa, tổ bộ môn khác của trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức khoa học bổ ích về ngành kinh tế cho tôi trong suốt khóa cao học (Fulbright K3) tại trường. Những kiến thức bổ ích đó đã giúp cho tôi rất nhiều về cơ sở lý thuyết cũng như phương pháp phân tích mô hình kinh tế lượng nhằm đưa ra những kết quả trong quá trình nghiên cứu. Những kiến thức quý báu từ quý thầy cô cũng là hành trang khoa học giúp tôi tự tin hơn trong công tác và học tập sau này. Tôi cũng chân thành cám ơn Tiến sĩ Hồ Ngọc Phương (Khoa Kinh tế phát triển) đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
- 9 DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Tốc độ tăng lao động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh an giang 2003-2007………………………………………31 Biểu 2.2: Tốc độ tăng tổng mức lãi của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang, 2003-2007………………………………………..36 Biểu 2.3: Tốc độ tăng tổng mức lỗ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang, 2003-2007………………………………………..39 Biểu 2.4: Tốc độ tăng doanh thu thuần của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007 ………………………………...41 Biểu 2.5: Tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh An Giang, 2003-2007……………………43 Biểu 2.6: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang, 2003-2007……………45 Biểu 2.7: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang, 2003-2007 …………...47 Biểu 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang, 2003-2007 …………...49 Biểu 2.9: Tỷ lệ thuế nộp ngân sách nhà nước trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang, 2003-2007…….51 Biểu 2.10: Tốc độ tăng tổng thu nhập của lao động ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang, 2003-2007 …………………………………………….51 Biểu 2.11: Mô hình SWOT của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang ………………………………………………………...58
- 10 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2003-2007…………………………………………………91 Phụ lục 2: Lao động bình quân một doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007……………………………………………...92 Phụ lục 3: Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007 ……………………………………………..93 Phụ lục 4: Cơ cấu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007 ……………………………………94 Phụ lục 5: Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang chia theo loại tài sản 2003-2007 …………………………...95 Phụ lục 6: Cơ cấu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang chia theo loại tài sản 2003-2007…………………..96 Phụ lục 7: Doanh nghiệp có lãi ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh An Giang 2003-2007………………………………………………………..97 Phụ lục 8: Tỉ lệ doanh nghiệp có lãi trong tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến An Giang 2003-2007 ……………………………………...98 Phụ lục 9: Tốc độ tăng mức lãi trong tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007………………………………….99 Phụ lục 10: Mức lãi bình quân một doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007………………………………………………….100 Phụ lục 11: Doanh nghiệp lỗ ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007…………………………………………………………………101
- 11 Phụ lục 12: Tỉ lệ doanh nghiệp lỗ trong tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007………………………………..102 Phụ lục 13: Tốc độ tăng mức lỗ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007…………………………………………….103 Phụ lục 14: Mức lỗ bình quân môt doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007………………………………………………….104 Phụ lục 15: Tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007………………………………………..105 Phụ lục 16: Cơ cấu doanh thu thuần của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007………………………………………...106 Phụ lục 17: Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007………………………………………...107 Phụ lục 18: Nộp ngân sách của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007………………………………………………….108 Phụ lục 19: Tỷ lệ nộp ngân sách trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007…………………...109 Phụ lục 20: Tốc độ tăng thu nhập của lao động các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007………………………………..110 Phụ lục 21: Thu nhập lao động bình quân một lao động các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007…………………...111 Phụ lục 22: Lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007…………………..112 Phụ lục 23: Só liệu các biến của mô hình kinh tế lượng thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007 (mô hình 1)…………………..113
- 12 Phụ lục 24: Kết quả hồi quy mô hình kinh tế lượng thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2003-2007 (mô hình 1)…...114 Phụ lục 25: Số liệu các biến của mô hình kinh tế lượng thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003-2007 (mô hình 2)…………………...116 Phụ lục 26: Kết quả hồi quy mô hình kinh tế lượng thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2003-2007 (mô hình 2)…...117
- 1 MỞ ĐẦU I) ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong quá trình phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển các doanh nghiệp nói riêng, hiệu quả kinh doanh là điều kiện cần để duy trì sự phát triển của các doanh nghiệp và sẽ là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập, sự cạnh tranh trong cuộc chiến thương mại càng trở lên khốc liệt hơn, đòi hỏi không những giữa các công ty trong nước mà còn giữa các công ty nước ngoài, mục tiêu của các doanh nghiệp là kinh doanh phải có hiệu quả, có lợi nhuận để tồn tại, phát triển và mỡ rộng sản xuất. Chỉ khi nào hiệu quả sản xuất kinh doanh được tăng lên thì doanh nghiệp mới nâng cao năng suất lao động, góp phần quan trọng vào việc cải thiện thu nhập cho người lao động. Từ đó sẽ tạo động lực kích thích, động viên người lao động tích cực làm việc, phấn đấu vì lợi ích của doanh nghiệp mà gắn bó suốt đời với doanh nghiệp. Ngày nay, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì các doanh nghiệp nói chung và ngành công nghiệp chế biến nói riêng sẽ có nhiều cơ hội, thời cơ đồng thời cũng sẽ có nhiều thách thức, trở ngại trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế. Những cơ hội như nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý doanh nghiệp; tận dụng được thiết bị, công nghệ tiên tiến và hiện đại của những nước công nghiệp phát triển; thị trường đầu vào (nguyên vật liệu) và đầu ra (thành phẩm) được củng cố và mở rộng trên toàn thế giới… Bên cạnh đó, những thách thức, khó khăn bao gồm chất lượng sản phẩm, mẫu mã phải đạt tiêu chuẩn quốc tế khi xuất khẩu; hàng rào bảo hộ phi thuế quan bị bãi bỏ; ưu đãi của Nhà nước về thuế, vốn đầu tư không còn nữa.… Muốn vượt qua những thách thức này để đứng vững trên thương trường thì các doanh nghiệp không có con đường
- 2 nào khác là phải thực hiện tất cả các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh càng sớm càng tốt. An Giang là một tỉnh nông nghiệp, thế mạnh của tỉnh vẫn là nông nghiệp và thuỷ sản. Sản phẩm chính là con cá và cây lúa. Do đó đến nay ngành Công nghiệp An giang chiếm một vị trí khiêm tốn về tỷ trọng của nền kinh tế, chỉ chiếm 12,69% GDP của tỉnh (Niên giám thống kê năm 2007). Trong đó công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp chủ yếu, phát triển ổn định. Trong những năm vừa qua công nghiệp chế biến ở An Giang là ngành thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh tuy nhiên đến nay ngành vẫn chưa có nghiên cứu cơ bản nào về kết quả sản xuất kinh doanh thực tế của ngành; chưa có báo cáo nào đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến như thế nào, tác động đến doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp ra sao. Chính vì vậy nên trong quá trình đầu tư hoặc mở rộng sản xuất, các doanh nghiệp vẫn còn lúng túng chưa có thông tin chính xác, chưa thực hiện các giải pháp hiệu quả nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; các cơ quan quản lý nhà nước chưa có cơ sở xây dựng những hoạch định dựa trên lợi nhuận của ngành, cũng như là thông tin để kêu gọi thu hút các doanh nghiệp trong nước và quốc tế về đầu tư vào các ngành chế biến ở An Giang. Ngày nay trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế WTO, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp chế biến An Giang nói riêng sẽ có nhiều cơ hội, đồng thời cũng sẽ có nhiều thách thức trong bước đường hội nhập, quá trình này đòi hỏi các doanh nghiệp trên địa bàn An Giang càng phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa để tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh nhất là trên thị trường quốc tế, thị trường xuất khẩu chủ yếu nông thuỷ sản An Giang.
- 3 Trên cơ sở vấn đề nêu trên, đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả sản xuầt kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến tỉnh An Giang 2003- 2007” có ý nghĩa thiết thực cho kế hoạch phát triển kinh tế An Giang trong giai đoạn hiện nay, kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp trong định hướng thực hiện các giải pháp phát triển sắp tới. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Đề tài tập trung vào 4 mục tiêu sau đây: 1. Hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu về chi phí và hiệu quả sản xuất- kinh doanh doanh nghiệp. Tìm ra và xác định các nhân tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến; 2. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn An Giang 3. Ứng dụng mô hình kinh tế lượng thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh. 4. Đưa ra một số giải pháp nhằm khuyến cáo các doanh nghiệp và các Sở ngành chức năng thực hiện để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn An Giang. III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: Đề tài này dựa trên khung lý thuyết như sau: Hệ thống các lý thuyết kinh tế về hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. Lý thuyết về kinh tế lượng, mô hình hồi quy tuyến tính.
- 4 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Chương 1: Đề tài sử dụng cơ sở lý thuyết về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp chế biến của các nước trong khu vực là Thái Lan và Trung quốc. Chương 2: sử dụng phương pháp tình toán phân tích tổng hợp dựa trên kết quả điều tra doanh nghiệp trên địa bàn An Giang giai đoạn 2003-2007 do Cục Thống kê An Giang thực hiện để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn An Giang. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng mô hình điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức (SWOT) để phân tích chung cho các ngành công nghiệp chế biến được nghiên cứu. Chương 3: ứng dụng mô hình kinh tế lượng để thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Chương 4: sử dụng kết quả phân tích mô hình kinh tế lượng để suy luận logic đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn An Giang nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh trong tương lai. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu và phân tích trên số liệu do Cục Thống kê tỉnh An Giang điều tra hàng năm và công bố trong giai đoạn 2003-2007 cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tình An Giang: bao gồm 16 lĩnh vực được phân ngành công nghiệp chế biến theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Ban hành kèm theo Nghị định số 75/CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ). Năm 2007 được thay thế bằng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ).
- 5 Qua các số liệu này, đề tài sẽ phân tích thực tế phát triển của ngành công nghiệp chế biến An Giang trong năm năm 2003-2007 và xây dựng mô hình kinh tế lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài có 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sản xuất - kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng đế hiệu quả sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá. Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2003-2007 Chương 3: Ứng dụng mô hình kinh tế lượng thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tác động đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn An Giang
- 6 VII. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU: Lý thuyết về sản Các Bảng điều tra số xuất, phân phối và Bảng các liệu của Cục Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các yếu yếu tố An Giang 2002-2006 tố ảnh hưởng đến Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Phân tích hiệu quả SXKD Doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế biến An Giang Nghiên cứu Mô Bản số hình liệu chọn Hiệu chỉnh Đánh giá bộ số liệu - Loại các biến có hệ số tương quan thầp Kiểm định mô hình lý - Kiểm định giả thuyết thuyết - Phân tích phương trình hồi quy đa biến với mức ý nghĩa 5% Các giải pháp và đề nghị Nâng cao hiệu quả SXKD Các hạn chế và kết luận
- 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT-KINH DOANH 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH: 1.1.1. Định nghĩa: Ngày nay trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, tất cả doanh nghiệp đều xem mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là quan trọng nhất. Nhằm đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải xác định chiến lược sản xuất - kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phân bổ và quản trị có hiệu quả những nguồn lực và luôn kiểm tra việc sử dụng chúng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Muốn kiểm tra được tính hiệu quả của hoạt động sản xuất - kinh doanh thì phải đánh giá được hiệu quả ở phạm vi mỗi doanh nghiệp cũng như từng bộ phận. Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo Samuelson và Nordhaus, “...hiệu quả sản xuất có khi xã hội không thể tăng một loại sản lượng hàng hoá mà không cắt giảm một loại hàng hoá khác...”(P.Samuelson, W. Nordhaus, (1991)), [14]. Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến vấn đề phân bổ hiệu quả của các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên giác độ đó, rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế đạt hiệu quà cao nhất. Từ quan điểm nêu trên có thể hiểu hiệu quả sản xuất – kinh doanh là khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu xác định. Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể định giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét rằng mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Công thức chung tính hiệu quả sản xuất kinh doanh là:
- 8 H= K/C Trong đó: H: hiệu quả sản xuất kinh doanh. K: kết quả đạt được C: hao phí nguồn lực để tạo ra kết quả đó. 1.1.2. Bản chất: Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh, cần phân biệt ranh giới giữa hiệu quả và kết quả. Kết quả phản ánh những cái thu được sau một quá trình sản xuất - kinh doanh hay một khoảng thời gian sản xuất - kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Kết quả cũng có thể phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất - kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp hay chất lượng của sản phẩm… Hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ sử dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hoặc giá trị mà là một phạm trù tương đối. Cần chú ý rằng trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ánh bằng số tương đối như: tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Trong thực tế, người ta xác định hiệu quả bằng chênh lệch giữa kết quả đầu ra với chi phí đầu vào. Đây là một cách hiểu chưa đầy đủ về hiệu quả. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối, nó chỉ phản ánh mức độ đạt được về mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết quả của quá trình sản xuất - kinh doanh và không bao giờ phản ánh hết được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất. Như vậy bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh về mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó thể hiện trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, vốn, đất đai…) trong quá trình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn