Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích và chi phí của dự án xây dựng khu công nghiệp Hố Nai Tỉnh Đồng Nai – giai đoạn 2
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá, phân tích lợi ích – chi phí của dự án và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án để làm cơ sở đưa ra quyết định về việc triển khai dự án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích và chi phí của dự án xây dựng khu công nghiệp Hố Nai Tỉnh Đồng Nai – giai đoạn 2
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ NGUYỄN THỊ HỒNG ĐIỆP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI TỈNH ĐỒNG NAI – GIAI ĐOẠN 2 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ HỒNG ĐIỆP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI TỈNH ĐỒNG NAI – GIAI ĐOẠN 2 Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phải phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Điệp
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến toàn thể đội ngũ giảng viên Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright - Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, những ngƣời đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học ở trƣờng. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Trần Thị Quế Giang và thầy Nguyễn Xuân Thành, ngƣời đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các đơn vị Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đồng Nai, Ban quản lý dự án Khu công nghiệp Hố Nai, Ban quản lý các dự án khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, các Doanh nghiệp đang hoạt động tại khu công nghiệp Hố Nai 1 và các hộ dân thuộc khu vực xây dựng khu công nghiệp Hố Nai 2 đã nhiệt tình cung cấp số liệu, thông tin thiết yếu và nhận xét, góp ý giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn học viên MPP2 và MPP3 đã đồng hành với tôi trong suốt thời gian khóa học và giúp đỡ tôi trong việc thực hiện luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012 Nguyễn Thị Hồng Điệp
- iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Dự án xây dựng khu công ngiệp Hố Nai đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 1 năm 1998, hiện nay đã đi vào hoạt động. Dự án giai đoạn 2 đƣợc Thủ tƣớng chính phủ cho phép đầu tƣ năm 2006. Tuy nhiên, do gặp một số vƣớng mắc nên dự án bị trì hoãn cho đến nay. Hiện nay, việc quyết định có nên tiếp tục thực hiện dự án hay không đang là vấn đề cấp thiết do (1) Chủ đầu tƣ có nhu cầu tiếp tục triển khai dự án; (2) Dự án bị trì hoãn trong thời gian dài gây ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống của các hộ dân nằm trong vùng quy hoạch và (3) Thủ tƣớng Chính phủ vừa đƣa ra chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 yêu cầu rà soát tổng thể đối với toàn bộ các KCN trong cả nƣớc. Kết quả phân tích cho thấy, NPV kinh tế của dự án là 1.136 tỷ đồng, nhƣ vậy mặc dù bị trì hoãn trong thời gian dài xét trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế thì dự án vẫn hiệu quả. Với kết quả này, Nhà nƣớc có cơ cở để chấp thuận cho dự án đƣợc tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, kết quả phân tích rủi ro cho thấy, dự án sẽ có hiệu quả kinh tế nếu tỷ lệ lấp đầy trên 67,3% trở lên, do đó Nhà nƣớc cần phải yêu cầu Chủ đầu tƣ trình bày các phƣơng án thu hút đầu tƣ khả thi thì mới chấp thuận cho tiếp tục triển khai dự án. Về mặt tài chính, NPV theo quan điểm chủ đầu tƣ là -192,89 tỷ đồng và NPV theo quan điểm tổng đầu tƣ là - 131,76 tỷ đồng, dự án không đạt hiệu quả về mặt tài chính. Nhƣ vậy, Chủ đầu tƣ không có động cơ để thực hiện dự án. Tuy nhiên, dự án sẽ đạt hiệu quả tài chính khi mức giá cho thuê hàng năm tăng 25,33% so với mức giá dự tính hoặc chi phí đầu tƣ giảm 9% so với tổng mức đầu tƣ dự tính. Với tình hình thực tế hiện nay, 2 yếu tố này là có thể đạt đƣợc. Do đó, Chủ đầu tƣ có thể thực hiện dự án nếu có những phƣơng án cụ thể đối với việc thu hút đầu tƣ, đàm phán giá và tiết kiệm chi phí đầu tƣ mà không nhất thiết cần đến sự can thiệp của Nhà nƣớc về mặt tài chính. Do dự án có ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân trong khu vực quy hoạch nên các cơ quan quản lý địa phƣơng cần bám sát tiến độ thực hiện dự án của Chủ đầu tƣ. Nếu Chủ đầu tƣ quyết định tiếp tục thực hiện dự án thì phối hợp hỗ trợ về mặt hành chính để đẩy nhanh tiến độ dự án, đảm bảo lợi ích cho ngƣời dân có đất bị thu hồi. Nếu Chủ đầu tƣ không muốn tiếp tục thực hiện dự án, hoặc tiếp tục thực hiện dự án nhƣng có dấu hiệu tiếp tục trì hoãn thì kiến nghị thu hồi giấy phép thực hiện dự án, giải tỏa vùng quy hoạch để ngƣời dân ổn định cuộc sống, tránh tình trạng tiếp tục quy hoạch treo nhƣ hiện nay.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... vi DANH MỤC ĐỒ THỊ .........................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................................vii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................................... 1 1.1. Lý do hình thành đề tài................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3 1.4. Bố cục luận văn ........................................................................................................... 3 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ................................................. 4 2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................ 4 2.1.1. Khung phân tích hiệu quả kinh tế của dự án ........................................................ 4 2.1.2. Khung phân tích hiệu quả tài chính của dự án ..................................................... 6 2.2. Phân tích nhu cầu dự án .............................................................................................. 8 2.2.1. Thực trạng tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai .............................................. 8 2.2.2 Thực trạng phát triển khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai .......................................... 9 2.2.3. Dự báo nhu cầu cơ sở hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ....................... 10 2.3. Giới thiệu dự án......................................................................................................... 12 2.3.1. Tổng quan về dự án ............................................................................................ 12 2.3.2. Các nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ và tình hình hiện tại ...................... 14 2.3.3 Một số thông số phân tích dự án.......................................................................... 17 2.3.3.1. Các thông số sử dụng cho phân tích kinh tế .................................................... 17 2.3.3.2. Các thông số sử dụng cho phân tích tài chính ................................................. 19 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH DỰ ÁN .................................................................................... 22 3.1. Phân tích kinh tế ........................................................................................................ 22 3.1.1. Lợi ích kinh tế..................................................................................................... 22
- v 3.1.2. Chi phí kinh tế .................................................................................................... 22 3.1.3. Kết quả phân tích kinh tế .................................................................................... 23 3.2. Phân tích tài chính ..................................................................................................... 23 3.2.1. Lợi ích tài chính .................................................................................................. 23 3.2.2. Chi phí tài chính ................................................................................................. 23 3.2.3. Lịch khấu hao ..................................................................................................... 24 3.2.4. Lịch trả nợ .......................................................................................................... 24 3.2.5. Báo cáo thu nhập ................................................................................................ 24 3.2.6. Kết quả phân tích tài chính ................................................................................. 24 3.3. Phân tích rủi ro .......................................................................................................... 25 3.3.1. Phân tích độ nhạy đối với phần tài chính ........................................................... 26 3.3.1.1. Độ nhạy một chiều........................................................................................... 26 3.3.1.2. Độ nhạy hai chiều ............................................................................................ 28 3.3.1.3. Phân tích độ nhạy theo kịch bản tỷ lệ lấp đầy ................................................. 30 3.3.2. Phân tích độ nhạy đối với hiệu quả kinh tế ........................................................ 31 3.3.2.1. Độ nhạy một chiều........................................................................................... 31 3.3.2.2. Độ nhạy hai chiều ............................................................................................ 33 3.3.3. Phân tích rủi ro tài chính .................................................................................... 33 3.3.4. Phân tích rủi ro kinh tế ....................................................................................... 34 3.4. Phân tích phân phối ................................................................................................... 35 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 37 4.1. Kết luận và kiến nghị ................................................................................................ 37 4.2. Hạn chế của đề tài ..................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 40 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 43
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB (Asian Development Bank) : Ngân hàng phát triển Châu Á ADM (Administrative Expenditure for Zone : Các khoản chi phí hoạt động Operation) CN : Công nghiệp DN : Doanh nghiệp DSCR (Debt Service Coverage Ratio) : Hệ số năng lực trả nợ EOCK (Economic Opportunity Cost of Capital) : Suất chiết khấu kinh tế EIRR (Economic Internal Rate of Return) : Tỷ suất nội hoàn kinh tế GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội GTSX : Giá trị sản xuất IRR (Internal Rate of Return) : Tỷ suất nội hoàn KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KH : Kế hoạch LP (Locally Purchased Inputs) : Chi cho dịch vụ và đầu vào mua tại địa phƣơng MSC (Opportunity Cost of These Public : Chi phí cơ hội của các dịch vụ và Utilities and Locally Purchased Inputs) đầu vào địa phƣơng MWR (Wages paid to Local Labour) : Tiền lƣơng thực tế trả cho lao động địa phƣơng NBC (Net Benefit and Cost) : Lợi ích kinh tế ròng NPV (Net Present Value) : Giá trị hiện tại ròng NN : Nông nghiệp SWR (Shadow Wage Rate) : Lƣơng kinh tế SWRF (Shadow Wage Rate Factor) : Hệ số lƣơng kinh tế TNDN : Thu nhập doanh nghiệp USD (United States Dollar) : Đô la Mỹ VA (Value Added) : Giá trị tăng thêm VNĐ : Việt Nam đồng WACC (Weighted Average Cost of Capital) : Chi phí bình quân có trọng số của vốn WB (World Bank) : Ngân hàng thế giới
- vii DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Phân phối xác suất ngân lƣu ròng NPV tài chính trên quan điểm tổng đầu tƣ 34 Đồ thị 3.2: Phân phối xác suất ngân lƣu ròng NPV kinh tế ............................................... 35 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2009 - 2012........................ 8 Bảng 2.2: Nhu cầu diện tích KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 .................................... 11 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất ............................................................... 13 Bảng 2.4: Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất ................................................................ 13 Bảng 2.5: Các thông số sản xuất của các ngành công nghiệp chính trong KCN ................ 18 Bảng 3.1: Kết quả tính toán NPV và IRR ........................................................................... 25 Bảng 3.2: Kết quả tính toán hệ số an toàn trả nợ DSCR ..................................................... 25 Bảng 3.3: Kết quả phân tích độ nhạy một chiều của yếu tố lạm phát ................................. 26 Bảng 3.4: Kết quả phân tích độ nhạy một chiều của mức đầu tƣ........................................ 27 Bảng 3.5: Kết quả phân tích độ nhạy yếu tố giá cho thuê hàng năm .................................. 27 Bảng 3.6: Kết quả phân tích độ nhạy yếu tố giá cho thuê hàng năm .................................. 28 Bảng 3.7: Độ nhạy hai chiều giữa yếu tố giá cho thuê hàng năm và tổng mức đầu tƣ ....... 29 Bảng 3.8: Độ nhạy hai chiều giữa yếu tố giá cho thuê hàng năm và tỷ lệ lấp đầy ............. 29 Bảng 3.9: Độ nhạy hai chiều giữa yếu tố giá cho thuê hàng năm và lãi suất vốn vay ........ 30 Bảng 3.10: Kết quả phân tích kịch bản đối với tỷ lệ lấp đầy .............................................. 31 Bảng 3.11: Kết quả phân tích độ nhạy của giá trị sản xuất/ha ............................................ 31 Bảng 3.12: Kết quả phân tích độ nhạy của yếu tố tỷ lệ lấp đầy .......................................... 32 Bảng 3.13: Kết quả phân tích độ nhạy của yếu tố lƣơng lao động phổ thông .................... 32 Bảng 3.14: Độ nhạy hai chiều giữa yếu tố tỷ lệ lấp đầy và giá trị sản xuất/ha ................... 33
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do hình thành đề tài Xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất mang lại nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế, giúp tăng trƣởng công nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tƣ, đẩy mạnh nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Ngoài ra, phát triển các KCN cũng góp phần thúc đẩy việc phát triển các đô thị mới, phát triển các cơ sở phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội. Quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam thời gian qua đã phát huy đƣợc nhiều ƣu điểm và có tác động tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế, đóng góp 32% giá trị sản xuất công nghiệp cả nƣớc, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp 2 triệu USD/ha; đóng góp 25% kim ngạch xuất khẩu, giá trị xuất khẩu 1,27 triệu USD/ha; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế trong đó công nghiệp chiếm tới 42%; nộp ngân sách khoảng 1,38 tỷ đồng/ha. Việc phát triển các KCN, KCX cũng đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của ngƣời lao động. Đến hết năm 2011, các KCN, KCX đã giải quyết việc làm cho hơn 1,7 triệu lao động, trung bình 77 lao động trực tiếp/ha đất công nghiệp1. Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN cũng đang ngày càng bộc lộ nhiều điểm hạn chế, trong đó đáng chú ý nhất là việc xây dựng KCN một cách ồ ạt, tràn lan, quy hoạch thiếu hợp lý dẫn đến khai thác không hiệu quả, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê chỉ đạt 46%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 65%, nhiều KCN không đảm bảo vấn đề về xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trƣờng, mới chỉ có 65% trong tổng số các khu công nghiệp đã vận hành có nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung 2. Chính vì vậy vừa qua, Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, KCN, cụm công nghiệp nhằm rà soát tổng thể toàn bộ các KCN trong cả nƣớc yêu cầu các cơ quan ban ngành có liên quan phải thực hiện việc rà soát tổng thể đối với toàn bộ các KCN trong cả nƣớc trong quý II năm 2012. Đồng Nai là một trong những địa phƣơng khởi đầu cho sự thành công trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN. Đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh đi đầu cả nƣớc trong việc xây dựng KCN, thu hút đầu tƣ, thu hút vốn FDI. Toàn tỉnh đã có 30 KCN đƣợc thành 1 Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2012) 2 Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2012)
- 2 lập với tổng diện tích 9.573,77 ha, trong đó đã cho thuê đạt tỷ lệ 59,65% diện tích đất dành cho thuê (6.338,58 ha); có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tƣ với tổng số 1.130 dự án, với tổng vốn đầu tƣ 13.059,51 triệu USD và 31.625,41 tỷ đồng3. Các doanh nghiệp KCN Đồng Nai chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và đóng góp ngân sách của các KCN cả nƣớc; sự phát triển của các KCN của Đồng Nai đã có tác động dẫn dắt, lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển các KCN, thu hút đầu tƣ, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ của các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ cũng nhƣ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong thời gian tới, phát triển KCN vẫn là định hƣớng phát triển chính của tỉnh Đồng Nai. Dự án Xây dựng khu công nghiệp Hố Nai do Công ty cổ phần khu công nghiệp Hố Nai làm chủ đầu tƣ, đƣợc đầu tƣ tại xã Hố Nai, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Dự án đƣợc chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 đầu tƣ từ năm 1998, hiện đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt 86%. Dự án KCN Hố Nai giai đoạn 2 theo dự kiến đƣợc triển khai từ năm 2006, tuy nhiên do gặp vƣớng mắc trong việc hoàn thiện thủ tục, quy trình đền bù giải tỏa và thu hút đầu tƣ nên bị trì hoãn cho đến nay. Việc dự án bị trì hoãn trong thời gian dài (2006 -2011) đã tác động không nhỏ tới đời sống của ngƣời dân trong khu vực đất quy hoạch, gây bức xúc cho ngƣời dân (240 ha đất đã nằm trong diện quy hoạch khiến ngƣời dân không đƣợc xây sửa nhà cửa, gặp khó khăn trong việc bán đất,chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sản xuất dài hạn) do đó cần thiết phải có sự xem xét, quyết định của các cấp chính quyền đối với việc tiếp tục hay không tiếp tục thực hiện dự án. Việc dự án bị trì hoãn thời gian dài cũng khiến cho các chỉ tiêu của dự án có những thay đổi đáng kể so với phƣơng án đƣợc duyệt, riêng tổng mức đầu tƣ theo tính toán của Chủ đầu tƣ đã tăng gấp năm lần, ngoài ra các yếu tố khác của dự án nhƣ giá cho thuê, các loại phí... cũng có nhiều thay đổi. Nhƣ vậy, nếu các cơ quan quản lý muốn đƣa ra những can thiệp hợp lý đối với việc thực hiện dự án, Chủ đầu tƣ muốn tiếp tục triển khai dự án tại thời điểm hiện tại thì việc xác định lại hiệu quả của dự án cả về mặt kinh tế lẫn tài chính là hết sức cần thiết. Đây là lý do hình thành đề tài “Phân tích lợi ích và chi phí của dự án xây dựng khu công nghiệp Hố Nai tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2”. 3 UBND tỉnh Đồng Nai, Kinh nghiệm 20 năm xây dựng và phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai (2012)
- 3 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đánh giá, phân tích lợi ích – chi phí của dự án và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án để làm cơ sở đƣa ra quyết định về việc triển khai dự án. Luận văn đƣợc thực hiện nhằm trả lời cho câu hỏi Nhà nƣớc có nên chấp thuận cho dự án tiếp tục đƣợc triển khai hay không? Và các cơ quan quản lý cần có những can thiệp gì đối với dự án? 1.3. Phạm vi nghiên cứu Bài viết tập trung vào đánh giá hiệu quả của dự án về mặt kinh tế, tài chính để xác định tính khả thi của dự án nhằm trả lời cho câu hỏi chính sách đã đề ra. Các yếu tố tác động về mặt xã hội, môi trƣờng, kỹ năng lao động… chƣa đƣợc đánh giá trong bài viết do phạm vi đánh giá rộng, nguồn dữ liệu và thời gian hạn chế nên chƣa thể tiến hành đánh giá đầy đủ. Thông tin về số liệu sử dụng trong bài viết đƣợc thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn bao gồm Chủ đầu tƣ dự án, Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai, Tổng cục Thống kê, Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, Nguyễn Phú Việt (2011), một số DN đang hoạt động trong KCN Hố Nai giai đoạn 1 và một số hộ dân trong vùng quy hoạch xây dựng dự án. 1.4. Bố cục luận văn Luận văn bao gồm 04 chƣơng. Chƣơng 1 giới thiệu, trình bày bối cảnh, lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, từ đó đƣa ra các câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và bố cục luận văn. Chƣơng 2 trình bày khung phân tích cho đề tài, tổng quan về dự án, đồng thời phân tích thực trạng phát triển KCN tỉnh Đồng Nai, từ đó đƣa ra những số liệu dự báo cho nhu cầu về diện tích xây dựng KCN trong tƣơng lai của tỉnh. Chƣơng 3 tiến hành phân tích kinh tế và tài chính dự án. Trong phân tích kinh tế sẽ tiến hành ƣớc lƣợng các thông số kinh tế cho dự án từ đó phân tích để đƣa ra kết luận đánh giá về hiệu quả kinh tế của dự án. Phân tích tài chính tiến hành ƣớc lƣợng các thông số tài chính cho dự án theo các quan điểm đầu tƣ, lập dòng ngân lƣu cho các hình thức đầu tƣ khác nhau, tính toán và phân tích kết quả thu đƣợc. Ngoài ra, trong chƣơng này cũng tiến hành phân tích rủi ro dự án, sử dụng các công cụ nhƣ phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng Monte Carlo. Chƣơng 4 trình bày tổng hợp những kết quả đã phân tích, từ đó đƣa ra những khuyến nghị chính sách đối với dự án.
- 4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1. Cơ sở lý thuyết Phân tích lợi ích - chi phí của dự án là một phần của việc thẩm định dự án nhằm xác định hiệu quả kinh tế hay tài chính của dự án. Một dự án đầu tƣ có thể thẩm định theo các phân tích tài chính, kinh tế, phân phối thu nhập hay xã hội. Phân tích tài chính, dự án đƣợc thẩm định trên cơ sở sử dụng giá cả tài chính nhƣ chúng thực sự xuất hiện trên thị trƣờng. Trong phân tích kinh tế, dự án đƣợc thẩm định trên cơ sở sử dụng giá cả đã đƣợc hiệu chỉnh ứng với các biến dạng của thị trƣờng để phản ánh chi phí nguồn lực hay lợi ích kinh tế thực sự đối với xã hội. 2.1.1. Khung phân tích hiệu quả kinh tế của dự án Phân tích kinh tế là đánh giá dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế, xác định lợi ích ròng dự án mang lại cho nền kinh tế, từ đó xác định những đối tƣợng bị tác động bởi dự án và ảnh hƣởng đến thu nhập của họ. Nếu lợi ích dự án mang lại lớn hơn chi phí dự án gây ra cho nền kinh tế chứng tỏ việc thực hiện dự án sẽ cải thiện phúc lợi kinh tế thì dự án đƣợc chấp nhận về mặt kinh tế và xứng đáng để lựa chọn đầu tƣ. Luận văn sử dụng khung phân tích lợi ích và chi phí và phƣơng pháp chiết khấu ngân lƣu để xác định hiệu quả về mặt kinh tế của dự án. Phƣơng pháp này yêu cầu xác định các lợi ích và chi phí kinh tế của dự án và lƣợng hóa chúng bằng tiền từ đó xác định giá trị hiện tại của các ngân lƣu ròng của dự án. Theo nghiên cứu của Kakesu - Jayanthakumaran (2003, tr.55) lợi ích của KCX bao gồm các lợi ích sau: lợi ích từ chênh lệch tiền lƣơng thực tế trả cho lao động địa phƣơng (MWR) và lƣơng kinh tế (SWR), chênh lệch giữa các khoản chi trả cho các dịch vụ công cộng và các đầu vào mua tại địa phƣơng (LP) với chi phí cơ hội của chúng (MSC), tất cả các khoản thuế mà DN phải nộp (TAX) và lợi nhuận ròng trả cho các cổ đông (nhà đầu tƣ) địa phƣơng tham gia vào các DN trong KCX (NP). Chi phí kinh tế dự kiến bao gồm chi phí đầu tƣ cơ sở hạ tầng (CAP) cho KCX và các khoản chi phí hoạt động (ADM). Theo đó, lợi ích kinh tế ròng (NBC) trong các năm của KCX đƣợc xác định nhƣ sau: NBCt = (MWR-SWR)tL + (LP-MSC)tQ + TAXt + NPt –CAPt - ADMt. Khung phân tích lợi ích chi phí kinh tế của dự án KCN cũng tƣơng tự khung phân tích dự án KCX.
- 5 Lợi ích kinh tế bao gồm lợi ích từ chênh lệch lƣơng của lao động, chênh lệch của các khoản chi trả tiện ích công cộng và đầu vào địa phƣơng chủ yếu là phần chênh lệch chi phí sử dụng điện (các khoản chi khác chênh lệch không đáng kể, nếu khoản chênh lệch này là âm thì đƣợc xác định là chi phí kinh tế) và lợi nhuận ròng chi cho các cổ đông địa phƣơng. Về phần thuế (thuế nhập khẩu nguyên vật liệu) do bài toán tính toán lợi ích giữa hoạt động của các DN trong KCN và ngoài KCN, trong khi đó thuế XNK trong các KCN không có ƣu đãi gì so với ngoài KCN, ngoài ra, đối với các DN FDI đầu tƣ trong KCN, chƣa có thống kê tƣơng đối chính xác về việc nhập khẩu nguyên liệu và nộp thuế nhập khẩu do đó đề tài không xét đến phần lợi ích kinh tế từ thuế. Nhƣ vậy, lợi ích kinh tế của dự án = (MRW-SWR)Lt + NPt Trong đó: MRW: Tiền lƣơng của lao động trong KCN SWR: Chi phí cơ hội của lao động Để đơn giản hóa việc tính toán, giả định phần lợi ích kinh tế từ lao động phổ thông chính là phần lợi ích kinh tế từ lao động của dự án. Số lao động phổ thông làm việc trong KCN giai đoạn 2 đƣợc ƣớc lƣợng dựa trên tình hình lao động hiện tại ở KCN Hố Nai giai đoạn 1. Lao động phổ thông trong các KCN thƣờng là lực lƣợng lao động chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang hoạt động sản xuất công nghiệp nên chi phí lao động đối với lao động phổ thông đƣợc xác định bằng giá kinh tế của lao động phổ thông tƣơng đƣơng với chi phí lao động trong sản xuất nông nghiệp. Lợi ích từ các cổ đông góp vốn trong các DN hay lợi ích của các DN (NP t) đƣợc tính gián tiếp thông qua giá trị thặng dƣ ròng của hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ của các DN thuê lại đất của dự án đầu tƣ hạ tầng KCN sau khi trừ đi chi phí vốn. Phƣơng pháp xác định giá trị thặng dƣ của hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ đƣợc tính toán theo phƣơng pháp sản xuất: Giá trị thặng dƣ = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian – Chi phí lao động – Khấu hao4. Chi phí kinh tế của dự án = CAP + ADM + EPL Trong đó: EPL: Chi phí cơ hội của đất CAP: Chi phí đầu tƣ (theo giá kinh tế) ADM: Chi phí vận hành, bảo trì hạ tầng KCN 4 Trƣơng Công Dƣơng (2011)
- 6 Đất là hàng hóa phi ngoại thƣơng, đƣờng cung về đất đai hoàn toàn không co giãn, khi đất đƣợc sử dụng để đầu tƣ hạ tầng khu công nghiệp thì sẽ làm giảm lƣợng đất phục vụ các mục đích khác, vì vậy chi phí kinh tế của việc sử dụng đất đƣợc tính bằng chi phí cơ hội của đất. Chi phí cơ hội của đất trong trƣờng hợp này đƣợc tính toán bằng mức sinh lợi của đất trong trƣờng hợp đất vẫn đƣợc sử dụng để phục vụ các mục đích khi chƣa có dự án. Theo thống kê của Chủ đầu tƣ, hiện tại vùng đất quy hoạch đầu tƣ dự án chủ yếu trồng các loại cây lâu năm nhƣ tràm (62%) và điều (11%). Chi phí cơ hội của đất đƣợc xác định là giá trị thặng dƣ của sản xuất các sản phẩm chủ yếu sau khi trừ chi phí vốn (trên toàn bộ diện tích dành cho đầu tƣ KCN và khu tái định cƣ). Vì tỉnh Đồng Nai có số lƣợng KCN lớn, nhu cầu đối với nguồn lao động phổ thông (lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang) lớn nên đề tài giả định số lao động không có đất sản xuất nông nghiệp có thể tìm việc tại các KCN, số lƣợng lao động thất nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đáng kể do đó chi phí kinh tế của dự án nên không tính phần chi phí kinh tế do lao động thất nghiệp tạo ra. 2.1.2. Khung phân tích hiệu quả tài chính của dự án Trong phân tích tài chính, dự án có thể đƣợc phân tích đánh giá trên quan điểm của ngân hàng (hay còn gọi là quan điểm tổng đầu tƣ), quan điểm chủ đầu tƣ và quan điểm cơ quan ngân sách của chính quyền5. Trong phạm vi đề tài này, để trả lời các câu hỏi chính sách đã đƣợc đặt ra, đề tài sẽ chỉ tiến hành đánh giá trên hai quan điểm: quan điểm tổng đầu tƣ và quan điểm chủ đầu tƣ. Quan điểm Ngân hàng (hay còn gọi là quan điểm tổng đầu tƣ) là xác định sức mạnh tổng thể của dự án nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn vay mà dự án có thể cần. Trên cơ sở xem xét các dòng tài chính tiềm năng đối với dự án sẽ xác định đƣợc tính khả thi về mặt tài chính. Quan điểm tổng mức đầu tƣ (A) = Lợi ích tài chính trực tiếp – Chi phí tài chính trực tiếp – Chi phí cơ hội các tài sản hiện có. Quan điểm chủ đầu tƣ, giống nhƣ ngân hàng, chủ đầu tƣ xem xét mức thu nhập ròng tăng của dự án so với trƣờng hợp không có dự án, chủ đầu tƣ xem xét những khoản mất đi khi thực hiện dự án là chi phí. Khác với ngân hàng, chủ đầu tƣ cộng khoản vay ngân hàng nhƣ là khoản thu tiền mặt và khoản trả gốc và lãi cho ngân hàng nhƣ là khoản chi tiền mặt, nhƣ vậy đối với chủ đầu tƣ dự án, ngân lƣu ròng B = A + Vốn vay - Trả lãi và nợ vay. 5 Glenn P.Jenkins và Arnold C.Harberger (tr.12)
- 7 Cả hai quan điểm này đều thực hiện việc xác định các chỉ số NPV, IRR, DSCR, B/C để đƣa ra đánh giá cuối cùng về tính hiệu quả của dự án. Chỉ số NPV là giá trị hiện tại ròng hay hiện giá ròng của dự án. Đó là giá trị hiện tại ròng của dòng tiền nhận đƣợc sau khi trừ đi chi phí đầu tƣ. n ( Bt Ct ) NPV t 0 (1 r ) t Trong đó: Bt: Ngân lƣu vào hay lợi ích năm thứ t của dự án Ct: Ngân lƣu ra hay chi phí vào năm thứ t của dự án. Các khoản chi phí xuất hiện từ nằm đầu tiên của dự án, năm 0. r: Tỷ suất chiết khấu hay mức sinh lời tối thiểu theo từng quan điểm yêu cầu. Đối với một dự án độc lập, dự án là khả thi khi NPV lớn hơn hoặc bằng không. Đối với các dự án loại trừ, dự án tốt hơn là dự án có NPV lớn nhất (lớn hơn hoặc bằng không). Chỉ số IRR là suất sinh lợi nội tại của dự án, là mức chiết khấu làm cho NPV = 0. IRR đƣợc xác định bằng cách giải phƣơng trình. n ( Bt Ct ) t 0 (1 r ) t 0 Dự án khả thi khi IRR lớn hơn suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận đƣợc (hay chi phí vốn của dự án theo từng quan điểm). Lợi ích tài chính của dự án (Bt) đƣợc tính trên cơ sở doanh thu của dự án bao gồm: Doanh thu từ cho thuê lại đất; Thu phí hạ tầng và xử lý nƣớc thải; Doanh thu từ hoạt động cho thuê kho bãi; Thu phí quản lý. Chi phí tài chính của dự án (Ct) bao gồm chi phí đầu tƣ và chi phí hoạt động. Trong đó, Chi phí đầu tƣ bao gồm: Chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cƣ; Chi phí xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, chiếu sáng; Chi phí xây dựng hệ thống cấp điện, nƣớc và thoát nƣớc; Chi phí xây dựng hệ thống kho bãi, trung tâm dịch vụ; Chi phí xây dựng công viên, cây xanh. Chi phí đầu tƣ cũng có thể ƣớc tính theo theo suất đầu tƣ/ha . Chi phí hoạt động là các khoản chi phí quản lý và duy trì hàng năm của dự án, chi phí hoạt động bao gồm: Chi phí quản lý; Chi phí điện nƣớc; Tiền thuê đất; Chi phí duy tu, bảo dƣỡng, vận hành. Một số khoản chi phí có thể ƣớc tính dựa trên tỷ lệ bình quân của KCN giai đoạn 1 có xem xét yếu tố biến động giá cả giữa hai giai đoạn.
- 8 Đề tài cũng tiến hành phân tích rủi ro, độ nhạy dự án để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố suất đầu tƣ, tỷ lệ lấp đầy, giá thuê cho thuê, lãi suất vốn vay đối với hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án. 2.2. Phân tích nhu cầu dự án 2.2.1. Thực trạng tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai Đồng Nai là tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nƣớc, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dƣơng và tỉnh Bình Phƣớc, nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh (xem thêm Phụ lục 1). Là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển: Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dƣơng - Đồng Nai. Đồng Nai có diện tích 5.903,94 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nƣớc và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện. Có dân số là 2.483.211 ngƣời (điều tra năm 2009), xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, mật độ dân số là 421 ngƣời/km², dân số Đồng Nai tăng nhanh do quá trình đô thị hóa và làn sóng di cƣ của ngƣời lao động từ các tỉnh đến làm công nhân tại các khu công nghiệp. Đồng Nai có hệ thống giao thông phát triển khá đồng bộ, có 05 tuyến đƣờng quốc lộ và 20 tuyến đƣờng tỉnh với tổng chiều dài 370km. Bên cạnh đó, Đồng Nai còn có hệ thống đƣờng thủy tƣơng đối thuận lợi với các cảng nhƣ cảng Đồng Nai, cảng Thị Vải, cảng Phú Mỹ rất thuận tiện đối với việc vận chuyển hàng hóa. Đồng Nai có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh và tƣơng đối ổn định, chi tiết một số chỉ tiêu kinh tế chính của tỉnh đƣợc thể hiện tại Bảng 2.1. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2009 - 2012 Năm 2009 2010 2011 KH 2012 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (%) 9,36 13,48 13,32 12 -13 Tốc độ tăng trƣởng GTSXCN (%) 9,45 17,70 17,61 17,00 GDP theo giá hiện hành (tỷ đồng) 61.948 75.899 96.820 112.058 GDP từ ngành CN (tỷ đồng) 35.488 43.414 55.478 63.873 Tỷ trọng đóng góp của ngành CN (%) 57,3 57,20 57,3 57,0 GTSX CN theo giácố định năm 1994 (tỷ đồng) 87.097 102.513 120.565 141.060 Tổng thu ngân sách (tỷ đồng) 14.428 18.400 22.641 Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo năm 2010, 2011 của tỉnh Đồng Nai
- 9 2.2.2 Thực trạng phát triển khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai Cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, có điều kiện tự nhiên về thổ nhƣỡng, khí hậu và điều kiện hạ tầng giao thông thuận lợi, rất phù hợp cho việc phát triển các KCN. Năm 1963, KCN đầu tiên ở Đồng Nai cũng là KCN đầu tiên của Việt Nam đƣợc xây dựng với tên gọi Khu kỹ nghệ Biên Hòa, nay là KCN Biên Hòa 1 với diện tích 323 ha nằm ở phƣờng Bình An, thành phố Biên Hòa. Qua thời gian dài phát triển, cho đến nay, Đồng Nai đƣợc coi là thủ phủ, dẫn đầu cả nƣớc về số lƣợng các KCN (xem thêm Phụ lục 2) với 34 KCN đƣợc quy hoạch với diện tích 11.380 ha. Trong đó, có 30 khu công nghiệp đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động, với diện tích khoảng 9.573 ha, ngoài ra toàn tỉnh còn có 43 cụm công nghiệp đƣợc quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đầu tƣ hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp đang đầu tƣ hạ tầng6 (xem thêm Phụ lục 3). Việc hình thành và phát triển các KCN đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ, tăng trƣởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh. Đồng thời cũng tạo ra việc làm cho ngƣời lao động khắp các tỉnh, thành trong cả nƣớc, theo ƣớc tính hiện có hơn 300 ngàn lao động đang làm việc trong các KCN của tỉnh. Trong những năm sắp tới, phát triển KCN vẫn là hƣớng đi chính của tỉnh. Định hƣớng phát triển các KCN đến năm 2015 nhƣ sau7: (1) Đến năm 2015, tỉnh Đồng Nai thành lập 33 KCN với tổng diện tích 10.400 ha. (2) Các KCN tiếp tục hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu, đảm bảo phát triển KCN gắn liền với bảo vệ môi trƣờng sạch và bền vững. (3) Trong thời gian tới, định hƣớng kêu gọi đầu tƣ của tỉnh Đồng Nai và các KCN là thu hút có chọn lọc các dự án đầu tƣ nhƣ dự án công nghệ tiên tiến, dự án có sản phẩm mang tính cạnh trạnh toàn cầu, ít gây ô nhiễm môi trƣờng. (4) Tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động và xúc tiến đầu tƣ, chú trọng thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, có tiềm lực về vốn, công nghệ, thị trƣờng. (5) Các KCN có cơ sở hạ tầng phát triển hoàn thiện, quan tâm phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp trong KCN nhƣ cung cấp nguồn nhân lực, nhà ở cho 6 UBND tỉnh Đồng Nai, Kinh nghiệm 20 năm xây dựng và phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai (2012). 7 Nguồn: http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam/2472-phat-trien-cac-khu-cong- nghiep-tai-tinh-dong-nai.html, truy cập ngày 15/12/2011
- 10 ngƣời lao động, dịch vụ thƣơng mại, hoạt động văn hóa gắn với KCN để đảm bảo phát triển ổn định, lâu dài. Trên cơ sở những đánh giá về quá trình hình thành và phát triển KCN, tại Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX, khu kinh tế ở Việt Nam, tỉnh Đồng Nai đã rút ra những kinh nghiệm nhƣ sau8: (1) Các chính sách luôn gắn với thực tế, đặc điểm địa phƣơng. Công tác quy hoạch đảm bảo khai thác các nguồn lực có tính chiến lƣợc lâu dài, đặc biệt gắn liền với các điều kiện hạ tầng giao thông. Việc quy hoạch cũng đảm bảo mô hình phát triển đô thị bền vững, tách khu vực sản xuất khỏi khu dân cƣ (2) Kêu gọi và thu hút các Công ty đầu tƣ hạ tầng có kinh nghiệm và danh tiếng tham gia đầu tƣ các dự án KCN, nhờ đó khai thác tiềm lực của Công ty trong việc triển khai, quản lý các dự án hạ tầng đồng thời tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài muốn đầu tƣ vào KCN. (3) Chú trọng công tác xúc tiến đầu tƣ, nhất là kênh thu hút đầu tƣ thông qua các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang đầu tƣ trong các KCN trên địa bàn tỉnh. Đồng Nai là một trong những tỉnh tổ chức sớm nhất và đều đặn hàng năm các cuộc xúc tiến đầu tƣ đến các nƣớc phát triển trong khu vực láng giềng cũng nhƣ Châu Mỹ, Châu Öc và Châu Âu. Ngoài ra còn tổ chức các hội nghị chuyên đề tại chỗ, đón tiếp các nhà đầu tƣ tham quan, tiếp thị thông qua các tham tán thƣơng mại hoặc các công ty hạ tầng (4) Hoàn thiện hoạt động quản lý Nhà nƣớc trong các KCN. Tỉnh Đồng Nai đã có Chi cục hải quan đóng ở các KCN địa bàn huyện, hải quan chế xuất riêng cho các DN chế xuất, Bƣu Điện KCN, công an KCN... Các cơ quan này đã góp phần tạo nên thành công cho cơ chế thực hiện “một cửa, tại chỗ” tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các DN hoạt động trong các KCN. Có cơ chế họp định kỳ 6 tháng/1 lần để đối thoại với các Công ty hạ tầng và các DN trong KCN. 2.2.3. Dự báo nhu cầu cơ sở hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Theo định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn tỉnh trong 5 năm 2010 - 2015 tăng bình quân từ 13% - 14%/năm, trong đó mức đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 57%. GTSX từ các KCN đóng góp 80% tổng GTSX công nghiệp trong toàn tỉnh. 8 UBND tỉnh Đồng Nai,Báo cáo kinh nghiệm 20 năm xây dựng và phát triển các KCN tỉnh Đồng Nai
- 11 Bảng 2.2: Nhu cầu diện tích KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 Năm 2011 2012 2013 2014 GDP 96.820 112.058 126.626 143.087 Đóng góp của SXCN vào GDP (tỷ đồng) 55.478 63.873 72.177 81.560 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện 222.367 256.017 289.299 326.908 hành (tỷ đồng) GTSX công nghiệp do KCN tạo ra (tỷ đồng) 177.894 204.814 231.439 261.527 Diện tích KCN cần thiết để đáp ứng nhu cầu 4.353 4.919 5.558 tăng trƣởng kinh tế theo kế hoạch (ha) Diện tích KCN có thể cho thuê hiện tại (ha) 6.339 Diện tích KCN cần bổ sung (ha) -1.985 -1.420 -780 Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 GDP 161.688 182.708 206.460 233.299 263.628 297.900 Đóng góp của SXCN vào 92.162 104.143 117.682 132.981 150.268 169.803 GDP (tỷ đồng) Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện 369.406 417.429 471.695 533.015 602.307 680.607 hành (tỷ đồng) GTSX công nghiệp do 295.525 333.943 377.356 426.412 481.846 544.486 KCN tạo ra (tỷ đồng) Diện tích KCN cần thiết để đáp ứng nhu cầu tăng 6.281 7.098 8.020 9.063 10.241 11.573 trƣởng kinh tế (ha) Diện tích KCN có thể cho thuê hiện tại (ha) Diện tích KCN cần bổ -57 759 1.682 2.724 3.903 5.234 sung (ha) Nguồn: Tính toán của tác giả
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 226 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn