intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích sự tác động cung tiền của ngân hàng nhà nước đến giá cả và sản lượng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là kiểm định mối quan hệ tác động của cung tiền đến giá cả và sản lượng; xác định độ trễ thời gian tác động của cung tiền đến giá cả và sản lượng, hay nói cách khác, khi thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng mở rộng hay thu hẹp, bằng cách tăng hoặc giảm cung tiền thì thời gian tác động đến giá cả và sản lượng mất bao lâu; đánh giá sự tác động và mức độ đóng góp của cung tiền đến giá cả và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích sự tác động cung tiền của ngân hàng nhà nước đến giá cả và sản lượng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN VĂN TRỊ PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CUNG TIỀN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐẾN GIÁ CẢ VÀ SẢN LƯỢNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN VĂN TRỊ PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CUNG TIỀN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐẾN GIÁ CẢ VÀ SẢN LƯỢNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. THÂN THỊ THU THỦY Tp. Hồ Chí Minh- 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan những nội dung trong luận văn này là của chính tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Thân Thị Thu Thủy. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và được thu thập một cách trung thực. Tôi cam đoan rằng luận văn này chưa được công bố trên bất kỳ một công trình nghiên cứu nào trước đây. Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm ….. Tác giả Nguyễn Văn Trị
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề nghiên cứu ........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu. ..........................................................................................3 3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 4. Nguồn số liệu .......................................................................................................4 5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ........................................................................4 6. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CUNG TIỀN CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐẾN GIÁ CẢ VÀ SẢN LƯỢNG TRONG NỀN KINH TẾ..………………………………………………………………………………..5 1.1. Tổng quan về cung tiền của Ngân hàng trung ương .......................................5 1.1.1. Mục tiêu của cung tiền...................................................................................5 1.1.2. Các công cụ cung tiền ....................................................................................5 1.1.2.1. Hoạt động thị trường mở ............................................................................6 1.1.2.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ..................................................................................7 1.1.2.3. Lãi suất chính sách .....................................................................................7 1.2. Tổng quan về giá cả và sản lượng trong nền kinh tế .......................................7 1.2.1. Tổng quan về giá cả .......................................................................................7 1.2.2. Tổng quan về sản lượng ................................................................................8 1.3. Sự tác động cung tiền của Ngân hàng trung ương đến giá cả và sản lượng .9 1.3.1. Sự tác động của cung tiền đến giá cả.............................................................9 1.3.2. Sự tác động của cung tiền đến sản lượng ....................................................13
  5. 1.4. Các nghiên cứu về sự tác động cung tiền của Ngân hàng trung ương đến giá cả và sản lượng ..................................................................................................14 1.5. Mô hình nghiên cứu sự tác động cung tiền của Ngân hàng trung ương đến giá cả và sản lượng trong nền kinh tế ....................................................................17 1.5.1. Mô hình tự hồi quy véc tơ VAR ..................................................................17 1.5.2. Quan hệ nhân quả Granger ..........................................................................20 1.5.3. Phản ứng của các biến trong mô hình..........................................................21 1.5.4. Phân rã phương sai ......................................................................................22 Kết luận chương 1 ...................................................................................................22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CUNG TIỀN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐẾN GIÁ CẢ VÀ SẢN LƯỢNG TẠI VIỆT NAM .......................24 2.1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam ...................................................................24 2.2. Thực trạng cung tiền của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ...........................36 2.3. Thực trạng giá cả và sản lượng tại Việt Nam ................................................37 2.4. Thực trạng sự tác động cung tiền của Ngân hàng nhà nước đến giá cả và sản lượng tại Việt Nam ...........................................................................................40 2.4.1. Thực trạng sự tác động của cung tiền đến giá cả.........................................40 2.4.2. Thực trạng sự tác động của cung tiền đến sản lượng ..................................45 2.5. Đo lường sự tác động cung tiền đến giá cả và sản lượng tại Việt Nam .......46 2.5.1. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................46 2.5.2. Chọn mẫu dữ liệu ........................................................................................47 2.5.3. Kiểm định mô hình ......................................................................................47 2.5.3.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ....................................................47 2.5.3.2. Kiểm định các hệ số hồi quy của mô hình ...............................................48 2.5.4. Phân tích phản ứng và phân rã phương sai ..................................................48 2.5.5. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................50 Kết luận chương 2 ...................................................................................................52
  6. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CUNG TIỀN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẰM ỔN ĐỊNH GIÁ CẢ VÀ NÂNG CAO SẢN LƯỢNG TẠI VIỆT NAM ..............................................................................................................53 3.1. Định hướng cung tiền để kiểm soát giá cả và nâng cao sản lượng tại Việt Nam...........................................................................................................................53 3.2. Giải pháp kiểm soát cung tiền nhằm ổn định giá cả và nâng cao sản lượng tại Việt Nam .............................................................................................................54 3.2.1. Phối hợp linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ ................................54 3.2.2. Chuyển chính sách tiền tệ từ đa mục tiêu thành công cụ kiểm soát giá cả…….. .....................................................................................................................58 3.2.3. Xác định và kiểm soát các nhân tố tác động đến cung tiền .........................59 3.2.4. Phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa một cách phù hợp .........................61 3.2.5. Nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả đầu tư của nền kinh tế ..............62 3.2.6. Kiểm soát lãi suất huy động và cho vay ......................................................64 3.2.7. Minh bạch hóa thông tin và cung cấp dữ liệu thị trường chính xác và kịp thời…….....................................................................................................................65 3.3. Giải pháp hỗ trợ ................................................................................................66 3.3.1. Đối với Chính phủ .......................................................................................66 3.3.2. Đối với các Bộ liên quan .............................................................................67 Kết luận chương 3 ...................................................................................................68 KẾT LUẬN ..............................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1 PHỤ LỤC ...................................................................................................................3
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á BTC : Bộ tài chính CPI : Chỉ số giá chung hay giá cả DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI : Đầu tư gián tiếp nước ngoài GSO : Tổng cục thống kê IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế IFS : Thống kê tài chính quốc tế IRF : Hàm phản ứng NHTW : Ngân hàng trung ương NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TTCK : Thị trường chứng khoán TFP : Năng suất tổng hợp UBCKNN : Uỷ ban chứng khoán nhà nước UBKT : Ủy ban kinh tế của Quốc Hội VAR : Mô hình tự hồi quy véc tơ WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Huy động vốn qua TTCK, nguồn vốn FDI và FPI tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012 Bảng 2.2: Các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2012 Bảng 2.3: Cơ cấu đầu tư theo từng khu vực kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2000- 2012 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động TTCK Việt Nam giai đoạn 2000-2012 Bảng 2.5: Lạm phát mục tiêu và lạm phát thực tế giai đoạn 2000-2012 Bảng 2.6: Mục tiêu và tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam giai đoạn 2000- 2012 Bảng 2.7: Tăng trưởng các ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2012 Bảng 2.8: Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay giai đoạn 2000-2012 Bảng 2.9: Tăng trưởng GDP và cung tiền theo quý giai đoạn 2000-2012 Bảng 2.10: Kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu của các biến trong mô hình Bảng 2.11: Kết quả ước lượng các biến trong mô hình giá cả Bảng 2.12: Kết quả ước lượng các biến trong mô hình sản lượng
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Cơ chế truyền dẫn tiền tệ trong mô hình IS-LM Hình 2.1: Thâm hụt thương mại của Việt Nam giai đoạn 1991-1999 Hình 2.2: Các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991- 1999 Hình 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012 Hình 2.4: Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2012 Hình 2.5: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2000-2012 Hình 2.6: Tăng trưởng tín dụng, cung tiền và giá cả của Việt Nam giai đoạn 2000- 2012
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng là điều kiện cần để các NHTM đẩy mạnh hoạt động tín dụng, qua đó kích thích sản xuất và góp phần làm gia tăng sản lượng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, lý thuyết và thực nghiệm cũng cho thấy, khi cung tiền mở rộng, bên cạnh việc kích thích tăng sản lượng, giá cả cũng sẽ tăng theo. Số liệu thống kê và nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới cho thấy rằng việc thừa tiền đã tác động đến giá cả và gây ra những trục trặc trong nền kinh tế. Trong 12 năm qua, 2000-2012, Việt Nam đã phải liên tục mở rộng cung tiền để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trung bình khoảng 6,95%, nhưng đi kèm là giá cả của Việt Nam cũng tăng lên, năm 2008 giá cả tăng đến 20,3%, năm 2011 là 18,58%. Để kiểm soát biến động của giá cả, NHNN Việt Nam đã sử dụng những công cụ chính sách tiền tệ như hoạt động thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, điều chỉnh lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, do không thể ứng phó được với diễn biến của thị trường nên các biện pháp hành chính được sử dụng, như áp trần lãi suất cho vay và huy động, quy định trần tăng trưởng tín dụng và bắt buộc các NHTM mua tín phiếu NHNN. Các biện pháp hành chính này mặc dù đã góp phần đạt được mục tiêu đề ra nhưng đi kèm là cũng tạo ra những phản ứng tiêu cực phát sinh trong nền kinh tế. Việc kiểm soát giá cả bằng cách hạn chế tiền tệ đã làm cho tốc độ tăng trưởng sản lượng suy giảm, tốc độ tăng trưởng sản lượng giai đoạn 2009-2012 chỉ khoảng 5,76% thấp hơn so với giai đoạn 2000-2008. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2009-2012 cũng giảm so với giai đoạn 2000-2008 khoảng 1,5 lần. Khi giá cả đã được kiểm soát, NHNN lại tăng cung tiền ra nền kinh tế để kích thích tăng trưởng sản lượng. Như vậy, trong thời gian qua, Việt Nam luôn phải đặt mục tiêu tăng trưởng cao và giá cả ổn định. Về lý thuyết, hai mục tiêu này khó có thể đạt được cùng một lúc. Vì vậy, việc đặt quá nhiều mục tiêu của Việt Nam sẽ gây áp lực
  11. 2 rất lớn lên chính sách tiền tệ. Theo thông lệ quốc tế, chính sách tiền tệ chỉ có một mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả hay giá trị tiền tệ của một quốc gia. Việc nghiên cứu sự tác động của cung tiền lên giá cả và sản lượng là rất cần thiết, bởi lẽ giá cả là một biến số vĩ mô quan trọng, khi giá cả tăng lên sẽ ảnh hưởng đến các biến số khác và gây ra những trục trặc trong nền kinh tế như ảnh hưởng đến đời sống người dân và đầu tư sản xuất. Thật vậy, khi giá cả tăng liên tục sẽ làm cho đời sống người dân khó khăn hơn vì phải bỏ nhiều tiền hơn để tiêu dùng một sản phẩm hay dịch vụ. Ngoài ra, giá cả tăng cao, dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cũng tăng theo và như vậy giá sản phẩm buộc phải tăng để đảm bảo doanh nghiệp có lợi nhuận, khi đó theo quy luật, giá tăng làm cho chi tiêu giảm đi và đến lượt nó tác động trở lại làm cho các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất. Sản lượng là một biến số rất quan trọng, sản lượng tăng trưởng sẽ góp phần làm thu nhập và đời sống sống người dân tăng lên. Ngoài ra, tăng trưởng sản lượng sẽ kích thích đầu tư trong nước và nước ngoài, các yếu tố cần thiết cho việc tăng trưởng sản lượng. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng năm, các nhà hoạch định chính sách thường thực hiện nhiều chính sách để đạt được mục tiêu đề ra. Lý thuyết và nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy cung tiền là một nhân tố quan trọng góp phần làm gia tăng sản lượng, tuy nhiên đi kèm là thường làm cho giá cả tăng lên. Như vậy, khi thực thi chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách tăng cung tiền để đạt được hai mục tiêu giá cả trong nền kinh tế không tăng lên hoặc tăng với mức hợp lý và tăng trưởng sản lượng cao là gần như mâu thuẫn với nhau. Bởi vì khó có thể đạt được mục tiêu cùng một lúc là giá cả không tăng trong khi đó sản lượng tăng cao. Vì vậy, việc nghiên cứu sự tác động của cung tiền đến sản lượng và giá cả sẽ có thể giúp các nhà hoạch định chính sách thực hiện chính sách phù hợp hơn. Với những phân tích như trên, một giả thiết được đưa ra là liệu có một sự tác động của cung tiền đến giá cả và sản lượng tại Việt Nam trong khoảng thời gian 2000-2012. Khi đã chứng minh có mối quan hệ giữa các biến này, việc phân tích về
  12. 3 mức độ tác động và thời gian phản ứng lên các biến vĩ mô như giá cả và sản lượng là cần thiết và quan trọng. Qua đó, NHNN có thể tiên liệu được những phản ứng của các biến số vĩ mô như giá cả và sản lượng trong quá trình cung ứng tiền tệ ra nền kinh tế. Ngoài ra, xác định được mức độ tác động đến các biến sản lượng và giá cả khi cung tiền thay đổi sẽ giúp NHNN nhận diện và xác định được liều lượng cung tiền để đạt được hiệu quả cao nhất. Bởi vì, cung tiền quá mức sẽ làm cho giá cả tăng lên và cung tiền không đúng thời điểm vì chưa xác định được thời điểm truyền tải chính sách đến các biến vĩ mô sẽ làm cho việc cung tiền không hiệu quả. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Về lý thuyết, cung tiền là một nhân tố quan trọng tác động đến giá cả và sản lượng, ngoài những nhân tố khác. Tuy nhiên, sự tác động của cung tiền lên hai biến số này luôn có một độ trễ nhất định. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là: - Kiểm định mối quan hệ tác động của cung tiền đến giá cả và sản lượng; - Xác định độ trễ thời gian tác động của cung tiền đến giá cả và sản lượng, hay nói cách khác, khi thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng mở rộng hay thu hẹp, bằng cách tăng hoặc giảm cung tiền thì thời gian tác động đến giá cả và sản lượng mất bao lâu; - Đánh giá sự tác động và mức độ đóng góp của cung tiền đến giá cả và sản lượng trong nền kinh tế Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: Sử dụng số liệu thống kê cho việc mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế để hỗ trợ cho quá trình lập luận. Phương pháp định lượng: Nghiên cứu này sử dụng mô hình tự hồi quy véc tơ VAR, với các ứng dụng của mô hình như sau: - Kiểm định nhân quả Granger, xác định liệu có một mối quan hệ nhân quả giữa cung tiền với giá cả và sản lượng; - Phân rã phương sai: Xác định mức độ đóng góp của cung tiền đến sự thay đổi của giá cả và sản lượng;
  13. 4 - Hàm phản ứng: Phân tích phản ứng của việc thực thi chính sách tiền tệ và xác định độ trễ của sự tác động cung tiền đến giá cả và sản lượng. Ngoài ra, mô hình kinh tế lượng cũng được xây dựng để đo lường sự tác động của cung tiền đến giá cả và sản lượng trong nền kinh tế. 4. Nguồn số liệu Hiện tại, Việt Nam chưa có hệ thống dữ liệu đầy đủ về số liệu của các biến kinh tế. Vì vậy, dữ liệu được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, dữ liệu về cung tiền, giá cả và sản lượng theo quý từ năm 2000 đến 2011 được lấy từ IFS của IMF; dữ liệu năm 2012 từ GSO, ADB và NHNN, dữ liệu theo quý năm 2012 được tính toán từ số liệu của NHNN và GSO. 5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Thực tế và lý thuyết cho thấy rằng, ngoài chính sách tiền tệ, còn rất nhiều yếu tố khác tác động lên giá cả và sản lượng, chẳng hạn như chính sách tài khóa, yếu tố tâm lý, tỷ giá hối đoái và các nhân tố khác. Nhưng do giới hạn về thời gian nên các biến này không được đưa vào mô hình và phạm vi của nghiên cứu chỉ tập trung vào chính sách tiền tệ thông qua việc mở rộng hoặc thu hẹp cung tiền của NHNN đối với sự tác động đến giá cả và sản lượng. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ tập trung từ giai đoạn quý 1/2000 đến quý 4/2012, mốc số liệu trong giai đoạn này được chọn, do năm 2000 là mốc Việt Nam đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á và bắt đầu hình thành TTCK, một thị trường giúp huy động vốn dài hạn và nhân tố quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về sự tác động cung tiền của Ngân hàng trung ương đến giá cả và sản lượng trong nền kinh tế. - Chương 2: Phân tích sự tác động cung tiền của Ngân hàng nhà nước đến giá cả và sản lượng tại Việt Nam. - Chương 3: Giải pháp kiểm soát cung tiền của Ngân hàng nhà nước nhằm ổn định giá cả và nâng cao sản lượng tại Việt Nam.
  14. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CUNG TIỀN CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐẾN GIÁ CẢ VÀ SẢN LƯỢNG TRONG NỀN KINH TẾ 1.1. Tổng quan về cung tiền của Ngân hàng trung ương 1.1.1. Mục tiêu của cung tiền NHTW là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của một quốc gia, nhưng trên thực tế có rất ít NHTW có thể điều hành chính sách tiền tệ một cách độc lập. Nhiều quốc gia trên thế giới, NHTW thường trực thuộc Chính phủ nên mức độ độc lập trong điều hành chính sách không cao, phần lớn liên quan đến các yếu tố về thể chế (Fry, 2009). Chính sách tiền tệ có mục tiêu trung gian là kiểm soát cung tiền, khi cung tiền tăng có thể kích thích tăng trưởng sản lượng, nhưng đi kèm là giá cả trong nền kinh tế gia tăng (Goujon, 2011). Về mặt thực tiễn, rất khó để có thể kiểm soát được các biến số kinh tế vĩ mô như giá cả và sản lượng một cách trực tiếp mà phải thông qua các mục tiêu trung gian để thực hiện được những mục tiêu cuối cùng này (Cambazoğlu and Karaalp, 2012). Như vậy, về lý thuyết, mục tiêu của cung tiền là kiểm soát giá cả và NHTW sử dụng các công cụ chính sách để điều tiết lượng tiền nhằm ổn định giá trị tiền tệ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong trường hợp NHTW không độc lập thì mục tiêu cuối cùng có thể không phải là mục tiêu duy nhất mà còn phải thực hiện những mục tiêu khác như đảm bảo tăng trưởng kinh tế, ổn định tỷ giá và tạo công ăn việc làm. Bởi vì lúc này NHTW phải chấp hành sự điều hành của Chính phủ. 1.1.2. Các công cụ cung tiền Để thực hiện được những mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả, kích thích tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, NHTW phải thực hiện thông qua những công cụ tiền tệ để đạt được mục tiêu đề ra, bao gồm hoạt động thị trường mở, dự trữ bắt buộc và lãi suất chính sách. NHTW có thể tăng cung tiền bằng cách thực hiện hoạt động thị trường mở, cho vay tái cấp vốn hoặc đơn giản là in thêm tiền. Tuy nhiên, việc cung ứng lượng tiền này ra nền kinh tế có thể thực hiện bằng cách thông qua hệ thống trung gian tài chính là các NHTM. Như vậy, có
  15. 6 thể kết luận rằng, NHTM cũng có khả năng tạo tiền thông qua hoạt động vay và cho vay. NHTW có thể kiểm soát mức tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông (C) và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (R), thông qua đó có thể kiểm soát được mức cung tiền. Tuy nhiên, để có thể làm tăng hoặc giảm cung tiền, NHTW phải thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ. Như vậy, quá trình tạo tiền của NHTW sẽ thông qua hai giai đoạn, thứ nhất là từ NHTW đến NHTM và thứ hai là từ NHTM cho vay ra nền kinh tế qua kênh tín dụng. Khi NHTW thực hiện tăng cung tiền bằng các công cụ tiền tệ, khối tiền trong lưu thông sẽ không tăng lên một lượng bằng với lượng tăng thêm, mà tiền trong lưu thông sẽ tăng lên theo cơ chế số nhân tiền tệ. Mô hình quá trình cung tiền tệ có phương trình như sau 1: M = [(cr+1)/(cr+rr)]*MB M = k*MB Trong đó: - cr = C/D: Tỷ lệ tiền trong lưu thông so với tiền gửi; - rr = R/D: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc; - MB = C+R: Cơ sở tiền; - K =[(cr+1)/(cr+rr)]: Số nhân tiền tệ; - M: Cung tiền. 1.1.2.1. Hoạt động thị trường mở Hoạt động thị trường mở có thể được hiểu là việc mua bán giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc giữa các NHTM với NHTW. Chẳng hạn, khi muốn tăng lượng cung tiền, NHTW có thể mua lại giấy tờ có giá và như vậy một lượng tiền từ NHTW đã được chuyển qua NHTM. Thông qua kênh tín dụng, NHTM lại cung một lượng tiền ra nền kinh tế bằng cách cho các tổ chức và cá nhân vay. Ngược lại, trong trường hợp muốn thu hẹp cung tiền, NHTW sẽ bán giấy tờ có giá cho NHTM và thu một lượng tiền về và kết quả là cung tiền giảm đi. Hoạt động 1 Đinh Vũ Trang Ngân, Tiền và chính sách tiền tệ, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 2011.
  16. 7 thị trường mở là nghiệp vụ quan trọng của các NHTW trên thế giới trong việc kiểm soát cung tiền trong nền kinh tế. 1.1.2.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ mà NHTW yêu cầu các NHTM phải dự trữ trên số tiền huy động được. Về nguyên tắc, công cụ này mang tính hành chính hơn là chính sách trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm sẽ giúp các NHTM có điều kiện để đẩy mạnh hoạt động tín dụng, vì số tiền phải dự trữ giảm đi. Ngược lại, khi muốn giảm cung tiền, NHTW có thể tăng dự trữ bắt buộc làm cho các NHTM phải dự trữ trên số tiền huy động được lớn hơn, chính sách này sẽ gián tiếp hạn chế hoạt động cho vay của các NHTM. 1.1.2.3. Lãi suất chính sách Lãi suất chính sách là lãi suất định hướng của NHTW đối với NHTM. Các loại lãi suất chính sách bao gồm lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất trên thị trường mở và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTM chiết khấu giấy tờ có giá tại NHTW. Khi lãi suất này hấp dẫn so với lãi suất thị trường, NHTM có thể thực hiện nghiệp vụ này. Trong khi đó, lãi suất cơ bản là lãi suất định hướng lãi suất cho vay của các NHTM. Lãi suất tái cấp vốn là loại lãi suất đặc biệt, trong trường hợp các NHTM mất thanh khoản cần một lượng vốn nhanh chóng để đảm bảo an toàn hoạt động thì NHTM có thể sử dụng công cụ tái cấp vốn tại NHTW. Như vậy, lãi suất chính sách là công cụ gián tiếp để NHTW có thể tăng lượng cung tiền và tạo điều kiện thuận lợi để NHTM tăng cung tín dụng ra nền kinh tế. 1.2. Tổng quan về giá cả và sản lượng trong nền kinh tế 1.2.1. Tổng quan về giá cả Giá cả là một trong những biến kinh tế vĩ mô quan trọng. Biến số này có sự tác động đến nhiều biến vĩ mô khác trong nền kinh tế như sản lượng, tiêu dùng, đầu tư, lãi suất và các biến khác. Hàng năm, các nhà hoạch định chính sách thường đưa ra mục tiêu giá cả và điều hành chính sách tiền tệ để đạt mục tiêu đó. Theo thông lệ quốc tế, giá cả chung của nền kinh tế được đo lường thông qua chỉ số CPI, chỉ số
  17. 8 này được thống kê hàng tháng bằng cách tính bình quân các loại hàng hóa với các trọng số khác nhau. Có hai cách tính chỉ số CPI: ∑𝑛𝑛𝑖𝑖=1 𝑃𝑃𝑖𝑖𝑖𝑖 𝑄𝑄𝑖𝑖0 Theo phương pháp Laspeyres: CPI = ∗100 ∑𝑛𝑛𝑖𝑖=1 𝑃𝑃𝑖𝑖0 𝑄𝑄𝑖𝑖0 Trong đó: - 𝑃𝑃𝑖𝑖𝑖𝑖 : Giá hàng hóa i tại thời kỳ t; - 𝑃𝑃𝑖𝑖0 : Giá hàng hóa i tại thời kỳ gốc; - 𝑄𝑄𝑖𝑖0 : Hàng hóa i trong thời kỳ gốc. ∑𝑛𝑛𝑖𝑖=1 𝑃𝑃𝑖𝑖𝑖𝑖 𝑄𝑄𝑖𝑖𝑡𝑡 Theo phương pháp Peasche: CPI = ∗100 ∑𝑛𝑛𝑖𝑖=1 𝑃𝑃𝑖𝑖0 𝑄𝑄𝑖𝑖𝑡𝑡 Trong đó: - 𝑃𝑃𝑖𝑖𝑖𝑖 : Giá hàng hóa i tại thời kỳ t; - 𝑃𝑃𝑖𝑖0 : Giá hàng hóa i tại thời kỳ gốc; - 𝑄𝑄𝑖𝑖𝑡𝑡 : Hàng hóa i trong thời kỳ t. 1.2.2. Tổng quan về sản lượng Sản lượng của nền kinh tế được đo lường thông qua chỉ số GDP. Chỉ số này là một biến kinh tế rất quan trọng, cho thấy giá trị sản phẩm tăng thêm của xã hội được làm ra trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, sự gia tăng hàng năm của GDP chính là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Các nhà hoạch định chính sách thường đặt mục tiêu đối với biến số này và thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để kích thích tăng trưởng sản lượng. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, Chính phủ có thể dùng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng để kích thích làm sản lượng gia tăng. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng quá nóng, để kiềm chế tốc độ tăng trưởng GDP, chính sách thu hẹp tài khóa và tiền tệ có thể được sử dụng, bởi vì tốc độ tăng trưởng quá nóng có thể đi kèm với sự tăng giá cả và gây ra các tác động lợi bất cập hại đối với nền kinh tế. Sản lượng thường được đo lường theo phương pháp tổng cầu: Y=GDP=C+I+G+X-M
  18. 9 Trong đó: - C: Tiêu dùng; - I: Đầu tư; - G: Chi tiêu của Chính phủ; - X, M: Xuất khẩu và nhập khẩu. 1.3. Sự tác động cung tiền của Ngân hàng trung ương đến giá cả và sản lượng 1.3.1. Sự tác động của cung tiền đến giá cả NHTW thông qua các công cụ chính sách để thực thi chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp nhằm đạt mục tiêu nhất định. Việc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp sẽ ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản thông qua cơ chế truyền dẫn (Cambazoğluand Karaalp, 2012). Theo quan điểm của trường phái trọng tiền, điểm hình là Friedman, khi NHTW tăng cung tiền quá mức sẽ làm giá cả chung của nền kinh tế tăng lên và ngược lại (Gokaland Hanif, 2004). Trường phái trọng tiền cho rằng, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, NHTW cần tăng lượng cung tiền để giúp tăng trưởng kinh tế và trong thời kỳ tăng trưởng nóng cần giảm tốc độ tăng cung tiền để hạ nhiệt nền kinh tế. Theo Friedman nguyên nhân của khủng hoảng 1929-1933 là do Cục dự trữ liêng bang Hoa Kỳ đã phát hành một lượng tiền quá ít so với yêu cầu của tăng trưởng kinh tế. Phương trình diễn tả mối quan hệ giữa cung tiền và giá cả: M*V=P*Q (1.1) Trong đó: - M: khối tiền M2; - V: Tốc độ lưu thông của khối tiền; - P: Giá cả chung trong nền kinh tế, được đo lường thông qua chỉ số CPI; - Q: Sản lượng, được tính bằng GDP thực. Lấy log hai vế phương trình (1.1), phương trình mới là: %∆M +%∆V = %∆P+%∆Q (1.2)
  19. 10 Từ phương trình (1.2), rõ ràng với giả định: (i) GDP thực là tương đối ổn định và không phụ thuộc vào các yếu tố phi tiền tệ, (ii) tiền chủ yếu cho mục đích là cầu giao dịch hay nói cách khác, tiền chỉ là một trung gian trao đổi trong hoạt động mua bán, nếu tốc độ của V và Q không thay đổi khi cung tiền tăng lên sẽ kéo theo giá cả tăng với tỷ lệ 1:1 và ngược lại. Đây chính là quan điểm của trường phái trọng tiền, trường phái này cho rằng tiền tệ là trung lập về dài hạn, tức là khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thì chỉ tác động đối với các biến danh nghĩa và không ảnh hưởng đến các biến số thực như sản lượng thực (GDP thực), tiền lương thực, chi tiêu tiêu dùng thực (James Bullard, 1999). Một cách giải thích nữa đối với mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá cả là dựa trên lý thuyết cầu tiền của Friedman. Lý thuyết này cho rằng hàm cầu tiền có quan hệ đồng biến với sản lượng và nghịch biến với lãi suất. Biểu thị dưới dạng đại số, hàm cầu tiền có dạng: L= L(Y, i) Trong đó: - Y: Sản lượng của nền kinh tế; - I: Lãi suất danh nghĩa, i = r + π; - r: Lãi suất thực; - π: Lạm phát kỳ vọng. Thị trường tiền tệ cân bằng khi M/P = L(Y, i) (1.3) Trong đó: - M/P: Cung tiền thực, một nhân tố ngoại sinh, vì cung tiền là tùy thuộc ý muốn của NHTW; - P: Giá cả chung trong nền kinh tế. Như vậy, khi NHTW tăng cung tiền, điều này tạo ra một hiệu ứng là mức lạm phát kỳ vọng sẽ xãy ra (π ≠ 0) làm cho lãi suất danh nghĩa tăng lên và cầu tiền giảm, vế phải của phương trình (1.3) giảm đi. Như vậy, biến số giá cả P của phương trình (1.3) phải tăng lên để tái lập cân bằng của thị trường tiền tệ. Trong trường hợp NHTW tăng cung tiền, lạm phát kỳ vọng không xãy ra thì mức tăng cung tiền sẽ
  20. 11 bằng với sự tăng của giá cả với lãi suất danh nghĩa và sản lượng không thay đổi trong ngắn hạn. Theo những lập luận trên, chính sách tiền tệ mở rộng có một mối quan hệ đồng biến với sự tăng lên của giá cả. Tuy nhiên, trên thực tế, NHTW không hoàn toàn kiểm soát được cung tiền M2, bởi vì M2 = M1+ tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì NHTW khó có thể kiểm soát trực tiếp mà chỉ có thể sử dụng chính sách lãi suất để kích thích người dân và các tổ chức gửi tiết kiệm. NHTW chỉ có thể kiểm soát được tiền khi có mối quan hệ nhân quả ổn định giữa cung tiền và cơ sở tiền thì số nhân tiền là tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Trên thực tế, tỷ lệ tiền trong lưu thông so với tiền gửi là một biến ngoại sinh, hay nói cách khác NHTW không thể kiểm soát được, vì phụ thuộc vào hành vi của người dân, mà số nhân tiền lại phụ thuộc vào lượng tiền trong lưu thông. Vì vậy, số nhân tiền có thể ổn định hoặc không ổn định. Với quan điểm như vậy của trường phái trọng tiền, khi NHTW giữ cho mức cung tiền ổn định thì mức giá sẽ ổn định và ngược lại, việc thực thi chính sách tiền tệ là nhân tố chính của kiểm soát giá cả trong nền kinh tế. Ngày nay, quan điểm của trường phái trọng tiền liên quan đến cung tiền và giá cả vẫn đang có những tranh cãi nhất định. Ngược lại với quan điểm của trường phái trọng tiền, Keynes cho rằng sự gia tăng của giá cả không phải là một hiện tượng của tiền tệ mà là do có sự chênh lệch giữa tổng cầu và sản lượng tiềm năng. Hay nói cách khác, lạm phát theo quan điểm của Keynes có nguyên nhân do cầu kéo. Khi tổng cầu vượt quá sản lượng tiềm năng sẽ làm giá cả tăng lên. Như vậy, việc in tiền và tăng cung tín dụng đối với nền kinh tế sẽ không gây ra áp lực lên giá cả mà nguyên nhân của sự tăng giá trong nền kinh tế bắt nguồn từ các thành phần của bên cầu như chi tiêu của Chính phủ, tiêu dùng của hộ gia đình, đầu tư tư nhân. Keynes cho rằng, cầu tiền phụ thuộc vào lãi suất, M=L(i), khi lãi suất tăng thì nhu cầu về tiền mặt giảm đi, do dân chúng sẽ gửi tiền vào NHTM để hưởng lãi suất cao và khi lãi suất kém hấp dẫn sẽ dẫn đến việc giữ tiền mặt tăng lên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2