Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1995-2007 bằng mô hình P-Star
lượt xem 3
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày tổng quan về lý thuyết lạm phát và mô hình P-Star; lạm phát ở Việt Nam - Diễn biến và mô tả, kiểm định nhân tố tạo ra lạm phát bằng mô hình P-Star. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1995-2007 bằng mô hình P-Star
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM Nguyễn Hoài Bảo PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2007 BẰNG MÔ HÌNH P-STAR LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2008
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM Nguyễn Hoài Bảo PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2007 BẰNG MÔ HÌNH P-STAR Chuyên ngành: Kinh tế Phát Triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Trọng Hoài Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2008
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả phân tích trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nguyễn Hoài Bảo
- Con xin ghi nhớ công ơn Ông và Bà Nội mãi mãi. Nguyễn Hoài Bảo
- i Mục lục Mục lục .................................................................................................................... i Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu............................................................................ iv Danh mục các bảng ................................................................................................. v Danh mục các hình ................................................................................................. vi Phụ lục .................................................................................................................. vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Trình bày vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 3 5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 3 6. Những đóng góp của đề tài ............................................................................ 4 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................ 5 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT LẠM PHÁT VÀ MÔ HÌNH P-STAR ....................... 5 3.1. Định nghĩa lạm phát và cách đo lường........................................................ 5 3.2. Quan điểm các trường phái kinh tế vĩ mô về nguyên nhân lạm phát ........... 8 1.2.1. Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ. ............................................ 9 1.2.2. Lạm phát không phải là một hiện tượng tiền tệ ............................... 12 1.2.3. Nhân tố kỳ vọng và lạm phát .......................................................... 18 1.2.4. Lạm phát và kinh tế học chính trị. ................................................... 20
- ii 1.2.5. Tóm tắt các lý thuyết lạm phát ........................................................ 20 3.3. Lợi ích của giá cả ổn định......................................................................... 21 3.4. Mô hình P-Star ......................................................................................... 22 1.4.1. Giới thiệu ....................................................................................... 22 1.4.2. Mô hình P-Star và nền kinh tế “đóng” ............................................ 24 1.4.3. Mô hình P-Star và nền kinh tế “mở - nhỏ” ...................................... 27 1.4.4. Mô hình P-Star tổng quát ................................................................ 29 3.5. Những bằng chứng thực nghiệm của mô hình P-Star ................................ 30 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 33 LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM: DIỄN BIẾN VÀ MÔ TẢ.......................................... 33 2.1. Lịch sử lạm phát của Việt Nam ................................................................ 33 2.2. Lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu (1995-2007) ................................... 37 2.3. Tranh luận về nguyên nhân lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu.............. 40 2.3.1. Lạm phát là vấn đề của đo lường. ................................................... 41 2.3.2. Lạm phát là do nhập khẩu. .............................................................. 44 2.3.3. Lạm phát là hiện tượng tiền tệ ........................................................ 47 CHƯƠNG 3: ......................................................................................................... 52 KIỂM ĐỊNH NHÂN TỐ TẠO RA LẠM PHÁT BẰNG MÔ HÌNH P-STAR ....... 52 3.1. Nhận dạng mô hình kinh tế lượng............................................................. 52 3.2. Mô tả số liệu và kiểm định tính chất của các biến ..................................... 54 3.2.1. Mô tả các biến cơ sở ....................................................................... 54 3.2.2. Neo tỷ giá của đồng Việt Nam ........................................................ 55 3.2.3. Kiểm định thống kê các biến .......................................................... 58 3.3. Ước lượng các giá trị cân bằng ................................................................. 60
- iii 3.4. Chênh lệch giá và kiểm định tính chất các biến hồi qui............................. 64 3.5. Lựa chọn mô hình thích hợp ..................................................................... 67 3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm .................................................................. 69 3.7. Kết luận và gợi ý chính sách ..................................................................... 71 3.7 1. Kết luận về kết quả thực nghiệm..................................................... 71 3.7 2. Mô hình P-Star trong phân tích lạm phát Việt Nam ........................ 72 3.7 3. Gợi ý chính sách ............................................................................. 73 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 78 Tài liệu tham khảo tiếng Việt................................................................................. 78 Tài liệu tham khảo tiếng Anh................................................................................. 79 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 83
- iv Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu Viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asia Development Bank IMF Quĩ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund USD Đồng đô la Mỹ United States dollar VND Việt Nam Đồng Viet Nam Dong WB Ngân hàng Thế giới World Bank WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization Ký hiệu Tên tiếng Việt Từ tiếng Anh π Lạm phát Inflation AD Tổng cầu Aggregate Demand AS Tổng cung Aggregate Supply CPI Chỉ số giá tiêu dùng Consumer Price Index E Tỷ giá hối đoái (danh nghĩa) Exchange rate ER Tỷ giá hối đoái thực Real Exchange rate GAPD Chênh lệch giá trong nước Domestic Price Gap GAPF Chênh lệch giá nước ngoài Foreign Price Gap GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product GDPdeflator GDP điều chỉnh GDP deflator M Khối lượng tiền Money P Mức giá Prices T Tổng số giao dịch Transaction Y Tổng sản lượng thực Output V Vòng quay tiền Velocity
- v Danh mục các bảng Bảng 1. 1 Quan hệ giữa chênh lệch sản lượng, vòng quay tiền và lạm phát............ 26 Bảng 2. 1 Cơ cấu tính CPI của Việt Nam ............................................................... 39 Bảng 2. 2 Giá cả tăng vọt của một số hàng hoá của năm 2004 so với 2003(%) ..... 45 Bảng 2. 3 Thay đổi dự trữ ngoại hối của Việt Nam (2000-2006)............................ 49 Bảng 3. 1 Mô tả các biến cơ sở và ký hiệu sử dụng................................................ 54 Bảng 3. 2 Tóm tắt thống kê các biến ...................................................................... 55 Bảng 3.3 Kết quả kiểm định ADF (biến số dạng giá trị) ........................................ 58 Bảng 3.4 Giá trị tới của thống kê τ (tau) cho mẫu nghiên cứu. ............................... 59 Bảng 3.5 Kết quả kiểm định ADF (biến số dạng logarit) ....................................... 60 Bảng 3.6 Kết quả kiểm định tính dừng của các biến hồi qui: lạm phát, chênh lệch giá trong nước và nước ngoài dưới dạng mức và sai phân. ..................................... 65 Bảng 3. 7 Ma trận tương quan giữa các biến hồi qui .............................................. 65 Bảng 3.8 Kết quả ước lượng. ................................................................................. 68 Bảng 3. 9 Kiểm định tương quan chuỗi Breusch-Godfrey LM. .............................. 69
- vi Danh mục các hình Hình 2. 1 Lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1986-2006 ........................................ 34 Hình 2. 2 Tăng trưởng Việt Nam,Thái Lan và Trung Quốc 1988 – 2006 (%)......... 36 Hình 2. 3 Tỷ lệ tổng đầu tư trong GDP của Việt Nam 1995 – 2006 (%)................. 36 Hình 2. 4 Cơ cấu đầu tư của Việt Nam 1995 – 2006 (%) ....................................... 37 Hình 2.5 Lạm phát của Việt Nam tính theo CPI và GDPdeflator 1995-2007 (%) ... 38 Hình 2.6 Chỉ số giá của Việt Nam trong từng nhóm hàng chi tiết 2000 – 2007 ...... 40 Hình 2.7 Tốc độ tăng giá của nhóm lương thực thực phẩm hàng tháng so với mức tốc độ tăng giá chung trong các năm. ..................................................................... 44 Hình 2. 8 Giá dầu thô trên thế giới trong giai đoạn 1995 – 2007 ............................ 45 Hình 2.9 Tăng trưởng M2 của Việt Nam, Thái Lan và Trung quốc qua các năm.... 47 Hình 2.10 Kiếu hối của Việt Nam, số liệu thống kê chính thức (triệu đô la)........... 49 Hình 2.11 Tỷ giá hối đoái của Việt Nam và Trung Quốc ....................................... 50 Hình 3.1 Biến động tỷ giá của VND so với một số đồng tiền mạnh. ...................... 56 Hình 3.2 Tỷ trọng (%) của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của từng nước trong 10 đối tác thương mại chính. ...................................................................................... 57 Hình 3.3 Giá trị cân bằng của thu nhập, vòng quay tiền và tỷ giá Việt Nam 1995Q2 – 2007Q2............................................................................................................... 63 Hình 3.4 GAPD và GAPF dạng mức và I(1). ......................................................... 66
- vii Phụ lục Phụ lục I - Công thức tính chỉ số giá ...................................................................... 83 Phụ lục II - Tóm tắt kết quả các nghiên cứu sử dụng mô hình P-Star trên thế giới . 84 Phụ lục III - Tóm tắt về kiểm định ADF ................................................................ 86 Phụ lục IV - Kết quả chi tiết kiểm định ADF các biến ........................................... 87 Phụ lục V - Quá trình hồi qui và kiểm định mô hình tổng quát .............................. 96 Phụ lục VI - Kết quả hồi qui với giả định Việt Nam là nền kinh tế “đóng” (closed economy)............................................................................................................. 100 Phụ lục VII - Kết quả hồi qui với giả định Việt Nam là nền kinh tế mở, nhỏ nhưng tỷ giá cố định hoàn toàn. ...................................................................................... 101 Phụ lục VIII - GAPD, GAPF và lạm phát trong giai đoạn 2004-2007 .................. 102
- 1 MỞ ĐẦU 1. Trình bày vấn đề nghiên cứu Lạm phát tính bằng CPI năm 2008 của Việt Nam cho đến tháng Tám là 22,14 phần trăm. Đây là tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ 10 năm qua và cũng là tỷ lệ cao nhất so với tất cả các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Lạm phát cao cho đến thời điểm này là một quá trình tích luỹ từ khá lâu. Lạm phát bắt đầu cao từ năm 2004 (9,6 phần trăm) và khi đó mặc dù có một số giải pháp ngắn hạn từ Chính phủ, chẳng hạn như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với hệ thống ngân hàng thương mại nhằm thắt chặt tiền tệ, nhưng lạm phát trong giai đoạn 2004-2007 vẫn tiếp tục tăng vọt. Trong giai đoạn này, thay vì giảm lạm phát phải trở thành mục tiêu ưu tiên cao nhất trong các mục tiêu quản lý vĩ mô thì Chính phủ vẫn tiếp tục xem tăng trưởng kinh tế là quan trọng hàng đầu. Sự thiếu quan tâm này xuất phát từ những nhận định trái ngược nhau về nguyên nhân tạo ra lạm phát, không ít trong số đó xem lạm phát tăng cao là kết quả của những nguyên nhân khách quan chứ không phải từ chính sách chủ quan của chính Chính phủ. Thực tế, một cách tổng quát, có hai dòng ý kiến trái ngược nhau. Dòng ý kiến thứ nhất là cho rằng lạm phát có thể bắt nguồn từ giá thế giới tăng (đại diện là giá dầu lửa và giá lương thực tăng) và như vậy sự tăng giá của các mặt hàng này trên thế giới lan truyền sang giá nội địa là một điều hiển nhiên. Giải pháp khả dĩ chống lạm phát của nhóm này là hạn chế sự lan truyền thông qua thuế quan và can thiệp giá trực tiếp trên thị trường nội đia, chẳng hạn như trợ giá xăng dầu. Ngược lại, nhóm ý kiến thứ hai phản biện rằng sự gia tăng của lạm phát bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong chứ không phải từ bên ngoài. Cụ thể, nhóm này cho rằng cung tiền đã tăng quá cao trong suốt giai đoạn trên chính là nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao. Mặc dù hai nhóm ý kiến trên đều có luận cứ cho riêng mình, nhưng phần lớn đều là những nhận định chủ quan và thiếu những bằng chứng thực nghiệm tin cậy.
- 2 Hơn thế nữa, những sự kiện ảnh hưởng đến lạm phát này ngày càng diễn ra phức tạp, giá dầu trong năm 2007 và nữa đầu năm 2008 tiếp tục leo thang, cung tiền trong nước tiếp tục mở rộng, dòng vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp vẫn tràn vào Việt Nam sau khi quốc gia này trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới….Trong năm 2007, sự mở cửa trên thị trường vốn và sự tăng vọt về khối lượng thương mại trên thị trường hàng hoá đã làm cho các biến số gây ra lạm phát vô cùng phức tạp. Điều này đã dẫn đến các đề nghị chính sách không theo một hướng nhất quán và thậm chí những tranh luận đối lập vẫn tiếp tục tồn tại. Trong bối cảnh trên, một nghiên cứu thực nghiệm để giải thích các nguyên nhân lạm phát cần được tiến hành một cách nghiêm túc. Nghiên cứu này đòi hỏi phải dựa trên một nền tảng lý thuyết cũng như các bằng chứng nghiên cứu trước đây một cách vững chắc và nhất quán. Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm này cũng sẽ tránh đi các nhận định chủ quan và có tính chất sự kiện để từ đó có thể đưa ra một đề nghị chính sách thích hợp và có cơ sở, nhất là ở trung hạn. Hơn nữa, lạm phát là một hiện tượng tổng hợp của rất nhiều yếu tố và vì thế sẽ rất sai lầm nếu lý giải nó chỉ bằng một nguyên nhân nào đó và xem đó như là điều duy nhất để rồi bác bỏ các nguyên nhân còn lại. Chính vì nhu cầu thực tế này tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Phân tích nhân tố tác động lên lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1995- 2007 bằng mô hình P-Star”. Mô hình được lựa chọn trong nghiên cứu này có khả năng lý giải lạm phát một cách tổng hợp nhất, nó cho phép xem xét đồng thời hai nhóm nguyên nhân bên trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, kiểm chứng tính thích hợp của mô hình P-Star trong phân tích nhân tố gây ra biến động lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Thứ hai, trên cơ sở của mục tiêu thứ nhất, nghiên cứu này sẽ trả lời câu hỏi rằng nhân tố quan trọng ảnh hưởng lên lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu là bắt nguồn từ đâu. Từ chính sách chủ động bên trong hay là do sự lan truyền từ bên ngoài một cách bị động?
- 3 Thứ ba, dựa trên kết quả thực nghiệm, tác giả sẽ đề nghị chính sách khả dĩ trong vấn đề kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu này thực hiện trên cở sở dữ liệu của Việt Nam trong giai đoạn từ quí 2 năm 1995 đến quí 2 năm 2007. Toàn bộ những nhận định, phân tích và kết luận chính là bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi phân tích nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam – như một nền kinh tế nhỏ và mở cửa thì nền kinh tế Mỹ sẽ đại diện như là nước ngoài, khi đó VND neo danh nghĩa vào USD. 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề liên quan đến lạm phát cũng như biến động của nó. Các nhân tố tạo nên lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn cũng được kiểm chứng ở đây. Để trả lời cho các câu hỏi ở phần mục tiêu nghiên cứu. Ngoài các phương pháp mô tả thống kê cơ bản và nhận định vấn đề theo lối diễn dịch hoặc qui nạp, nghiên cứu này dựa vào phương pháp định lượng để kiểm chứng giả thuyết. Người viết sẽ thực hiện các hồi qui thực nghiệm trên cơ sở của giả thuyết mô hình kinh tế lượng P- Star. Những hồi qui này được thực hiện bằng phần mềm Eviews phiên bản 5. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng, danh mục hình, danh mục các chữ viết tắt, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương nội dung: Chương 1: Tổng quan về lý thuyết lạm phát và mô hình P-Star. Mục tiêu của chương này là tóm tắt những lý thuyết có liên quan đến vấn đề lạm phát của một nền kinh tế. Sau đó chúng tôi phân tích chi tiết về sự phát triển cũng như ứng dụng của mô hình P-Star trong phân tích lạm phát. Chương này làm cơ sở cho các vấn đề phân tích thực nghiệm của các chương sau.
- 4 Chương 2: Lạm phát ở Việt Nam: diễn biến và mô tả. Mục tiêu của chương 2 là mô tả bối cảnh phát triển kinh tế và lạm phát của của Việt Nam. Chương này đặc biệt nhấn mạnh những diễn biến chi tiết của lạm phát trong giai đoạn mà nghiên cứu này thực hiện. Những ý kiến phân tích trong cùng chủ đề này cũng được đề cập nhằm mục đích làm rõ cho tính thực tiễn và lý do chọn đề tài. Nội dung của chương này cũng là cơ sở cho các giả thuyết cần kiểm chứng ở chương 3. Chương 3: Kiểm định nhân tố tạo ra lạm phát bằng mô hình P-Star. Đây là chương chuyển tải mục tiêu của đề tài này. Các mô hình nhằm kiểm định giả thuyết các nhân tố tạo ra lạm phát được thực hiện ở đây. Chương này sẽ trình bày kết quả của mô hình hồi qui mà tác giả lựa chọn và đó cũng là cơ sở cho toàn bộ nhận định, kết luận cũng như đề nghị chính sách của đề tài này. Cũng trong chương này, tác giả đưa ra những kết luận quan trọng và từ đó đề nghị chính sách trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. 6. Những đóng góp của đề tài Thứ nhất, đây là nghiên cứu định lượng đầu tiên ứng dụng mô hình P-Star trong phân tích biến động lạm phát ở Việt Nam. Thứ hai, đề tài này cung cấp một bằng chứng định lượng về nhân tố tạo ra lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2007. Thứ ba, đề tài này cũng cung cấp một bằng chứng có cơ sở cho đề nghị chính sách tiền tệ của Việt Nam trong chủ đề “lạm phát.”
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT LẠM PHÁT VÀ MÔ HÌNH P-STAR 3.1. Định nghĩa lạm phát và cách đo lường “Lạm phát (inflation) là sự tăng lên của mức giá cả chung theo thời gian” (Mankiw, 2003). Định nghĩa này cũng ngụ ý rằng lạm phát không phải là hiện tượng giá của một vài hàng hoá hay nhóm hàng hoá nào đó tăng lên. Và nó cũng không phải là hiện tượng giá cả chung tăng lên “một lần”. Nếu sự tăng lên một lần của giá cả thì hiện tượng này chỉ dừng là lại một cú sốc về giá chứ chưa phải là lạm phát. Lạm phát là sự tăng giá “liên tục”. Ngay từ đầu, định nghĩa này cũng đã tạo ra những câu hỏi cần được trả lời thấu đáo. Thế nào là giá cả chung? Thế nào là tăng một lần? Để giảm bớt sự tranh luận thế nào là nhóm hàng cá biệt hoặc thế nào là sự tăng lên một lần hay liên tục, các nhà kinh tế thống kê đề xuất ra các loại lạm phát mang tính “chính xác” với định nghĩa của nó hơn như là lạm phát cơ bản (core inflation) hay lạm phát cơ sở (underlying inflation). Với các chỉ số lạm phát này, bằng các phương pháp thống kê khác nhau, các nhà thống kê tìm cách loại trừ đi các biến động nhất thời như các cú sốc về giá dầu, yếu tố thời tiết …để thấy được xu hướng cơ bản và ổn định của giá cả.1 Về mặt tính toán, lạm phát là phần trăm thay đổi của chỉ số giá chung trong nền kinh tế theo từng giai đoạn, nó có thể là tháng, quí hoặc năm. 1 Có thể tham khảo bài “Better measures of core inflation” của Julie K. Smith, bài trình bày tại Hội thảo Đo lường Giá cả cho Chính sách tiền tệ (Price Measuring ofr Monetary Policy) tổ chức tại Federal Reserve Bank of Dallas ngày 24-25/5/2007 tại: http://www.dallasfed.org/news/research/2007/07price.cfm (Smith, 2007). Trong luận văn này, khái niệm lạm phát hiểu một cách tổng quát là sự tăng lên của mức giá chung. Khi đề cập đến lạm phát cụ thể của Việt Nam thì lạm phát tính theo CPI và lạm phát tính theo GDPdeflator được sử dụng. Hiện tại ở Việt Nam chưa công bố các chỉ số lạm phát cơ bản.
- 6 Để đo lường mức giá chung này, các nhà thống kê xây dựng hai chỉ số giá để đo lường. Thứ nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và thứ hai là GDP điều chỉnh (GDPdeflator). Cả hai chỉ số này đều tính toán mức giá trung bình (có trọng số) của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế. Sự khác biệt duy nhất giữa hai loại chỉ số này là quan điểm của rổ hàng hoá làm trọng số tính toán. CPI là một tỷ số phản ánh giá của một rổ hàng hoá trong nhiều năm so với chính giá của rổ hàng đó ở một năm nào đó. Thống kê gọi đó là năm cơ sở hay năm gốc (based year). Nghĩa là, rổ hàng hoá được lựa chọn để tính giá là không thay đổi trong nhiều năm. Chỉ số giá này phụ thuộc vào năm được chọn làm gốc và sự lựa chọn rổ hàng hoá tiêu dùng. CPI có một số nhược điểm cơ bản. Thứ nhất, mức độ bao phủ của chỉ số giá này chỉ giới hạn đối với một số hàng hoá tiêu dùng và do vậy không phản ảnh biến động giá của hàng hoá tư bản. Thứ hai, trọng số cố định dựa vào tỷ phần chi tiêu đối với một số hàng hoá cơ bản của người dân thành thị mua vào năm gốc và do vậy nó không phải ảnh đúng và đầy đủ những cơ cấu chi tiêu khác nhau trong toàn xã hội, đặc biệt ở những xã hội có sự phân tán nông thôn – thành thị. Thứ ba, bởi vì trọng số của rổ hàng hoá là cố định ở một năm “gốc”, do vậy không phản ánh sự biến đổi trong cơ cấu hàng hoá tiêu dùng cũng như sự thay đổi trong phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng cho những hàng hoá khác nhau theo thời gian. GDPdeflator, thì ngược lại với CPI, là một tỷ số phản ánh giá của một rổ hàng hoá trong nhiều năm so với giá của chính rổ đó nhưng với giá của năm gốc. Như vậy, rổ hàng hoá được lựa chọn để tính giá là có sự khác biệt trong giai đoạn tính toán. Về cơ bản, sự khác biệt giữa các rổ hàng hoá trong các thời điểm tính giá là không nhiều bởi vì cơ cấu tiêu dùng của dân chúng thường mang tính ổn định trong ngắn hạn. GDPdeflator là loại chỉ số có mức bao phủ rộng nhất. Nó bao gồm tất cả các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế và trọng số tính toán được điều chỉnh tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của các loại hàng hoá và dịch vụ
- 7 vào giá trị gia tăng. Về mặt khái niệm, đây là chỉ số đại diện tốt nhất cho việc tính toán tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số giá này không phản ánh trực tiếp sự biến động trong giá hàng nhập khẩu cũng như sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nhược điểm chính của chỉ số giá này là không thể hiện được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá khi tính toán tỷ lệ lạm phát. Hơn nữa, về mặt thống kê chỉ số giá này thường được tính toán chậm hơn so với CPI và có thể phản ảnh trễ diễn biến giá của nền kinh tế vì nó được tính toán căn cứ vào GDP thực và GDP danh nghĩa, mà kết quả thống kê của hai loại GDP này trong nền kinh tế thường được công bố trễ từ một quí đến một năm (tuỳ vào cơ quan thống kê của từng quốc gia). Bởi vì tính chất khác biệt như trên, về mặt lý thuyết, CPI thường phóng đại mức giá sinh hoạt. Còn đối với GDPdeflator thì ngược lại, nghĩa là có khuynh hướng đánh giá thấp mức giá này (Chung, 2002).2 Chính vì sự thiếu hoàn hảo của cả hai chỉ số, một chỉ số trung bình nhân của cả CPI và GDPdeflator được đề nghị và gọi là chỉ số Fisher (Fisher Index) theo tên của nhà kinh tế học Irving Fisher.3 Ba chỉ số trên là giá trị cơ sở, các cơ quan thống kê của các nước có thể ước tính chỉ số giá theo một số đặc điểm khác nhau nhằm phục vụ cho những phân tích khác nhau của nền kinh tế. Ví dụ như chỉ số giá tiêu dùng ở nông thôn, thành thị, chỉ số giá bán buôn, chỉ số giá công nghiệp, chỉ số giá nhập khẩu,… Tóm lại, với một định nghĩa đơn giản, song về thực nghiệm thì có nhiều cách để đo lường lạm phát và nó tuỳ thuộc vào chỉ số giá chung nào của nền kinh tế được áp dụng. Cho dù bằng phương pháp nào đi chăng nữa thì vẫn có những hạn chế hoặc về phương pháp luận lẫn thực hành. Để giảm bớt hai sai lầm này, việc phân tích lạm phát phải dựa trên nhiều chỉ số đối chứng khác nhau và trong một bối cảnh thời gian 2 Phạm Chung và Trần Văn Hùng, 2002, Kinh tế Vĩ mô Phân tích, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 3 Phụ lục I trình bày công thức tính toán 3 chỉ số giá vừa nêu.
- 8 tương đối dài để tránh các nhận định nhất thời. Đồng thời sự thiếu tin cậy này cũng là một phần nguyên nhân của các cuộc tranh luận không chỉ trong vấn đề tính toán mà còn làm cho các phân tích căn nguyên của lạm phát trở nên phức tạp. Phần 1.2 bên dưới chúng tôi tiếp tục trình bày sự tranh luận này. 3.2. Quan điểm các trường phái kinh tế vĩ mô về nguyên nhân lạm phát Có lẽ, định nghĩa lạm phát đơn giản bao nhiêu thì giải thích nguyên nhân dẫn đến lạm phát lại phức tạp bấy nhiêu. Về mặt lý thuyết, giá cả tổng quát trong nền kinh tế là giá cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và dịch vụ. Và do vậy, một sự tăng lên liên tục của giá có thể bắt nguồn từ sự tăng lên liên tục của tổng cầu hoặc tổng cung và cũng có thể là cả hai. Nếu giá cả tăng lên bắt nguồn từ sự tăng lên của phía cầu nhanh hơn phía cung thì gọi là lạm phát cầu kéo (demand-pull inflation); và ngược lại nếu chi phí của các doanh nghiệp tăng lên do tiền lương tăng, lãi suất, thuế hoặc giá cả đầu vào nhập khẩu tăng…khi đó tổng cung bị sụt giảm, hàng hoá thiếu hụt và làm giá tăng lên thì gọi là lạm phát chi phí đẩy (cost-push inflation). Trên thực tế, không phải lúc nào cũng dễ dàng để phân biệt đâu là sự tăng lên của lạm phát bắt nguồn từ chi phí đẩy hay là cầu kéo. Hơn nữa, lạm phát hầu hết là sự biến động của kết quả tổng hợp từ phía cung lẫn phía cầu. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải phân tích nhân tố tạo ra lạm phát ở các hướng có tính khả thi cao hơn, đặc biệt đối với khả năng cung cấp những công cụ cho chính sách kiểm soát lạm phát. Cùng là chủ đề lạm phát, nhiều trường phái kinh tế khác nhau có cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn, có sự khác biệt giữa lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn; lạm phát giữa nền kinh tế đóng so với nền kinh tế mở; lạm phát trong cơ cấu thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay độc quyền; lý thuyết lạm phát với giả định thông tin là hoàn hảo hay không hoàn hảo ….. Các mục bên dưới, chúng tôi trình bày những nội dung chính về sự tranh luận có liên quan đến lạm phát của các nhóm trường phái kinh tế vĩ mô từ cổ điển đến hiện đại. Một cách tổng quát, có bốn nhóm tiếp cận để giải thích lạm phát: nhóm thứ
- 9 nhất, lạm phát bắt nguồn chủ yếu là từ tiền tệ; nhóm thứ hai là lạm phát bắt nguồn từ những nhân tố phi tiền tệ; nhóm thứ ba là lạm phát bắt nguồn từ kỳ vọng và nhóm cuối cùng, thứ tư, là lạm phát bắt nguồn từ các yếu tố kinh tế chính trị. Cũng nên lưu ý rằng, trong từng nhóm này lại có những quan điểm tranh luận khác nhau. Chẳng hạn như, mặc dù cùng đồng ý với nhau khối tiền hay tốc độ tăng cung tiền trong nền kinh tế là nguyên nhân chính tạo ra lạm phát. Nhưng giữa các nhà kinh tế trong nhóm Tân cổ điển (neo-classical) lại giải thích cơ chế lan truyền khác với nhóm của những nhà kinh tế gọi là trường phái tiền tệ (monetarism). 1.2.1. Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ. a. Quan điểm của Cổ điển và Tân cổ điển Những nhà kinh tế học Cổ điển (classical) và Tân cổ điển (neo-classical)4 sử dụng thuyết số lượng tiền (quantity theory of money) để giải thích cho lạm phát. Thuyết số lượng tiền tệ dựa trên phương trình trao đổi như sau: [1.1] MV = PT Trong đó là M là khối lượng cung tiền, V là vòng quay của tiền, P là mức giá chung trong nền kinh tế và T là khối lượng giao dịch thực (the real volume of transactions) và giả thuyết T này bằng với sản lượng trong nền kinh tế là Y. Trong khuôn khổ của lý thuyết này thì tổng cung (AS) được giả định là cho trước ở mức độ tòan dụng, hay nói cách khác là sản lượng đang ở tình trạng cân bằng dài hạn. [1.2] AS = Y Với Y là tổng sản lượng thực được xác định bởi hàm sản xuất trong dài hạn. Trong khi đó tổng cầu (AD) được xác định như sau: [1.3] AD = (M.V)/P 4 Những đại diện cho nhà kinh tế học Cổ điển là David Hume, Adam Smith, David Ricardo và John Stuart Mill; đại diện cho những nhà kinh tế học Tân cổ điển là Leon Walras, Alfred Marshall, Irving Fisher và Arthur C. Pigou.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn